Đề tài Lao động và tiền lương

 MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần 1:Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 2

1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 3

1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ 5

1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 5

 1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 5

 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn 7

Phần 2: Phân tích công tác lao động,tiền lương của công ty 12

 2.1 Cơ cấu lao động của công ty 12

2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động 14

2.3 Tuyển dụng lao động 17

2.4 Đào tạo và đào tạo lại. 19

2.5 Tổng quỹ lương của doanh nghiệp 22

2.6 Các hình thức trả công lao động ở doanh nghiệp 24

Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện. 31

 

 

 

 

 

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lao động và tiền lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hóa,chỉ đảm nhận một hoặc một số chức năng nhất định,hoàn toàn phù hợp với đặc tính sản xuất của công ty,chính vì vậy mà phát huy được thế mạnh của các bộ phận,các phòng ban trong công ty. 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức tại các phòng và các chi nhánh. 1.4.2.1 Phòng tổ chức hành chính ( TCHC ) A.. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. - Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty để phát huy hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. - Giúp cho Tổng Giám đốc quản lý cán bộ, công nhân viên thuộc Công ty về: Hồ sơ công ty và hồ sơ cán bộ. Đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ. Tuyển dụng nhân viên. Thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên trong công ty. Tiến hành trả lương, đóng BHXH cho công nhân viên. ………. Tham mưu việc bố trí, sắp xếp, đề bạt khen thưởng kỷ luật cán bộ công nhân viên trong công ty. Theo dõi công tác: bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật về kinh tế, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, phòng chống lũ lụt, thiên tai….có thể xảy ra. B. Tổ chức thực hiện các công việc: - Quản lý con dấu. - Lưu trữ công văn, tài liệu quy định trong chức năng nhiệm vụ. - Văn thư ( Nhận, phát, lưu trữ công văn đi – đến ) và báo chí ấn phẩm. - Soạn thảo và đánh các văn bản, chỉ thị, quyết định của ban TGĐ công ty. - Cung cấp văn phòng phẩm, các thiết bị dụng cụ văn phòng cho Ban TGĐ công ty và phòng TCHC. - Thường trực bảo vệ văn phòng của công ty. - Quản lý, mua sắm, tổ chức việc thực hiện: xây dựng sửa chữa nhà cửa, điện nước trang thiết bị văn phòng công ty. - Quản lý xe ôtô của văn phòng công ty. Phục vụ lãnh đạo và CBCNV công ty đi công tác và công việc khác bằng ôtô khi được lãnh đạo công tu duyệt - Tổ chức công tác phục vụ khách đến liên hệ công tác ( khách nội), các công việc tạp vụ ( vệ sinh nơi làm việc, môi trường) phục vụ hội nghị của công ty. - Trưởng phòng tổ chức hành chính được ký giấy đi đường, giấy giới thiệu cho CBCNV công ty đi công tác; ký thông báo nội bộ và ký sao y bản chính tài liệu, theo quy định của công ty. 1.4.2.2 Phòng tài chính kế toán ( TCKT ) A. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. - Lập và thực hiện kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm của công ty, đảm bảo vốn hoạt động kinh doanh của công ty. - Tổ chức công tác kế toán: Theo dõi, ghi chép, giám sát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra nội bộ về chứng từ mua bán, chi tiêu, cung cấp thường xuyên và đầy đủ các thông tin về tiền tệ, hàng hóa, chi phí… để phục vụ cho lãnh đạo công ty chỉ đạo công tác kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính của Nhà nước. - Quản lý quỹ tiền mặt và vật ngang giá tại công ty. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối nội, đối ngoại theo quy định của Nhà nước. - Giúp Tổng Giám đốc kiểm tra và giám sát các phương án kinh doanh, đề ra các biện pháp quản lý vốn có hiệu quả. - Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện các quy định về chế độ tài chính, kế toán lập báo cáo kế toán. - Theo định kỳ, phân tích hoạt động kinh tế của Công ty và báo cáo kết quả phân tích cũng như ý kiến đề xuất cho Tổng Giám đốc hàng tháng, quý, năm. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc phân công. B. Tổ chức Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng. Giúp việc cho Kế toán trưởng có từ 01 đến 02 phó phòng. 1.4.2.3 Phòng kế hoạch – Hợp tác quốc tế ( KH_ HTQT ) A Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh của toàn công ty hàng tháng, quý, năm. Giúp Tổng Giám Đốc theo dõi và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị trong toàn Công ty. Báo cáo thống kê theo quy định. Tham mưu cho Tổng Giám đốc và công ty về pháp luật kinh tế ( đối nội – đối ngoại ), nghiên cứu các văn bản, chính sách pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh để hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện. Nghiên cứu thị trường, tìm và xậy dựng mạng lưới thương nhân phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu, đầu tư của công ty. Nghiên cứu theo dõi giá hàng xuất, nhập khẩu để tham mưu cho Tổng Giám đốc và các đơn vị kinh doanh. Giúp Tổng Giám đốc theo dõi và quản lý các dự án liên doanh với nước ngoài. Giúp Tổng Giám đốc quản lý và tổng hợp các hoạt động đối ngoại trong toàn công ty ( thu xếp, tham gia các buổi làm việc với khách ngoại, phiên dịch, biên dịch…), làm thủ tục xuất nhập cảnh cho đoàn ra, đoàn vào, quản lý và vận hành máy fax phục vụ cho công tác giao dịch của công ty. Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo. Tổ chức công tác triển lãm, hội chợ, hội thảo. Giúp Tổng Giám đốc trong công tác dược chính, quản lý chất lược hàng hóa và các quy chế, chế độ kinh doanh dược của Bộ y tế. Quản lý kho hàng, chất lượng hàng hóa, theo dõi việc xuất nhập hàng hóa qua kho an toàn và theo đúng quy chế quy định. Lập các dự án đầu tư, quản lý dự án, nghiệm thu đưa công trình đầu tư và sử dụng, lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư, phối hợp cùng phòng Tài chính – Kế toán tiến hành quyết toán vốn đầu tư. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, chống trộm cắp tại kho hàng công ty. Tổ chức bốc xếp, giao nhận hàng hóa kịp thời, chính xác theo đúng quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Giám đốc phân công. 1.4.2.4 Trung tâm kinh doanh dược mỹ phẩm ( TT KKD DMP ) A Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: - Chuyên ngành xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán: dược phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, hóa chất, phụ liệu, bao bì để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, và các mặt hàng của công ty được phép kinh doanh và Nhà nước cho phép. - Nghiên cứu và nắm bắt tình hình, dự báo khả năng thị trường giá cả, các thông tin kinh tế, các quy chế, các chế độ phục vụ kinh doanh của công ty. Hướng dẫn sử dụng các mặt hàng kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch và các phương án kinh doanh, đề xuất với lãnh đạo và thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh được duyệt có hiệu quả. - Duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ trong nội bộ Công ty với bạn hàng trong và ngoài nước để xây dựng mạng lưới bán hàng ổn định lâu dài trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi. - Tổ chức thực hiện các liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để thực hiên phát triển thị trường nhập khẩu thị trường tiêu thụ. - Tổ chức và thực hiện các hoạt động gia công được, đóng gói lẻ hoặc đóng gói nhỏ. - Tái xuất khẩu ( không qua gia công ) hàng nhập khẩu sang các nước thứ ba. - Tổ chức và thực hiện công tác marketing, tuyên truyền, quảng cáo về các mặt hàng và dịch vụ kinh doanh nói trên. - Kinh doanh các mặt hàng, ngành nghề khác trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của Công ty. - Tự cân đối thu chi đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, làm nghĩa vụ nộp tiền lãi vay, lợi nhuận và các chi phí khác ( nếu có) theo quy định của công ty. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Giám đốc giao. B. Tổ chức. - Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng Giúp việc cho Giám đốc Trung tâm có từ 01 đến 02 Phó Giám đốc. - Trung tâm có thể được tổ chức các tổ chuyên môn sâu trực thuộc ( nhập khẩu, marketinh, gia công dược…) và các hiệu thuốc bán buôn, bán lẻ để để thuận lợi trong quản lý và hoạt động có hiệu quả. Phần 2: Phân tích công tác lao động,tiền lương của công ty 2.1 Cơ cấu lao động của công ty 2.1.1 Cơ cấu theo chất lượng Năm 2005 2006 2007 ĐH Dược 25 20 20 ĐH khác 71 77 77 Trung học Dược 3 3 2 Trung học khác 4 4 3 Sơ cấp Dược 9 9 4 CN kỹ thuật 0 4 4 LĐ không qua đào tạo 19 17 9 Bảng I : Thống kê số liệu công nhân qua các năm ( đơn vị: người ) 2.1.2 Cơ cấu theo số lượng Năm 2005 2006 2007 2007/2005 Tổng số lao động 131 134 119 90,84% Lao động trực tiếp sản xuất 83 85 76 91,57% Lao động phụ 1 1 1 100% Lao động quản lý 47 48 42 111,9% Bảng II : Thống kê số lượng nguồn nhân lực trong từng khu vực ( Đơn vị: người) 2.1.3 Cơ cấu theo giới tính 2007/2005 Tuyệt đối Tương đối Số lao động nữ 59 61 58 - 1 - 1,69% Số lao động nam 72 73 61 - 11 - 15,28% ữ -35 Tuyệt đối -36 Tương đối 13 12 3 - - 22,03% 19,67% 5,17% - - Tổng số 131 134 119 - 12 90,84% Bảng III: Thống kê số lượng nguồn nhân lực theo giới tính ( Đơn vị: người) 2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động A. THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI Thời gian làm việc 1. Mọi người lao động trong Công ty đều phải làm việc đủ 8 giờ trong một ngày và đủ từ 40 giờ đến 48 giờ trong một tuần. Do đặc thù công việc, bảo vệ tại văn phòng Công ty và bảo vệ tại kho hàng phải đảm bảo trực 24h/24h, người làm công tác bảo vệ phải đảm bảo thời gian làm việc 48h/tuần; thời gian làm việc của người làm công tác bảo vệ tại kho Di trạch thực hiện theo hình thức khoán gọn. Nếu phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo quy định của Nhà nước) hoặc có tính chất đặc biệt do Công ty quy định thì người lao động có thể được rút ngắn thời gian làm việc, nhưng tối thiểu phải đảm bảo 6 giờ trong một ngày. 2. Thời gian làm việc của người lao động làm việc theo giờ hành chính bao gồm những người làm việc ở các đơn vị kinh doanh; các đơn vị quản lý kinh doanh và phục vụ kinh doanh như sau: Sáng: Từ 8h00 đến 12h00 Chiều: Từ 13h00 đến 17h00 Thời gian nghỉ ngơi 1. Đối với người lao động khi làm việc theo ca 8 giờ liên tục được nghỉ giữa ca 30 phút (làm đêm được nghỉ 45 phút) tính vào giờ làm việc. 2. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. 3. Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút và trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút tính trong giờ làm việc mà vẫn hưởng nguyên lương. 4. Ngày nghỉ hàng tuần: thứ bảy và chủ nhật. Đối với một số trường hợp đặc biệt do đặc thù công việc thời gian nghỉ ngơi thực hiện theo mục a điều 12. Thảo ước lao động tập thể ký ngày 26/04/2007. 5. Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong những ngày lễ theo điều 73 Bộ luật Lao động và đã được bổ sung năm 2007 như sau (tổng các ngày nghỉ lễ trong năm là 9 ngày): + Tết Dương lịch : 01 ngày (ngày 01 tháng 01 Dương lịch) + Tết Âm lịch : 01 ngày (01 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm Âm lịch) + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương : 01 ngày (10/3 Âm lịch) + Ngày Chiến thắng : 01 ngày (30/4 Dương lịch) + Ngày Quốc tế lao động : 01 ngày (01/5 Dương lịch) + Ngày Quốc khánh : 01 ngày (02/9 Dương lịch) Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. * Thời gian nghỉ phép (thực hiện theo điều 74 Bộ luật Lao động): Nếu người lao động có đủ 12 tháng làm việc trong năm thì được nghỉ phép theo quy định là 12 ngày trong điều kiện bình thường, 14 ngày trong điều kiện làm việc nặng nhọc độc hại theo danh mục của Bộ Lao đọng - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định. * Số ngày nghỉ phép tăng thêm theo thâm niên làm việc (thực hiện theo điều 75 Bộ luật lao động) cứ 05 năm công tác được nghỉ thêm 01 ngày). * Việc nghỉ phép thực hiện theo Thoả ước lao động tập thể của Công ty đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội xác nhận ngày 16/52007 và được Tổng Giám đốc Công ty chấp nhận. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của BCH Công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho người lao động. 1. Người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau: * Kết hôn : nghỉ 03 ngày * Con kết hôn : nghỉ 01 ngày * Bố, mẹ (bên chồng, bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết : 03 ngày 2. Nghỉ việc riêng không hưởng lương: Người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần nghỉ không hưởng lương phải làm đơn gửi trưởng đơn vị, phòng TCHC và được nghỉ khi Tổng Giám đốc Công ty chấp thuận, theo quy định của Công ty. 2.3 Tuyển dụng lao động Yêu cầu 1. Tổ chức xét, thi tuyển và đánh giá đối với các nhân viên về làm việc tại các đơn vị trực thuộc, công ty cần phải khách quan công bằng. 2. Đối với ứng viên dự tuyển chọn phải cam kết công tác tại công ty thời gian tối thiểu là 5 năm liên tục và nộp bằng tốt nghiệp (bản chính) về chuyên ngành đã học do Công ty yêu cầu. Tiêu chuẩn Những cán bộ được tuyền vào làm việc tại Công ty Cổ phần XNK Y tế Việt Nam phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Phẩm chất chính trị: Trung thực, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có ý chí phấn đấu vươn lên trong công tác. 2. Năng lực trình độ: a. Đối với cán bộ làm công tác nghiệp vụ chuyên môn. - Có trình độ đại học trở lên tuỳ thuộc chuyên môn theo yêu cầu của từng đơn vị - Ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của đơn vị đề xuất. - Trình độ ngoại ngữ: đáp ứng yêu cầu của đơn vị tuyển chọn. - Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính văn phòng (word, excel...) - Có sức khoẻ tốt đảm bảo công tác lâu dài. - Tuổi đời: Phù hợp với yêu cầu công việc b. Đối với nhân viên phục vụ, văn thư: - Là nữ giới đối với nhân viên phục vụ - Riêng đối với văn thư: Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính văn phòng, đã được đào tạo qua lớp văn thư lưu trữ. (Ưu tiên với những người là Đảng viên) - Có sức khoẻ tốt đảm bảo công tác lâu dài. - Tuổi đời dưới 35 tuổi. c. Đối với bảo vệ Công ty - Nam giới, có trình độ trung học phổ thông trở lên - Có sức khoẻ tốt để đảm bảo công tác lâu dài. - Tuổi đời dưới 40 tuổi. Quy trình tuyển dụng 1. Phòng TCHC căn cứ đề nghị của các đơn vị trực thuộc công ty sẽ điều động trong công ty (nếu có) hoặc tìm, lựa chọn cán bộ theo đúng tiêu chuẩn; nghiên cứu hồ sơ, và trình Tổng giám đốc công ty. 2. Tổ chức xét và thi tuyển: Sau khi có ý kiến của Tổng Giám đốc, phòng TCHC tổ chức xét chọn và thi tuyển (nếu cần). Hội đồng thi tuyển gồm có: + Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc (được Tổng Giám đốc uỷ quyền). + Trưởng phòng TCHC. + Trưởng đơn vị đã đề xuất xin bổ sung cán bộ. + Chuyên viên chuyên ngành (nếu cần). 3. Sau khi có kết quả xét chọn và thi tuyển, phòng TCHC trình Tổng Giám đốc quyết định. 4. Thời gian thử việc từ 30 đến 60 ngày. Sau thời gian thử việc, ký hợp đồng 3-6 tháng. Tuỳ thuộc vào hiệu quả công tác của ứng viên, lãnh đạo đơn vị xin bổ sung nhân sự có ý kiến đề nghị chính thức đối với ứng viên đó. Nếu các ứng viên dự tuyển đều đáp ứng tiêu chuẩn hoặc có số điểm thi tuyển bằng nhau thì trước hết ưu tiên ứng viên là vợ, chồng, con của CBCNV đang công tác trong công ty (chỉ áp dụng ưu tiên một chỉ tiêu). 2.4 Đào tạo và đào tạo lại Nội dung và đối tượng đào tạo 1. Nội dung: Những kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học và chuyên ngành theo yêu cầu. 2. Đối tượng: Cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh đã công tác liên tục tại Công ty từ 3 năm trở lên. Hình thức và thời gian đào tạo 1. Hình thức đào tạo: Đào tạo trong nước và ngoài nước. Tập trung, bán tập trung, tại chức 2. Thời gian đào tạo: Ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo chuyên ngành và loại hình đào tạo. Quy trình đào tạo: 1. Các đơn vị thực hiện chỉ tiêu đào tạo đã được Tổng Giám đốc duyệt. 2. Phòng TCHC theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo 3. Cán bộ trong thời gian đào tạo phải đảm bảo công tác theo yêu cầu của Công ty. Nếu cán bộ đó bỏ dở chương trình đào tạo sẽ bị kỷ luật và phải bồi thường kinh phí đào tạo cho Công ty theo quy định tại khoản 5 điều này. 4. Khi hoàn thành chương trình đào tạo, cán bộ đó có trách nhiệm báo cáo Trưởng phòng TCHC và Ban lãnh đạo Công ty về kết quả học tập và xuất trình bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. 5. Cán bộ sau khi được đào tạo phải đảm bảo công tác tại Công ty ít nhất là 5 năm. Cán bộ có thời gian công tác từ sau khi được đào tạo chưa đủ 5 năm mà đã xin chuyển công tác hoặc tự ý bỏ việc: - Đối với trường hợp công ty hỗ trợ một phần hoặc đài thọ hoàn toàn kinh phí đào tạo thì phải bồi thường 100% kinh phí đào tạo cho công ty. - Đối với trường hợp cá nhân tự túc kinh phí đào tạo nhưng được công ty cho phép tham dự chương trình đào tạo trong thời gian làm việc; thì phải bồi hoàn cho công ty 50% tổng thu nhập đã được nhận từ công ty trong thời gian tham dự chương trình đào tạo. Kinh phí đào tạo Có 3 mức: Cá nhân tự túc, Công ty hỗ trợ một phần hoặc đài thọ hoàn toàn. Căn cứ hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của Công ty, phòng TCHC trình Tổng Giám đốc công ty quyết định mức kinh phí đào tạo cho cán bộ. Bảng 1. Quy mô đào tạo cán bộ, nhân viên trong công ty (Đơn vị: người) Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 2007/2006 Tổng CNV được đào tạo 30 52 85 63,46% Đào tạo học cấp cao lý luận chính trị 2 15 18 20% Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 9 20 45 125% Đào tạo tin học 13 10 12 20% Đào tạo ngoại ngữ 4 7 10 42,86% (Nguồn: phòngTC-HC) Bảng 2. Thống kê chi phí đào tạo Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2007/ 2003 Tổng chi phí đào tạo Trăm nghìn 33.600 37.497 45.000 79.560 136.000 4,05lần Tổng số LĐ được đào tạo Người 28 29 30 52 85 3,04lần Chi phí đào tạo trung bình Trăm nghìn/ người 1.200 1.293 1.500 1.530 1.600 1,33lần (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Những người sau khi đào tạo xong đều được tănng lương hay tăng chức vụ 2.5 Tổng quỹ lương của doanh nghiệp Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng quỹ lương được phép tính 4,125 6,412 5,41 5,302 7,623 3,372 Quỹ lương còn lại được phép chi 1,612 1,512 1,204 1,78 0,946 0,897 Bảng 1: Thống kê tổng quỹ tiền lương của công ty ( Đơn vị: tỷ đồng) Trước năm 2006 công ty chưa cổ phần hóa, số lượng cán bộ trong công ty nhiều nên tổng quỹ lương lớn, đến năm 2007 công ty cổ phần hóa nên tinh giảm biên chế, số lượng CNV giảm 15người -> tổng quỹ lương giảm còn 3,372 tỷ đồng. Tổng quỹ lương cao nhất là vào năm 2006, đây là thời gian nghiên cứu và giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hóa nên công ty đã phải đầu tư nhiều cả về nguồn nhân lực và máy móc trang thiết bị nên tổn quy lương được tính khá cao: 7,623 tỷ đồng.  Chỉ tiêu 2005 2006 2007 -Quỹ lương theo đơn giá 5,152 7,453 8,725 -Quỹ lương làm vệc theo giờ 0,15 0,17 0,18 -Quỹ lương dịch vụ 0 0 0,006 Đơn giá được giao 15,9đ/1000đ doanh thu 16,7đ/1000d doanh thu 17,4đ/1000đ doanh thu Bảng 2 : Thống kê quỹ lương thực hiện của công ty ( Đơn vị: tỷ đồng) Tổng quỹ lương được chia làm 3 phần: quỹ lương theo đơn giá, quỹ lương là việc theo giờ, quỹ lương dịch vụ. Trong 3 loại quỹ lương trên thì quỹ lương theo đơn giá chiếm tỷ trọng lớn nhất: trong năm 2005 quỹ lương theo đơn giá ( 5,152 tỷ), năm 2006 là 7,453 tỷ, năm 2007 là 8,725 tỷ. Từ năm 2005 đến 2006 các quỹ lương đều tăng lên, điều đó chứng tỏ tiền lương của người lao động được tăng lên: năm 2005 là 5,152 tỷ, năm 2006 là 7,453 tỷ, năm 2007 là 8,725 tỷ. Quỹ lương dịch vụ được hình thành bắt đầu từ năm 2007 là 0,006tỷ đồng. Sau khi chuyển sang cổ phần hoá ban giám đốc đã quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của CNV, nên đã có nhiều những hoạt động liên quan đến dịch vụ, tuyển thêm CNV làm dịch vụ phục vụ quá trình làm việc trong và ngoài thời gian làm việc. Cùng với việc tăng doanh thu và tổng quỹ tiền lương thì đơn giá được giao tính trên doanh thu cũng tăng lên: năm 2005 là 15,9đ/1000đ doanh thu, năm 2006 là 16,7đ/1000 doanh thu, năm 2007 là 17,4đ/1000 doanh thu. -> Với việc tăng quỹ tiền lương, đơn giá được giao chứng tỏ tiền lương của CNV đã tăng lên để đảm bảo đời sống vật chất, tái sản xuất của bản thân người cán bộ. Mặt khác, việc tăng tiền lương 1 phần sẽ thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, tạo động lực cho người lao động 2.6 Các hình thức trả công lao động ở doanh nghiệp 1. Lương đối với các đơn vị kinh doanh Hàng quý Công ty sẽ xét lương trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của quý trước và số luỹ kế đến thời điểm xét lương. - Nguyên tắc tính lương: Tiền lương quý bộ phận kinh doanh được hưởng được tính theo điểm 5 mục II của quý trước liền kề và luỹ kế trong năm nhưng phải đảm bảo số lãi luỹ kế >0. - Tiền lương được chi trả thành 02 kỳ trong tháng, kỳ 1 được trả 60% lương cơ bản. - Kỳ 2: Trả nốt 40% lương cơ bản theo ngày công thực tế và trừ các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định, đồng thời kỳ 2 công ty sẽ trả lương kinh doanh của quý trước cho các bộ phận kinh doanh nhưng trả theo tháng. - Công ty trả lương cho cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh theo chất lượng công việc của từng cán bộ dựa trên cơ sở bình bầu. Việc chi trả lương kinh doanh trên cơ sở bảng bình cầu CBCNV của các phòng kinh doanh gửi về phòng TCHC có xác nhận của trưởng đơn vị. Cụ thể như sau: đơn vị sẽ lập bảng bình bầu trên cơ sở lấy ý kiến của CBCNV trong phòng mỗi quý 1 lần, có 3 loại là A, B, C. Cán bộ tiền lương sẽ căn cứ vào đó và căn cứ số lương kinh doanh được chi trả của toàn đơn vị để lập bảng thanh toán tiền lương như sau: Loại A hệ số 3, loại B hệ số 2, loại C hệ số 1. Trường hợp các đơn vị không thể bình bầu cán bộ theo tỷ lệ thì trưởng đơn vị có quyền quyết định xếp loại cán bộ của đơn vị mình. Nếu trưởng đơn vị không xếp loại cán bộ đơn vị mình. Công ty sẽ tính bình quân tổng quỹ lương kinh doanh đơn vị được hưởng cho số CBCNV được bình bầu trong đơn vị. Trưởng đơn vị hưởng thêm 50%, phó đơn vị 30% lương bình quân của phòng - Cơ sở tính lương kinh doanh: Căn cứ báo cáo tài chính quý của bộ phận, tiền lương, tiền công bộ phận được hưởng như sau: + Quỹ lương được hưởng quý n = Lãi quý n-1 tính theo các tham số tại điểm 5 mục II. + Lương kinh doanh hàng tháng thuộc quý n = [quỹ lương được hưởng quý n- lương cơ bản đã chi quý (n-1)]/3. Trong quá trình tính lương hàng quý, Công ty sẽ xem xét đến quỹ lương luỹ kế mà đơn vị được hưởng trên cơ sở đó tránh việc chi quá quỹ lương. Cuối năm khi có kết quả kinh doanh năm. Công ty sẽ tính quỹ lương năm đơn vị được hưởng và chi hoặc thu hồi phần chênh lệch. Ví dụ: Phòng A có 4 CBCNV là 1 trưởng đơn vị, tổng lương kinh doanh đã xác định quý 1/2007 là 80.500.000đ lương cơ bản của quý theo hệ số là 25.650.000đ như vậy lương kinh doanh còn lại (chi trả trong quý 2) là: 54.850.000đ. Phòng có các mức như sau: 2 người loại A, 2 người loại B, 1 người loại C. Như vậy: - Cán bộ loại C có mức lương kinh doanh quý là: {54.850.000đ - (54.850.000/5 người x 50%)}/(1 + 2 x 2 + 3 x 2) = 4.487.727đ của tháng là: 4.487.727 đ/3 = 1.495.909đ - Lương KD của CB loại B: 1.495.909 x 2 = 2.991.818 đ - Lương KD tháng của CB loại A là: 1.495.909 x3 = 4.487.727 đ - Lương kinh doanh hưởng thêm của trưởng phòng là: (54.850.000đ/5 người/ 3 tháng) x 50% = 1.828.333đ Chi phí tiền lương đơn vị nào được hạch toán vào chi phí của đơn vị đó. 2. Tiền lương bộ phận quản lý Tiền lương bộ phận quản lý được chi trả trên cơ sở hiệu quả công việc, gồm: - Kỳ 1 trả 60% lương cơ bản nhân với hệ số lương - Kỳ 2 trả nốt 40% lương cơ bản nhân hệ số, có tính toán theo ngày công thực tế làm việc và trừ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, đồng thời kỳ 2 trả thêm lương kinh doanh theo mức lương kinh doanh của các bộ phận kinh doanh. Phòng quản lý được xếp loại theo 4 loại 1, 2, 3, 4. + Phòng loại 1 có thể có tối đa 100% cán bộ hưởng lương kinh doanh loại A. Trưởng phòng hưởng thêm 50%, phó phòng 30% lương bình quân kinh doanh của phòng. + Phòng loại 2 có tối đa 50% cán bộ hưởng lương kinh doanh loại A. 30% hưởng lương kinh doanh loại B và 20% cán bộ hưởng lương kinh doanh loại C. Trưởng phòng hưởng thêm 50%, phó phòng 30% lương bình quân kinh doanh của phòng. + Phòng loại 3 có tối đa 30% cán bộ hưởng lương kinh doanh loại A, 30% hưởng lương kinh doanh loại B và 40% hưởng lương kinh doanh loại C. Trưởng phòng hưởng thêm 50%, phó phòng 30% lương bình quân kinh doanh của phòng. + Phòng loại 4 không có lương kinh doanh và chỉ lương 75% lương cơ bản nhân với hệ số. Thư ký Tổng Giám đốc, bộ phận bảo vệ và lao động hưởng lương khoán gọn không tính vào tỷ lệ xếp loại cán bộ đối với phòng TCHC và KHHTQT. Thư ký Tổng Giám đốc được hưởng lương kinh doanh bằng 1,2 lần lương bình quân bộ phận kinh doanh. (Tuỳ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ do Tổng Giám đốc giao, Tổng Giám đốc có thể sẽ quyết định mức lương kinh doanh cụ thể được hưởng trong kỳ của thư ký). - Mức lương kinh doanh của các phòng quản lý được xác định như sau: + Loại A: Lương kinh doanh 1 cán bộ quản lý bằng 120% lương bình quân gia quyền của tất cả các bộ phận kinh doanh. + Mức B: Lương kinh doanh 1 cán bộ quản lý bằng 70% lương bình quân gia quyền tất cả các bộ phận kinh doanh. + Mức C: không có lương kinh doanh Việc xét lương kinh doanh cho bộ phận quản lý được tính theo số lương kinh doanh thực thi của các đơn vị kinh doanh. Cuối năm khi quyết toán quỹ lương với bộ phận kinh doanh Công ty đồng thời cũng xem xét trả thêm phần chênh lệch hoặc thu hồi đối với bộ phận quản lý. Lương kinh doanh bình quân bộ phận kinh doanh bằng Tổng lương kinh doanh của các đơn vị kinh doanh chi tổng số cán bộ được bình bầu của các đơn vị kinh doanh. Khi có kết quả xếp loại phòng, phòng quản lý lập danh sách cán bộ đã được xếp loại gửi về phòng TCHC, trên cơ sở đó phòng TCHC sẽ tiến hành tính lương kinh doanh cho CBCNV. Trường hợp các đơn vị không thể bình bầu cán bộ theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10393.doc
Tài liệu liên quan