Đề tài Lãi suất và vai trò của lãi suất trong việc huy động vốn

 

MỞ ĐẦU.

NỘI DUNG.

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT.

1. Khái niệm về lãi suất.

2. Các nhân tố tácđộng đến lãi suất.

II. VAI TRÒ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1. Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực.

2. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm.

3. Lãi suất với đầu tư.

4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động suất khẩu.

5. Lãi suất với lạm phát.

6. Vai trò của lãi suất đến việc huy động vốn.

III. VAI TRÒ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

1. Giai đoạn từ tháng 3/1989 trở về trước.

2. Giai đoạn từ 1996 đến 2005.

VI. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRẦN.

1. Chính sách lãi suất trần và lãi suất trần tác động đến các NHTM.

2.Chính sách lãi suất trần đối với doanh nghiệp.

V. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CƠ BẢN.

VI. HƯỚNG TỚI TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT VÀ THỰC TẾ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

KẾT LUẬN

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lãi suất và vai trò của lãi suất trong việc huy động vốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài Lãi suất là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay, phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền tệ, thực trạng kinh tế của một nước. Thông qua sự biến động của Lãi suất, người ta có thể dự đoán nền kinh tế đang phát triển hay đang suy thoái.Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Sự dao động của Lãi Suất được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng nó trực tiếp tác động đến các quyết định của chính phủ, doanh nghiệp, cũng như nhiều hoạt động của các tổ chức tín dụng và sự thăng trầm của toàn bộ nền kinh tế. Lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế, vì nó tác động đến chi phí đầu tư, do đó nó là yếu tố quan trọng quyết định tổng mức đầu tư và tổng mức cầu về tiền tệ(GNP). Việt Nam trong hơn 10 năm đổi mới những chính sách Lãi Suất ngân hàng nhà nước sử dụng đã có tác động mạnh mẽ tới việc huy động vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng Thương mại và các doanh nghiệp. Để tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Thương mại và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đòi hỏi Ngân hàng nhà nước phải tiếp tục đổi mới hơn nữa cơ chế điều hành Lãi Suất. Xuất phát từ quan điểm cũng như nhu cầu thực tiễn đó em xin chọn đề tài: “ Lãi Suất và vai trò của Lãi Suất trong việc huy động vốn” Do tài liệu của em chưa được dồi dào cũng như vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em có thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy các cô góp ý và bổ xung thêm cho em để bài tiểu luận của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Hoa Nội dung I. Cơ sở lý luận chung về Lãi suất. 1. Một số khái niệm về Lãi Suất. Lãi suất là một công cụ nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi Ngân hàng trung ương. Đã có rất nhiều khái niệm về Lãi suất chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm cơ bản về Lãi suất như sau: - Lãi suất là : Tỷ số giữa tổng số lợi tức và tông số tiền cho vay. - Lãi suất là tỷ số giữa tổng số lợi tức hàng năm và tổng số vốn đã bỏ ra cho vay trong năm. Nói cách khác đi, Lãi suất là giá cả mà con nợ phải trả cho chủ nợ để sử dụng khoản tiền vay trong một kỳ hạn nhất định. - Lãi suất là tỷ số giữa tổng số lợi tức hàng năm và tổng số vốn đã bỏ ra cho vay trong năm. - Lãi suất hoàn vốn: Là một lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó. - Lãi suất danh nghĩa là Lãi suất bằng tiền trên các tài sản bằng tiền. - Lãi suất tái cấp vốn là Lãi suất do Ngân Hàng nhà nước áp dụng khi tái chiết khấu. 2. Các nhân tố tác động đến Lãi Suất. Lãi suất luôn luôn biến động do những nhân tố sau: * Sự thay đổi của tổng cầu(GNP). Khi GNP tăng lên, nền kinh tế đòi hỏi phải tăng khối lượng tiền cung ứng( nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi) để đảm bảo cung cầu tương ứng. Nếu trong điều kiện đó, khối lượng cung ứng tiền(M1 hoặc M2) tăng quá cầu thì MV>PQ, cung vốn đầu tư lớn hơn cầu vốn đầu tư làm cho lãi suất giảm . Ngược lai, khi GNP giảm thì khối lượng tiền cung ứng thực tế cũng giảm theo, nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi mà giảm khối cung ứng tiền tệ xuống quá thấp sữ đưa đến tình trạng MV>PQ. Lúc đó, cung vốn đầu tư nhỏ hơn cầu vốn đầu tư thì lãi suất sẽ tăng. *.Sự chi tiêu của chính phủ. Trong khi lượng cung ứng tiền tệ(M1 hoặc M2) không thay đổi mà chính phủ chi tiêu nhiều hơn sẽ làm giảm bớt nhu cầu chi cho đâu tư và tiêu dùng của cá nhân ,nhu cầu tiền của nhân dân trở nên khan hiếm, nguồn cung ứng vốn nhỏ hơn nhu cầu vốn, lãi suất sẽ tăng lên. *. Chính sách tiền tệ của chính phủ. Chính sách tiền tệ của chính phủ ban hành là nhằm mụcđích kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, kiểm soát tình trạng lạm phát và các tác động đến lãi suất để thực hiện các mục tiêu đã định. *.Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Trong thực tiễn khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì kéo theo lãi suất tăng và ngược lại. Cũng giống như nhu cầu đầu tư, khi mà người dân đổ xô vào đầu tư kinh doanh kiếm lợi nhuận thì cầu về khối lượng tiền, tài sản lớn dẫn đến lãi suất tăng. Khi nhu cầu tiêu dùng, đầu tư giảm thì lãi suất sẽ giảm xuống. II. Vai trò, tác động của Lãi suất đến việc huy động vốn trong nến kinh tế thị trường. 1. Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực. Lãi suất là một loại giá cả, nó có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Để quyết định đầu tư một nghành kinh tế, một dự án hay một tái sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được từ ngành kinh tế đó, dự án đó hay tài sản đó với chi phí ban đầu. Như vậy lãi suất là tín hiệu, là căn cứ để có sự phân bổ hiệu quả của các nguồn khan hiếm trong xã hội, lãi suất là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư. 2. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm. Thu nhập của các hộ gia đình thường được chia làm hai bộ phận: Tiêu dùng và Tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đề hàng lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố khác. Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều hơn cho việc mua sắm các hàng hoá, nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Ngược lai, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng. 3. Lãi suất với đầu tư. Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí kỳ vọng trong kinh doanh. Khi lãi suất ở mức cao, ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu cho đầu tư giảm, ngược lại khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng. 4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá trong ngắn hạn chịu ảnh hưởng của Lãi suất: Lãi suất là tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng( Lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng( tỷ lệ lạm phát không đổi)thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng. Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá( tỷ giá giảm) và ngược lại. 5. Lãi suất với lạm phát. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ só tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vây, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. 6. Vai trò của Lãi suất đến việc huy động vốn. Lãi suất là chi phí huy động vốn của doang nghiệp và ngân hàng. Các doanh nghiệp phải xem xét khả năng lợi nhuận thu được với chi phí huy động vốn bỏ ra để quyết định huy động vốn từ nguồn nào và đầu tư vào đâu để có lợi cho doanh nghiệp nhất. Còn ngân hàng phải xem xét giữa lãi suất huy động với khả năng cho vay ở mức lãi suất cao hơn để đưa ra phương hướng hoạt động đảm bảo mục tiêu của ngân hàng tồn tại và phát triển. III. Vai trò, tác động của Lãi suất đến việc huy động vốn ở Việt Nam trong thời gian qua 1. Giai đoạn từ tháng3/1989 trở về trước. Đây là thời kỳ điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất âm, chính sách lãi suất cứng nhắc, có lạm phát phi mã nên khiến lãi suất luôn trong tình trạng âm, nghĩa là: Lãi suất tiền gửi< Mức lạm phát. Lãi suất cho vay< Lãi suất huy động< Mức lạm phát. * Đối với ngân hàng thương mại. - Chính sách lãi suất cứng nhắc khiến cho các ngân hàng thương mại không linh hoạt trong hoạt động tín dụng trước mọi biến động của nền kinh tế. - Lãi suất tín dụng luôn ở mức qui định bắt buộc nên không khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại. - Lãi suất tiền gửi( Lạm phát không nên khuyến khích người dân và các tổ chức gửi tiền vào ngân hàng hoặc gửi một thời gian ngắn. Do đó chỉ huy động được vốn huy động ngắn hạn, sử dụng vốn ngắn hạn cho vay đầu tư trong và dài hạn. Kết quả là ngân hàng thương mại bị lỡ. - Lãi suất chi vay( Lãi suất huy động vốn và mức lạm phát nên ngân hàng trong tình trạng bao cấp đối với doanh nghiệp vay vốn thông qua hệ thống tín dụng lãi suất thấp, ngân hàng luôn trong tình trạng lỗ, và hoạt động không bình thường. * Đối với doanh nghiệp. - Vì lãi suất cho vay< Lạm phát nên các doanh nghiệp thi nhau vay vốn, tìm mọi cơ hội vay vốn để hưởng bao cấp. - Doanh nghiệp vay nhiều nhưng lợi nhuận thu được không phải do sản xuất kinh doanh mà do hưởng bao cấp của Ngân hàng thương mại tạo mức lợi nhuận giả cho các doanh nghiệp. 2. Giai đoạn từ 1989 – 1993. Chính sách Lãi suất thực dương đã phát huy hiệu quả với Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn là 109%/năm, Lãi suất 3 tháng là 12%/tháng tức 144%/năm huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo thế ổn định tương đối về tiền tệ một tiền đề quan trọng để ổn định và phát triển xã hội. *. Tác động tích cực của chính sách lãi suất dương. - Đối với ngân hàng thương mại (NHTM): Lãi suất cho vay tín dụng> Lãi suất tiền gửi tiết kiệm > Tỷ lệ lạm phát. Cho nên NHTM không còn phải bao cấp đối với các doanh nghiệp vay vốn thông qua tín dụng nữa. Lãi xuất thực dương cao đã thu hút một số lượng tiền gửi lớn vào các ngân hàng làm lượng tiền dự trữ của các ngân hàng tăng cao đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. - Đối với Doanh nghiệp (DN): Khi lãi suất tiền gửi cao dẫn đến lãi suất cho vay cao buộc các doang nghiệp phải cân nhắc việc vay vốn đầu tư, phải xem xét và lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả tốt nhất. Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp được tổ chức một cách hợp lý hơn, giảm thiểu bộ phận quản lý cồng kềnh để giảm thiểu chi phí. * Tác động tiêu cực của chính sách Lãi suất dương. - Đối với NHTM: Do lãi suất tiền gửi cao dẫn đến lãi suất cho vay cao nên càng khuyến khích gửi tiền hơn là vay tiền, lãi suất thực dương cao của ngân hàng đem lại khả năng thu được lợi nhuận lớn hơn là đưa tiền vào đầu tư mà rủi ro lại thấp nên cũng khuyến khích các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng hơn là vay vốn để kinh doanh. Đến một lúc do lượng tiền gửi vẫn tăng, khối lượng vay giảm dẫn đến tài sản nợ trong bảng cân đối của NHTM lớn hơn tài sản có. - Đối với doanh nghiệp: Lãi suất vay vốn không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mà các doanh nghiệp tích cực gửi tiền vào ngân hàng hơn. Trong tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, một phần lớn là đi vay của ngân hàng, bởi lãi suất vốn cao dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh lớn do đó giá thành phẩm cao, giá hàng hoá cao và như vậy hàng hoá sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường. 3. Giai đoạn 1996 – 2005. - Thời gian này ngân hàng nhà nước vừa cầu lãi suất trần. lãi suất thoả thuận. - Thoả thuận trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vaytheo lãi suất qui định phải trả phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được cầu lãi suât. Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng thời hạn là 0,2% tháng và cho vay cao hơn mức lãi suất trần là 2,1% tháng. - Tăng lãi suất tiền gửi...... - Lãi suất cao làm cho người kinh doanh chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất có lợi nhuận cao tức thời và thu hồi vốn nhanh như: Dich vụ, Thương mại, sản xuất nhỏ tạo nên sự mất cân bằng trong nền kinh tế. IV. Giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất trần. Sau khi có nghị quyết số 381/QĐ NH1 ngày 28/12/1995 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, từ ngày 1/1/1996 chính sách lãi suất được đưa vào thực hiện. 1. Chính sách lãi suất trần tác động đến các NHTM. * Tích cực. - Việc tổ chức quản lý lãi suất trần cho phép các tổ chức tín dụng được tự do ổn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi trong phạm vi trần do NHNN cho phép, chính sách lãi suất trần đã chấm dứt thị trường NHNN qui định các mức dư nợ lãi suất cụ thể, xoá bỏ lãi suất cho vay theo thoả thuận và từng bước tiến hành tự do háo lãi suất. - Để nâng cao lợi nhuận các NHTM phải nâng cao mức dư nợ cho vay và huy động vốn gấp nhiều lần. * Hạn chế: Do lãi suất cho vay và lãi suất huyđộng( ngắn, trung , dài hạn) liên tục giảm, nhiều NHTM không lường trước được đã huy động vốn có thời hạn 1-3 năm để cho vay trung và dài hạn. Năm 1999 NHNN 5 lần cắt giảm lãi suất cho vay tối đa, có lần NHNN còn buộc NHTM giảm ngay cả lãi suất dư nợ đã cho vaykhi đó vốn lao động theo lãi suất thời kỳ trước vẫn được giữ nguyên cho tới khi hết hạn, đồng thời lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn nhỏ(= không hoặc thấp hơn). Vậy rủi ro lãi suất luôn đặt gánh nặng lên các NHTM. 2. Chính sách lãi suất trần đối với các doanh nghiệp . *. Tích cực. - Đáp ứng tốt nhu cầu vốn sản xuất cho doanh nghiệp. - Doanh nghiệp không phải vay với mức lãi suất vượt trần, tức là các doanh nghiệp không bị các ngân hàng ép khi đi vay tiền. - Trong thời kỳ hàng cả nước có 6000 doanh nghiệp nhà nước hơn 1000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 230000 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn(phát biểu của thủ tướng Phạm Văn Khải tại cuộc gặp các nhà doanh nghiệp tại Hà Nội 1/1998) hầu hết các doanh nghiệp này được vốn ngân hàng hỗ trợ 80 -90 % trong sản xuất kinh doanh cải tiến và đổi mới công nghệ. *.Hạn chế. Việc giảm lãi suất là điều kiện cần nhưng không đủ để tạo vốn cho doanh nghiệp. - Lãi suất còn cao, khó khăn trong thủ tục vay NH. Cho dù lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh song các DN vẫn không dám vay tiền vì tỷ lệ lãi suất cho vay ngân hàng vào khoảng 10%-11% năm. - Nhiều DN làm ăn không có hiệu quả do trang thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu nhưng muốn cơ cấu vốn lớn, bắt buộc phải đi vay, với số vốn lớn DN phải trả lãi lớn trong khi lợi nhuận thu được lại chưa ổn định do vậy lãi suất giảm DN vẫn không dám vay. - Các NH cạnh tranh dẫn đến tăng mức lãi suất tiền gửi các DN cắt giảm tất cả những khoản đầu tư không đưa lại lợi nhuận cao bằng gửi tiếp vào NH. - Việc vay vốn trung và dài hạn của các DN không thuận lợi vì các NH cho vay dễ gặp rủi ro từ việc huy động vốn NH cho vay trungvà dài hạn trong khi mức chênh lệch giưã lãi suất cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bị xoá bỏ. V. Giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất cơ bản. 1. Định nghĩa về lãi suất cơ bản. Khoá 12 điều 19 luật NHNNVN giải thích “ Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh” 2. Tác động của lãi suất cơ bản đến hoạt động của NHTM và DN. Chính sách lãi suất cơ bản được thực hiện trong hơn một năm qua đã phát huy phần nào tác dụng đối với NHTM và các DN a. Đối với các NHTM: Cơ chế lãi suất linh hoạt càng tạo điều kiện cạnh tranh giảm chi phí hoạt động NH đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: Thẻ tín dụng, thẻ ATM... Lãi suất giảm. Tuy nhiên cuối tháng 8/20001 lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ tăng đột biến, nhất là các NHTM cổ phần. So với cuối tháng 6/2001 lãi suất huyđộng VNĐ tăng từ 0.05%/tháng lên 0.17%/tháng, đưa lãi suất huy động bằng VNĐ sấp xỉ lãi suất cho vay cơ bản do NHNN công bố, thậm chí còn cao hơn 0,02%/tháng như NHTM cổ phần VPB. Đó là do các NHTM đang gặp khó khăn về chi trả và cho vay bắng tiền mặt. b. Đối với các doanh nghiệp: Lãi suất giảm đã khuyến khích các DN vay vốn . Tuy nhiên có sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ(USD) và xu hướng tăng giá của đồng đô la nên nhiều DN găm giữ ngoại tệ do đó mà thiếu VND để phục vụ sản xuất kinhdoanh. Điều nàylàm cho tình trạng đô la hoá của nền kinh tế càng thêm trầm trọng. Cuối năm 200o đầu năm 2001 các NHTM đã đưa ra các mức lãi suất tiền gửi như nhau đối với VNĐ và USD. Việc mặt bằng lãi suất của VNĐ và USD bằng nhau nhưng vừa qua đã khuyến khích thêm quá trình USD hoá và về lâu dài có thể dẫn tới việc VNĐ bị lấn áp hoàn toàn. VI. Hướng tới tự do hoá lãi suất và thực tế tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay Việt Nam mới chỉ thực hiện cơ chế tự do hoá Lãi suất cho vay ngoại tệ. Theo nghị quyết số 718 ngày 29/5/2001 thống đốc ngân hàng đã bác bỏ cơ chế lãi suất cho vau USD = Lãi suất Sibov và biên độ cho phép. Các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay = USD trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước. Thực hiện tự do háo lãi suất cho vay ngoại tệ lúc này là một bước tiến phù hợp với thông lệ quốc tế, đó là một quyết định đứng đắn, phù hợp với mục tiêu được thể hiện ngàycàng rõ ràng hơn của NHNN trong việc tiến tới xoá bỏ những hạn chế không cần thiết đối với hoạt động ngân hàng, điều này sẽ mang lại những tác động lớn đối với thị trường vốn của Việt Nam, đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. áp dụng lãi suất cho vay hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Thủ tướng chính phủ vừa cho phép ngân hàng phục vụ người nghèo được áp dụng mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo ở các xã thuộc phạm vi chương trình phảt triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo quyếtđịnh số 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 và quyết định số 42/2001/QĐ -TTg ngày 26/3/2001 của thủ tướng chính phủ bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo ở các xã thuộc khu vực III miền núi. Bộ tài chính thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay ưu đãi nêu trên đối với ngân hàng phục vụ người nghèo. Kết luận Lãi suất là một trong công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. Là một bộ phận cấu thành của chính sách tiền tệ quốc gia, là mục tiêu chính sách tiền tệ tiền tệ quốc gia. ổn định tiền tệ, đảm bảo mức lạm phát hợp lý(4-5%) kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ tạo ra sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa những tổ chức tín dụng tạo điều kiện để giảm chi phí tín dụng. Việc xác định lãi suất cơ bản dựa vào việc tham khảo lãi suất cho vay thông thường trên thị trường, diễn biến về lãi suất và tiền tệ ở thị trường trong và ngoài nước... Lãi suất này có thể hiện tính bắt buộc hay không hoặc ở mức độ nào phụ thuộc vào sự điều tiết của NHNN. Ngoài ra chính sách tiền tệ còn phải đảm bảo có sự chênh lệch lãi suất kinh doanh, sử dụng vốn hiệu quả tăng sản phẩm xã hội chính phủ Việt Nam thông qua NHNN cũng có thể trong từng thời điểm nào đó của NHNN lại điều tiết lãi suất theo hướng quy định tại BLDS và BLHS thay đổi trong cách nhìn nhận về tự do hoá lãi suất từ đó có những chính sách lãi suất phù hợp với điều kiện nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian tới chính sách lãi suất tiếp tục điều chỉnh theo hướng tự do hoá lãi suất phù hợp với mức độ thị trường tài chính khu vực và quốc tế theo chính sách thị trường quốc tế. Tài liệu tham khảo Mục lục Mở đầu. Nội dung. I. Cơ sở lý luận chung về lãi suất. 1. Khái niệm về lãi suất. 2. Các nhân tố tácđộng đến lãi suất. II. Vai trò tác động của lãi suất đến việc huy động vốn trong nền kinh tế thị trường. 1. Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực. 2. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm. 3. Lãi suất với đầu tư. 4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động suất khẩu. 5. Lãi suất với lạm phát. 6. Vai trò của lãi suất đến việc huy động vốn. III. Vai trò tác động của lãi suất đến việc huy động vốn ở Việt Nam trong thời gian qua. 1. Giai đoạn từ tháng 3/1989 trở về trước. 2. Giai đoạn từ 1996 đến 2005. VI. Giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất trần. 1. Chính sách lãi suất trần và lãi suất trần tác động đến các NHTM. 2.Chính sách lãi suất trần đối với doanh nghiệp. V. Giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất cơ bản. VI. Hướng tới tự do hoá lãi suất và thực tế tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0655.doc
Tài liệu liên quan