Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về lãi suất tín dụng ngân hàng 2
I. Khái niệm, phân loại lãi suất và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường 2
1. Khái niệm: 2
2. Phân loại lãi suất 2
3- Vai trò của lãi suất (trong nền kinh tế thị trường) 6
II- Ngân hàng Trung ương – Sự điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng của ngân hàng trung ương. 9
1- Các mô hình Ngân hàng TW và mô hình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 9
2. Sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mục tiêu, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 11
3- Nguyên tắc hoạt động của NHTW trong thực hiện chính sách lãi suất 12
4- Các công cụ điều tiết lãi suất thị trường của NHTW 12
chương II : Thực trạng chính sách lãi suất 14
I. Giai đoạn từ 1992 trở về trước: 14
II. Giai đoạn cuối năm 1992 đến năm 1995: 15
III. Giai đoạn từ 1/1/1996 đến nửa đầu năm 2000. 18
IV- Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay. 23
Chương III-Giải pháp điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay 25
I. Những nguyên tắc cần quán triệt khi đổi mới chính sách lãi suất 25
1. Điều chỉnh lãi suất phải xuất phát từ quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ. 25
2. NGâN HàNG Việc điều chỉnh lãi suất phải đảm bảo lợi ích giữa cả 3 bên: người đi vay, người cho vay và Ngân hàng Thương mại dựa trên nguyên tắc tài sản. 25
3. Điều chỉnh lãi suất phải đảm bảo lợi ích của toàn nền kinh tế nói chung 25
II. Phương hướng và giải pháp điều hành lãi suất ở Việt Nam 25
Kết luận 27
31 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lãi suất tín dụng ngân hàng và sự điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
Sau 2 năm thí điểm đổi mới hoạt động Ngân hàng và thực hiện Nghị định 53/HĐBT, ngày 24 tháng 5 năm 1990 Nhà nước ta ban hành 2 pháp luật về Ngân hàng. Đó là “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và “ Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính”. Đó là bước tiến quan trọng về mặt pháp lý trong hoạt động Ngân hàng, nhằm tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện công tác Ngân hàng ở nước ta. Thực hiện 2 pháp lệnh đó khẳng định lại về tổ chức hệ thống Ngân hàng nước ta theo mô hình 2 cấp và hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; tăng cường hơn nữa quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Nhà nước, góp phần phát triển hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ngày 26/12/1997 Nhà nước ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam `1(có hiệu lực từ ngày 1/10/1998). Từ đây mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chi phối bởi luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thể hiện như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NH Trung ương ( NHTW ) hoạt động theo luật NHNN VN và thực hiện hai chức năng cơ bản:
* Là ngân hàng của Quốc gia
+ NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền.
+ Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng cho các ngân hàng thương mại.
* NHTW là ngân hàng của nhà nước và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ tín dụng nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, qua đó thực hiện các mục đích kinh tế vĩ mô của nền kinh tế .
Để thực hiện mục tiêu của mình NHNN VN cũng như các NHTW khác không thể bằng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động trực tiếp và ngay lập tức bởi vì hầu hết những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định từ 6 tháng đến 2 năm và điều này sẽ là quá muộn và không hiệu quả. Vì vậy, NHTW của các nước thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Các mục tiêu này được chia làm hai loại:
Mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động và mục tiêu về lãi suất được lựa chọn với mục tiêu lượng trên cung ứng làm mục tiêu trung gian và làm căn cứ để lựa chọn mục tiêu cuối cùng. Sau đây ta hãy xem NHTW điều hành lãi suất như thế nào:
3- Nguyên tắc hoạt động của NHTW trong thực hiện chính sách lãi suất
Thứ nhất, NHTW không trả lãi tiền gửi cho bất cứ NHTM, tổ chức tín dụng nào.
Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW luôn là chủ nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vị trí chủ nợ đó cần thiết để NHTW có thể điều tiết việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng cung ứng tiền tệ. Nếu NHTW trả lãi tiền gửi, nghĩa là người nợ của hệ thống NHTM, thì NHTW không có khả năng tác động trực tiếp vào sự gia tăng khối tiền tệ, vì bất cứ lúc nào các NHTM cũng có thể rút tiền gửi của họ. Mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường tiền tệ với thị trường tín dụng bị phá vỡ và NHTW mất đi khả năng điều tiết của mình. Chính vì lý do đó các NHTM, Kho bạc Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác, không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTW, vì điều đó sẽ chôn vùi vị trí chủ nợ của NHTW. Các NHTM gửi tiền tại NHTW thì đó chỉ thuần tuý là việc dự trữ không có lãi. Nếu muốn hưởng lãi, NHTM có thể mua tín phiếu NHNN hoặc tín phiếu Kho bạc Nhà nước.
Thứ hai, NHTW chỉ được phép cho các NHTM vay ngắn hạn.
Đây là vấn đề cốt lõi đối với khả năng điều tiết của NHTW vì chỉ như vậy NHTW mới có thể phản ứng nhanh với những rối loạn có thể xảy ra trong hệ thống tiền tệ bằng việc thay đổi chi phí tái cấp vốn. điều đó có nghĩa là chỉ NHTM mới được cấp tín dụng dài hạn. Nếu một khi NHTW có những khoản nợ phải đòi dài hạn, thì khác nào họ tự chôn vùi khả năng điều tiết của mình và thúc đẩy sự bất ổn trong thị trường tiền tệ.
4- Các công cụ điều tiết lãi suất thị trường của NHTW
Thứ nhất, gọi cho vay theo hình thức đấu thầu
Đây là hình thức quan trọng để NHTW cung ứng tiền trung ương cho các NHTM. Thời hạn cho vay thường ngắn (khoảng 10 - 15 ngày) và được tổ chức thường xuyên 1-2 lần/tuần. Giả sử sau khi NHTW thông báo gọi thầu (chỉ công bố thời hạn cho vay, chứng phiếu thế chấp, không bao giờ công bố lãi suất) và nhận được đơn xin vay của các NHTM như sau:
NHTM 1 xin vay 20 tỷ với lãi suất 10%/năm
NHTM 2 xin vay 35 tỷ với lãi suất 9.75%/năm
NHTM 3 xin vay 5 tỷ với lãi suất 9.5%/năm
NHTM 4 xin vay 10 tỷ với lãi suất 9.4%/năm
NHTM 5 xin vay 20 tỷ với lãi suất 9.3%/năm
Căn cứ số tiền cần phát hành, NHTW quyết định cho vay 30 tỷ với lãi suất 9.5%/năm. Có 3 ngân hàng trúng thầu với lãi suất 9.5% nhưng số tiền xin vay là 60 tỷ. Như vậy mỗi ngân hàng sẽ được vay 1/2 lượng tiền yêu cầu (=30tỷ/60tỷ) với cùng lãi suất 9.5%/năm. Lãi suất 9.5% này cực kỳ quan trọng, qua đó đánh tín hiệu với thị trường rằng NHTW không muốn lãi suất giảm xuống dưới 9.5%/năm. Căn cứ vào đó, các NHTM tự định liệu lãi suất thị trường.
Thứ hai, lãi suất tái chiết khấu hay tạm ứng trên chứng từ.
Hình thức gọi thầu cho vay được thực hiện định kỳ hoặc theo quyết định của NHTW với thời hạn cố định, vì vậy không đáp ứng nhu cầu xin vay bất thường với thời gian không quy định trước của các NHTM. Hình thức cho vay tạm ứng trên cơ sở thế chấp chứng từ cho phép khắc phục điều đó. Loại hình cho vay này được thực hiện bất cứ lúc nào với thời hạn thoả thuận giữa NHTW và NHTM (thường từ 5-10 ngày), lãi suất cao hơn cho vay đấu thầu 0.5-0.6%. Đây là cánh cửa thường xuyên mở rộng cho các NHTM với điều kiện có chứng từ thế chấp tốt. Đó là lãi suất chỉ đạo thứ hai của NHTW.
Với hai hình thức trên, NHTW có thể tác động hướng lãi suất thị trường dao động trong khung tạo bởi hai mức lãi suất đó. Lãi suất cho vay đấu thầu(ví dụ trên là 9.5%) là lãi suất thấp nhất của thị trường, đóng vai trò như lãi suất sàn, còn lãi suất tạm ứng chứng từ (ví dụ trên là 10%) là lãi suất chặn đứng thị trường, đóng vai trò là lãi suất trần. Lãi suất thị trường dao động trong khung mong muốn của NHTW (từ 9.5% - 10%), còn khung lãi suất này dao động tuỳ theo mục tiêu NHTW theo đuổi lượng cung tiền, tỷ giá hối đoái.
Một số nước, thường có thị trường tài chính chưa phát triển, NHTW có thể quy định trực tiếp lãi suất trần và lãi suất sàn bằng cách ra các sắc lệnh bắt buộc các NHTM phải tuân thủ.
Thứ ba, lãi suất can thiệp cụ thể của NHTW.
Nếu lãi suất trên thị trường, vì lý do không dự kiến được, tăng quá cao đột xuất (ví dụ lãi suất vay nóng 1 ngày tăng đột ngột 10.25%), NHTW sẽ can thiệp bằng cách thông báo lãi suất cho vay 1 ngày là 9.75% chẳng hạn, la thị trường sẽ xuống theo. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường xuống thấp quá mức lãi suất chặn dưới, NHTW sẽ công bố lãi suất cho vay bằng hoặc cao hơn lãi suất chặn trên một chút. Đó là các lãi suất can thiệp.
Trong 3 hình thức trên, lãi suất cho vay đấu thầu và lãi suất cho vay tạm ứng là quan trọng nhất, đóng vai trò lãi suất chỉ đạo của NHTW. Còn lãi suất can thiệp chỉ là phụ và tuỳ thuộc diễn biến thị trường. Ngoài ra NHTW còn can thiệp vào lãi suất thị trường thông qua kỹ thuật thị trường mở, nghĩa là NHTW mua bán các chứng khoán trên thị trường để điều tiết việc bơm hoặc rút tiền khỏi lưu thông.
chương II : Thực trạng chính sách lãi suất
ở việt nam thời gian qua
Cũng như các nước khác trên thế giới, tại Việt nam lãi suất cũng là một trong những công cụ vô cùng quan trọng mà NHNN VN sử dụng để thực hiện những mục tiêu của chính sách tiền tệ của mình. Cùng với những bước biến chuyển tích cực trong hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam thì chính sách lãi suất ( CSLS ) cũng có những bước điều chỉnh thay đổi để hoàn thiện và tiến đến một lãi suất tiền tệ theo hướng tự do lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn theo đúng bản chất của lãi suất.
Từ khi thành lập cho đến nay NHNN VN đã nhiều lần điều chỉnh chế độ lãi suất của mình. những sự thay đổi CSLS này được mang tính tích cực về mặt lí thuyết. Tuy nhiên , chính sách đó khi đi vào thực tế đem lại hiệu quả đến đâu là một chuyện hoàn toàn khác. Sau đây ta hãy xem xét sự điều hành CSLS qua các thời kỳ cụ thế sau.
I. Giai đoạn từ 1992 trở về trước:
Đây là thời kỳ NHNN VN thực hiện CSLS cố định, NHNN VN đẫ qui định quá chi tiết các mức lãi suất khác nhau. Tại lãi suất ban hành theo quyết định số 125/NH-QĐ ngày 04/9/1986 ta thấy có ngót 30 mức lãi suất khác nhau. Chúng được phân biệt rõ rệt bởi hình thức sở hữu ( Quốc doanh và tập thể ), bởi nghành nghề ( Nông, công , thương nghiệp .. ), bởi sự thực hiện cái gọi là hạn mức kế hoạch ( trong hạn mức kế hoạch, trên hạn mức kế hoạch)... Và một điều ta không thể không nhận thâysự bất hợp lý trong CSLS này là mức lãi suất tiền gửi và cho vay được quy định ở biểu quá nhỏ bé so với mức lãi suất huy động tiết kiệm, cho vay tư nhân, cá thể và nó càng nhỏ bé khi so sánh với tỉ lệ lạm phát tháng của năm 1986 ( Khoảng 14% / tháng ) ( Để biết thêm về biểu lãi suất tiền gửi cho vay của NHNN xem phụ lục 1. )
Đây là thời kỳ lãi suất thực âm được duy trì trong suốt thời kỳ bao cấp và trongđiều luật mục lạm phát cao.
Lãi suất danh nghĩa, Lạm phát và Lãi suất thực giai đoạn 1985-1991:
* Một số những lý do biện giải cho việc áp dụng chế độ lãi suất cố định, lãi suất thực âm này là do:
+ Nền kinh tế nước ta đang hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung bao cấp, chịu ảnh hưởng năng nề dập khuôn mô hình kinh tế của Liên Xô. CSLS này là việc áp dung gần như nguyên mẫu mô hình của Liên Xô cũ, nhiều loại cho vay, mức lãi suất của ta và Liên Xô là giống hệt nhau và vì vậy CSLS không chú ý đến lạm phát.
+ Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang rơi vào lạm phát phi mã, nền kinh tế phát triển kém, trì trệ. Nhà nước muốn vực nền kinh tế phát triển , muốn huy động thu hút vốn cho đầu tư môt cách khác quy định mức lãi xuất cho vay thấp để khuyến khích các đơn vị đầu tư vào sản xuất kinh doanh, lỗ lãi của nghành ngân hàng là bao nhiêu được nhà nước cấp bù.
Trong thời kỳ này, việc ấn định các mức lãi suất là không có cơ sở khoa học. Lãi suất không phát huy được vai trò đòn bẩy phát triển nền kinh tế của mình mà với chế độ lãi suất này đã kìm hãm hoạt động của hệ thống ngân hàng, ngân hàng không phát huy được vai trò to lớn của mình. Nhà nước lại luôn bị thâm hụt ngân sách do phải bù lỗ cho các ngân hàng vì CSLS này và lạm phát vẫn tiếp tục tăng.
Với chế độ lãi suất thực âm không đảm bảo lợi ích cho các bên, điều này được nhiều tác giả ví dụ bằng nhiều hình tượng sinh động như : Đem gửi một khoản tiền ví như “ con bò” thì sau ngày đáo hạn lại chỉ nhận được một khoả tiền chỉ bằng cái “Đuôi bò”. Vì vậy, chính sách này không thể thực hiện mục tiêu của mình là huy động vốn.
Trong tình trạng nề kinh tế phát triển trì trệ, tỉ lệ lạm phát cao, cơ hội đầu tư có lợi là rất hiếm có, trong khi đó lãi suất tiền cho vay < tỉ suất lợi nhuận bình quân < lãi suất huy động vốn. Điều này lại dẫn đến tình trạng “ Ăn không ngồi rồi” của các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng này với lãi suất rất thấp rồi cho ngân hàng khác vay với lãi suất rất cao để lấy khoản chênh lệch và sản xuất vẫn không phát triển.
II. Giai đoạn cuối năm 1992 đến năm 1995:
Sau đại hội đảng VII tháng 6/99 bước sang giai đoạn 1992-1995. Một loạt cải cách mới được thực hiện và đạt kết quả nhất định. Nền kinh tế đã có nhiều biến chuyển tích cực: Lạm phát tiếp tục được đẩy lùi và được kiểm soát đáng kể, tăng trưởng và duy trì ở mức độ tương đối, nền kinh tế và xã hội ổn định... góp phần vào sự thành công đó có mặt của CSLS thực dương. Lãi suất thực dương bắt đầu được duy trì từ cuối năm 1992 với biến động phù hợp với tỉ lệ lạm phát. Cụ thể , tháng 10/1992 NHNN VN bắt đầu thực hiện CSLS thực dương, đến hết quý I năm 1993 thì lãi suất thực dương được thực hiện đầy đủ
1986-1990
1991
1992
1993
1994
1995
Lãi suất tiền gửi bình quân %/tháng
6
2,9
1,9
1,4
1,3
1,4
Lãi suất tiền cho vay bình quân %/tháng
4,3
3,5
2,5
1,8
1,6
1,7
Lạm phát bình quân %/tháng
ở mức hai chữ số
5,6
1,93
0,43
1,2
1,06
Tuy nhiên giai đoạn này NHNN VN vẫn quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay, cụ thể có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, cụ thể :
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước cho vay với lãi suất thấp hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Lãi suất cho vay ngắn hạn còn cao hơn lãi suất cho vay với lãi suất trung và dài hạn.
+ Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Bắt đầu từ 1/10/1993 theo quyết định 184/QD – NH1, CSLS được thực hiện trên cơ sở vừa quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận.
+ Quy định về lãi suất trần cụ thể có hai loại :
Lãi suất cho vay doanh nghiệp nhà nước 1,8% / tháng.
Lãi suất cho vay kinh tế ngoài quốc doanh 2% / tháng.
+ Quy định về lãi suất thoả thuận: Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định, phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là 0,2% / tháng và cho vay hơn mức trần là 2,1% / tháng.
Trên thực tế, khoảng 30 – 60% tổng dư nợ lúc này từ các khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân với mức lãi suất phổ biến là2,3 – 3,5% / tháng. Với cơ chế lãi suất thoả thuận dường như chúng ta đã thực hiện tư do hoá một phần lãi suất trên cơ sở quy định cơ chế cho vay. Mọi lãi suất cũng đi đôi với một biên độ dao động nhất định.
Trong thời kỳ này , NHNN VN mở rộng các hình thức cho vay cũ , tiến hành thức cho vay mới là cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tư doanh.
Bước vào giai đoạn này lãi suất cho vay bổ xung nguồn vốn tư doanh ngắn hạn trở nên rất phân biệt đối với từng ngân hàng thương mại quốc doanh, ví dụ : Lãi suất đối với NHNN là 1,6% / tháng nhưng đối với ngân hàng ngoại thương là 2,8% / tháng. Tuy nhiên sự phân biệt này có xu hướng giảm dần và từ tháng 10/1993 lãi suất này được áp dụng thống nhất đối với ngân hàng thương mại quốc doanh. Tháng 11/1994 NHNN chấm dứt hình thức cho vay bổ xung nguồn vốn tư doanh ngắn hạn, thay vào đó trong nhiều trường hợp cần thiết NHNN tiến hành cho vay theo đối tượng chỉ định với mức lãi suất do thống đốc NHNN quyết định từng lần.
Lãi suất cho vay tái chiết khấu ( Nay gọi là tái cấp vốn ) có nhiều thời điểm chúng hoàn toàn khác biệt nhau ở mỗi ngân hàng. Tuy nhiên chúng có xu hướng xích lại gần nhau và từ ngày 5/4/1995 đã xoá bỏ sự phân biệt trong lãi suất cho vay tái cấp vốn giữa các ngân hàng.
Lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ, giảm nhều so với giai đoạn trước, ít biến động trong giai đoạn này và ngay từ đầu chúng đã được áp dụng thống nhất đối với tất cả các ngân hàng.
Từ tháng 6/1993 xuất hiện mối quan hệ vay mượn lẫn nhau của các tổ chức tư doanh trên thực tế hơn ngân hàng.
Tại quyết định số BD/QD-NH1 ngày 1/7/1993 NHNN quy định : Các thành viên tương trợ cho vay lẫn nhau theo lãi suất thoả thuận, Lãi suất cho vay tối đa là 2,3% / tháng.
Nếu đó là nguồn vốn vay tư nhân huy động kỳ phiếu thì lãi suất bằng lãi suất huy động kỳ phiếu + tỉ lệ phí NH 0,3% / tháng.
Tại quyết định số 187/QD-NH1 ngày 30/9/1993 NHNN điều chỉnh lãi suất tối đa xuống còn 2,1% / tháng.
Sang giai đoạn này hoạt động đối ngoại không chỉ bố hẹp trong 1 ngân hàng là NH Ngoại thương . NHNN đã cho phép các ngân hàng thương mại quốc doanh và nhiều NHTM cổ phần được tham gia hoạt động đối ngoại . Hiện tượng doanh nghiệp có ngoại tệ ở ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến. Vốn vay , vốn quản lý lãi suất nội tệ NHNN bắt đầu tiến hành việc hoạch định lãi suất và điều chỉnh lãi suất ngoại tệ trong giai đoạn này.
+ Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ :
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ được quy định đầu tiên tại thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi ban hành kèm theo quyêt định số 08/NH-QD ngày 14/1/1991
ở đó lãi suất được quy định như sau :
Không kỳ hạn : 0,5% / tháng.
Kỳ hạn 6 tháng : 0,75%/tháng.
Kỳ hạn 12 tháng : 12% / tháng.
Các mức lãi suất này được áp dụng cho đến tháng 1/1991. Quyết định số 08/QD-NH7 ngày 25/1/1992 thay đổi lại như sau : Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ do tổng giám đốc các ngân hàng được phép hoạt động ngoại tệ quy định trên cơ sở lãi suất tiền tệ quốc tế . Quyết định này cho đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành.
Từ tháng 12/1993 NHNN bãi bỏ việc quy định lãi suất tiền ngoại tệ . Nghĩa là từ đó tới nay NHNN chỉ còn khống chế mức cho vay ngoại tệ tối đa của các tổ chức tư doanh đối với nề kinh tế. Ngoài ra ta thấy mức lãi suất cho vay tối đa ngày càng được điều chỉnh tăng lên để thực hiện chủ trương thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất ngoại tệ và nội tệ của NHNN.
Đánh giá vai trò của quá trình điều chỉnh CSLS từ năm 1992 - 1995:
*Những mặt tích cực :
Trong giai đoạn này lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ. Việc chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương đã có tác dung quan trọng, xoá bỏ hẳn tình trạng bao cấp qua tín dụng trước đây và tạo điều kiện cho các ngân hàng thực sự chuyển sang kinh doanh thực hiện có hiệu qủ chiến lược, huy động vốn mạnh mẽ với phương châm ngân hàng đi vay vốn để cho vay. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các tổ chức kinh tế , nhờ vậy nguồn vốn huy động đã tăng lên mạnh mẽ và liên tục. Năm 1992 tăng 18,6%; năm 1993 tăng 23%; năm 1994 tăng 59,8%; năm 1995 số dư gấp 3,6 lần năm 1991 bằng 23% GDP. Trong đó điều đáng chú ý là lượng vốn huy động trong nước chiếm chủ yếu.
Nhờ có lượng vốn đầu tư mở rộng sản xuất trong 4 năm 1992-1995, Kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tương đối toàn diện và rõ rệt hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây. CSLS thúc đẩy phát triển tỉ trọng cho vay trung và dài hạn phù hợp với mục tiêu huy động cho vay vốn đối với các doanh nghiệp trong chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu. Trước đây tỉ trọng cho vay trung và dài hạn xây dựng cơ bản không đáng kể, nhưng cho đến năm 1994 tỉ trong này đã chiếm 34% tổng dư nợ trong nền kinh tế . Thực tế này đã góp phần thay đổi cơ cấu tư doanh có lợi cho đầu tư phát triển sản xuất, có tác động tích cực trong việc cơ cấu sản xuất theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, nâng dần kim nghạch xuất khẩu. Từ 1991 đến 1995 kim nghạch xuất khẩu đạt 16,8tỉ USD, tốc độ tăng bình quân 22,2%.
Với sự phát triển sản xuất kinh doanh như vậy CSLS góp phần hạn chế và kiểm soát lạm phát.
NHNN điều chỉnh CSLS theo hướng đảm bảo lãi suất đã góp phần kiềm chế lạm phát , giảm được giá USD và vàng. Năm 1990 tỉ lệ lạm phát là 67,4%/năm, 1991 là 67,6%/năm, 1992 giảm xuống 17,6%/năm, 1993 là 5,2%/năm, 1994 là 14,4%, 1995 là 12,7%. Tỉ lệ lạm phát được kiềm chế ở mưc tượng đối ổn định.
Những mặt hạn chế :
Lãi suất cho vay thực tế còn cao so với tốc độ tăng giá chưa thực sự tao điều kiện cho các tổ chức kinh tế, đẩy mạnh việc vay vốn phát triển sản xuất.
Trong lãi suất thoả thuận, mức chênh lệch qua lãi suất sàn ( Quy định cho tiền gửi ) và lãi suất tràn ( Quy định cho tiền vay ) là 0,7-1%/táng. Chênh lệch đem lại cho các NHTM thu lợi nhuận lớn. Song việc này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và các hộ nông dân.
Quốc hội khoá IX trong kỳ họp thứ 8 tháng 8/1995, cùng với nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay bình quân là 0,35%/táng ( Có hiệu lực cho đến ngày 21/1/1998 ). Đây là lý do để chuyển sang một giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất trần và bãi bỏ lãi suất cho vay thoả thuận
III. Giai đoạn từ 1/1/1996 đến nửa đầu năm 2000.
Từ tháng 1 năm 1996 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trần lãi suất cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Các NHTM được phép quy định mức lãi suất huy động trên cơ sở trần lãi suất cho vay và ấn định mức lãi suất cho vay cụ thể nhưng không được phép vượt quá trần lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1996, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu khống chế trần lãi suất cho vay và áp dụng chênh lệch lãi suất tiền gửi – tiền vay là 0,35%/ tháng. Căn cứ vào địa bàn hoạt động , nhu cầu vốn, chi phí hoạt động khác nhau, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất có phân biệt như sau: trần lãi suất cho vay ngắn hạn là mức lãi suất thấp nhất áp cho khu vực thành thị, trần lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một chút do thời gian dài dễ gặp rủi ro , trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn do điều kiện hoạt động ở địa bàn nông thôn khó khăn hơn ở thị trấn, trần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối các thành viên là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng mới lập thí điểm, quy mô nhỏ, bé, chi phí hoạt động cao.
Từ tháng 10 năm 1996, lãi suất được khống chế bởi các mức lãi suất cho vay cao nhất: 1,8%/thángđối với DNNN và 2,1%/tháng đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh.
Từ tháng 6 năm 1997, trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam được hạ xuống còn 1%/tháng để kích thích kinh tế phát triển . Các Ngân hàng thương mại đều không tán thành mức lãi suất cho vay tối đa này vì: trong điều kiện khủng hoảng tiền tệ , các nước Đông Nam á phải nâng lãi suất tiền gửi lên cao hơn các nước công nghiệp phát triển để chống lại làn sóng rút tiền gửi ra mua USD; để phòng ngừa khủng hoảng Tài chính – tiền tệ trong toàn hệ thống Ngân hàng , các NHTM trong nước phải giữ lãi suất tiền gửi cao gần như cũ đến mức mà chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và lãi suất cho vay chỉ cò từ 0.05% đến 0.1%, làm tăng thua lỗ trong hoạt động tín dụng của cá Ngân hàng thương mại. Khi làn sóng rút tiền gửi đã lắng xuống thì mức tỉ suất lợi nhuận của NHTM giảm mạnh.
Từ tình hình trên, ngày 21 tháng 1 năm 1998, Ngân hàng Nhà nước đã phái nâng trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam lên 1,2%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn, 1,25%/tháng đối với tín dụng trung và dài hạn và 1,5%/tháng đối với quỹ tín dụng cho thành viên vay; đồng thời xoá bỏ quy định mức chênh lệch lãi suất tiền gửi – cho vay 0,35%/tháng khiến cho chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi được cải thiện hơn nhưng vẫn còn quá thấp, không đủ bảo đảm lợi nhuận cho các NHTM .
Đặc biệt, trong năm 1999, trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam được thay đổi liên tục theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế.
Từ ngày 1/2/1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các NHTM quốc doanh áp dụng với khách hàng khu vực thành thị từ 1,2%/tháng xuống còn 1,1%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn và từ 1,25%.tháng xuống còn 1,15%/tháng đối với tín dụng trung và dài hạn, các tổ chức tín dụng khácvẫn thực hiện theo mức trần lãi suất cho vay như điêu chỉnh vao ngày 21 tháng 1 năm 1998.
Từ ngày 1/6/1999, Ngân hàng Nhà nước v thống nhất hai mức lãi suất tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung – hạn làm một và giảm xuống mức 1,15%/tháng. Lãi suất cho vay của hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân là 1,5%/tháng.
Từ ngày 1/8 năm 1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giảm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam từ 1,15%/tháng xuống 1,05%/tháng và áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng cho vay ngắn, trung và dài hạn ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Riêng trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho thành viên vay vẫn giữ nguyên mức 1,5%/tháng và trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của NHTM cổ phần nông thôn giữ ở mức 1,15%/tháng như đã diều chỉnh từ ngày 1/6/1999.
Từ ngày 4/9/1999, trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các Ngân hàng thương mại quốc doanh ở khu vực thành thị tiếp tục giảm xuống mức 0,95%/tháng ; các mức lãi suất khác vẫn giữ nguyên.
Từ ngày 25/10/1999, trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam áp dụng ở khu vực thành thị là 0,85%/tháng ; ở khu vực nông thôn là 1%/tháng ; lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và hợp tác xã tín dụng vẫn giữ nguyên ở mức 1,5%/tháng .
Cơ sở của việc điều chỉnh lãi suất cho vay này là:
Lạm phát 7 tháng đầu năm 1999 là 1,3 - 2%, trong đó lạm phát hai tháng 1 và 2 là 3,6%, đặc biệt các tháng 3,4,5,6và 7 liên tục giảm phát ở mức –0,7%; -0,6%; - 0,3% và -0,4%. lạm phát giảm thấp, đặc biệt là liênt ục giảm phát trong năm tháng đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, sức mua của thị trường giảm sút.
Tỉ giá ngoại tệ ổn định trong nhiều tháng , đặc biệt là từ tháng 10/1998 đến nay, ngay cả việc thay đổi cơ chế điều hành tỉ giá vào tháng 2/1999 cũng không gây nên sự biến động về tỷ giá.
Về hình thành cung - cầu vốn tín dụng những tháng đầu năm 1999, tốc độ tăng số dư nợ tiền gửi sơ với dư nợ cho vay (tính đến giữa tháng 5/1999 tốc độ tưng tiền gửi là 9,3%, trong khi đó, tốc độ tăng dư nợcho vay là 5,2% so với đầu năm 1999.
Mục đích của việc gảim trần lãi suất cho vay là nhằm bảo đảm tính phù hợp giữa mặt bằng lãi suất và tình hinh lạm phát hiện nay, giảm bớt khó khăn cho người vay, thực hiện các giải pháp khuyến khích dt , phát triển nội lực, khuyến khích phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV067.doc