Đề tài Làm rõ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Đối với một số ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam như công nghiệp dầu khí, điện tử, sản xuất ô tô, xe gắn máy, thép, dệt, may, chế biến nông sản thực phẩm, v.v. Theo số liệu thống kê công bố về cơ cấu sản lượng sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp của khu vực FDI năm 2000 về dầu thô khai thác chiếm 100%; ô tô lắp ráp chiếm 100%; năm 2003 chiếm 92,83%; ti vi rắp ráp năm 2000 chiếm 84,44%, năm 2003 chiếm 89,48%; xe máy lắp ráp năm 2000 chiếm 66,75%, năm 2003 chiếm 83,68%.

Những sản phẩm mới có giá trị cao như: Dầu khí, ô tô, xe máy, đồ gia dụng đắt tiền, thiết bị điện tử, viễn thông phần lớn do khu vực FDI sản xuất và đang giữ vai trò quan trọng trong sản xuất hàng xuất khẩu. Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý hơn, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, đồng thời đã hình thành bước đầu hệ thống các khu chế xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Nhìn chung khu vực FDI có nhiều tiềm năng trong các ngành như: khai thác dầu khí và sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao và làm hàng xuất khẩu, v.v.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Làm rõ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. DN100%VNN được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ nhà. * Doanh nghiệp liên doanh (DNLD): Do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. DNLD được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia, với DNLD trong phạm vi phần vốn của mình trong vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận. * Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD): Là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Thời hạn cần thiết cho hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên hợp tác thoả thuận phù hợp với tính chất, mục đích kinh doanh. HĐHTKD phải được các bên có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y. Hình thức này được phổ biến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Ngoài ra còn được áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp gia công và dịch vụ. * Các hình thức BOT, BTO, BT + Hình thức BOT (Building Operate Transfer; Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) Đây là hình thức nhà ĐTNN ký với Chính phủ nước sở tại một hợp đồng để nhà ĐTNN thành lập một công ty BOT (DN100%VNN) xây dựng và vận hành một dự án trong một thời gian đủ để thu hồi vốn và có lãi hợp lý, sau đó bàn giao hoàn toàn dự án cho nước sở tại. Hình thức BOT chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, nhiệt điện và thuỷ điện. v.v… + Hình thức BTO (Building Transfer Operate; Xây dựng-chuyển giao-kinh doanh) Hình thức này giống như BOT, nhưng chỉ khác ở điểm trong hình thức BTO công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nhà nước sở tại, còn lại hình thức BOT thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại rồi chủ đầu tư mới được khai thác. + Hình thức BT (Building Transfer; Xây dựng - chuyển giao) Hình thức này giống BOT ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT Chính phủ cho phép nhà ĐTNN được khai thác tại công trình đó, còn trong hình thức BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà ĐTNN thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Với nền kinh tế có cơ sở hạ tầng yếu kém thì hình thức BOT, BTO, BT rất được nước chủ nhà ưa chuộng vì nước chủ nhà không thể có đủ vốn để xây dựng các hệ thống hạ tầng cho nền kinh tế. Trên thực tế Việt Nam mới chỉ có FDI theo phương thức BOT, hình thức là DN100%VNN. * Các hình thức khác Ngoài các hình thức nên trên, FDI còn được thực hiện dưới các hình thức khác tuỳ theo mục đích và đặc điểm trong yêu cầu tiếp nhận đầu tư, chẳng hạn: công ty cổ phần có vốn ĐTNN, doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp danh, v.v… 2.2. Xét theo khu vực kinh tế đầu tư: Tương ứng với từng khu vực trong nền kinh tế, FDI được phân loại như sau: - FDI đầu tư vào khu vực I - Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản. - FDI đầu tư vào khu vực II - Công nghiệp và Xây dựng. - FDI đầu tư vào khu vực III - Dịch vụ. 2.3. Xét theo vùng kinh tế đầu tư: FDI được phân chia 8 vùng: Vùng Đông Bắc Bộ, vùng Tây Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ. 2.4. Xét theo ngành kinh tế đầu tư: FDI được phân chia theo những ngành kinh tế chủ yếu: Ngành Nông, Lâm nghiệp; ngành Thuỷ sản; ngành Công nghiệp, ngành Xây dựng, ngành Khách sạn - Du lịch, ngành Giao thông vận tải, Bưu điện, ngành Tài chính, Ngân hàng và các ngành Dịch vụ khác. 2.5. Xét theo hiện trạng vốn đầu tư: vốn FDI được phân chia ra: vốn thực hiện vốn pháp định; vốn tăng thêm; vốn giải thể trước thời hạn,… * Vốn thực hiện (VTH): là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư, vốn đầu tư để thực hiện dự án đầu tư, bao gồm vốn pháp định và vốn vay. * Vốn pháp định: vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn ĐTNN là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. Phần vốn góp của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài vào vốn pháp định của DNLD không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không < 30% vốn pháp định, trừ trường hợp do Chính phủ quy định. * Vốn đăng ký (VĐK): là vốn do doanh nghiệp có vốn ĐTNN đăng ký với cơ quan cấp phép đầu tư dự kiến doanh nghiệp có vốn ĐTNN sẽ đầu tư. 3. Một số đặc điểm FDI Về bản chất, FDI là đầu tư của tư nhân nước ngoài với mục đích căn bản là lợi nhuận, nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn và điều hành hoạt động kinh doanh nên họ phải làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nhà đầu tư cùng với việc đưa vốn vào còn đưa cả công nghệ, bí quyết, kỹ năng tiếp thị, quản lý, đào tạo nhân công, v.v... cho nước tiếp nhận vốn. Như vậy, ngoài việc được bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, FDI còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và đào tạo đội ngũ lao động của nước tiếp nhận vốn. Do vậy, FDI có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, nhà ĐTNN trực tiếp bỏ vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, FDI một mặt vẫn bổ sung được nguồn vốn thiếu hụt và tăng khả năng sử dụng các tiềm năng sẵn có của nước tiếp nhận, mặt khác lại không làm tăng gánh nợ nước ngoài của nước tiếp nhận. Thứ hai, các chủ đầu tư thực hiện đầu tư tại nước sở tại nên phải tuân thủ theo các quy định mà pháp luật nước đó đề ra đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Thứ ba, sự phân chia quyền quản lý các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Nếu đóng góp 100% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ ĐTNN điều hành và quản lý. Thứ tư, FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. FDI hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1. Tổng quan chung về tình hình FDI ở Việt Nam Cùng với chính sách đổi mới của đất nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, từ năm 1988-2005, Việt Nam đã thu hút được 7279 dự án FDI, VĐK: 66.244,4 triệu USD, vốn FDI thực hiện: 34.429,8 triệu USD (bằng 51,97% VĐK). Tính đến thời điểm 1/1/2006 số dự án còn hiệu lực là 5.918 dự án, tổng vốn đầu tư là hơn 50.534,6 triệu USD và vốn FDI thực hiện là hơn 26.963,1 triệu USD. * Tổng quan hoạt động FDI theo các giai đoạn - Thời kỳ 1988-1990 là giai đoạn khởi động thu hút FDI : Trong giai đoạn này số dự án cấp mới chưa nhiều, quy mô VĐK bình quân cho một dự án nhỏ, vốn FDI thực hiện chưa có bởi vì các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam; khu công nghiệp và khu chế xuất chưa hình thành. Kết quả đạt được trong thời kỳ 1988-1990: cả nước có 214 dự án, tổng VĐK là 1.602,2 triệu USD,… - Thời kỳ 1991-1996 FDI phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ : Giai đoạn này hoạt động của khu vực FDI tại Việt Nam rất sôi động, cả về số dự án, VĐK, vốn FDI thực hiện và quy mô bình quân 1 dự án, nhưng tỷ lệ giữa vốn FDI thực hiện và VĐK còn chênh lệch khá nhiều, khu công nghiệp và khu chế xuất được hình thành và phát triển mạnh ở phía Nam. Kết quả đạt được trong thời kỳ 1991-1996: cả nước có 1781 dự án (cả cấp mới), tổng VĐK (cấp mới và tăng vốn) là 27.827,1 triệu USD, tổng số vốn FDI thực hiện: 10.064.8 triệu USD. - Giai đoạn 1997-2000 FDI liên tục giảm sút : Trong giai đoạn này hoạt động FDI có xu hướng giảm sút và kéo dài, VĐK và quy mô VĐK bình quân 1 dự án giảm nhanh liên tục, tuy nhiên số vốn FDI thực hiện bình quân 1 dự án tăng gần gấp đôi giai đoạn 1991- 1996. Kết quả đạt được trong thời kỳ 1997-2000: cả nước có 1352 dự án (cả cấp mới), tổng VĐK (cấp mới và tăng vốn) là 16.094,9 triệu USD, tổng số vốn FDI thực hiện: 10.513, triệu USD,… - Giai đoạn 2001 - 2005 FDI phục hồi và phát triển : Trong giai đoạn này FDI có dấu hiệu bắt đầu phục hồi trở lại. Số dự án (đặc biệt dự án tăng vốn) tăng rất nhanh, quy mô VĐK và VTH bình quân 1 dự án giảm dần. Kết quả đạt được trong thời kỳ 2001-2005: cả nước có 3935 dự án (cả cấp mới); tổng VĐK (cấp mới và tăng vốn) là 20.720,2 triệu USD; tổng số vốn FDI thực hiện: 13.852,8 triệu USD. * Cơ cấu FDI theo một số ngành Đối với một số ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam như công nghiệp dầu khí, điện tử, sản xuất ô tô, xe gắn máy, thép, dệt, may, chế biến nông sản thực phẩm, v.v.... Theo số liệu thống kê công bố về cơ cấu sản lượng sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp của khu vực FDI năm 2000 về dầu thô khai thác chiếm 100%; ô tô lắp ráp chiếm 100%; năm 2003 chiếm 92,83%; ti vi rắp ráp năm 2000 chiếm 84,44%, năm 2003 chiếm 89,48%; xe máy lắp ráp năm 2000 chiếm 66,75%, năm 2003 chiếm 83,68%. Những sản phẩm mới có giá trị cao như: Dầu khí, ô tô, xe máy, đồ gia dụng đắt tiền, thiết bị điện tử, viễn thông phần lớn do khu vực FDI sản xuất và đang giữ vai trò quan trọng trong sản xuất hàng xuất khẩu. Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý hơn, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, đồng thời đã hình thành bước đầu hệ thống các khu chế xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Nhìn chung khu vực FDI có nhiều tiềm năng trong các ngành như: khai thác dầu khí và sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao và làm hàng xuất khẩu, v.v... Những ngành dịch vụ: Khách sạn - Du lịch; Giao thông vận tải, Bưu điện; Văn hoá - Y tế - Giáo dục; Tài chính - Ngân hàng, cơ cấu FDI có xu hướng giảm (giai đoạn 1993-2000). Năm 1996, FDI trong các lĩnh vực khách sạn giảm 53%, văn phòng cho thuê giảm 70% và tài chính ngân hàng giảm 44%. Mức giảm còn mạnh hơn vào năm 1997 và đầu năm 1998; trong khi đó các ngành dịch vụ khác có xu hướng tăng, nếu năm 1993 cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ khác chiếm 4,6% thì đến năm 2000 đạt 10,2% tổng vốn của khu vực FDI. Vậy cơ cấu vốn FDI thực hiện đầu tư theo ngành còn mang đậm nét tự phát, tập trung chủ yếu vào những ngành có thể thu được lợi nhuận nhanh như khai thác dầu khí, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, khách sạn, bất động sản, v.v… Trong khi đó chưa có nhiều dự án tập trung đầu tư vào chế biến nông sản và cơ khí chế tạo. * FDI theo nước đầu tư Trong những năm đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài Đài Loan và Hồng Kông luôn là những đối tác hàng đầu FDI vào Việt Nam, sau năm 1993 Nhật Bản, Singapor, Hàn quốc và một số nước ASEAN khác trở thành những nước đầu tư lớn, nhóm Nics và Nhật Bản chiếm tới 63,81% số dự án, VĐK chiếm 60,75% và vốn FDI thực hiện chiếm tới 57,58% tổng vốn FDI thực hiện trong nước. Trong khi đó các nước có nền kinh tế phát triển thuộc nhóm các nước Bắc Mỹ trong đó có Hoa Kỳ và Canada vốn FDI thực hiện chiếm 2,77% và các nước thuộc nhóm Châu Âu chiếm 18,28% tổng số vốn FDI thực hiện của khu vực FDI đầu tư vào Việt Nam, điều này 1 phần lý giải, lý do tại sao ngành công nghệ cao ở Việt Nam chỉ chiếm 19% trong tổng GTSX công nghiệp chế biến, trong khi đó Malaxia chiếm tới 51,1% và Thái Lan là 30,8%. Các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada, v.v… lượng vốn FDI thực hiện ở Việt Nam thấp, do đó nó ảnh hưởng đến trình độ phát triển công nghệ ở nước nhận đầu tư. Nếu so sánh tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với VĐK giữa nhóm các nước đầu tư vào Việt Nam thì nhóm các nước thuộc Châu Âu chiếm tỷ lệ cao nhất so với nhóm các nước khác, điều này thể hiện: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với VĐK các nước thuộc nhóm Châu Âu là 68,12%; nhóm các nước NICs và Nhật Bản là 50,57%; các nước thuộc nhóm ASEAN là 55,29% và thấp nhất là nhóm các nước Bắc Mỹ chỉ chiếm 43,17%, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư châu Âu nói riêng đã yên tâm hơn đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam. 2. Phân tích hiệu quả FDI ở Việt Nam 2.1 Tác động tích cực của FDI Hiệu quả FDI ngày càng được cải thiện, mặc dù bị suy giảm đáng kể khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á. Đặc biệt từ năm 2003 hiệu quả FDI ngày càng được cải thiện một cách rõ rệt hơn, năm 2003 tốc độ tăng trưởng đạt 10,5%, năm 2005 khu vực FDI đạt tốc độ tăng trưởng là 13,2%. FDI với tăng trưởng kinh tế Khu vực FDI là một trong số các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm giai đoạn 1993-2005, khu vực FDI ở Việt Nam là 7,5%, khu vực FDI luôn là khu vực năng động và hoạt động có hiệu quả đối với nền kinh tế, điều đó được thể hiện tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP ngày một tăng qua một số năm. FDI với cải thiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, cơ cấu kinh tế Việt Nam cần chuyển dịch theo hướng sau: + Giảm tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp trong GDP xuống còn 16,5%. Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành mũi nhọn. + Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như công nghiệp chế biến trong đó đẩy mạnh chế biến mặt hàng công nghệ cao. + Phát triển ngành xây dựng ứng dụng công nghệ hiện đại. + Đối với ngành dịch vụ, chủ trương phát triển các ngành: thương mại, dịch vụ vận tải và thông tin liên lạc; tài chính tiền tệ tín dụng; hoạt động khoa học kỹ thuật; hoạt động liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn. FDI cải thiện kim ngạch xuất khẩu Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Nếu xem xét tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu của khu vực FDI so với vốn FDI thực hiện, khu vực FDI ngày càng tạo ra nhiều giá trị xuất khẩu. FDI cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Khu vực FDI tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực FDI. - Đối với cán cân thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 5 triệu USD năm 1995 đã tăng 4274 triệu USD năm 2005. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh là do khu vực FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong ngành công nghiệp dầu khí, trong khi đó năm 2004 hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giá trị xuất khẩu chiếm 32,6%, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 41,2% trong tổng trị giá hàng xuất khẩu. FDI tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Nộp ngân sách nhà nước của khu vực FDI (không kể thu từ dầu khí và hoạt động xuất nhập khẩu) không ngừng tăng lên cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng chiếm trong tổng thu ngân sách nhà nước. Năm 2005 nộp ngân sách nhà nước của khu vực FDI tăng mạnh nhất từ trước đến nay, đạt trên 1100 triệu USD, đây là lần đầu tiên kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đến nay đóng góp cho ngân sách nhà nước (không kể thu từ dầu khí) vượt ngưỡng 1100 triệu USD và đạt tốc độ tăng là 115,7% so với năm 2004. FDI tạo thêm việc làm cho người lao động Giai đoạn 1993 - 2005, khu vực FDI đã trực tiếp giải quyết việc làm hơn 1 triệu người, trong đó lao động tại khu công nghiệp và chế xuất chiếm hơn 75% số người làm việc trực tiếp tại khu vực FDI. Ngoài ra còn gián tiếp tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan đến FDI. FDI với chuyển giao, đổi mới công nghệ và tăng NSLĐ FDI góp phần nâng cao năng lực công nghệ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua FDI, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được du nhập vào Việt Nam như thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp, hàng điện tử, công nghệ sản xuất cáp điện, công nghệ thông tin, v.v… đặc biệt trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử và phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt, may, sản xuất giầy dép cũng thu hút được công nghệ thuộc loại trung bình và tiên tiến ở khu vực. 2.2 Một số hạn chế của FDI tại Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải bất cứ lúc nào và ở đâu cũng phát huy tác động tích cực đối với đời sống kinh tế xã hội. Nó chỉ có thể phát huy tác dụng tốt trong môi trường kinh tế chính trị và xã hội ổn định và đặc biệt là Nhà nước của nước nhận đầu tư biết sử dụng và phát huy vai trò quản lý của mình. Tác động tiêu cực của FDI tới nền kinh tế - xã hội Việt Nam - Tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ đọng kéo dài của các liên doanh FDI Bên cạnh các doanh nghiệp FDI làm ăn có lãi, tốc độ tăng trưởng cao, có uy tín trên thị trường, là những thành viên tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì số các doanh nghiệp không thành công trong sản xuất kinh doanh không phải là nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp liên doanh. Theo báo cáo tổng kết 10 năm tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của bộ kế hoạch và đầu tư thì hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh nhìn chung có hiệu quả thấp. Nếu lấy tổng số lãi từ các doanh nghiệp làm ăn có lãi trừ đi tổng số lỗ của các doanh nghiệp bị lỗ thì có thể kết luận là hoạt động của các liên doanh (theo báo cáo) là hầu như không có lãi trừ ngành dầu khí. Liên doanh Coca Cola Chương Dương là một ví dụ cụ thể và điển hình của thực trạng này. Sau hơn hai năm hoạt động, số lỗ lũy kế đến năm 1998 là 12,4 triệu USD trong đó riêng tháng 10-1998 lỗ 2,7 triệu USD. Trước thực trạng này, nhiều phương án đã được đưa ra giải quyết song sau rất nhiều tranh cãi cuối cùng liên doanh này đã chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cùng với liên doanh Coca Cola Non Nước và Coca Cola Ngọc Hồi, một số liên doanh sản xuất nước giải khát giữa công ty Coca Cola Indochine và các doanh nghiệp Việt Nam đã lần lượt chuyển thành công ty 100% vốn và thương hiệu nước ngoài. Có rất nhiều sâu xa dẫn đến hiện tượng này nhưng rõ ràng là bên Việt Nam bị mất vốn cùng với sự ra đi của đối tác đầu tư. Trên phương diện nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam mong muốn có được sự kết hợp một cách xuôi chèo mát mái nhằm học hỏi, trau dồi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Tuy nhiên, với kết cục thua lỗ này thì bên Việt Nam đã mất “cả chèo lẫn chài”. Đồng thời, với kết cục này thì ngân sách Nhà nước sẽ bị mất đi một nguồn thu đáng kể từ các doanh nghiệp FDI hạch toán kinh doanh bị lỗ. Không những thế trong khi vấn đề cải thiện môi trường đầu tư hiện nay luôn được quan tâm thì những khoảng tối này sẽ làm cho môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ít nhiều kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc. Hậu quả và tác động không tốt tới cơ cấu kinh tế và chính sách phát triển ngành nghề địa phương của Nhà nước Chúng ta đều biết rằng, thu hút vốn FDI cũng như cơ cấu các ngành nghề và lĩnh vực được phép có sự tham gia của FDI đều được nằm trong kế hoạch phát triển tổng thể của nền kinh tế dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, cơ cấu ngành nghề và địa phương của các dự án có vốn FDI còn có vấn đề. Điều này được biểu hiện rất rõ trong cơ cấu FDI các năm. Ví dụ như trong năm 2001, nếu như số dự án được cấp phép đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 373 dự án với tổng vốn đăng ký 2,066 tỷ USD, chiếm 84,8% tổng vốn đăng ký thì trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản chỉ có 20 dự án với tổng số vốn đăng ký là 25,26 triệu USD, chiếm hơn 1% tổng số vốn đăng ký. Tính đến cuối năm 2002, có trên 528 dự án có tổng số vốn đăng ký 2,193 tỷ USD đã được thực hiện. Tuy vậy bức trang đầu tư nước ngoài vẫn còn rất ảm đạm, đó là việc đầu tư không đi vào chiều sâu và chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất của ngành. Mặt khác, việc đầu tư mang tính tự phát mà không theo đúng quy hoạch và mục đích của Nhà nước. Hơn nữa, hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều được thực hiện thông qua các liên doanh với các doanh nghiệp Nhà nước, khu vực được coi là kém năng động hơn khu vực tư nhân. Mặt khác, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào những địa phương có sẵn điều kiện thuận lợi cho sự phát triển như những tỉnh và thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hà Nội….Đây cũng là sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư và việc tận dụng các lợi thế của FDI cũng trở nên kém hơn. Có thể thấy rằng sự phát triển của các vùng càng trở nên mất cân bằng hơn và đi ngược lại với chủ trương của Nhà nước. Nhược điểm này là điểm phản tác dụng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài nước ta hiện nay. Tác động tiêu cực đối với môi trường kinh doanh, ô nhiễm môi trường và vấn đề văn hoá Việt Nam Biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề này là việc nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, đã hết khấu hao dưới hình thức góp vốn của các đối tác nước ngoài trong liên doanh. Lợi dụng sự yếu kém và chưa có cơ chế giám sát kỹ thuật công nghệ của Việt Nam nên các nhà đầu tư nước ngoài đã trút sang Việt Nam những máy móc thiết bị lạc hậu được tân trang lại. Theo kết quả khảo sát 42 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy trong 727 thiết bị và dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng có tới 76% số máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 1950-1986, hơn 70% số máy đã hết khấu hao, 50% là thiết bị có được tân trang lại. Đương nhiên các nhà đầu tư nước ngoài đó có lợi rất nhiều trong hành vi này: vừa có tỷ lệ vốn góp cao trong liên doanh vừa không phải tốn chi phí để xử lý rác thải. Như vậy chỉ có nước tiếp nhận đầu tư là thiệt hại nhiều mặt. Không chỉ có vậy mà môi trường của chúng ta cũng bị ảnh hưởng trầm trọng do những thiết bị lạc hậu này mang lại. Chi phí cho vấn đề này không phải là nhỏ mà hậu quả của nó không lường trước được. Ngoài các vấn đề trên ra, FDI còn có một số những tiêu cực đó là những tác động không tốt tới cán cân thương mại quốc tế hay những tác động tới thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của nước ta. Để tránh được những ảnh hưởng xấu này đứng về mặt kinh tế thì Chính phủ chắc chắn phải bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ để tuyên truyền, giáo dục hay khắc phục hậu quả… Như vậy theo những phân tích trên đây chúng ta thấy, bên cạnh những tác động tích cực đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế thì FDI cũng mang trong nó những tác động không tốt cho Việt Nam. Tuy vậy, phân tích như vậy không có nghĩa là chúng ta đi tới thái độ cực đoan với FDI mà là tạo dựng những biện pháp phù hợp nhằm phát huy những tác động tích cực của FDI, giảm thiểu những tác động xấu tới nền kinh tế xã hội, để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và phát triển một nền kinh tế vững chắc trong xu hướng hội nhập như hiện nay. Muốn vậy chúng ta cần thiết phải có một cơ chế quản lý cũng như các chính sách thích hợp. 2.3) Kinh nghiệm quản lý và thu hút FDI của một số nước. Trong sự phát triển của một số nền kinh tế những thập niên gần đây, có sự tác động to lớn của FDI. Việc tham khảo kinh nghiệm quản lý FDI của các nước này là việc làm cần thiết, đặc biệt là với các nước cơ điều kiện tương đồng với Việt Nam như Singapo, Thái Lan, Trung Quốc. Điều đó sẽ giúp ta có thêm cứ liệu để hiểu rõ sự tác động của FDI cả về mặt tích cực và hạn chế đồng thời thấy được quản lý như thế nào nhằm tăng cường vai trò của FDI và tránh những sai lầm mà các nước phải. Đối với Singapo, để giải quyết nhu cầu về vốn, Chính phủ đã ban hành các chính sách tạo môi trường hấp dẫn, khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, ít khống chế số lĩnh vực đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách huy động vốn của Singapo như trên không những đã đưa lại hiệu quả cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa mà còn tạo điều kiện cho nền kinh tế thế giới cũng như khu vực. Đối với Thái Lan, điều tương đối nổi bật là Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước cùng tham gia với các nhà đầu tư nước ngoài để hình thành các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh chóng của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, bài học trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan là dự thiếu quy hoạch, tình trạng mất cân đối do thiếu sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng…nên phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều bị bên đối tác nước ngoài chi phối là chủ yếu. Còn đối với Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực sự trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển, là điều kiện quyết định những kết quả đạt được của quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Một số yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công đó là chiến lược mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ tuân thủ quy hoạch ưu tiên; thực hiện đa dạng hóa các nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110757.doc
Tài liệu liên quan