Đề tài Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm có rất nhiều đình, chùa, lăng và mỗi di tích đều mang những nét độc đáo riêng nhưng vẫn nằm trong sự thống nhất với nét cổ kính của làng. Ở đây, tôi xin chỉ nêu ra một số di tích điển hình, đặc trưng nhất trong đình Mông Phụ.

* Đình Mông Phụ

Đình Mông Phụ được xây dựng cách đây năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông, ngôi đình mang đậm dấu ấn cua nét kiến trúc Việt Mường (có sàn gỗ) với những nét trạm khắc tinh tế, nghệ thuật có một không hai còn được lưu trữ trên những bức trạm cốn và đầu dư.

Giai thoại kể rằng đình Mông Phụ được đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai con mắt. Sân đình thấp so với mặt bằng xung quanh. Khi trời mưa nước chảy vào sân, theo hai cống tạo thành hình tượng hai râu rồng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật đầy chất lãng mạn của các kiến trúc sư cổ.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Làng cổ Đường Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa du lịch --------------- bài nghiên cứu làng cổ Đường Lâm Mục lục Trang I. Giới thiệu tổng quan 1 1.1 Vị trí 1 1.2 Tên làng 1 1.3. Lịch sử 1 1.4. Dân cư kinh tế - xã hội 1 II. Tài nguyên du lịch 3 2.1 Tài nguyên du lịch 3 2.1.1. Cổng làng; ngõ, đường làng; giếng làng 4 2.1.2. Đình, miếu, chùa, lăng. 7 2.1.3. Nhà cổ 10 2.1.4. Văn tự cổ 12 2.1.5. Làng nghề truyền thống và các đặc sản địa phương 12 2.2. Tài nguyên du lịch phi vật thể 13 2.2.1. Nếp sống, sinh hoạt, lao động đời thường 13 2.2.2. Phong tục, tập quán, lễ hội. 14 2.2.3. Truyền thống lịch sử 15 III. Dịch vụ du lịch 16 3.1. Phương tiện 16 3.2. Ăn uống. 17 Kết luận. 17 Đường Lâm (Hà Tây) là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào ngày 19 tháng 5 năm 2006. Làng nổi tiếng với những kiến trúc đẹp mang vẻ cổ kính như cổng làng Mông Phụ, đình Đông Sàng, Chùa Mía… và những ngôi nhà cổ có tuổi thọ hàng trăm năm. Nơi đây tiêu biểu cho những nét văn hóa đặc trưng của Làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. I. Giới thiệu tổng quan. 1.1. Vị trí: Nằm cách Hà Nội gần 50km về phía Tây, Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Đường Lâm gồm 9 làng, 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau và gắn kết nhau như một thể thống nhất với những phong tục, tập quán cổ xưa. 1.2 Tên làng: Đường Lâm còn có tên gọi khác là Kẻ Mía. Tục danh này bắt nguồn từ tên Cam Giá (Mía ngọt). Cam Giá xưa gồm hai “Tổng”: Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng… (nay thuộc huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây). 1.3. Lịch sử. Dựa vào những kết quả khai quật khảo cổ học những năm 1960 - 1970 tại di chỉ Gò Mả Đống (thuộc thôn Văn Miếu Đường Lâm), các nhà khoa học Việt Nam cho rằng: Người Việt đã đến Đường Lâm sinh sống từ 4000 năm trước đây (từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên). Đường Lâm là “đất hai vua”. Đó là hai vị vua đã có công lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (thế kỷ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỳ X). 1.4. Dân cư và kinh tế - xã hội. Cũng giống như phần lớn dân cư trong xã, người dân trong làng Mông Phụ sống chủ yếu bằng nghề nông. Hiện tại, nơi đây vẫn còn bảo tồn được khá nguyên vẹn những thuần phong mỹ tục, cuộc sống đậm đặc chất làng xã nông thôn - nông nghiệp, cảnh quan môi trường, ngôn ngữ giao tiếp. 1.5. Hoạt động du lịch. Mảnh đất hai vua làng Đường Lâm từ lâu nay đã là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Du khách đến đây bị lôi cuốn bởi nhiều di tích kiến trúc gồm đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ… trong đó có 8 di tích đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia như: Lăng Ngô Quyền, đền thờ Phùng Hưng, chùa Mía, rặng Ruối, đình Mông Phụ… Bên cạnh đó, một nền văn hóa ẩm thực phong phú, mang đậm màu sắc dân tộc cũng đã thu hút nhiều du khách đến đây thưởng ngoạn, thăm quan và nghiên cứu. II. Tài nguyên du lịch: Đường Lâm được đánh giá mảnh đất có nhiều tài nguyên du lịch vô giá, bao gồm cả tài nguyên du lịch vật thể và tài nguyên du lịch phi vật thể. 2.1. Tài nguyên du lịch vật thể: Đó là những công trình kiến trúc lâu đời, độc đáo như cổng làng, đường làng, giếng nước, đình, chùa, nhà cổ, hay là những văn tự cổ, các làng nghề truyền thống, các đặc sản của địa phương… 2.1.1. Cổng làng, ngõ, đường làng, giếng làng. Đường Lâm mang không gian cổ kính với ba bề bốn bên làng đều có cổng: cổng Sui ở đầu xóm Sui, cổng Hậu ở đầu xóm Hậu, cổng Hè ở cuối xóm Hè. Đặc biệt, phải kể đến là cổng lớn nhất ở đầu làng bên một cây đa cổ thụ và một bến nước - một nét đẹp đậm chất làng quê Bắc Bộ. Đây không phải là cổng làng như cái cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mài vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái dốc nằm ngay trên đường vào làng. Cổng lớn dẫn vào làng Đường Lõm Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt và hình xương cá. Những ngõ nhỏ thông với nhau và thông với một trục đường chính. Đây được coi là đường chống trộm cướp, giặc giã rất tuyệt với của “một cộng đồng dân cư nông nghiệp đóng kín”. Một ngừ nhỏ trong làng Đường vào làng rất đặc trưng nụng thụn Việt Nam với cõy đa, bến nước, sõn đỡnh. Ngừ nhỏ vắng vẻ. Mỗi thôn đều có một giếng làng. Đến nay làng Mông Phụ vẫn còn giữ được cái giếng độc đáo là Giếng Sui. Nước giếng trong, có bảng đề chữ nho “Nhất phiến băng tâm”, ý muốn nói đến tấm lòng trong trắng như phiến bằng của người dân làng phía Đông và tây của đình làng cũng có hai cái giếng, được coi là hai mắt rồng. Giếng của thụn Mụng Phụ  Giếng làng 2.1.2. Đình, miếu, chùa, lăng: Đường Lâm có rất nhiều đình, chùa, lăng và mỗi di tích đều mang những nét độc đáo riêng nhưng vẫn nằm trong sự thống nhất với nét cổ kính của làng. ở đây, tôi xin chỉ nêu ra một số di tích điển hình, đặc trưng nhất trong đình Mông Phụ. * Đình Mông Phụ Đình Mông Phụ được xây dựng cách đây năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông, ngôi đình mang đậm dấu ấn cua nét kiến trúc Việt Mường (có sàn gỗ) với những nét trạm khắc tinh tế, nghệ thuật có một không hai còn được lưu trữ trên những bức trạm cốn và đầu dư. Giai thoại kể rằng đình Mông Phụ được đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai con mắt. Sân đình thấp so với mặt bằng xung quanh. Khi trời mưa nước chảy vào sân, theo hai cống tạo thành hình tượng hai râu rồng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật đầy chất lãng mạn của các kiến trúc sư cổ. Đỡnh Mụng Phụ * Chùa Mía: (Sùng Nghiêm tự) Chùa là một trong 8 di tích lịch sử - văn hóa ở Đường Lâm được Bộ Văn hóa thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng, trong đó có 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất làm từ đất sét thân và rễ cây si. Bà Ngô Thị Ngọc Dung (còn gọi là Bà Chúa Mía), phi tần của chúa Trịnh Tráng là người Hưng Công xây dựng ngôi chùa này. Di tớch Chựa Mớa, thụn Đụng Sàng, nơi thờ bà chỳa Mớa. * Đền thờ Phùng Hưng: Đền nằm trên một khu đất cao, xung quanh có cây cối xanh mát. Ngôi đến hiện nay là ngôi đền đã được tu tạo lại, nên có nhiều nét khác so với trước đây. * Lăng Ngô Quyền: Lăng nằm phía bên trái đền Phùng Hưng, cách 500m. Lăng rộng rãi, trước mặt là cánh đồng lúa trải dài bát ngát tạo nên không gian thoáng đạt, trong lành. Phỳt thảnh thơi bờn lăng mộ Ngụ Quyền của một cụ già. Xung quanh lăng còn có các di tích khác như rặng Ruối buộc voi chiến của Ngô Quyền khi xưa (cách 15m), đồi Hùm nơi Phùng Hưng đánh hổ cứu dân… Rặng Ruối, thụn Cam Lõm với đường đi quanh co. 2.1.3. Nhà cổ: ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống, trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850…) trong đó làng Mông Phụ lưu giữ được nhiều nét cổ kính nhất với khoảng 45 nhà cổ có niên đại trên 100 - 200 năm tuổi. Những ngôi nhà này phần lớn có khuôn viên riêng với tường bao bằng đá ong cổ và đều không quay mặt ra đường. Có những căn nhà có tuổi thọ từ 200 - 400 năm. Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm còn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho, viết bằng mực tàu trên một tấm ván, nhờ đó xác định được niên đại của ngôi nhà. Một trong những ngôi nhà cổ, có kiến trúc đẹp nhất, phải kể đến nhà của vợ chồng cụ Phạm Văn Thu (niên đại hơn 200 năm tuổi), vợ chồng ông Nguyễn Văn Hùng và bà Lã Thị Thảo (niên đại trên 400 năm tuổi). Cận cảnh hoạ tiết trờn rui nhà Đầu vừng vua ban của gia đỡnh chị Dương Thị Lan - thụn Mụng Phụ Nhà cổ ở Đường Lõm Tường đỏ ong 2.1.4. Văn tự cổ: Hiện nay, ở Đường Lâm vẫn còn lưu giữ được các chứng tích văn tự cổ ghi chép thần phả của làng, gia phả các dòng họ, gia đình cùng với bia ký, hoành phi câu đối, các truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca nói về mảnh đất, con người nơi đây qua các thời kỳ lịch sử. 2.1.5. Làng nghề truyền thống và các đặc sản địa phương. Nghề làm tương truyền thống ở Đường Lâm vẫn được lưu giữ cho đến nay. Chất lượng tương của làng không hề thua kém các làng làm tương khác như làng Bần (Hưng Yên0, Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây)… Đường Lâm có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú, thu hút được nhiều du khách. Đó là loại đặc sản gà Mía quý hiếm, đã có từ lâu đời ở đây. Gà Mía thường có trọng lượng từ 4 kg đến 5kg nhưng lại nhỏ xương, thịt dẻo và thơm. Đường Lâm còn nổi tiếng với chè tười Cam Lâm, kẹo bột Đông Sàng và dưa gang Nam Nguyễn. Chè Cam Lâm ở đây rất đặc biệt, có hương vị khác hẳn các loại chè khác. Lá chè không to, nhỏ và dày. Nếu nầu chè tươi Cam Lâm với nước giếng khơi nơi đây thì hương vị chè càng thêm đậm đà, đặc trưng cho một vùng quê. Ngày nay, người dân Đường Lâm đã và đang đưa những đặc sản quê hương mình để giới thiệu với du khách bốn phương. Một số gia đình đã mở cơ sở sản xuất tương và mỗi tháng xuất đi hàng nghìn lít tương ra thị trường. Nghề làm tương truyền thống ở Đường Lõm vẫn được lưu giữ ở gia đỡnh ụng Hà Nguyờn Huyến. 2.2. Tài nguyên du lịch phi vật thể: Ngoài những di tích lịch sử, những công trình kiến trúc cổ và những đặc sản của làng quê, địa phương, Đường Lâm còn thu hút khách du lịch bởi những nét đẹp văn hóa hết sức giản dị nhưng lại mang đậm màu sắc của dân tộc, của làng quê Bắc bộ Việt Nam. Đó chính là những nét văn hóa trong sinh hoạt đời thường, là những phong tục, tập quán, lễ hội ở nơi đây. 2.2.1. Nếp sống, sinh hoạt, lao động đời thường: Đường Lâm là một xã phần lớn là thuần nông. Nguồn dân sống, lao động với những công việc đồng áng hằng ngày. Chính những nét đời thường của cuộc sống giản dị của con người nơi đây đã hấp dẫn du khách đến với làng cổ này để tìm lấy sự bình yên thanh bình giữa khung cảnh thiên nhiên thoáng đạt. Người nụng dõn sau giờ làm đồng Những đứa trẻ tung tăng nụ đựa trờn đường làng. 2.2.2. Phong tục tập quán, lễ hội. Hằng năm, Đường Lâm tổ chức nhiều lễ hội, đặc biệt là vào dịp đầu xuân. Nếu đến đúng dịp, du khách sẽ được tham dự các lễ hội đình, đền, chùa và hòa mình vào các hoạt động của mỗi dòng họ, phường hội, phe giáp, các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian, các nghi lễ hội cá, tế gà, trò chơi bắt vịt, đánh đu, hát nhà trò, rước đèn, cờ người, chọi gà,… đậm chất văn hóa đại diện cho làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tại đình Mông Phụ, vào đầu xuân, nơi đây tổ chức lễ hội từ mùng 1 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thi lợn thờ, thi gà thờ… Hội làng - Với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch, Đường Lâm có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tham gia tham quan di tích, du lịch tìm hiểu văn hóa và du lịch làng quê. 2.2.3. Truyền thống lịch sử. Đường linh là mảnh đất “địa linh” sinh “nhân kiệt”, tên tuổi họ gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc. * Phùng Hưng - Bố cái Đại Vương. Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải và Bố Phá Cần chiêu binh tập sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi nghĩa đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan đạo quân xâm lược của Cao Chính, dành lại quyền độc lập, tự chủ (791-802) và được nhân dân tôn vinh Đại Vương. * Ngô Vương Quyền: Ngô Quyền là một vị tướng đại tài. Trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh, tài trí hơn người của ông và được sử sách ghi nhận công lao to lớn đó. * Thám hoa Giang Văn Minh: Ông là một nhà ngoại giao tài ba, mưu lược dưới thời Hậu Lê. Ông mất trong lần đi sư sang Trung Quốc. * Ngoài ra còn có rất nhiều những nhân vật lịch sử nổi tiếng như: Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Phó bảng Giá Sơn Kiều Oánh Mậu… Trải năm tháng, thời gian, gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân Đường Lâm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó. Trong đợt tuyên dương công trạng vừa qua, nhân dân xã Đường Lâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. III. Dịch vụ du lịch. Có thể nói dịch vụ du lịch ở Đường Lâm còn rất nghèo nàn và thiếu tính chuyên nghiệp. Vì điều kiện thời gian tham quan làng cổ chỉ trong một ngày nên nơi đây không phát triển dịch vụ lưu trú mà chỉ có loại hình dịch vụ ăn uống. 3.1. Phương tiện. Từ Hà Nội có thể đi tới Đường Lâm bằng ôtô, xe máy, hoặc xe buýt, sau đó đi xe ôm đến làng. Nếu đi đoàn đông người bằng ô tô khách 24 chỗ trở lên thì du khách sẽ được đưa đến trước cổng làng Mông Phụ. Tham quan làng cổ Đường Lâm, du khách nên đi bộ hoặc thuê xe đạp của dân địa phương, ở đây không có dịch vụ chuyên nghiệp, nên khi tới làng du khách nên thương lượng giá trước, khoảng 20.000 đồng /xe đạp. 3.2. Ăn uống. Dịch vụ ăn uống ở Đường Lâm còn khá hạn chế, chỉ phục vụ được một số ít người và hết sức đơn giản. Vì vậy, khi tới làng Mông Phụ, du khách nên tìm quán ăn để đặt cơm trưa trước, sau đó mới đi tham quan làng cổ. Du khách nước ngoài, đoàn đông nên chuẩn bị thêm đồ ăn trưa tự túc hoặc lên xe quay về thị xã Sơn Tây để ăn trưa (tại quán Dân tộc trên đường lễ hội), thu xếp thời gian để khám phá thành cổ Sơn Tây (khoảng 1 giờ) rồi quay lại Đường Lâm. Kết luận Làng cổ Đường Lâm là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa đặc trưng của làng quê đồng bằng Bắc bộ. Những công trình kiến trúc độc đáo, những tường đá ong cổ rêu phong, những ngôi nhà với niên đại hàng trăm năm… cùng với phong cảnh thiên nhiên mang đậm nét thôn quê Việt Nam đã giúp cho Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được công nhận di tích quốc gia. Tuy nhiên, những nét cổ kính nơi đây đang dần bị biết mất, cảnh quan môi trường ngày một bị tàn phá. Đây là điều mà chính quyền và nhân dân địa phương cần phải quan tâm đặc biệt, để có những biện pháp, chính sách khôi phục lại không gian văn hóa cổ của làng Đường Lâm, thúc đẩy ngành du lịch ở đây ngày một phát triển hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 76.doc
Tài liệu liên quan