Không giống những sản phẩm tiêu dùng như dầu gội đầu, thực phẩm, mỹ phẩm,. là những sản phẩm có đối tượng khách hàng mục tiêu khá đa dạng, vì thế đối với sản phẩm dịch vụ, cụ thể là khố học “hành chính nhân sự” chỉ phù hợp cho những nhân viên, cấp quản lý thích giải quyết những vấn đề hành chánh, văn phòng liên quan đến con người. Do đó đối tượng được chọn trong đề tài gồm hai nhóm chính
Nhân viên làm công tác nhân sự
Giám đốc,trưởng phòng hành chánh nhân sự
Do còn hạn chế về nhiều mặt nên không thể nghiên cứu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, vì thế đề tài được giới hạn trong : “Hiệp hội các doanh nghiệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh”.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch chiêu thị cho sản phẩm Hành chính nhân sự chuyên nghiệp tại công ty BCC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sự. Tổng số lao động hiện nay của công ty là 40 người.
3.2.5 Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi phòng ban
A. Phòng phát triển kinh doanh
Bộ phận kinh doanh được xem là một trong những bộ phận quan trọng, nó quyết định số lượng, doanh thu của công ty qua việc chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu doanh số, chi phí lợi nhuận được phân bổ, lên kế hoạch hành động cụ thể cho từng chương trình. Hỗ trợ các bộ phận khác trong việc cung cấp dịch vụ và đi sales với khách hàng. Có ba hoạt động chính sau :
Marketing : Nghiên cứu phát triển thị trường, chủ động trong các hoạt động marketing theo định hướng kinh doanh tổng thể
Inhouse : Là nhóm chuyên tập trung vào các doanh nghiệp trong và ngồi nước để thực hiện các hợp đồng đào tạo và tư vấn. Bao gồm hai loại khách hàng :khách hàng chính (key account) và khách hàng mới (new account)
Public : Là nhóm phụ trách mảng đào tạo tín chỉ. Cũng bao gồm hai loại khách hàng, nhưng là khách hàng dự án và khách hàng public
B. Phòng giải pháp – chuyên môn
Là bộ phận có nhiệm vụ về những công việc nghiên cứu, cung cấp và giảng dạy các dịch vu,ï những chương trình mới
C. Phòng hành chánh – nhân sự
Thực hiện các hoạt động hành chánh, quy định các chế độ chính sách, quản trị hệ thống thông tin mạng nội bộ, xây dựng văn hóa công ty, tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực
3.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 3.2: Tốc độ tăng doanh thu
Doanh thu năm 2002 tăng 35,5% so với năm trước
2003 tăng 51,5% so với năm 2002
2004 tăng 54,4% so với năm 2003
Thị trường đào tạo và tư vấn nguồn nhân lực là một thị trường tương đối mới mẻ, tuy chỉ thành lập được hơn 3 năm, và xét về thời gian thì BCC là công ty còn khá mới, bên cạnh đó vì là thị trường mới chưa được khai thác hết nên ngày càng có nhiều đối thủ nhảy vào, tuy có nhiều sự cạnh tranh, nhưng sau kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua tương đối khả quan, nhưng năm 2004 doanh thu tăng chậm lại hơn so với 2003. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà sau khi thành công của chương trình nghiên cứu chân dung giám đốc nhân sự thì BCC tạm thời chấp nhận vị trí hiện tại và chỉ tập trung vào công tác sale. Như vậy để hoạt động có hiệu quả không nên chú trọng mặt này mà bỏ quên mặt khác, điều quan trọng là phải có sự phối hợp giữa các hoạt động với nhau.
3.2.7 Các hoạt động chiêu thị của công ty từ khi thành lập
Thuật ngữ chiêu thị trong những năm gần đây đang dần trở nên quen thuộc ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, những hoạt động này cũng chưa được các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư đúng mức do đó chưa phát huy được hết sức mạnh của nó. BCC cũng không nằm ngồi, tuy nhiên tên tuổi của BCC được khẳng định như ngày hôm nay cũng là một phần nhờ vào các nỗ lực chiêu thị, trong đó nổi bật và có thể xem là thế mạnh trong các nỗ lực đó chính là hoạt động PR.
Năm 2001 công ty thành lập, trong năm này chi phí cho việc quảng cáo là 20 triệu đồng, thời gian này hầu như công ty không có một hoạt động quảng bá nào ngồi quảng cáo, tỷ lệ này chiếm rất thấp (1,58%) so với doanh thu.
Đến năm 2002 BCC nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thị trường, do đó họ đã chọn phương thức quảng bá tên tuổi của mình thông qua một chương trình nghiên cứu “Chân dung giám đốc nhân sự “. Xây dựng chương trình này cùng với Báo Người lao động, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp cả trong và ngồi nước. Chi phí cho việc nghiên cứu và tổ chức hội thảo cho chương trình là 80 triệu đồng, chỉ tính riêng chi phí của chương trình này cho thấy chi phí đầu tư cho công tác quảng bá hình ảnh của BCC tăng đột biến so với con số 20 triệu trong năm 2001, chứng tỏ BCC trong thời gian này đang có một bước đột phá, cũng chính nhờ cuộc đột phá này qua đó BCC được biết đến nhiều hơn với một hình ảnh chuyên nghiệp và hiện đại, phát triển mục tiêu hướng vào vấn đề nhân sự mà thị trường đang quan tâm, chọn đúng vấn đề mà thị trường đang có nhiều nhu cầu nhưng có ít nhà cung cấp tham gia.
Thông qua chương trình này tạo được mối quan hệ tốt với các giới truyền thông, sẽ là điều kiện thuận lợi cho những hoạt động sau này. Trong năm này kèm chung với chương trình nghiên cứu thì hoạt động quảng cáo của BCC cũng đồng thời được đẩy mạnh, như quảng cáo đăng tải, thông báo các chương trình học mới, gửi brochure, phát tờ rơi,...Tuy nhiên hoạt động giao tiếp bán hàng cũng chưa được đầu tư song song, khách hàng tự tìm đến các khóa học nhiều hơn là khách hàng do công ty mang về. Khuyến mãi chưa có một hoạt động nào để hấp dẫn người học.
Năm 2003 BCC đầu tư 97 triệu cho hoạt động quảng bá, tuy số tiền có tăng nhưng so với tỷ lệ quảng bá năm 2001 nó cũng chỉ mới 1,86% trên tổng doanh thu và so với riêng chi phí của chương trình nghiên cứu năm 2002 cũng chỉ lớn hơn không nhiều. Các hoạt động quảng cáo, giao tiếp bán hàng và khuyến mãi cũng không có gì thay đổi, do âm hưởng của “chân dung giám đốc nhân sự” nên trong năm này hoạt động quảng bá chưa được BCC chú trọng nhiều do đó mà một số khách hàng lớn của công ty đã chuyển qua sử dụng các dịch vụ đào tạo của Bourne Griffiths, Apollo và Net Viet.
Việc sử dụng dịch vụ các công ty đối thủ của một số khách hàng lớn đã phần nào làm BCC thức tỉnh. Tuy chưa thống kê được hết các chi phí cho các hoạt động chiêu thị của công ty trong năm 2004 nhưng nhìn chung họ cũng có đầu tư cho nhiều cho các hoạt động, trong đó nổi bật lần nữa là các hoạt động PR như : tham gia ngày hội việc làm cho sinh viên trong tháng 6 với chủ đề “hành trang sinh viên vào doanh nghiệp” tại trường đại học kinh tế, với chi phí chưa đến 800.000 đ, nhưng thu hút sự quan tâm của hàng ngàn các bạn sinh viên tuy đối tượng này còn dè dặt về học phí, thành phần giảng viên cũng như chất lượng đào tạo, nhưng qua đó công ty cũng đã quảng bá được hình ảnh của một trường đào tạo nghiệp vụ.
Giữa tháng 7 công ty tham gia hội chợ việc làm dành cho người tàn tật, mục đích tham gia hội chợ của BCC không phải nhắm đến những đối tượng đi hội chợ kiếm việc làm, mà chính là những doanh nghiệp tham gia hội chợ, tuy không sử dụng dịch vụ ngay sau hội chợ nhưng BCC cũng đã tạo được nhu cầu của các doanh nghiệp tham gia. Hội chợ tư vấn đầu tháng 11 vừa qua cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng được mời tham dựï, ... ngồi những hoạt động PR được đẩy mạnh năm này thì các hoạt động quảng cáo, giao tiếp cá nhân và khuyến mãi vẫn không có gì mới.
Nhìn chung từ khi thành lập đến nay các hoạt động chiêu thị của công ty tương đối hiệu quả, nhưng giữa các hoạt động đấy chưa có sự cân bằng và đầu tư hợp lý đây cũng là một trong những nguyên nhân công ty thường có sự hoạch định doanh thu cao hơn so với thực tế đạt được. Năm 2002 sau thành công của chương trình “chân dung giám đốc nhân sư”ï đã có một lượng lớn khách hàng trong lẫn ngồi nước tìm đến BCC. Tuy nhiên từ sau chương trình đó cho đến nay xét về mảng đào tạo thì BCC chưa đưa thêm chương trình nào mới có ấn tượng so với các đối thủ cạnh tranh. Ngồi ra đối với mảng tư vấn ngồi những dịch vụ tư vấn công ty thực hiện trước đây thì vào cuối tháng 10/2004 vừa qua công ty cũng đã phối hợp với thời báo Kinh tế Sài gòn tổ chức một buổi hội thảo về “tái cấu trúc doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam” với mục tiêu nhắm đến tư vấn cấu trúc và tái cấu trúc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy hoạt động tư vấn sẽ mang lại nhiều hứa hẹn cho BCC, nhưng bên cạnh đó mảng đào tạo cũng không kém tiềm năng, hơn nữa muốn trở thành một trường cao đẳng chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhân sự như trong mục tiêu lâu dài đã đề ra BCC cần phải chú trọng hơn việc quảng bá hình ảnh của những khóa học, những chương trình học đến khách hàng mục tiêu hơn nữa trong đó có sự kết hợp của nhiều thành phần chiêu thị không riêng gì hoạt động PR hiện nay như công ty đã và đang làm. Do đó với chương trình “hành chánh nhân sự” mới ra mắt, BCC cần phát huy hết khả năng các thành phần chiêu thị để một lần nữa khẳng định hình ảnh đào tạo chuyên nghiệp của mình.
3.3 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ
Mục đích
Đào tạo chuyên ngành HÀNH CHÁNH VÀ NHÂN SỰ
Tập trung vào THỰC HÀNH (ngay tại lớp học và thực tế)
Tạo môi trường học tập và kỹ năng làm việc THEO NHÓM
Thời gian: 1 năm
Bằng cấp: tương đương Trung cấp – Kỹ thuật Viên
Đối tượng học viên:
Tốt nghiệp PTHT hoặc tương đương
Sinh viên, học sinh các trường ĐH, cao đẳng, trung học
Những nhân viên làm việc tại các văn phòng.
Các đối tượng khác có nhu cầu.
Tuy có nhiều đối tượng học viên có thể theo học khóa học này nhưng khách hàng mục tiêu nhắm đến là những nhân viên làm công tác nhân sự ở các công ty, cơ quan, xí nghiệp. Những thành phần còn lại như sinh viên, học sinh các trường cao đẳng đại học khó mà thuyết phục họ tham gia các khóa học như thế này vì học phí 6.000.000 đ/khóa đối với sinh viên là khá cao, hơn nữa sinh viên sắp ra trường thường mang tâm lý phải đi làm ngay.
Kết quả sau đào tạo (với khố 1 năm)
Cung cấp các kiến thức cơ bản về văn phòng trong các nhóm công việc như sau: Hành chánh văn phòng, kế tốn, thư ký và nhân sự. Ngồi ra còn có chương trình đào tạo nhằm nâng cao các kỹ năng phát triển cá nhân (cơ bản 4 tháng).
Hướng dẫn và giúp học viên bắt đầu hội nhập doanh nghiệp qua giai đoạn thực tập ban đầu (kiến tập – 2 tháng).
Đào tạo nâng cao và thực hành các kiến thức làm việc chuyên sâu như quản trị hành chánh văn phòng, hành chánh nhân sự, tổ chức hội họp, thứ ký,...và nâng cao kỹ năng phát triển cá nhân như trình bày, giao tiếp,... (chuyên sâu 4 tháng).
Tham gia thực sự vào hoạt động doanh nghiệp, tự tin và phát triển nghề nghiệp (thực tập và tốt nghiệp, 2 tháng).
Phân bố thời gian học tập và thực hiện (với khố 1năm)
Giai đoạn 1: Hành chánh – Nhân sự cơ bản – 4 tháng
Giai đoạn 2: Hội nhập doanh nghiệp - 2 tháng (kiến tập)
Giai đoạn 3: Hành chánh – Nhân sự chuyên sâu và thực hành - 4 tháng)
Giai đoạn4: Phát triển cùng doanh nghiệp – 2 tháng (thực tập & tốt nghiệp)
Điều kiện nhập học
Có bằng trung cấp PTTH hoặc tương đương trở lên
Tối thiểu bằng A vi tính
Tối thiểu bằng A ngoại ngữ
Các khoản phí trong quá trình học tập
Học phí trọn khóa: 6,000,000đ/HV
Phí thi cuối khố 10,000đồng/HV * 2 lần
Phí hướng dẫn kiến tập 100,000/HV
Phí hướng dẫn thực tập 200,000/HV
3.3.1 Một số cơ hội và điểm mạnh của chương trình
Tuy thời gian thành lập và hoạt động chưa đầy 3 năm, nhưng nói về thị trường đào tạo, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về nguồn nhân lực thì BCC có thể được xem là một trong những công ty dẫn đầu. Vì như đã đề cập phía trên ngồi các kỹ năng trong chương trình đào tạo, các doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu kiến thức phải thiên về tổng thể, chú trọng thực hành, mới lạ đối với các khố đào tạo quản lý. Điều này BCC đã làm được và họ rất thành công. Được đào tạo tại BCC, học viên có thể ứng dụng vào thực tế ngay. Trong khi đó một số công ty đối thủ như ILA, Tân Đức,… đã không có lợi điểm như BCC vì ILA thì đào tạo về lĩnh vực nhân sự chỉ là một trong số nhiều dịch vụ của họ, trong số đó hoạt động chính của họ là cung cấp nguồn nhân lực cấp cao, tư vấn du học và đào tạo các kỹ năng ngoại ngữ. Hoặc Tân Đức phần lớn giảng viên là người nước ngồi, những kiến thức mà họ truyền đạt cho học viên phần nào mang phong cách, mô hình của người nước ngồi, đôi khi vào doanh nghiệp Việt Nam muốn áp dụng phải thay đổi cơ cấu bộ máy, điều này rất khó đối với những doanh nghiệp đã đi vào nề nếp. Và đặc biệt là tư tưởng không muốn thay đổi của một số doanh nghiệp nhà nước. Do đó BCC có thể xem là có lợi thế trong mảng đào tạo thực tế và áp dụng phù hợp với cơ cấu của các doanh nghiệp Việt Nam.
BCC đã chọn phương án người đi đầu, “chương trình hành chánh nhân sự” là một chương trình mới có mặt trên thị trường, thời gian đào tạo một năm, tương đối phù hợp với quỹ thời gian của những người đi làm so với khố học cũng có nội dung tương tự của trường Hoa Sen nhưng thời gian đào tạo 3 năm, đối tượng tham gia chủ yếu dành cho sinh viên, học sinh. Ngồi mặt thời gian thì về mặt nội dung, chương trình hành chánh nhân sự được mô phỏng trên chương trình nghề nhân sự đã và đang rất thành công tại BCC, do đó với kinh nghiệm từng trải BCC sẽ dễ dàng nắm bắt được mong muốn của khách hàng và đáp ứng kịp thời hơn.
Ngồi ra trong thời gian hoạt động hơn 3 năm, BCC cũng đã có mối quan hệ rất tốt với giới báo chí đặc biệt là báo Người Lao động và thời báo Kinh tế Sài gòn, điều này sẽ là một lợi thế góp phần cho việc quảng bá hình ảnh dịch vụ mới của công ty đến với khách hàng mục tiêu.
3.3.2 Một số nguy cơ cạnh tranh và khó khăn
Bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào khi tung ra thị trường cũng đều có nguy cơ cạnh tranh của những đối thủ tiềm ẩn, đối với chương trình hành chánh nhân sự thì có thể nhận ra một đối thủ tiềm ẩn, đó chính là Hoa Sen, với nền tảng chương trình quản trị hành chánh hiện tại, việc canh tân, mô phỏng để phát triển một chương trình đào tạo mới chỉ dành riêng cho những nhân viên làm việc trong lĩnh vực hành chánh văn phòng với thời gian ngắn hơn hiện nay, thì đối với họ là điều không khó.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến học viên mới đây về mức độ thỏa mãn đối với chương trình nghề nhân sự do công ty thực hiện, với các học viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp các lớp nghề nhân sự. Khi được hỏi về giá của chương trình học thì có rất nhiều học viên trả lời học phí của chương trình khá cao (3 triệu/khóa 6 tháng). Như vậy với giá của chương trình hành chánh nhân sự 5 triệu/khóa 1 năm thì đây là con số không thấp . Hơn nữa, nếu đóng học phí khi đăng ký những lớp tín chỉ lẻ sẽ không gây cảm giác phải đóng một số tiền cao hơn là đóng học phí cho một khóa học dài hạn như chương trình mới này.
Kế hoạch chiêu thị thành công khi các nhà quản lý hiểu được khách hàng mục tiêu, để từ đó thông qua những công cụ chiêu thị truyền thông điệp đúng theo mong muốn của họ. Sau đây sẽ là phần thiết kế nghiên cứu, làm cơ sở cho việc thu thập thông tin về khách hàng mục tiêu.
CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Hầu hết mục đích của các bước trong quy trình nghiên cứu đều liên quan đến công tác thu thập, phân tích và biến chúng thành thông tin để giải quyết các vấn đề về tiếp thị. Nhưng ta sẽ không có được những thông tin hữu ích nếu không có sự chuẩn bị tốt trước khi tiến hành thu thập thông tin. Phần sau đây sẽ đề cập đến một số nội dung cần thực hiện cho một chương trình nghiên cứu bao gồm nội dung : Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nhu cầu thông tin, thiết kế mẫu, mô hình nghiên cứu, bảng câu hỏi và thang đo.
4.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi, dựa vào những kết quả có được kết hợp với nguồn lực công ty lập kế hoạch về các hoạt động chiêu thị chương trình “Hành chánh nhân sự”.
4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1 Nghiên cứu định lượng
Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là nhằm lượng hóa các thông tin, giúp việc xử lý được dễ dàng và thuận lợi.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phát bảng câu hỏi. Cách chọn mẫu, xác định cỡ mẫu, nội dung bảng câu hỏi, thang đo,…sẽ được đề cập trong những phần sau.
4.3 NHU CẦU THÔNG TIN
Dựa trên mục tiêu đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết và khung nghiên cứu của đề tài “lập kế hoạch chiêu thị cho chương trình hành chính nhân sự chuyên nghiệp”. Cùng với việc tìm hiểu, thu thập được thông tin thứ cấp, từ đó xác định một số thông tin cần như sau :
Thông tin về đặc điểm, nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia khóa học của khách hàng
Thông tin về các thành phần chiêu thị
4.3.1 Các loại thông tin thu thập
Thông tin thứ cấp : được thu thập từ một số phương tiện như tạp chí, sách, báo, niên giám thống kê, thông tin từ phòng kinh doanh, nguồn thông tin nội bộ của công ty. Thông tin thứ cấp ngồi việc làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi còn giúp phân tích hiện trạng đã đề cập lý thuyết ở phần trước.
Thông tin sơ cấp : Là những thông tin được thu thập từ bảng câu hỏi, luôn gắn liền với mục tiêu nghiên cứu. Ngồi ra khai thác các đối thủ để biết thêm về các lớp học, tần suất mở lớp, đối tượng học viên, số lượng người/lớp,…
4.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu tiếp thị có rất nhiều phương pháp để thu thập thông tin, vì thế tùy vào thực tiễn của đề tài mà người nghiên cứu sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp, trong nghiên cứu này chọn 2 phương pháp là phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn bằng thư tín.
Phỏng vấn cá nhân có một số nhược điểm là đối tượng khó tiếp xúc, thời gian chờ gặp được họ để phỏng vấn cũng sẽ rất dài nếu không có hẹn trước, khó khăn nữa là tỷ lệ từ chối trả lời cao. Nhưng có ưu điểm nếu tiếp xúc được đối tượng thì quá trình phỏng vấn được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng, thông tin có được sẽ chính xác hơn. Nghiên cứu này với mục đích nhằm thăm dò ý kiến, hơn nữa được BCC hỗ trợ trong việc lấy thông tin nên phương pháp nghiên cứu cá nhân được lựa chọn để ứng dụng.
Đối với điều tra bằng thư tín, tuy có nhiều tác giả cho rằng phương pháp này tốn rất nhiều chi phí. Hơn nữa, khả năng hồi đáp rất thấp, đồng thời điều này còn tùy thuộc vào đối tượng phỏng vấn, nếu đó là những người ở vị trí cấp cao, cấp quản lý và hồn tồn không quen biết thì khó lòng để họ sẵn sàng dành chút thời gian trả lời do đó tỷ lệ hồi đáp sẽ rất thấp. Nhưng nó cũng có một số ưu điểm là có thể đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, kể cả các vấn đề riêng tư, hơn nữa thuận lợi cho người trả lời hơn vì họ có thể suy nghĩ kỹ và trả lời vào bất kỳ thời gian nào mà họ rảnh rỗi. Trong nghiên cứu này do đối tượng lấy mẫu là những người thuộc nhóm khó lấy thông tin vì thế những phương pháp khác như phỏng vấn bằng điện thoại, điều tra bằng các nhóm cố định,... khó áp dụng được do đó phương pháp thứ hai được áp dụng trong nghiên cứu này là điều tra thư tín. Hơn nữa BCC cũng đã có các mối quan hệ với một số công
ty trong hiệp hội và một số công ty đã từng là khách hàng của công ty nên việc thu thập thông tin chắc chắn sẽ được hỗ trợ. Sau đây là mô tả cách thực hiện hai phương pháp trên.
Phỏng vấn cá nhân : đối tượng là nhân viên, trưởng phòng chuyên môn và giải pháp, phụ trách kinh doanh công ty BCC để khai thác thông tin về sản phẩm trước khi thiết kế bảng câu hỏi. Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi một số đối tượng, số lượng dự tính là 12 bảng.
Điều tra bằng thư tín kèm thư ngỏ : Gửi bảng câu hỏi trực tiếp và gửi qua đường bưu điện đến những khách hàng cũ của BCC đã từng thực hiện các hợp đồng tư vấn, phòng nhân sự của những người đã từng tham gia các khóa học tín chỉ ở BCC, với điều kiện công ty của họ là thành viên của hiệp hội các nhà doanh nghiệp trẻ thành phố, và gửi đến các doanh nghiệp còn lại trong số mẫu đã xác định. Đối với gửi bảng câu hỏi bằng đường bưu điện thì gọi điện hỏi thăm trước khi gửi để đối tượng trả lời khỏi phải bỡ ngỡ khi đột nhiên nhận được bảng câu hỏi mà không có sự thông báo trước, đồng thời tiếp tục gọi điện sau khi đã phát bảng câu hỏi để nhắc nhở những người trả lời.
4.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Không giống những sản phẩm tiêu dùng như dầu gội đầu, thực phẩm, mỹ phẩm,... là những sản phẩm có đối tượng khách hàng mục tiêu khá đa dạng, vì thế đối với sản phẩm dịch vụ, cụ thể là khố học “hành chính nhân sự” chỉ phù hợp cho những nhân viên, cấp quản lý thích giải quyết những vấn đề hành chánh, văn phòng liên quan đến con người. Do đó đối tượng được chọn trong đề tài gồm hai nhóm chính
Nhân viên làm công tác nhân sự
Giám đốc,trưởng phòng hành chánh nhân sự
Do còn hạn chế về nhiều mặt nên không thể nghiên cứu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, vì thế đề tài được giới hạn trong : “Hiệp hội các doanh nghiệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh”.
4.5 KHUNG MẪU VÀ KÍCH THƯỚC MẪU
4.5.1 Khung mẫu
Việc xác định và chọn lựa phương pháp chọn mẫu dựa vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Trong nghiên cứu tiếp thị có 2 phương pháp chọn mẫu
chính đó là chọn mẫu xác suất và chọn mẫu theo phi xác suất. Trường hợp nghiên cứu này biết trước được số lượng tổng thể là 270 nên chọn lấy mẫu theo phương pháp xác suất, trong tổng thể nghiên cứu chia thành các phân tổ nhỏ. Cơ bản có 4 phương pháp chọn mẫu nếu chọn mẫu bằng phương pháp xác suất :Chọn mẫu hồn tồn ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ theo tỷ lệ và không theo tỷ lệ, chọn mẫu kết tụ hay tập trung và chọn mẫu có hệ thống.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hồn tồn và chọn mẫu có hệ thống không sử dụng vì trong mẫu nghiên cứu này cơ hội được chọn vào mẫu của mỗi phần tử ở đây là không bằng nhau, hơn nữa phương pháp ngẫu nhiên hồn tồn còn có rất nhiều hạn chế. Đối với phương pháp kết tụ hay tập trung cũng không sử dụng được vì đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp, trong trường hợp này không thể tập trung thành một cụm theo địa lý hay khu vực như phương pháp yêu cầu. Có được số lượng tổng thể và thống kê theo danh sách các thành viên của hiệp hội sẽ biết được tỷ lệ của các phân tổ (loại hình doanh nghiệp) do đó phương pháp chọn mẫu thích hợp nhất trong trường hợp này là phương pháp ngẫu nhiên có phân tổ theo tỷ lệ.
Như đã đề cập ở trên, tổng thể nghiên cứu được cập nhật mới nhất theo số liệu thống kê của hiệp hội các doanh nghiệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh là 270,trong đó tỷ lệ các loại hình doanh nghiệp như sau :
Loại hình công ty TNHH : 51,85%
Loại hình công ty Cổ phần : 17,78%
Loại hình DNTN : 3,7 %
Còn lại : 26,67% (Cơ sở, trung tâm, cửa hàng)
4.5.2 Kích thước mẫu
Tổng số nhân viên phòng nhân sự và số lượng các giám đốc, trưởng phòng hành chánh sự nghiệp của tất cả các doanh nghiệp trong hiệp hội xấp sĩ 1485.
Aùp dụng công thức tính mẫu n = p*q*(Z/e)
p : tỷ lệ của hiện tượng cần nghiên cứu, trường hợp này p = tỷ lệ số người được chọn làm nghiên cứu.
q = 1 – p tức tỷ lệ của số người không được chọn.
Trường hợp này không tính được p và q nên cho p=q=0.5 khi đó kích thước mẫu sẽ là lớn nhất. (vì p + q =1, nên p.q lớn nhất khi p=q). Theo một số những nghiên cứu trước mức độ tin cậy 1 - α = 95% thường được tác giả sử dụng, từ đó tính được trị số Z = 1,96
và sai số cho phép trong khoảng 5% à 10%, trường hợp này do khả năng có hạn nên chọn sai số là 10%
Aùp dụng công thức tính tốn được kích thước mẫu n = 96. Số lượng bảng câu hỏi dự định phát đi là 150. Như đã lựa chọn phía trên là chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ theo tỷ lệ, phân tổ đây tức là các loại hình doanh nghiệp.
Bảng 4.1: Số lượng lấy mẫu
Loại hình
Tỷ lệ (%)
Mẫu
TNHH
51,85
49
Còn lại
26,67
26
Cổ phần
17,78
17
DNTN
3,7
4
4.6 MÔ HÌNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Cơ sở lý thuyết
_ Xác lập mục tiêu nghiên cứu
_ Thu thập thông tin thứ cấp
Thiết kế nghiên cứu
_ Dùng phương pháp phỏng vấn cánhân
và bảng câu hỏi và thông tin thứ cấp để thu thập thông tin sơ cấp
_ Sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất theo tỷ lệ
_ Xác lập và hiệu chỉnh thang đo
Thu thập thông tin
_ Thiết kế bảng câu hỏi
_ Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm
Phân tích kết quả
_ Những đặc điểm, nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Ra quyết định
_ Thông tin về bốn thành phần của chiêu thị
Ngân sách
& nguồn lực
Hình 4.1: Mô hình thực hiện nghiên cứu
4.7 NHỮNG THÔNG TIN CẦN VÀ THANG ĐO TRONG BẢNG CÂU HỎI
Nội dung
Thông tin
Thang đo
Tìm hiểu những yếu tố và hình thức ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua
Nguồn tài chính
Định danh
Các nguồn thông tin tham khảo về khóa học (quảng cáo,bạn bè,hội chợ triển lãm,các buổi hội thảo, người giới thiệu)
Khoảng
Thông tin về các thành phần
chiêu thị
Thói quen đọc báo khi muốn tìm thông tin khóa học
Định danh
Mức độ quan tâm đối với các thông điệp trên một mẫu quảng cáo về khóa học
Khoảng
Hình thức khuyến mãi khách hàng quan tâm
Khoảng
Yêu cầu những thông tin trên một mẫu quảng cáo về khóa học
Định danh
Các yếu tố yêu cầu trong giao tiếp
Định danh
Các hoạt động PR qua đó khách hàng biết đến BCC
Định danh
Thông tin cá nhân
Loại hình doanh nghiệp
Định danh
Lĩnh vực hoạt động
Định danh
Chức vụ trong công ty
Định danh
Bảng 4.2 Nội dung và thang đo bảng câu hỏi
Trên đây là tồn bộ kế hoạch nghiên cứu để thu thập thông tin nhằm đưa ra những quan sát rõ ràng hơn về khách hàng mục tiêu đồng thời là cơ sở cho quá trình ra quyết định.
CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ THỐNG KÊ & KẾ HOẠCH
CHIÊU THỊ
Trong kinh doanh, bất kỳ một loại sản phẩm, dịch vụ hay chương trình đào tạo nào muốn thành công thì phải thông tin nó đến cho khách hàng. “Hành chánh nhân sự” (HCNS) là một chương trình học mới nên chiêu thị sẽ đóng một vai trò rất quan trọng, nó giúp cho khách hàng nhận thức biết về thông tin sản phẩm. Do đó việc xác định khách hàng mục tiêu xem họ muốn gì, cần gì và họ sẽ hành động như thế nào? là điều rất quan trọng, qua những thông tin thu thập được từ một nghiên cứu về khách hàng mục tiêu sau đây sẽ là cơ sở cho quá trình quyết định đến các hoạt động chiêu thị
5.1 MÔ TẢ THỐNG KÊ
5.1.1 Số mẫu thu thập
Theo phương pháp nghiên cứu ở trên đã xác định số mẫu cần thu thập là 96, tiến hành gửi thư số lượng 150. Vì do một số đáp viên đi công tác, một số làm thất lạc, một số không có thời gian trả lời, do đó sau khi gọi điện thoại nhắc nhở thì số lượng câu hỏi thu về sau 12 ngày là 102 nhưng trong số đó có 14 bảng là không hợp lệ vì các lý do : một số bảng đánh dấu không logic, tức trả lời có sự mâu th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập kế hoạch chiêu thị cho sản phẩm Hành chính nhân sự chuyên nghiệp tại công ty BCC.doc