Đề tài Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ 3

LẬP KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN 3

1.1 KHÁI NIỆM VỀ VỐN VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Vốn kinh doanh 3

1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh 5

1.2 NỘI DUNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN 7

1.2.1 Quy trình Lập kế hoạch huy động vốn 7

1.2.2 Phương pháp xác định nhu cầu vốn 8

1.2.3 Xây dựng các căn cứ huy động vốn 9

1.2.4 Đề xuất kế hoạch huy động vốn 13

1.2.5 Một số chỉ tiêu tài chính 13

CHƯƠNG 2 15

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN 15

ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG SỐ 4 VÀ NHẬN DẠNG CÁC CĂN CỨ CHO VIỆC HUY ĐỘNG VỐN 15

2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4 VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 15

2.1.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 15

2.1.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 18

2.1.3 Nhận xét chung và đưa ra sự cần thiết của đề tài 23

2.2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4 NĂM 2007 25

2.2.1 Tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty năm 2006 25

2.2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quyết định tài chính của Công ty năm 2007 31

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,748,780,453 đồng. Sau đây là biểu đồ phản ánh tỷ trọng của các nguồn huy động Biểu đồ 1: Tỷ trọng của các nguồn vốn huy động trong năm 2006 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Biểu đồ 2: Tỷ trọng của các nguồn vốn huy động trong năm 2005 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Series 1: Vốn tín dụng và hợp đồng Series 2: Vốn chiếm dụng Series 3: Vốn cổ phần hóa Từ biểu đồ trên ta thấy, tại thời điểm cuối năm 2005 thì tỷ trọng của nguồn vốn chiếm dụng lớn nhất, chiếm 65.3% trong tổng số nguồn vốn, tiếp đó là vốn tín dụng và hợp đồng, chiếm 26.4%. Cuối cùng là nguồn vốn Cổ phần hóa chỉ chiếm có 8.3% trong tổng nguồn vốn của Công ty Còn 2005 thì tỷ trọng của nguồn vốn chiếm dụng lớn nhất, chiếm 66.2% trong tổng số nguồn vốn, tiếp đó là vốn tín dụng và hợp đồng, chiếm 26.2%. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 7.5% trong tổng nguồn vốn của Công ty Như vậy, có thể nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn chiếm dụng đối với hoạt động kinh doanh, đây chính là nguồi tài trợ chủ yếu cho tài sản ngắn hạn của Công ty Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm 2006 Căn cứ vào bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2006 ta xác định được tổng tài sản bình quân; vốn chủ sở hữu bình quân và vốn đầu tư bình quân bằng cách lấy số đầu kỳ + số cuối kỳ rồi chia 2. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, xác định được doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Sau đây là bảng số liệu cần thiết để tính các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn: Bảng 12: Số liệu để tính các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn ĐVT: đồng Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Giá trị bình quân Doanh thu 483,739,493,918 Lợi nhuận sau thuế 987,624,496 Tổng tài sản 546,247,375,333 623,250,185,572 584,748,780,453 Nợ ngắn hạn 494,379,013,772 573,133,360,926 533,756,187,349 Vốn chủ sở hữu 43,261,315,571 45,000,000,000 44,130,657,786 Vốn đầu tư chung 51,868,361,561 50,116,824,646 50,992,593,104 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Dựa vào số liệu trên, ta sẽ xác định được các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm 2006 như sau: Bảng 13: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn năm 2006 Chỉ tiêu Giá trị Hệ số hoàn vốn tổng tài sản 0.002 Hệ số hoàn vốn cổ phần 0.022 Hệ số hoàn vốn đầu tư chung 0.019 Vòng quay vốn 9.486 Mức doanh lợi 0.002 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Trong năm 2006, Hệ số hoàn vốn tổng tài sản bằng 0.2% tức là cứ một đồng vốn đầu tư cho tổng tài sản thì mang lại 0.002 đồng thu nhập. Hệ số hoàn vốn cổ phần bằng 2.2% có nghĩa là cứ một đồng vốn Chủ sở hữu đầu tư thì mang lại 0.022 đồng thu nhập. Như vậy là Hệ số hoàn vốn cổ phần lớn hơn hệ số hoàn vốn tổng tài sản chứng tỏ việc đầu tư bằng vốn Cổ phần sẽ mang lại thu nhập lớn hơn việc đầu tư chung, bằng tất cả các nguồn (thu nhập của một đồng vốn Chủ sở hữu đầu tư xấp xỉ bằng 13 lần so với thu nhập từ một đồng vốn đầu tư). Hệ số hoàn vốn đầu tư chung bằng 1.9% tức là cứ một đồng vốn đầu tư để đâu tư cho hoạt động kinh doanh thì sẽ mang lại 0.019 đồng thu nhập. Hệ số hoàn vốn đầu tư chung phụ thuộc vào hai nhân tố là vòng quay vốn và mức doanh lợi. Theo số liệu trên, thì vòng quay vốn của công ty là 9.486 tức là cứ một đồng vốn đầu tư sẽ mang lại doanh thu là 9.486 đồng, còn mức doanh lợi bằng 0.002 tức là cứ một trăm đồng doanh thu thì có 0.2 đồng lãi. Để nâng cao hệ số này, có thể tăng vòng quay vốn hoặc tăng mức doanh lợi. Giả sử Công ty muốn tăng hệ số này trong điều kiện doanh số và vốn Chủ sở hữu không thay đổi thì phải tìm biện pháp tăng lợi nhuận. Hoặc trong điều kiện cả doanh thu và lợi nhuận không đổi thì lúc đó vấn đề là chỗ giảm vốn sử dụng bình quân, nghĩa là phải sử dụng các biện pháp quản lý tài chính tốt hơn. Nếu so sánh với hiệu quả sử dụng vốn năm 2005, thì năm 2006 việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn, do các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn là: hệ số hoàn vốn tổng tài sản, hệ số hoàn vốn Cổ phần và hệ số hoàn vốn đầu tư chung đều giảm so với năm 2005. Theo các số liệu dưới đây: Bảng 14: Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua 2 năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch năm 2006 - 2005 Hệ số hoàn vốn tổng tài sản 0.005 0.002 -0.003 Hệ số hoàn vốn cổ phần 0.057 0.022 -0.035 Hệ số hoàn vốn đầu tư chung 0.045 0.019 -0.026 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Từ bảng số liệu trên ta thấy: So với năm 2005 thì trong năm 2006, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đều giảm, trong đó: hệ số hoàn vốn tổng tài sản giảm 0.3%, hệ số hoàn vốn Cổ phần giảm 3.5%, hệ số hoàn vốn đầu tư chung giảm 2.6%. Có nghĩa là cứ một đồng đầu tư cho tổng tài sản năm 2006 sẽ giảm 0.003 đồng so với việc đầu tư một đồng vào sản xuất kinh doanh năm 2005, tương tự: một đồng đầu tư của chủ sở hữu năm 2006 sẽ giảm 0.035 đồng so với năm 2005 và một đồng đầu tư cho hoạt động kinh doanh sẽ giảm 0.026 đồng so với một đồng đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do: Lợi nhuận sau thuế năm 2006 giảm so với năm 2005. Mà lợi nhuận sau thuế giảm là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng chậm hơn so với sự giảm xuống của lợi nhuận khác, còn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn tốt. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quyết định tài chính của Công ty năm 2007 2.2.2.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hệ quả của công nghiệp hóa là đô thị hóa, điều kiện sống của một bộ phận lớn dân cư nông thôn sẽ được cải thiện dần sang điều kiện sống đô thị. Xuất phát từ nhận định nhà ở là một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, Công ty chú trọng đến các dự án xây dựng nhà ở và khu đô thị mới. Theo số liệu từ phòng kinh tế thị trường thì trong năm 2007, Công ty dự kiến mức tổng doanh thu kế hoạch là: 600.000.000.000 đồng (600.000 triệu đồng) và lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh là 8,000 triệu đồng, với các mục tiêu sau: Mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách tăng giá trị sản phẩm xây lắp, tăng thêm giá trị sản lượng về khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng Sản xuất kinh doanh gắn liền với nhu cầu của thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của tất cả các bộ phận, tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Quyết định đầu tư Để thực hiện được kế hoạch kinh doanh như vậy, Phòng kinh tế thị trường có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về kế hoạch đầu tư dự án và phương án đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Bao gồm đầu tư bên trong Công ty và đầu tư ra ngoài Công ty, đây là các quyết định quan trọng của Công ty Việc đầu tư về các tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh bao gồm đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn và phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đầu tư ngắn hạn: phải đảm bảo đủ vốn lưu động để Công ty có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả để giảm rủi ro trong thanh toán của Công ty. Đầu tư dài hạn: Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để tăng thêm công suất hiện có bằng cách mua sắm máy móc thiết bị mới, một mặt thay thế cho những máy móc đã cũ mà Công ty vẫn đang sử dụng, một mặt nhằm nâng cao năng lực và trình độ sản xuất. Đối với tài sản cố định, việc đầu tư này là rất cần thiết và quan trọng bởi vì: theo số liệu phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định năm 2005 và 2006 cho thấy, việc giảm tài sản cố định hữu hình trong năm 2006 đã làm cho doanh thu giảm, còn các Tài sản cố định khác giảm nhưng không làm giảm doanh thu. Điều đó chứng tỏ các tài sản cố định khác đã được Công ty sử dụng có hiệu quả hơn, còn tài sản cố định hữu hình giảm đi là việc không tốt, trong khi đó kế hoạch tăng sản lượng trong năm 2007 đòi hỏi Công ty phải đầu tư thêm vào tài sản cố định hữu hình, được thể hiện qua phân tích dưới đây: Bảng 15: Tình hình sử dụng các loại TSCĐ ĐVT: đồng TSCĐ Năm 2005 Năm 2006 Số tuyệt đối STĐ TSCĐ hữu hình 28,072,307,202 13,164,530,291 (14,907,776,911) 0.469 TSCĐ Thuê TC 9,613,063,652 7,908,656,652 (1,704,407,000) 0.823 Chi phí xây XDCB 5,923,992,634 5,576,892,529 (347,100,105) 0.941 TSCĐ Vô hình 42,513,246,250 42,513,246,250 0 1.000 Tổng TSCĐ 86,122,609,738 69,163,325,722 (16,959,284,016) 0.469 DT BH&CC DV 588,599,560,660 483,739,493,918 (104,860,066,742) 0.822 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) So với năm 2005 giá trị tổng TSCĐ năm 2006 giảm 16,959,284,016 đồng nguyên nhân là do: Giá trị TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, Chi phí xây dựng cơ bản giảm và TSCĐ vô hình giữ nguyên. Cụ thể: giá trị TSCĐ hữu hình giảm nhiều nhất, giảm 14,907,776,911 đồng. năm 2006 giá trị TSCĐ hữu hình chỉ bằng 46,9% so với năm 2005. Tiếp đó là TSCĐ thuê tài chính, cuối cùng là Chi phí xây dựng cơ bản. Để biết được sự giảm đi của TSCĐ có lợi hay không ta tính giá trị sau: Bảng 16: Tình hình sử dụng TSCĐ gắn với kết qủa kinh doanh TSCĐ Delta K TSCĐ hữu hình -9,906,645,066 TSCĐ Thuê tài chính 8,177,520 Chi phí xây XDCB 708,269,801 TSCĐ Vô hình 7,573,811,021 Tổng TSCĐ -1,616,386,724 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Như vậy, việc giảm của Tổng TSCĐ làm cho Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm di 1,616,386,724 đồng, trong đó việc giảm TSCĐ hữu hình làm cho Doanh thu giảm rât nhiều còn các TSCĐ khác giảm nhưng lại có lợi vì làm cho doanh thu tăng lên được thể hiện ở bảng số liệu trên. Khi mua sắm, sử dụng TSCĐ thì công ty phải làm theo các quy định sau: Khi mua sắm tài sản cố định, Tổng giám đốc phải lập kế hoạch trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt. Trường hợp đầu tư ngoài kế hoạch mà giá trị tài sản vượt quá 200.000.000 đồng phải trình Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị phê duyệt Khi sửa chữa lớn và hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu, quyết toán và có chứng từ chi tiêu hợp lý Trích khấu hao: tất cả các tài sản kể cả tài sản chưa dùng, không dùng, chờ thanh lý đều phải trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Các tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh thì tính vào chi phí kinh doanh, còn khấu hao các tài sản cố định chưa dùng, không dùng, chờ thanh lý tính vào chi phí khác. Việc đầu tư ra ngoài Công ty bao gồm: góp vốn thành lập Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua cổ phần, cổ phiếu... các hình thức đầu tư này phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phải được Hội Đồng Quản Trị quyết định Công ty có quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để đầu tư ra ngoài Công ty Việc đầu tư ra ngoài Công ty phải dựa trên nguyên tắc có hiệu qủa, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không ảnh hưởng tới mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quyết định phân phối lợi nhuận Lợi nhận thực hiện của Công ty trong năm là tổng lợi nhuận kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận của Công ty sau khi bù lỗ năm trước (nếu có) và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, số còn lại được sử dụng như sau: Bù đắp các khoản chi phí đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế Trích quỹ dự phòng tài chính: theo quyết định của Hội Đồng Cổ Đông Chia cổ tức: theo tỷ lệ mà Hội Đồng Cổ Đông quyết đinh Trích quỹ trợ cấp việc làm: theo quyết định của Hội Đồng Cổ Đông Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi Quyết định phân phối lợi nhuận năm 2007 Bảng 17: Các chỉ tiêu kế hoạch về phân phối lợi nhuận Chỉ tiêu Tỷ lệ % của lợi nhuận sau thuế Quỹ dự phòng tài chính 5% Quỹ khen thưởng phúc lợi 5% Quỹ đầu tư phát triển 10% Tăng vốn kinh doanh trực tiếp 65% Còn lại chia Cổ tức (Nguồn số liệu phòngTài chính kế toán) Nguyên tắc trích lập các quỹ: Việc trích lập các quỹ được thực hiện theo quyết định của Hội Đồng Cổ Đông và trong quá trình thực hiện, Công ty được trích tạm các quỹ bằng 70% kế hoạch để chi tiêu, cuối năm tiến hành quyết toán theo lợi nhuận thực hiện Mục đích sử dụng các quỹ Quỹ đầu tư phát triển: Đầu tư mua sắm trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ Công nhân viên Bổ sung vốn điều lệ Liên doanh, liên kết, góp vốn Cổ phần, mua cổ phiếu Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong Công ty. Quỹ dự phòng tài chính: Dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản mà Công ty phải chịu trong quá trình sản xuất kinh doanh Bù đắp khoản lỗ của Công ty Qũy khen thưởng phúc lợi: Thưởng cuối năm, thường kỳ cho cán bộ công nhân viên Thưởng cho các cá nhân có thành tích trong công tác Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Công ty Chi các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên, phúc lợi xã hội công cộng Tất cả các quỹ khi sử dụng đều phải được phê duyệt của Hội Đồng Quản Trị Xác định nhu cầu vốn của Công ty trong năm 2007 ứng với mỗi mức doanh thu tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải có sự cân bằng với nhu cầu vốn của Công ty. Do đó khi doanh thu tăng lên đòi hỏi phải gia tăng nhu cầu vốn (vốn ngắn hạn và vốn dài hạn) Doanh thu năm 2006 là: 483,739,493,918 đồng Doanh thu dự kiến năm 2007 là: 600,000,000,000 đồng Vậy doanh thu dự kiến bằng: 1.24 lần so với doanh thu năm 2006 Như vậy, cần phải tính nhu cầu sử dụng vốn của Công ty trong năm 2007 trong điều kiện doanh thu kế hoạch về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 600,000,000,000 đồng. Doanh thu này tăng gấp 1.24 lần so với doanh thu năm 2006 Xác định nhu cầu vốn năm 2007 Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Các số liệu này nằm trong bảng 7: cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2006 trong phần 2.3.1.1 Bước 2: Xác định tỷ trọng của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán trong doanh thu thực hiện được trong năm 2006 bằng cách tính tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán với doanh thu thực hiện về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006. Việc tính toán này được nhằm xác định mối quan hệ và sự phụ thuộc của doanh thu vào các khoản mục đó tức là các khoản mục chịu tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với bên tài sản: thể hiện mối quan hệ và sự phụ thuộc của doanh thu vào việc đầu tư cho các loại tài sản tức là cứ một đồng doanh thu thì tương ứng phải đầu tư cho các loại tài sản là bao nhiêu đồng, cũng tương ứng với mỗi đồng tăng lên của doanh thu thì phải đầu tư thêm bao nhiêu đồng cho các tài sản Đối với bên nguồn vốn: thể hiện các nguồn tài trợ tăng một cách tự phát tương ứng với sự tăng lên của bên tài sản Sau đây là bảng xác định tỷ lệ phần trăm giữa các khoản mục trên bảng CĐKT với doanh thu thực hiện năm 2006 Bảng 18: Bảng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên báo cáo CĐKT với doanh thu Tài sản tỷ lệ Nguồn vốn tỷ lệ 1. Tiền &các khoản t/đ tiền 6.58% 1. Vay và nợ ngắn hạn 30.31% 2. Các khoản phải thu 49.54% 2. Phải trả người bán 45.43% 3. Hàng tồn kho 40.45% 3. Người mua trả tiền trước 21.29% 4. Tài sản ngắn hạn khác 5.42% 4. Thuế và các khoản khác 0.34% 5. Phải trả công nhân viên 3.89% 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 6.82% 7. Chi phí phải trả 2.26% 5. Tài sản cố định ròng 12.48% 8. Nợ dài hạn 1.42% 6. Đầu tư dài hạn 6.42% 9. Nguồn vốn kinh doanh 7.02% 10. Lợi nhuận chưa chia 2.10% (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn đối với doanh thu thực hiện. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, doanh thu của hoạt động này chính là kết quả của sự đầu tư về các loại tài sản, tương ứng với việc đầu tư các tài sản, là các nguồn tài trợ. Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chịu tác động trực tiếp của các loại tài sản lưu động và tài sản cố định và một số các nguồn tài trợ gắn liền với hoạt động sản xuất cũng sẽ thay đổi theo. Vì vậy, từ việc đầu tư cho các tài sản sẽ xác định được , và từ các nguồn tài trợ sẽ xác định được , từ đó xác định được nhu cầu sử dụng vốn ứng với kế hoạch kinh doanh mới. Các khoản mục tài sản chịu tác động trực tiếp với hoạt động SXKD là: Tài sản ngắn hạn: bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho và Tài sản ngắn hạn khác Tài sản dài hạn: Tài sản cố định ròng Các khoản mục tài trợ chịu tác động trực tiếp của hoạt động SXKD là: Nguồn tài trợ ngắn hạn gồm: Phải trả người bán; người mua trả tiền trước; Thuế và các khỏan khác; phải trả công nhân viên; Các khoản phải nộp, phải trả khác; Chi phí phải trả Nguồn tài trợ dài hạn gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa chia Bước 3: xác định nhu cầu sử dụng vốn Khi xác định nhu cầu sử dụng vốn thì tách riêng nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn và nhu cầu sử dụng vốn dài hạn để thuận tiện cho việc lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn hay dài hạn về sau. Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn Nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn liên quan tới việc xác định mức tăng của tài sản ngắn hạn và mức tăng tự phát của các nguồn tài trợ ngắn hạn khi doanh thu tăng lên. Sau đây là bảng bảng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn có quan hệ trực tiếp tới doanh thu là cơ sở để xác định nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn. Bảng 19: Bảng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục tài sản và nguồn tài trợ ngắn hạn có mối quan hệ trực tiếp tới doanh thu Tài sản tỷ lệ Nguồn vốn tỷ lệ 1. Tiền &các khoản t/đ tiền 6.58% 1. Phải trả người bán 45.43% 2. Các khoản phải thu 49.54% 2. Người mua trả tiền trước 21.29% 3. Hàng tồn kho 40.45% 3. Thuế và các khoản khác 0.34% 4. Tài sản ngắn hạn khác 5.42% 4. Phải trả công nhân viên 3.89% 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác 6.82% 6. Chi phí phải trả 2.26% Cộng 101.99% Cộng 80.03% (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Nhận xét: Cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì cần phải tăng 1.0199 đồng để bổ sung cho phần tài sản ngắn hạn. (101.99%) VKH = 1.0199 x (600.000.000.000 – 483,739,493,918) = 118,573,907,277 đồng Cứ một đồng doanh thu sản phẩm tăng lên thì Công ty cần phải chiếm dụng 0.803 đồng (nguồn vốn tăng một cách tự phát) (80.03%) V0 = 0.803 x (600.000.000.000 – 483,739,493,918) = 93,040,704,638 đồng Như vậy, Sự đảm bảo về vốn ngắn hạn của Công ty trong năm 2007 là: = VKH – V0 = 118,573,907,277 – 93,040,704,638 = 25,533,202,639 đồng Vì > 0 chứng tỏ nguồn vốn tự phát ngắn hạn của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu tài trợ cho sự tăng lên của tài sản ngắn hạn, do đó Công ty chưa đảm bảo được nhu cầu về vốn trong kỳ kinh doanh tới. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh diễn ra tốt và đạt được mục tiêu kế hoạch thì Công ty phải tìm cách huy động thêm vốn và lượng vốn ngắn hạn cần huy động thêm là 25,533,202,639 đồng Xác định nhu cầu vốn dài hạn Nhu cầu sử dụng vốn dài hạn liên quan tới việc xác định mức tăng của tài sản dài hạn (tài sản cố định) và mức tăng tự phát của nguồn tài trợ dài hạn khi doanh thu tăng lên. Sau đây là bảng bảng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục tài sản dài hạn và nguồn tài trợ dài hạn có quan hệ trực tiếp tới doanh thu là cơ sở để xác định nhu cầu sử dụng vốn dài hạn. Bảng 20: Bảng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục tài sản và nguồn tài trợ dài hạn có mối quan hệ trực tiếp tới doanh thu Tài sản tỷ lệ Nguồn vốn tỷ lệ 1. Tài sản cố định ròng 12.48% 1. Nguồn vốn kinh doanh 7.02% 2. Lợi nhuận chưa chia 2.10% Cộng 12.48% Cộng 9.12% (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Nhận xét Cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì cần phải tăng 0.1248 đồng để bổ sung cho phần tài sản cố định. (12.48%) VKH = 0.1248 x (600.000.000.000 – 483,739,493,918) = 14,504,640,853 đồng Cứ một đồng doanh thu sản phẩm tăng lên thì vốn chủ sở hữu cần phải bổ sung thêm 0.912 đồng (nguồn vốn tăng một cách tự phát) (9.12%) V0 = 0.912 x (600.000.000.000 – 483,739,493,918) = 10,606,230,569 đồng Như vậy, Sự đảm bảo về vốn dài hạn của Công ty trong năm 2007 là: = VKH – V0 = 14,504,640,853 – 10,606,230,569 = 3,898,410,284 đồng Vì > 0 chứng tỏ nguồn vốn tự phát dài hạn của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu tài trợ cho sự tăng lên của tài sản cố định, do đó Công ty chưa đảm bảo được nhu cầu về vốn trong kỳ kinh doanh tới. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh diễn ra tốt và đạt được mục tiêu kế hoạch thì Công ty phải tìm cách huy động thêm vốn và lượng vốn dài hạn cần huy động thêm là 3,898,410,284 đồng Như vậy, để đáp ứng với kế hoạch về sản xuất kinh doanh trong năm 2007, Công ty cần phải huy động thêm vốn, bao gồm cả vốn ngắn hạn và vốn dài hạn Tổng hợp nhu cầu vốn của Công ty trong năm 2007 Từ những kết quả tính toán ở trên, nhu cầu sử dụng vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm 2007 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 21: Tập hợp nhu cầu vốn năm 2007 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Giá trị Nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn 25,533,202,639 Nhu cầu sử dụng vốn dài hạn 3,898,410,284 Tổng nhu cầu vốn 29,431,612,923 Căn cứ cho các giải pháp huy động vốn nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Việc phân tích và xác định nhu cầu vốn cho năm kế hoạch 2007 tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 cho thấy: để Công ty đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh, tức là đạt được mức doanh thu như dự kiến, thì Công ty cần phải huy động thêm một lượng vốn là 29,431,612,923 đồng. Với thực tế môi trường hoạt động của Công ty, để thực hiện việc huy động vốn đòi hỏi đầu tiên đó là: Công ty phải xác định một cơ cấu tài trợ như thế nào cho hợp lý, ít rủi ro và đem lại lợi ích cao nhất cho Công ty. Để lựa chọn một cơ cấu tài trợ chịu tác động của rất nhiều yếu tố, cụ thể như sau: Rủi ro kinh doanh: là rủi ro cố hữu trong tài sản Công ty trong trường hợp Công ty không sử dụng nợ, tức là: nếu Công ty sử dụng lượng vốn chủ sở hữu càng lớn để tài trợ cho tài sản thì rủi ro kinh doanh sẽ không được chia sẻ nên rất bất lợi cho Công ty. Vì thế mà rủi ro kinh doanh càng lớn thì tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp. Thuế suất thuế thu nhập: Khi Công ty sử dụng nợ thì chi phí nợ đó là chi phí lãi tiền vay. Chi phí này được tính vào chi phí hợp lý trong chi phí chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng hạ thấp chi phí thực tế của nợ Khả năng linh hoạt tài chính (hay là khả năng huy động vốn): khi những điều kiện thay đổi: các Công ty có quy mô lớn hơn, hoạt động lâu năm và hoạt động ở lĩnh vực có nhiều người biết đến trên thị trường thì sẽ có uy tín trong việc huy động vốn và thường có chi phí thấp hơn nên họ có thể duy trì tỷ lệ nợ cao hơn các Công ty không có điều kiện như vậy. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay thì uy tín của Công ty được thể hiện bằng chính năng lực hoạt động trong thực tế. Do đó một Công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Thuế thu nhập cá nhân: nếu nhà nước duy trì thuế thu nhập cá nhân đối với khoản Cổ tức nhận được của các Cổ Đông thì các Cổ Đông có xu hướng để lợi nhuận lại Công ty để tái sản xuất mở rộng. Điều đó làm cho chi phí của lợi nhuận giữ lại sẽ thấp hơn trong trường hợp nhà nước không đánh thuế đối với khoản cổ tức nhận được. Và điều quan trọng thứ 2 đó là: Công ty phải xác định: liệu Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn nào? Và huy động bao nhiêu? Những nguồn huy động đó thì Công ty có thể gặp khó khăn và thuận lợi gì và hướng giải quyết ra sao? Chính vì vậy, trong phần định hướng cho các giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4, cần phải xem xét hai nội dung đó là: Lựa chọn cơ cấu tài trợ dựa vào việc phân tích đòn bẩy tài chính Xác định các nguồn mà Công ty có thể huy động Cơ cấu vốn mục tiêu Phần này sẽ xem xét tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty và mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hoạt động kinh doanh. Đòn bẩy tài chính Theo các số liệu trên bảng cân đối kế toán tại các thời điểm cuối năm 2005 và 2006 ta thấy: tỷ lệ giữa vốn vay với vốn chủ sở hữu cao hay là tỷ trọng của chứng khoán có thu nhập cố định trong tổng vốn của Công ty cao, điều đó chứng tỏ Công ty có đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính càng cao thì lợi của chủ sở hữu càng cao. Và lợi nhuận của chủ sở hữu chính là mục tiêu kinh tế đối với bất kỳ một Công ty nào. Vì vậy, trước khi xét đến ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, ta xác định đòn bẩy tài chính của Công ty trong năm 2005 và 2006. Sau đây là bảng cơ cấu vốn theo nợ vay và vốn chủ sở hữu của Công ty trong hai năm 2005 và 2006. Bảng 22: Xác định đòn bẩy tài chính của Công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tổng nguồn vốn 506,147,085,115 584,748,780,453 78,601,695,338 Vốn vay 463,958,996,225 540,618,122,667 76,659,126,442 Vốn chủ sở hữu 42,188,088,890 44,130,657,786 1,942,568,896 Đòn bẩy tài chính (Hệ số nợ) 0.917 0.925 0.008 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Các số liệu ở bảng trên là giá trị bình quân của các năm 2005 và 2006, được xác định dựa trên số liệu đầu năm và cuối năm. Từ bảng số liệu trên, cho thấy: Các chỉ tiêu về tổng nguồn vốn, vốn vay và vốn chủ sở hữu trong năm 2006 đều tăng so với năm 2005. Trong đó tổng vốn vay của tăng 76,659,126,442 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là (76,659,126,442/463,958,996,225) = 16,5%; vốn chủ sở hữu tăng 1,942,568,896 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là (1,942,568,896/42,188,088,890) = 4,6 %. Do đó tổng nguồn vốn tăng lên 78,601,695,338 đồng, ứng với tỷ lệ tăng nguồn vốn trong năm 2006 so với 2005 là 15,5%. Do tỷ lệ tăng lên của vốn vay lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng nguồn vốn nên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2101.doc