Đề tài Lạm phát và hậu quả của lạm phát

 Đấu tranh với tệ nạn tham nhũng. Đối với Việt Nam có thể nói, tham nhũng và lạm phát có quan hệ qua lại trực tiếp và chặt chẽ với nhau. Tham nhũng làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước gia tăng. Có thể nói tham nhũng làm tăng các xung lực lạm phát và làm trầm trọng thêm các hậu quả của lạm phát, làm giảm những những chính sách chống lạm phát của chính phủ. Vì thế chính sách chống lạm phát triệt để trong nhất thiết cần phải bao hàm nội dung chống tham nhũng .

ã Cuối cùng, giải quyết các vấn đề về nhân lực và xã hội vừa là yêu cầu nội dung, vừa là điều kiện cần thiết hàng đầu để đảm bảo sự thành công của chính sách chống lạm phát.

 Mặc dù các biện pháp trên đã được thực hiện vào trong thực tế trong thời gian qua, nhưng chính thực tiễn đã chứng minh một điều rằng: các biện pháp để thực hiện những chính sách đó chưa đủ mạnh và chưa thích ứng kịp thời với tình hình thực tiễn luôn vận động và biến đổi. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đòi hỏi các biện pháp trên phải được đề ra một cách kịp thời và đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát trển kinh tế xã hội.

 

doc10 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lạm phát và hậu quả của lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Lạm phát, dường như đó là căn bệnh trung của nền kinh tế thị trường. Nói đến lạm phát ta có thể hình dung ra ngay sự suy thoái của nền kinh tế, dù có thể ta chưa hiểu rõ về khái niệm này. Tác hại của lạm phát gây ra thật khôn lường như chúng ta đã được chứng kiến trong thời gian vừa qua ở nước ta, bằng chứng là chúng ta đã phải đổi mới một loạt cơ chế chính sách, thực hiện những cải cách thị trường. Chính vì muốn tìm hiểu được vấn đề này rõ hơn, em đã chọn cho mình đề tài “Lạm phát và hậu quả của lạm phát”. Với kiến thức hạn chế của môn học bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo - người đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. phần nội dung chính I. Lạm phát 1. Khái niệm Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, là tình trạng khối lượng tiền giấy tràn đầy các kênh lưu thông tiền tệ vượt quá các nhu cầu kinh tế được biểu hiện ở sự mất giá của tiền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ lại biểu hiện rõ rệt nhất ai cũng thấy được là sự tăng giá bình quân của tất cả mọi thứ hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và mọi chi phí đều tăng tuy nhiên với một tốc độ và tỉ lệ không đều nhưng nói chung mọi thứ đều tăng giá. Như vậy, đặc tính cơ bản chung về lạm phát là hiện tượng giá cả chung tăng lên và giá trị, đúng hơn là sức mua thực tế của đồng tiền giảm xuống. 2. Các mức lạm phát Lạm phát vừa phải: Là loại lạm phát xảy ra với tốc độ gia tăng giá cả chậm, chỉ ở mức một con số hay dưới 10%/năm. Đây là loại lạm phát phổ biến và tồn tại gần như thường xuyên, một “căn bệnh khinh niên” cố hữu và đặc trưng ở hầu hết các nền khinh tế thị trường trên thế giới. Lạm phát phi mã: Được nhận dạng khi mức tăng giá cả đạt tới “ngưỡng” thường là từ 2 đến 3 con số (20%, 100%, 200%) một năm. Siêu lạm phát: Hiện tượng cực hiếm chỉ xảy ra vào thời kỳ chiến tranh hay chuyển đổi cơ chế kinh tế, khi đó tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định. Đã từng có những siêu lạm phát mà tốc độ mất giá của tiền cũng như tăng giá hàng năm tới 8-10 chữ số không trong một năm. 3. Đo lường lạm phát. Người ta cân nhắc từng mặt hàng theo tầm quan trọng kinh tế của nó. Tầm quan trọng kinh tế của mỗi mặt hàng được tính bằng phần của tổng số chi tiêu cho tiêu dùng dành cho mặt hàng đó trong kỳ tính toán: Ví dụ: t = năm tính toán CPIt = giá trị của CPI trong năm t Pt gạo = giá gạo trong năm t Pt thực phẩm = giá thực phẩm trong năm t Po gạo = giá gạo trong năm gốc. Phần của gạo = % dành cho gạo trong tổng số chi tiêu dùng của thời kỳ lạm phát. CPI t = x 100 x % của gạo Ngoài chỉ số giá trị tiêu dùng là chỉ số sử dụng phổ biến nhất, còn hai chỉ số khác có thể sử dụng được, đó là chỉ số giá cả sản xuất và chỉ số giảm lạm phát GNP. Chỉ số giá cả sản xuất ( PPI – Production Price Index) là chỉ số giá bán buôn bán. PPI được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên, chỉ số này rất có ích, và nó được tính chi tiết sát với những thay đổi của thực tế. Chỉ số giảm lạm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP. Tỉ số này được áp dụng bằng tỉ lệ GNP danh nghĩa và GDP thực tế. Chỉ số này cũng có ích, vì nó bao gồm giá tất cả các lọai hàng hoá và dịch vụ trong GNP, do nó đầy đủ và toàn diện hơn CPI. II. hậu quả của lạm phát. Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, làm thây đổi mức độ và hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại thu nhập và của cải xã hội. Tác hại của lạm phát tỉ lệ thuận với tốc độ lạm phát với mức độ tiến không thể dự báo trước và vượt ra khỏi khả năng điều tiết, kiềm chế của chính phủ. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát là những tai họa khủng khiếp cho đời sống kinh tế – xã hội của một nước. Nhìn chung lạm phát có hậu quả sau: Lạm phát làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường, làm cho toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là các hoạt động kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. Bản thân vai trò điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm, do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ tăng lạm phát thời kì phi mã hoặc siêu lạm phát. Làm suy yếu thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng. Lạm phát thường tạo ra tình huống lãi suất thực tế âm, khiến tiết kiệm giảm sút và chuyển hướng sản xuất. Bởi vậy, lạm phát thường đi kèm suy thoái kinh tế. Lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi đầu tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lí về lợi nhuận. Lạm phát kiềm hãm các đầu tư dài hạn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kích thích đầu tư ngắn hạn thường là là các tài sản mang lại lãi vốn, có tính đầu cơ, gây ra tình trạng khan hiếm không bình thường. Lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chi phí dịch vụ nợ nuớc ngoài tính bằng ngọai tệ của cả các doanh nghiệp lẫn chính phủ, do lạm phát thường kéo theo những điều chỉnh nâng tỉ giá và lãi suất đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm phát (đồng thời, có trường hợp chính sự điều chỉnh phá giá bản tệ là nguồn gốc trực tiếp làm gia tăng lạm phát do áp lực chi phí đẩy đối với hàng hoá, vật tư nhập ngoại và tăng cầu đối sản phẩm nội địa và sự tương tác qua lại giữa chúng nếu vượt quá khả năng kiểm soát của chính phủ, sẽ tạo ra vòng xoáy bất tận: phá giá- lạm phát - phá giá .. tàn phá nền kinh tế và đời sống kinh tế - xã hôị của quốc gia.) Việc phân phối thu nhập thường kém đồng đều trong các thời kì lạm phát. Một số người lắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột biến trở nên giàu có nhanh chóng, và ngược lại, những người có hàng hoá, tài sản mà giá cả không tăng hoặc tăng chậm bị nghèo đi, mức lương thực tế cũng sụt giảm làm tổn hại đến mức sống thực tế của người có mức thu nhập thấp và cố định. Phúc lợi xã hội dành cho tầng lớp nghèo trong xã hội cũng bị suy giảm rõ rệt, thậm chí đổ vỡ, mất tác dụng. Sự mất ổn định của giá cả và tiền tệ còn là môi trường kinh doanh trong nước xấu đi, khiến dòng đầu tư nước ngoài đầu tư chậm lại, đi đôi với điều này là sự ra đi của những dòng vốn trong nước. Lạm phát kéo theo giá cả hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, hạn chế những hàng hoá, vật tư cần thiết. Lạm phát cao (thường trên 40%) luôn gắn với thâm hụt tài chính lớn và thâm hụt đó trở nên nặng nề hơn, nhất là thâm hụt ngân sách II. Việt nam khắc phục hậu quả lạm phát trong thời gian qua. qúa khứ kéo dài của cơ chế quản lí hành chính quan liêu can thiệp trực tiếp vào đời sống kinh tế xã hội, kéo theo nó là cơ chế bao cấp, bù lỗ qua ngân sách nhà nước, coi nhẹ hiệu quả kinh tế, chạy theo các mục tiêu chính trị của các hoạt động sản xuất xã hội, cùng với các cơ chế khác như cơ chế bình quân chủ nghĩa làm triệt tiêu động lực phát triển là các lợi ích kinh tế cá nhân, cơ chế nhà nước độc quyền cạnh tranh, dân chủ, hợp lực của tất cả đã tạo ra cơ chế làm tăng chi phí sản xuất và phi sản xuất, tạo ra tình trạng khan hiếm phổ biến – mảnh đất màu mỡ cho quá trình tích tụ liên tục những xung lực lạm phát, chuyển hoá dần chúng từ lạm phát ngầm, bị đè nén sang lạm phát mở và bùng phát thành lạm phát phi mã, siêu lạm phát trong suốt thời gian chuyển đổi nền kinh tế của đất nước. Như chúng ta đã biết, trong hai thập kỉ vừa qua chúng ta đã rơi vào tình trạng siêu lạm phát làm cho nền kinh tế suy giảm trầm trọng. Chúng ta đã phải đổi tiền sau cuộc khủng hoảng đó. Nhưng với sự nhất quán của đảng và nhà nước ta trong việc từng bứơc thay thế cơ chế quản lí cũ bằng cơ chế quản lí mới. Đến nay, đã hình thành bước đầu những đường nét của nền kinh tế vận hành theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lí của nhà nước. Thực tế đã chứng tỏ đầy thuyết phục sự đúng đắn của việc lựa chọn những phương hướng và giải pháp chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991- 1995: đưa ra mục tiêu chống lạm phát lên vị trí hàng đầu và gắn liền với hệ thống quản lí, thi hành chính sách giá cả thị trường, chính sách tiền tệ tín dụng chặt chẽ, đổi mới hệ thống ngân hàng, phát triển kinh tế đối ngoại, hoàn thiện cơ chế khoán hộ gai đình trong nông nghiệp, khuyến khích khu vực phi nhà nước Nhờ đó mà lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, Việt Nam đã đạt và vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991-1995. Lạm phát đưục kiềm chế, giá trị đồng tiền được ổn định, củng cố kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện làm tăng lòng tin của nhân dân trong nước và thế giới vào con đường mà Việt Nam lựa chọn cho mình. Có thể nói cho đến nay Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì mới: ổn định và phát triển. Tuy nhiên cần chỉ ra rằng, dù đã làm được nhiều việc và đã thu được thành tích đáng kích lệ, song chúng ta vãn còn nhiều việc phải làm trong tương lai. Trong thời gian tới, cùng với sự tiếp tục quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, lạm phát nước ta vẫn tiếp tục mang tính chất đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi. Động thái lạm phát chịu quy định của nhiều nhân tố liên quan đến quá trình tiếp tục hoàn thiện mô hình, cơ chế của thị trường trong xu hướng mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới. Vì thế trong thời gian qua Đảng và nhà nước ta đã thực hiện kiềm chế lạm phát bằng các biện pháp sau : Sự tham gia đầy đủ của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác của Asean, Apec nói riêng, và quá trình xúc tiến hội nhập với thế giới nói chung trong xu hướng tự do hoá và toàn cầu hoá là một nhân tố bên ngoài mới lạ. Nó làm tăng động lực cạnh tranh và hoàn thiện các yếu tố thị trường, cũng như bổ xung các nguồn vốn, công nghệ, kĩ năng thị trường của nước ngoài trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời tạo ra những cơ hội kinh doanh mới, đa dạng hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Thâm hụt ngân sách nhà nước là nguồn đe dọa thường xuyên và tiềm tàng sự phục hồi lạm phát cao trong tương lai, do mâu thuẫn giữa nhu cầu chi tăng nhanh còn nguồn thu tăng chậm. Để cân bằng ngân sách nhà nước cần phải bịt chặt lỗ hỏng thất thu, thất thoát nhà nước qua mọi hình thức. Hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiện đại và thị trường vốn phát triển sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế cũng như kiềm chế vững chắc lạm phát ở nước ta. Cần chủ động khai thông các nguồn vốn bên ngoài an toàn (FDO, ODA..), đồng thời hạn chế các nguồn vốn kếm an toàn (vay thương mại, chứng khoán) để giảm thiểu các cú sốc tài chính – tiền tệ do sự rút chạy hoặc đình hoãn các dự án có vốn đầu tư bên ngoài. Việc chống đầu cơ và buôn lậu có hiệu quả thực tế cả bằng biện pháp kinh tế và hành chính, phải được coi là mũi nhọn trong các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình mở của đất nước. Đấu tranh với tệ nạn tham nhũng. Đối với Việt Nam có thể nói, tham nhũng và lạm phát có quan hệ qua lại trực tiếp và chặt chẽ với nhau. Tham nhũng làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước gia tăng. Có thể nói tham nhũng làm tăng các xung lực lạm phát và làm trầm trọng thêm các hậu quả của lạm phát, làm giảm những những chính sách chống lạm phát của chính phủ. Vì thế chính sách chống lạm phát triệt để trong nhất thiết cần phải bao hàm nội dung chống tham nhũng . Cuối cùng, giải quyết các vấn đề về nhân lực và xã hội vừa là yêu cầu nội dung, vừa là điều kiện cần thiết hàng đầu để đảm bảo sự thành công của chính sách chống lạm phát. Mặc dù các biện pháp trên đã được thực hiện vào trong thực tế trong thời gian qua, nhưng chính thực tiễn đã chứng minh một điều rằng: các biện pháp để thực hiện những chính sách đó chưa đủ mạnh và chưa thích ứng kịp thời với tình hình thực tiễn luôn vận động và biến đổi. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đòi hỏi các biện pháp trên phải được đề ra một cách kịp thời và đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát trển kinh tế xã hội. IV. các giải pháp đối phó với lạm phát . Chính phủ cần tăng cường những giải pháp tài chính – tiền tệ theo hướng xiết chặt, bao gồm giảm phát hành tiền, thu hẹp tín dụng, nâng tỉ lệ dự chữ bắt buộc, tăng lãi suất, phát hành công trái và khuyến khích gửi tiền tiết kiệm, tăng thu nhập ngân sách, giảm chi tiêu của chính phủ- nhất là chi tiêu phi sản xuất và điều chỉnh quy mô, tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng thu hẹp và chậm hơn,tăng thu hồi nợ, chống thất thóat và lãng phí chi ngân sách. Trong những trường hợp nhất định, chính phủ có thể tung vàng và ngoại tệ trong lưu thông và ổn định giá bản tệ Tuy nhiên, không nhất thiết phải áp dụng cùng một lúc tất cả các giải pháp trên, mà tuỳ thuộc vào những nguyên nhân cụ thể trực tiếp làm tăng cầu gây ra để triển khai những giải pháp cụ thể nhằm loại trừ chúng. Đồng thời, cũng cần chú ý đến tính chất đồng bộ của các giải pháp kiềm chế tổng cầu nếu không sẽ dễ gây tình trạng trung hoà, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Các tác dụng giảm cầu kiềm chế lạm phát của những chính sách nhà nước hiện hành. Đặc biệt, khi lạm phát sảy ra do đồng thời nhiều nguyên nhân và đi kèm với suy thoái kinh tế, thì nhiệm vụ đối phó với lạm phát sẽ rất phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều, bởi lẽ, nhiều khi những giải pháp chống lạm phát và những giải pháp chống suy thoái tác động ngược chiều nhau. Thành thử, khi đó phải lựa chọn mục tiêu: ưu tiên chống lạm phát trước, chống suy thoái sau hay ngược lạiQuyết định đưa ra sẽ phải căn cứ vào những nguyên nhân cụ thể gây ra lạm phát và gây ra suy thoái, từ đó mới có thể tìm ra những điểm tựa, nút thắt để giải quyết các vấn đề đặt ra. phần kết luận Lạm phát là phạm trù kinh tế tổng hợp và là thuộc tính vốn có của nền kinh tế thị trường. Tốc độ lạm phát phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong mỗi giai đoạn và dạng lạm phát cụ thể đều có một hoặc một số nguyên nhân chủ yếu, vấn đề là ta phải biết đối phó với nó. Để kiềm chế lạm phát có hiệu quả thì các giải pháp lựa chọn phải phù hợp với các nguyên nhân cụ thể và chủ yếu gây ra lạm phát, đồng thời phải nằm trong một tổng thể và nhất quán các chính sách kinh tế xã hội đối phó với lạm phát, phải tính đến các các quan hệ kinh tế đối ngoại khu vực và quốc tế sao cho nền kinh tế xã hội có khả năng chịu đựng nổi sự xáo trộn tất yếu trong quá trình chuyển đổi. Tốc độ lạm phát dưới 4%/năm được hầu hết các chuyên gia kinh tế và chính phủ trên thế giới coi là bình thường, thậm chí là cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện nào đó, có thể thông qua lạm phát từ 2- 4%/năm để bỏ ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm, có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư, do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế. Vì thế kiềm chế, điều tiết được mức lạm phát vừa phải, phù hợp và có lợi cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì ở đó lạm phát không còn là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế nữa. Khi đó, lạm phát lại trở thành công cụ điều tiết kinh tế khá đắc dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7118.doc
Tài liệu liên quan