Đề tài Lạm phát của Việt Nam qua hai năm 2007- 2008, nguyên nhân - Thực trạng và giải phá

Lời nói đầu 3

I. Lý luận chung về lạm phát 4

1. Khái niệm và phân loại lạm phát 4

a) Các khái niệm 4

b) Phân loại lạm phát 4

2. Nguyên nhân lạm phát 5

a) Lạm phát theo thuyết tiền tệ 5

b) Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát cầu kéo) 6

c) Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy 6

d) Lạm phát dự kiến 8

e) Các nguyên nhân khác 8

3. Những tác động của lạm phát 9

a) Đối với lĩnh vực sản xuất 9

b) Đối với lĩnh vực lưu thông 9

c) Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng 9

d) Đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước 10

II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 10

1. Lịch sử của lạm phát 10

2. Đặc trưng lạm phát ở nước ta 11

3. Thực trạng 13

4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam tăng nhanh trong 2 năm 2007- 2008 18

a. Nguyên nhân sâu xa 18

b. Nguyên nhân trực tiếp 19

III. Các giải pháp hạn chế lạm phát ở nước ta hiện nay 21

1. Những bài học về kiềm chế lạm phát ở Trung Quốc 21

2. Giải pháp chống lạm phát ở nước ta 22

2.1. Những giải pháp cơ bản 22

a. Giải pháp đầu tiên 22

b. Các biện pháp về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng trong việc chống lạm phát 23

c. Nhà nước thực hiện thả nổi giá cả 24

d. Thứ tư: Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế ngoài quốc doanh 25

e. Thứ năm: Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu mở cửa biên giới

 25

2.2. Nhóm giải pháp của chính phủ kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn

 25

2.2.1. Chín nhóm giải pháp cho doanh nghiệp 26

2.2.2. Tám nhóm giải pháp của chính phủ 28

Kết luận 32

Tài liệu tham khảo 33

 

 

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 14886 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát của Việt Nam qua hai năm 2007- 2008, nguyên nhân - Thực trạng và giải phá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho ngân sách nhà nước một số tiền thấp rất xa so với số tiền nhà nước cung cấp cho nó qua bù lỗ, bù giá, cấp phát tín dụng, lãi suất thấp... Đúng ra khu vực kinh tế nhà nước phải đem lại nguồn thu chủ yếu cho xã hội thì ở đây lại ngược lại. Khu vực kinh tế tư nhân làm ăn có hiệu quả hơn và đóng góp một phần quan trọng trong ngân sách của nhà nước. Chính hoạt động của các hãng kinh tế nhà nước với lãi giả, lỗ thật đã đẩy nền kinh tế lạm phát, thị trường rối loạn, lỗ lãi khó kiểm tra. Sự giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến đến vòng luẩn quẩn. Hiệu quả giảm sát dẫn đến thu không đủ bù chi và lạm phát, rồi lạm phát làm cho hiệu quả kinh doanh tiếp tục giảm sút, cứ như vậy nó làm cho nền kinh tế Việt Nam càng lún sâu vào đói nghèo, lạc hậu. - Lạm phát của một nền kinh tế độc quyền mà nhà nước có địa vị thống trị trên mọi lĩnh vực, cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp. Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh ắt sinh ra một công ty thắng thế chiếm vị trí độc quyền. Để đạt được điều đó, phải tiến hành cải tiến máy móc, trang thiết bị, tổ chức lao động, tập trung nguồn vốn ... Nhưng khi ở vị trí độc quyền công ty sẽ bóp chết các địch thủ khác và cũng ít chú ý hơn đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến sự suy thoái trong kinh doanh. Nếu công ty này nhỏ thì sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế sẽ không có nhiều hiệu quả tiêu cực. nhưng nếu đó là một công ty lớn thì sự suy thoái này sẽ kéo theo cả nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trên thực tế, độc quyền ở Việt Nam cũng như ở các nước XHCN khác đã khống chế toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chế độ độc quyền nhà nước và cơ chế hoạch định quan liêu, mệnh lệnh đã triệt tiêu mất các quan hệ thị trường ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam xa lạ với thị trường. Đây cũng là nguyên nhân đáng chú ý trong việc góp phần tăng lạm phát. - Lạm phát của một nền kinh tế đóng, phụ thuộc một chiều vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Việt Nam đóng cửa nền kinh tế, không quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chính sách này ra đời do sự thù địch, cấm vận của Mỹ. Nguyên nhân nữa dẫn đến sự đóng góp của nền kinh tế là do sự đối đầu đông tây mà Việt Nam và các nước XHCN là 1 cực. Sự bó hẹp nền kinh tế này đã dẫn đến những khó khăn đáng kể cho sản xuất kinh doanh. - Ngoài những đặc điểm trên thì lạm phát Việt Nam có cơ cấu của nó bao gồm những ngành kém hiệu quả có được sự ưu tiên phát triển. Mọi người đều thấy sự mất cân đối khi ưu tiên phát triển công nghiệp nặng (vốn lớn, thu hồi lãi chậm). - Lạm phát ở một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài do đó chi phí cho lĩnh vực quốc phòng lớn, tiền trợ cấp gia đình chính sách... Những khoản này đã làm tăng thêm thâm hụt ngân sách và tăng lạm phát. - Việt Nam là nước nông nghiệp mà luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, mất mùa... Do đó, ngân sách hụt đi do phải chi ra 1 khoản trợ cấp cho các vùng thiên tai. 3. Thực trạng Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng đạt 8,48%, cao hơn mức trung bình 5 năm giai đoạn 2003- 2007, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 2007 và đầu 2008, cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.   Năm 2007 là năm hội tụ của những “cơn bão” tệ hại cho nền kinh tế nước ta: thiên tai bão lụt, dịch bệnh và đặc biệt là cơn bão tăng giá kéo dài và bất kham, lạm phát của nước ta tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát, tỉ lệ lạm phát cao ở mức 13%, chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt từ hơn 6% năm 2006 lên 12,69% năm 2007. Tính chung cả năm 2007, CPI ước khoảng trên 10,5- 11%, phần nào phản ánh tốc độ trượt giá và lạm phát của năm nay.   Theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê, tính đến cuối tháng 10/2007, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên đến hơn 9.34% so với cùng kỳ năm trước, và khoảng 8,12% so với đầu năm. Bảng 1 cập nhất diễn biến tăng giá trong thời gian vừa qua. Bảng 1: Tình hình tăng giá đến cuối tháng 10/2007 Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%) Tháng 10/07 so với 8/06 Tổng chi dùng 100.00 109.34 01 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 42.85 113.94 011 Trong đó: 1. Lương thực 9.86 115.98 012 2. Thực phẩm 25.20 114.19 02 Đồ uống và thuốc lá 4.56 105.75 03 May mặc, mũ nón, giầy dép 7.21 105.82 04 Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD 9.99 111.72 05 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.62 105.90 06 Thuốc và dịch vụ y tế 5.42 106.46 07 Giao thông, bưu chính viễn thông 9.04 102.33 08 Giáo dục 5.41 102.02 09 Văn hoá, giải trí và du lịch 3.59 102.05 10 Hàng hoá và dịch vụ khác 3.31 108.08 Nguồn: mức tăng giá từ Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 29/10/2007, quyền số từ Nguyễn Văn Công (2006), tr. 65. Từ bảng này, chúng ta thấy mức tăng CPI bắt nguồn chủ yếu từ việc gia tăng giá lương thực và thực phẩm. Đây là nguyên nhân giải thích tới hơn 60% trong tổng mức tăng CPI. Kế đó là sự gia tăng của nhóm nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng, đóng góp 12%. Các nhóm mặt hàng khác có mức tăng trung bình khoảng 5-6%, và do tỷ trọng trong tổng tiêu dùng nhỏ (dưới 10%) nên mức đóng góp của mỗi nhóm chỉ khoảng trên dưới 3%. Nhưng nhìn chung, mặt bằng giá của tất cả các mặt hàng đều tăng khoảng 5%, ngoài hai nhóm đề cập đầu tiên là tăng hơn 10%. Người tiêu dùng đang phải vật lộn với giá cả ngày một gia tăng. Xăng dầu là một trong những mặt hàng có sự tăng giá do được "giải phóng" khỏi sự kiểm soát của Nhà nước. Giá cả nhiều mặt hàng tăng lên, trong đó có thực phẩm. Bảng 2: Chỉ số lạm phát tiêu dùng và chỉ số lạm phát cơ bản 2006 2007 2007(quý 3) 2007(quý 4) 02-2008 Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng ( Headline Inflation ) Việt Nam 7.4 8.3 8.6 10.7 15.7 Đóng góp của tăng giá lương thực vào CPI 3.7 4.8 5.1 6.7 10.8 Trung Quốc 1.5 4.8 6.2 6.7 8.7 Thái Lan 4.6 2.2 1.6 2.9 5.4 Phi-lip-pin 6.2 2.8 2.5 3.3 5.4 Chỉ số lạm phát “cơ bản”( “Core” Inflation ) Trung Quốc 0.8 0.9 0.8 1 1.1 Thái Lan 2.3 1 0.7 1.1 1.5 Phi-lip-pin 5.6 0 2.8 2.4 4 Nguồn: East Asia & Pacific Update (4-2008) Bảng 2 chỉ ra rằng, gia tăng lạm phát trong thời gian gần đây chủ yếu do tăng giá lương thực theo diễn biến chung trên thế giới. Nguyên nhân làm cho lạm phát ở Việt Nam cao hơn nước ngoài là do chế độ tỷ giá bất lợi làm cho Việt Nam phải nhập khẩu lạm phát giá lương thực tính theo USD, và làm khuếch đại mức tăng giá cả lương thực tương đối so với các nước khác. Những tháng đầu năm 2008, mức lạm phát của Việt Nam đã tăng đến 25,2% trong tháng 5, cao nhất kể từ năm 1992, tạo ra thách thức cho chính phủ khi họ cố gắng kìm chế nền kinh tế đang phát triển quá nóng. Mức tăng giá, ở tháng tư là 21%, vì mức tăng 67,8% của giá gạo – nông sản chủ yếu chịu trách nhiệm cho sự tăng gía 42,8% của hàng hoá và dịch vụ khi chúng ta tinh toán mức lạm phát. Chi phí xây dựng và tiền thuê nhà cũng tăng 22,9% so với năm ngoái. Đến tháng bảy, tỷ lệ lạm phát lại một lần nữa tăng lên tới 27%, chính phủ cho hay, khi giá thực phẩm và nhiên liệu đã kìm hãm nền kinh tế nơi mà Việt Nam hiện nay đang phải đối phó với trận chiến chống lạm phát tàn khốc nhất vùng Á Châu. Con số lạm phát này chỉ cao hơn tháng 6 chút đỉnh (26,8%), nhưng người ta tiên đoán con số này trong thực tế sẽ cao hơn rất nhiều trong tương lai gần, sau khi nhà nước Việt Nam quyết định tăng đột xuất giá xăng dầu hơn 30% và chấm dứt phụ cấp xăng dầu cho một số doanh nghiệp nhà nước. Giá xăng có thời điểm đã lên mức 19.000đ/lít vào ngày 21/7/2008, đã lập tức gây xáo trộn trong sinh hoạt trực tiếp của người dân. Chỉ nội trong tháng 7, giá thực phẩm tăng 44,7%, trong lúc giá lương thực chủ yếu và ngũ cốc tăng 72,7%. Giá nhà và vật liệu xây dựng tăng 24,9%, giá áo quần và giày dép tăng 10,9%, giá khám chữa bệnh và tiền thuốc men tăng 9,5% trong tháng. Lần đầu tiên trong 7 tháng, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 21,28%. Nhưng trái ngược với dự đoán của các chuyên gia kinh tế về sự suy giảm của nền kinh tế thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước trong tháng 10 đã giảm 0,19% so với tháng 9, đưa chỉ số CPI 10 tháng qua tăng ở mức 21,64% so với tháng 12-2007 và tăng 23,15% so với cùng kỳ năm 2007.Sở dĩ CPI tháng 10 giảm là do 3 nhóm hàng hóa chiếm trọng số lớn nhất trong rổ hàng hóa chung giảm rõ rệt. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (bao gồm lương thực, thực phẩm) đã giảm 0,42%; hai nhóm còn lại tiếp tục đà giảm của tháng 9: nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm mạnh với mức giảm 1,08%, nhóm phương tiện đi lại và bưu điện giảm 0,94%. Điểm nổi bật trong CPI tháng 10 đó là mức giảm giá đáng kể của mặt hàng xăng dầu và lương thực. Trong tháng 10, mặt hàng xăng dầu đã được điều chỉnh giảm với mức giảm tổng cộng là 1.500 đồng/lít cũng đã tác động không nhỏ tới CPI tháng 10. Đến đầu tháng 11, giá xăng tiếp tục giảm đứng ở mức 14.000đ/lít. Nền kinh tế tuy chưa có động thái gì lớn nhưng đã có dấu hiệu hạ nhiệt Trong 10 nhóm hàng hóa để tính CPI thì nhóm lương thực đã chiếm tỉ trọng gần 43% nên khi giá lương thực giảm thì sức ép lên CPI được giải toả rất nhiều. Trước đó, CPI tháng 9 đã giảm tốc mạnh và chỉ tăng 0,18%, CPI tháng 8 tăng 1,56%, CPI tháng 7 tăng 1,13%, CPI tháng 6 tăng 2,14% và CPI tháng 5 tăng 3,91%. Theo sự đánh giá của ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát tình hình lạm phát cũng như sự suy yếu dự kiến về nhu cầu bên ngoài sẽ khiến tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại ở mức 7% trong năm 2008 và dự kiến tăng trở lại mức 8,1% vào năm 2009. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam phục hồi đà tăng trưởng vào năm 2009, với mức tăng GDP dự kiến đạt 8,1%, tăng trưởng xuất khẩu vươn lên mức 23,5% và tỉ lệ lạm phát sẽ giảm dần xuống còn 10,2% nếu tính bình quân giai đoạn và 7,6% tính theo chỉ số cuối kỳ. 4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam tăng nhanh trong 2 năm 2007- 2008. Phần trước, chúng ta đã đề cập đến nguyên nhân lạm phát nói chung, bây giờ ta xét trong thời điểm cụ thể và ở quốc gia cụ thể. Lạm phát ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân và ý kiến khác nhau. Lạm phát như biểu hiện vừa qua có nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã tồn tích từ nhiều năm nhưng chậm được xử lý, khắc phục, đến thời điểm nền kinh tế chịu những tác động bất lợi từ kinh tế thế giới ( giá năng lượng tăng cao, kinh tế thế giới suy giảm...) cộng hưởng với tác động bất lợi kinh tế trong nước( thiên tai dồn dập cuối năm 2007, đầu 2008, tập trung vào những vùng trọng điểm khó khăn, dịch bệnh kéo dài trên diện rộng ) thì lạm phát mới bộc lộ. Những nguyên nhân chủ yếu là: a.Nguyên nhân sâu xa: -Trình độ phát triển, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh chưa cao. Theo xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới năm 2007, nước ta ở nhóm trung bình thấp về sức cạnh tranh trong số 131 quốc gia được đánh giá, vị trí 68/131 ( Trung Quốc đứng thứ 34, Xin-ga-po:7 , Thái Lan: 28 ), trong khi độ mở của nền kinh tế lớn xét về cả đầu ra – kim ngạch xuất nhập khẩu tính trên GDP bằng 150% ( Trung Quốc là 63% ). Vì vậy, nền kinh tế dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới có những biến động bất lợi về giá cả, cung cầu, tăng trưởng kinh tế -Chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Cơ cấu kinh tế chậm cải thiện; công nghiệp khai thác tài nguyên và gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, phần lớn vật tư, nguyên liệu trung gian cho sản xuất phải nhập khẩu; giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp thấp. -Chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm dẫn đến tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán gây sức ép lạm phát lên nền kinh tế -Chính sách tài chính nới lỏng trong nhiều năm, lấy tăng đầu tư là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ( tổng vốn đầu tư xã hội trên GDP các năm 2000-2005 ở mức bình quân 37,5% GDP, năm 2006 và 2007 khoảng 40% GDP ) chưa đi liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư. Tình trạng đầu tư dàn trải, nhiều công trình dở dang, chậm đưa vào khai thác, sử dụng, kém hiệu quả khá phổ biến và kéo dài nhiều năm ở cả trung ương lẫn địa phương nhưng chậm được khắc phục. Hệ số ICOR của nền kinh tế cao: chỉ số ICOR của nước ta trong giai đoạn: 2001-2006 khoảng 4,4 (của Trung Quốc giai đoạn này là 4,0; của một số nước khu vực ASEAN: Thái lan,Xin-ga-po...là 3-3,5 ). Điều đó thể hiện các chi phí đầu vào ( cả chi phí trực tiếp và chi phí trung gian ) để đầu tư cao nhưng hiệu quả đầu tư kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Tỷ trọng chi phí nguyên nhiên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm lớn, ví dụ: chi phí tiêu thụ điện để sản xuất ra 1 USD GDP của nước ta: 1,02 kwh, trong khi Thái Lan: 0,761 kwh; Phi-lip-pin: 0,512 kwh; Hồng Kông: 0,22 kwh. Đây là nguyên nhân quan trọng đẩy chi phí thực của nền kinh tế Việt Nam tăng cao hơn các nước. -Nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng cao, thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2000-2007 tăng bình quân trên 20%/ năm (năm 2006: tăng 20,8%; năm 2007: tăng 25,1%; 4 tháng đầu năm 2008: tăng 29,5%); nếu trừ yếu tố tăng giá thì tốc độ tăng vẫn trên 10%/năm; Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, người về hưu, gia đình chính sách. -Năng lực kiểm tra, giám sá, dự báo và cảnh báo, phát hiện và đề xuất các chính sách vĩ mô ( tiền tệ, tài chính, cung cầu ) của các bộ, ngành tổng hơp chậm được tăng cường, không theo kịp tình hình khi nền kinh tế chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ việc hoạch định chính sách còn yếu và chưa đủ độ chuẩn xác. b. Nguyên nhân trực tiếp: -Nửa cuối năm 2007 đầu năm 2008, gía dầu thô, nguyên liệu cơ bản, lương thực thực phẩm thiết yếu tăng cao (4 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007, gía xăng dầu thế giới đã tăng 51,24%, phôi thép tăng 43%, phân bón tăng 67%, giá ngô tăng 31%, đậu tương tương 87%, lúa mì tăng 130%...), trong khi đó 70% nhập khẩu của Việt Nam là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước; nhiều mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao như: xăng dầu ( 100% ), phôi thép (65% - 70% ), nguyên liệu sẩn xuất thuốc ( 60% )..., phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới. Sự nhập khẩu lạm phát từ kênh nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế là khá rõ trong 2 năm qua. - Lượng ngoại tệ tăng mạnh cũng đã góp phần đẩy lạm phát lên cao. Lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào VN năm nay lên tới con số kỷ lục 15 tỷ USD, tương đương 25% GDP của năm 2006. Điều này khiến cho tất cả dấu hiệu “bội thực” ngoại tệ hiển hiện rõ nét trên nền bức tranh kinh tế VN: bùng nổ tiêu dùng và xây dựng, đầu tư đất đai và chứng khoán... Ước tính dự trữ ngoại tệ của VN năm nay lên tới gần 20 tỷ USD, cao hơn 9 tỷ USD so với năm 2006. Trong khi vài năm trước, chỉ vài chục tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước bỏ ra mua ngoại tệ cũng đã đủ làm “khuynh đảo” thị trường tiền tệ trong nước. Dấu hiệu của nền kinh tế "bội thực" ngoại tệ Ngoại tệ tăng mạnh đẩy lạm phát lên cao -Dòng vốn nước ngoài qua đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào Việt Nam cao hơn những năm trước đây, trong khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa tốt, đã gây sức ép tăng tổng phương tiện thanh toán và làm biến động tỷ giá hối đoái. Việc gia tăng dư nợ của các tổ chức tín dụng cũng là nguyên nhân làm tăng lượng tiền cung ứng. Việc chống đầu cơ, đồng thời tháo gỡ vướng mắc cho sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản còn chưa có hiệu quả nên giá cả bất động sản, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã ở mức quá cao, vượt xa hơn nhiều giá trị thực gây cản trở phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, phát triển công nghiệp và góp phần tăng thêm tình hình lạm phát. -Gía một số hàng hóa dich vụ được duy trì ở mức “bao cấp”, thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài, nhất là các vật tư hàng hóa là đầu vào của nền kinh tế ( so với giá thành, giá bán điện sinh hoạt 100Kw đầu tiên bằng 64,21%; giá bán dầu đi-ê-zen bằng khoảng 76%, than cho sản xuất điện bằng 52% - 56%; than cho sản xuất xi – măng, phân bón, giấy bằng khoảng 64% -82%...); nhiều loại có giá thấp hơn các nước ( giá điện bằng 62% của Thái Lan, 40% của Xin-ga-po, 30% của Phi-lip-pin; gía dầu đi-ê-zen bằng 82% của Xin-ga-po, 91% của In-đô-nê-xi-a, 85% của Lào, Cam-pu-chia...). Do vậy, khi giá thị trường thế giới tăng cao, đòi hỏi phải điều chỉnh giá trong nước, để thực hiện lộ trình giá thị trường thì mức độ điều chỉnh lại lớn đã tác động manh tính dây chuyền đến giá cả hàng hóa dịch vụ khác. -Tính liên kết giữa sản xuất lưu thông và thị trường lỏng lẻo; hạ tầng thương mại chưa phát triển, hệ thống phân phối yếu kém,nhiều tầng nấc khó kiểm soát. Yếu tố tâm lý, sự kỳ vọng lạm phát đã tác động mạnh đến thị trường, gây tác động tăng giá dây chuyền. -Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp gây thiệt hại về đàn gia súc, gia cầm, rau màu... làm giảm nguồn cung, gây tăng giá. -Công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích tình hình không kịp thời, nhất là trong những trường hợp ban hành các chính sách, giải pháp mới có tính nhạy cảm, ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và nhà đầu tư, gây tâm lý lo lắng trong xã hội. III. Các giải pháp hạn chế lạm phát ở nước ta hiện nay 1. Những bài học về kiềm chế lạm phát ở Trung Quốc Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ trung quốc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả về tiền tệ, thị trường, sản xuất...Báo cáo tại kỳ họp quốc hội trung quốc này 5/3/2008, thủ Tướng Ôn Gia Bảo đưa ra các nhóm giải pháp cấp bách để kiềm chế lạm phát Một là, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nhất là sản xuất các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, dầu thực vật, thịt... Hai là, kiểm soát chặt chẽ ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là lương thực - thực phẩm. Ba là, đẩy mạnh và kiện toàn hệ thống dự trữ, điều tiết xuất nhập khẩu, bình ổn giá thị trường trong nước. Bốn là, thực hiện tốt khâu quản lý và điều tiết, điều hành giá cả, ngăn chặn tình trạng đua nhau tăng giá. Năm là, giám sát việc thu phí và lệ phí giáo dục, y tế, giá cả mặt hàng dược phẩm và nguyên nhiên vật liệu phục vụ nông nghiệp... kiên quyết xử lý các trường hợp liên kết đầu cơ trục lợi. Sáu là, hoàn thiện và thực hiện các biện pháp trợ cấp đối với người có thu nhập thấp. Bảy là, ngăn chặn kịp thời tình trạng giá cả nguyên nhiên vật liệu leo thang. Tám là, kiên trì thực hiện “chế độ trách nhiệm bao gạo” đối với tỉnh trưởng và “chế độ trách nhiệm rổ rau” đối với thị trưởng. Như vậy, biện pháp thắt chặt tiền tệ phải được tiến hành có liều lượng, có lộ trình và đồng thời với quản lý thị trường, quản lý giá cả, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và hỗ trợ người dân có thu nhập thấp. Song đối với Việt Nam thì dường như nghiêng quá nhiều về tiền tệ. Thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh rơi vào tình trạng khó khăn,hiệu quả thấp... có thể dẫn đến tăng trưởng chậm và trì trệ, nạn thất nghiệp gia tăng. Nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường chứng khoán...Tất cả những điều đó đều cần được quan tâm và tìm biện pháp để phục hồi! Kinh nghiệm của Trung Quốc, một số nước khác trong khu vực nền được tham khảo tích cực trong xử lý các bài toán về điều hành nền kinh tế vĩ mô hiện nay. 2. Giải pháp chống lạm phát ở nước ta 2.1. Những giải pháp cơ bản Căn cứ vào thực tế thực thi và các giải pháp chống lạm phát, chúng ta có thể kể đến một số giải pháp chủ yếu sau: a. Giải pháp đầu tiên: Là Đảng cần nâng cao nhận thức chính trị, nhận thức kinh tế cán bộ, Đảng viên theo hướng đổi mới. Không được trang bị tư duy mới, kiến thức mới thì cán bộ không thể thực hiện được những yêu cầu đổi mới trên mọi lĩnh vực. Đồng thời nhà nước phải vững mạnh chuyên chính vô sản, lập lại trật tự kỷ cương xã hội, giữ vững phép nước phải kiên quyết thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống Đảng và các cơ quan nhà nước, đấu tranh không khoan nhượng, xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi, những tư tưởng cục bộ địa phương đang làm trì trệ, tê liệt những chủ trương chính sách của nhà nước. Để làm việc này, nhà nước cần ban hành những đạo luật chung về kinh tế, các đạo luật cụ thể về giá cả, lao động, tài chính, ngân hàng... làm cơ sở thống nhất cho việc thi hành trong cả nước đồng thời phải đề cao chức năng thoái soát kiểm kê của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội. b. Các biện pháp về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng trong việc chống lạm phát. "Kiên quyết đẩy lùi và khống chế lạm phát, ổn định về tăng cường nền tài chính, tiền tệ, tạo môi trường cho sản xuất hàng hoá phát triển có hiệu quả" Như vậy, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát với việc thi hành các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, xây dựng một nền tài chính lành mạnh. Nghị quyết TW II còn vạch rõ: + Xoá bao cấp qua tín dụng + Đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối, hạ cơn sốt ngoại tệ + Đổi mới cơ cấu và phương thức cân đối ngân sách + Cải tiến việc phân cấp quản lý ngân sách. + Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, giáo dục việc thực hiện các giải pháp này không nằm ngoài nội dung hoàn thiện chính sách lãi suất. Giảm hoặc rút bớt về một khối lượng tuyệt đối giấy bạc để thực hiênj biện pháp này, thông thường chính phủ và ngân hàng sử dụng các hình thức thu hút vốn vào quỹ ngân hàng như sau: + Khuyến khích vào mở rộng tiền vốn ngân hàng (bao gồm cả gửi tiết kiệm của nhân dân bằng cách nâng cao mức lãi suất gửi tiết kiệm vào ngân hàng trên mức lạm phát, với sự sụt giá đồng bảng và chính sách bảo vệ bảo hiểm giá trị đồng vốn gửi vào ngân hàng. + Phát hành công trái,trái phiếu và xổ số kiến thiết với quy mô mở rộng và bâừng những biện pháp hành chính cưỡng bức với người sản xuất, kinh doanh trong việc mua công phiếu trái phiếu hoặc bằng những chế độ thưởng hiện vật và giải cao, phòng giúp kích khích. +Thu hẹp khả năng thanh toán cuối cùng các hối phiếu hoặc kỳ phiếu thương mại đối với ngân hàng thương mại thông qua việc hạn chế chiết khấu và các chiết khấuvà nâng cao tỷ lệ quỹ vốn lao động. + ấn định giá hối đoái, hợp lý đồng bạc quốc gia theo chế độ 1 giá hối đoái và thực hiện nghiêm ngặt điều kiện quản lý ngoại hối, biện pháp này cho phép ngân hàng nhà nước thu về một khối lượng tiền tệ đáng kể trênthị trưởng tăng thu nhập ngân sách, đó là một cách để thấy và bù đắp một phần thiếu hụt cán cân thu chi ngân sách. + Hạn chế và thu hẹp tín dụng ngân hàng nói chung, nhất là tín dụng do hoạt động thương mại thuần tuý,, hối đoái trong điều kiện sản xuấtnhất là sản xuất hàng tiêu dùng bị đình đốn. Song có thể gia tăng khối lượng tiêu dùng ngắn hạn hướng vào sản xuất hàng tiều dùng thiết yếu bằng số ngoại tệ thu được qua xuất khẩu, cung ứng dịch vụđối ngoại hoặc vay nợ, viện trợ. -Với biện phát này có thể giảm đi một khối lượng tiền tệ đáng kể do việc buôn bán vòng vèo ăn chênh lệch giá và bấy lâu nay không sao kiểm soát nổi. Mặt khác do hướng tín dụng ngân hàng có lựa chọn và chú trọng tính hiệu quả của nó có thể tạo ra được một khối lượng hàng hoá nhất định bán và thu tiền về, đồng thời giảm đi một khối lượng đáng kể số tiền sẽ chi cho các kỳ phiếu thương mại giữa ngân hàng và khách hàng cũng như các hoạt động tái chiết khấu và tín dụng cuối cùng của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. - Để hạn chế và điều hoà tín dụng, ngân hàng TW thường sử dụng các biện pháp: Tăng hay giảm lãi suất để giảm hay tăng khối lượng tín dụng, nghĩa là đối với công cụ lãi suất này sẽ khuyến khích hoặc hạn chế ai trong hoạt động kinh doanh, thực hiện mua hay bán các chứng khoán tại thị trường bỏ ngỏ. c. Nhà nước thực hiện thả nổi giá cả hầu hết trên các mặt hàng, giờ đây giá cả của hàng hoá do thị trường định đoạt. Nhà nước chỉ dừng lại ở mức quy định một ít mặt hàng treo giá của nhà nước đưa ra. Từ năm 1989 giá cả hầu hết các hàng hoá đựơc thị trường xác định, đến nay nhà nước chỉ còn xác định giá cước tải liên lạc, giá năng lượng, xăng dầu. Một số mặt hàng quan trọng nhà nước can thiệp bằng các biện pháp kinh tế tích cực. Chẳng hạn giá gạo hạ thấp, nhà nước bỏ tiền ra mua với giá gạo cao hơn thị trường tự do để giữ vững và khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Giá vàng lên cao, ngân hàng nhà nước bán vàng ra thị trường với mức giá thấp hơn để kéo vàng hạ xuống. Với giải pháp này nhà nước đã xóa bỏ tình trạng ngân sách phải bao cấp cho các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thông qua hệ thống giá thấp. Do trực tiếp chịu sự quy định của quan hệ cung cầu, của người sản xuất 2耀 người tiêu dùng... là chức năng điều tiết giá cả do thị trường đảm nhận đã được khôi phục trở lại. Trên thị trường giá cả đã có sự co giãn lên xuống và thực sự trở thành tấm gương phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Giá cả trở thành mệnh lệnh của thị trường và nó cũng rất khắc nghiệt. Đồng thời giá cả có tác động đến nhu cầu, làm cho nhu cầu được điều chỉnh tốt hơn theo hướng đa dạng, tiết kiệm... Mọi người tiêu dùng đã tính toán được các khoản chi tiêu k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6222.doc
Tài liệu liên quan