MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
I. Lý luận về lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán 2
1. Lập kế hoạch kiểm toán 2
1.1. Vai trò, chức năng của lập kế hoạch kiểm toán 2
1.2. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán 3
1.3. Thu thập các thông tin cơ sở về khách hàng 5
1.4. Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 8
1.5. Thực hiện các thủ tục phân tích. 9
1.6. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 11
1.7. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát. 14
2. Thiết kế chương trình kiểm toán 16
2.1. Quy trình thiết kê 1 chuơng trình kiểm toán 16
II. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty Kiểm toán Việt Nam(VACO). 18
1. Công việc thực hiện trước kiểm toán. 18
1.1. Đánh giá khả năng kiểm soát và phân tích các rủi ro kiểm toán có khả năng xẩy ra. 19
1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán. 19
1.3. Lập và ký kết hợp đồng kiểm toán 20
2. Lập KHKT tổng quát. 20
2.1. Tìm hiểu hoạt động của khách hàng. 21
2.2. Tìm hiểu môi trường kiểm soát. 21
2.3. Tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng. 22
2.4. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát. 22
2.5. Xác định mức độ trọng yếu. 23
3. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. 24
3.1. Đánh giá rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng. 25
3.2. Lập kế hoạch phương pháp kiểm toán. 25
3.3. Lập kế hoạch kiểm tra hệ thống kiểm soát. 26
3.4. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán. 26
III- Một vài nhận xét về việc lập kế hoạch kiểm toán tại công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) 28
Kết luận 30
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán hoặc số dư các tài khoản nhỏ thì chỉ cần các thủ tục phân tích thôi cũng đã cung cấp đủ các bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trường hợp việc có thêm các bằng chứng ngoài việc sử dụng thủ tục phân tích cũng cần thiết để thoả mãn quy định về bằng chứng có gia trị và đầy đủ.
Việc sử dụng các thủ tục phân tích phải bao gồm một số bước đặc thù: Như sây dựng tiêu cho các khoản mục, thiết kế cuộc khảo sát, tiến hành khảo sát, phân tích khết quả và đưa ra các kết quả phân tích.
Mục đích quan trọng nhất của việc thực hiện các thủ tục phân tích là:
►Hiểu biết được công việc kinh doanh của khách hàng. Bằng kinh nghiệm thu thập được các thông tin về công ty khách hàng trong những năm trước như một điều kiên khởi đầu để lập kế hoạch một cuộc kiểm toán năm hiện tại.Bằng các thủ tục phân tích mà thông tin chưa được kiểm tra trong năm hiện tại xẽ được so sánh với các thông tin đã được kiểm tra trong năm trước và các biến động xẽ nổi rõ.Những biến động này có thể là những xu hướng quan trọng hoặc các hiện tượng đặc biệt mà tất cả đếu có ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch kiểm toán.
Đánh giá xem doanh nghiệp có hoạt động hiệu qủa không. Các thủ tục phân tích thường có tác dụng cho biết tình hình tài chính củacông ty khách hàng có khó khăn không? Khả năng thiếu hụt tài chính phải được kiểm toán viên xem xét trong quá trình đánh gia rủi ro.Việc phân tích nhất định có ích trong sự xem xét này. Ví dụ: Như tỉ lệ nợ trên tổng nguồn vố, tỷ suất thanh toán tức thời…
Những tỉ suất này không những cho ta biết được khả năng kinh doanh của doanh ngiệp, mà còn hỗ trợ kiểm toán viên khi ra một báo các kiểm toán có chất lượng.
►Đấu hiệu biểu hiện các sai sót trên báo cáo tài chính.
Những chênh lệch đàng kể ngoài đự kiến giữa số liệu tài chính chưa được kiểm toán ở năm hiện hành với số liệu khác đùng để so sánh thường được xem như những đấu hiêụ bất thường. Những giao động bất thường này thường xẩy ra khi những chênh lệch không được dự kiến nhưng lại tồn tại, hoặc khi những chênh lệch đáng kể được dự kiến nhưng lại không sẩy ra.
►So sánh dữ kiện của kỳ trước với số liệu của năm hiện hành.
Giả sử, tỷ lệ tổng số dư hàng năm của một tổng công ty hàng năm vào khoản 28%-30% nhưng năm nay tỷ lệ sụt dảm xuống còn khoản 24%. Sự sụt dảm này là điều mà kiểm toán viên quan tâm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có nhiều như: Sự biến động của hoạt động kinh doanh trên toàn cầu… Song không loại trừ khả năng có các sai phạm trên báo cáo tài chính như: Doanh thu không được ghi sổ , co sai sót khi tính giá hàng tồn kho… kiểm toán viên cần phải dánh giá vấn đề này như thế nào đến vấn đề thu thập các bằng chừng kiểm toán nếu có.
►So sánh số dư của năm hiện hành với số dư của năm trước đó.
Kiểm toán viên có thể so sánh các số dư của năm hiện hành với số dư của năm trước đó của một khiản nào đó trên báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh… Và từ đó các khoản này có được chú ý nhiều hơn mức bình thường hay không.
►So sánh chi tiết số dư tổng hợp với chi tiết tương tự của năm trước.
Nếu không có những biến động đáng kể các hoạt động của năm hiện tại, thì phần lớn các chi tiết cấu thành trên báo cáo tài chính xẽ không thay đổi, Bằng cách so sánh các số hiện hành với thông tin từ kỳ trước. Quá trình này có thể theo chi tiết từng kì hoặc từng thời điểm cụ thể.
►Tính các tỉ số và các mối quan hệ tỷ lệ với năm trước
Quá trình so sánh các số tổng cộng hoặc các chi tiết với năm trước xẽ làm xuất hiện những mối quan hệ giữa dữ kiện này với dữ kiện khác. Như doanh thu đối với giá vốn hàng bán. Một vài tỉ số là quá trình so sánh nội bộ như :
Hoa hồng bán hàng được chia theo doanh thu thuần. Sai phạm có thể là về hoa hông bán hàng.
Hệ số quay vòng nhiên liệu. Sai phạm có thể là về hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, tính lỗi thời của nhiên liệu rồn kho.
Tóm lại còn một vài những thủ tục phân tích ngang nữa cũng có thể được kiểm toán viên thực hiện như: So sánh các dữ kiện của khách hàng với các ước tính do khách hàng lập, hoặc so sánh số liệu của khách hàng với số liệu của kiểm toán viên lập.
Trên đây là các hình thức phổ biến theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành để thu thập những thông tin về khách hàng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 về Hố sơ kiểm toán , đây là các nhũng thông tin cơ sở có ý nghĩa quan trọng thường được lưu trữ trong tài liệu của kiểm toán để phục vụ cho các cuộc kiểm toán tiếp theo.
1.6. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
1.6.1. Đánh giá tính trọng yếu
Trọng yếu là một khái niệm chỉ về tầm cỡ( quy mô) và bản chất của các sai phạm( kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm, mà trong những điều kiện cụ thể dựa vào những thông tin này để sét đoán thì không thể chính sác, hoăch rút ra những kết luận sai lầm. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu, để từ đó ước lượng các mức độ sai sót của báo cáo tài chính trong khoảng chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sai khạm trên báo cáo tài chính. Từ đây kiểm toán viên sẽ làm các khảo sát( thử nghiệm) kiểm toán. Tại đây, kiểm toán viên sẽ phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính như:
1.6.1.1.Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yêú là mức ước lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức độ đó các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Hay đây là sai sót có thể chấp nhận được.
Việc ước lượng này mang tính chất sét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Do đó nó không mang tính chất lâu dài áp dụng cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Mà kiểm toán viên có thể thay thế nó nếu như thấy rằng mức độ ban đầu là quá cao hoặc quá thấp . Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán có liên quan ước lượng ban đầu về tính trọng yếu kiểm toán viên cần lưu ý những điểm sau đây.
►Tính trọng yếu kà một khái niệm tương đối hơn là một khái niệm tuyệt đối, gắn kiền với quy mô của khách hàng.
Một sai phạm sẩy ra là trọng yếu đối với một công ty khách hàng này(nhỏ), nhưng lại không trọng yếu đối với công ty khách hàng khác(lớn). Do đó, mà việc sác định một mức độ trọng yếu ban đầu là rất khó có thể sác định.
►Yếu tố định lượng của trọng: Do trọng yếu chỉ mang tính chất tượng đối, nên việc sác định xem các cơ sở quyết định mộy quy mô của sai phạm nào đó là trọng yếu hay không là một điêù cần thiết. Khoản thu nhập trước thuế, tài sản lưu động, tổng vốn dài hạn, nợ ngắn hạn… thường được dùng làm cơ sở để đánh giá tính trọng yếu.
Trong đó, thu nhập trước thuế là một khoản quan trọng nhất vì nó dược xem như là mọt khoản mục cung cấp thông tin quan trọng nhất cho người sử dụng.
►Yếu tố định tính của trọng yếu: Thực tế, mộy hành vi gian lận đều được coi là trọng yếu bất kể mức độ sai phạm là bao nhiêu.Các gian lận thường được coi là quan trọng hơn là những sai sót so cùng với một quy mô tiền tệ, bởi vì các gian lận thường được nghĩ tới tính trung thực và độ tin cậy của ban Giám đốc công ty khách hàng hay người kiên quan khác.
Song các sai sót mà được lập đi lập lại nhiều lần,có tính hệ thống thì lúc này cũng được coi là trọng yếu. Tuy nhiên, việc ước tính ban đầu có tính trọng yếu chỉ mang óc sét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Các công ty kiểm toán thường đề ra được những hình thức chỉ đạo kiểm toán viên của mình trong việc phân bổ các ước lượng mức phân bổ ban đầu
1.6.1.2.Phân bổ các ước lượng ban đầu vềtính trọng yếu cho từng khoản mục
Kiểm toán viên phải sác định đựoc số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với từng khoản mục ở một chi phí thấp nhất, có thể đảm bảo các sai sót trên báo cáo tài chính không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Để tíên hành phân bổ, kiểm toán viên cần phải dựa vào bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức sơ bộ đối với các khoản mục. Dựa trên kinh ngiệm kiểm toán và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục.
1.6.2. Đánh giá rủi ro
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “ kiểm toán viên phải có đủ sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát của khách hàng để lập kế hoạch và chương trình kiểm toán thích hợp có hiệu quả. Kiểm toán viên phải dựa vào khả năng sét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và sác định các thủ tục kiểm soát nhằm giảm các rủi ro kiểm toán tới mức chấp nhận được”
Trong kiểm toán tài chính kiểm toán viên phải đánh giá được mức độ của từng loại rủi ro. Đó là:
►Mức rủi ro kiểm soát mong muốn.
Các báo cáo tài chính luôn luôn được tin tưởng nếu có các báo cáo của kiểm toán viên đi kèm. Nếu như sai sót không được phát hiện thì mức độ ảnh hưởng của các báo cáo tài chính này trên phạm vi xã hôi càng lớn. Vì vậy, kiểm toán viên luôn phải sác định một mức độ rủi ro kiểm toán thấp nhất.
►Rủi ro cố hữu
Là mức độ rủi ro thuộc về phía doanh nghiệp khách hàng hiểu bản chất cũng như phản ánh sai các các thông tin kinh tế phát sinh trên báo cáo tài chính.
Để đánh mức đọ rủi ro này kiểm toán viên cần dựa vào các thông tin sau:
Bản chất kinh doanh cuả khách hàng
Tính trung thực của ban Giám đốc. Ban giám đốc không được xem là trung thực trong mọi trường hợp.
Kết quả các lần kiểm toán trước.
Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên.
Ước ính kế toán. Là một khoản giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan tới báo cáo tài chính, ước tính trong trường hợp thực tế phát sinh nhưng chưa có số liệu chính sác hoặc chưa có phương pháp tính toán hợp lý hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh để lập báo các tài chính.
Quy mô của số dư tài khoản.
►Rủi ro kiểm soát.
Những hạn chế bên trong của hệ thống kiểm soát nội bộ luôn tồn tại những rủi ro sai sót đáng kể có thể sẩy ravà không có những biện pháp phát hiện hạn chế về nguồn lực; trong việc đáng giá con người có khả năng lấn ướt cả hệ thống kiểm soát nội bộ và sự thông đồng giữa hai hay nhiều người trong công ty. Điều này làm cho việc xác định rủi ro liên quan tới hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát xẩy với việc các sai phạm không được phát hiện ro hệ thông kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng hoạt động không có hiệu quả.
► Rủi ro phát hiện
Là loại rủi ro mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận vì việc không tìm thấy các sai phạm nghiêm trọng trên báo cáo tài chính bằng các thể thức kiểm toán với việc giả sử hệ thông kiểm soát nội bộ đã không phát hiện ra chúng. Trong quá trính kiểm toán rủi ro phát hiện thường phát sinh ro ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
Các bước kiểm toán không thích hợp ro kiểm toán viên thực hiện từng bước kiểm toán không hợp lý cho mỗi phần hành.
Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được ra sai sót , nên thường đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như đối với toàn bộ báo cáo tài chính đó.
Kiểm toán viên thường không phát hiện ra những sai sót khi có sự thông đồng từ bên trong doanh nghiệp, làm sai các chính sách , chế độ mà doanh nghiệp đề ra.
Vì vậy, trách nhiệm của kiểm toán viên là phải thấy được sự thay đổi cảu rủi ro phát hiện và sự phụ thuộc vào 3 loại rủi ro khác đó là: Rủi ro mong muốn, rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm toán:
DAR
DR=
IR * CR
DR : Rủi ro phát hiện
DAR : Rủi ron kiểm toán mong muốn
IR : Rủi ro có hữu
CR : Rủi ro kiểm soát
1.6.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro
Sau khi lập song kế hoạch kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên có thể xác định mức trọng yếu chấp nhận được,thì khi đó, rủi ro kiểm toán phải tăng lên để rư cho rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được như ban đầu thì kiểm toán viên cần mở rộng phạm vi kiểm toán, lựa chon các phương pháp kiểm toán hữu hiệu hơn nhằm thu thập được nhiều hơn các bàng chứng kiểm toán có giá trị và giảm rủi ro phát hiện xuống mức thấp nhất.
Tóm lại việc xác định mức rủi ro và trọng yếu thương đỏi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của kiểm toán viên, sự trung thực, khách quan, công tâm của kiểm toán viên nói riêng và Công ty kiểm toán nói chung.
1.7. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.
1.7.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Việc tìm hiểu hệ thông kiểm soát nội bộ của khách hàng là một khâu bắt buộc đối với mỗi cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải có trách nhiệm tìm hiểu về môi trường kiểm soát nội bộ, tổ chức bộ máy …
1.7.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Trong kiểm toán báo cáo tài chính công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là rất cần thiêt và quan trọng để xác minh tính hữu hiệu (hiệu qủa ) của kiểm soát nội bộ từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và những nghiệp vụ cơ bản của đơn vị.
Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thường được thực hiện theo một tru trình sau:
Khái quát việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trong báo cáo tài chính
Đạt được sự hiểu biết về HTKSNB của khách hàng đủ để lập KHKT
Đánh gia xem liệu các BCTC có thể KT đươc hay kkhông
Quá trình đánh gia rủi ro kiểm soát
Mức tối đa
Mức được chứng minh bắng sự hiểu biết đã có
Mức thấp hơn khả dĩ có thể chứng minh được
Mở rộng sự hiểu biết nếu cần thiết
Lập KH và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Xác minh liệu mức đánh giá rủi ro kiểm soát có được giảm hơn từ các thử nghiệm kiểm soát hay không
Rủi ro kiểm soát tăng hơn so với mức đánh giá ban đầu hoặc ở mức tối đa. Rủi ro phát hiện giảm xuống và phải lập mức kh các trắc nghiệm kiểm toán để thoả mãn mãn mức rủi ro phát hiện thấp hơn này
Rủi ro kiểm soát giảm xuống, rủi ro phát hiện tăng lên và phải lập các kế hoạch và trắc nghiệm kiểm toán để thoả mãn mức rủi ro phát hiện tăng lên này
ý kiến từ chối hoặc rút ra khỏi hợp đồng
(1)
Không kiểm
(2) (2)
toán được
Có thể kiểm toán
(3)
(3)
3 khả năng
(4)
Không thể
Giảm
(7)
(6)
(6)
2. Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về nhưngc tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Do đó, “kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần phải soạn thảo chương trình kiểm toán, trong đó sác định nội dung,lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán cần thiết” Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 Lập kế hoạch kiểm toán.
2.1. Quy trình thiết kê 1 chuơng trình kiểm toán
Quy tình thiết kế một chương trình kiểm toán là việc các kiểm toán viên dựa trên các trắc nghiệm như:
Trắc nghiệm công việc.
Trắc nghiệm trực tiếp số dư.
Trắc nghiệm phân tích.
2.1.1. Thiết kế các trắc nghiệm công việc.
► Các thủ tục kiểm toán:Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc thương tuân theo từng bước sau đây:
Cụ thể hoá các mục tiêu của kiểm soát nội bộ cho các khoản mục đang được khảo sát.
Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ.
Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên.
Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và các kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát
► Quy mô mẫu chọn:
Trong trắc nghiệm công việc để sác minh quy mô mẫu chọn người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu theo thuộc tính, sử dụng để ước tính tỉ lệ của phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc một thuộc tính được quan tâm.
► Khoản mục được chọn :
Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên cần xác định các phần tử mang tính đại diện cao cho tổng thể
►Thời gian thực hiện :
Các trắc nghiệm công việc thường được tiến hành vào giữa năm ( đối với hợp đồng kiểm toán dài hạn ) hoặc vào thời điểm kết thúc năm
2.1.2. Thiết kế các trắc nghiệm phân tích
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư lài khoản đang được kiểm toán. Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế dựa trên cơ sở thu hẹp các trác nghiệm trực tiếp số dư. Quy trình phân tích được thực hiện qua các bước sau:
Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra
Xác định giá trị ước tính của các tài khoản cần được kiểm tra.
Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được
Xác định số chêch lệch trọng yếu cần được kiểm tra
Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
Đánh giá kết quả kiểm tra
2.1.3. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư.
Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên các công tác đánh giá tính trọng yếu và ruỉ ro như là việc đánh gia tính trọng yếu và rủi ro đối với các khoản mục đang kiểm toán, đối với chu trình kiểm toán được thực hiện. Công việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư nhằm thoả các mục tiêu kiểm toán đặc thù của các khoản đang xét như là: Các thủ tục kiểm toán: phần này là phần khó, đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quan trọng của kiểm toán viên.Các thủ tục kiểm toán được thiết kế dựa trên việc thu thập các bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên .
Sau đâu là một quy trình của việhiết kế các khảo sát trực tiếp số dư.
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro đối với khoản mục kiểm toán
Đánh giá rui ro kiểm soát đối với chu trình kiểm toán đựoc thực hiện
Thiết kế và dự đoán các kế quả các trắc nghiệm công việc và các trắc nghiệm phân tích
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được xét
để thoả mẫn các mục tiêu kiểm toán đặc thù
-Các thủ tục kiểm toán
-Quy mô chọn mẫu
-Khoản mục được chọn
Trên thực tế, hình thức trắc nghiệm xẽ được sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán. Chương thường được thiết kế cho từng chu trình hoặc từng tài khoản đáp ứng mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục dựa trên cơ sở dẫn liệu đối với các khoản mục này tuỳ theo việc phân chia báo cáo tài chính theo các nào.
Các chương trình kiểm toán được thiết kế trong giai đoạn đoạn đầu của cuộc kiểm toán có thể được sửa chữa ro hoàn cảnh thay đổi. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300. Thì việc sửa đổi , bổ sung nếu cần trong quá trình kiểm toán nếu có. Nguyên nhân đẫn đến việc phải có những sửa đổi đàng kể phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán.
II. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty Kiểm toán Việt Nam(VACO).
Ngày nay, VACO là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu của Viêt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán.Với phương châm là:“Phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh tại Việt Nam, luôn cung cấp những dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải chỉ những dịch vụ đã có với chất lượng cao, vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên trong công ty”,
Điều có ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của hoạt động kiểm toán tại Việt Nam, một hoạt động khá mới mẻ nhưng lại là một yếu tố không thể thiếu được của một nền kinh tế thị trường hiện đại mà Việt Nam đang hướng tới.
Đối với các khách hàng dù là khách hàng cũ hay mới, hàng năm VACO đều gửi thư chào hàng đối với mỗi khách hàng để thông báo cho biết các loại hình dịch vụ mà VACO có khả năng cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịchvụ khách hàng của VACO.
Nếu khách hàng chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ của VACO thì họ sẽ ký vào thư chào kiểm toán và gửi lại cho VACO một bản sao của thư chào hàng đó. Sau khi nhận được bản sao này do khách hàng gửi lại có kèm theo sự chấp thuận lời mời kiểm toán của VACO thì VACO sẽ thực hiện các công việc của một cuộc kiểm toán, mà giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán chính là việc lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán đó.
1. Công việc thực hiện trước kiểm toán.
Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cho các khách hàng đã chấp nhận dịch vụ kiểm toán của mình, VACO đều thực hiện một số công việc nhằm để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch kiểm toán của mình.
Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc
Lựa chọn nhóm kiểm toán.
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán.
1.1. Đánh giá khả năng kiểm soát và phân tích các rủi ro kiểm toán có khả năng xẩy ra.
Kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, không phải bất cứ doanh nghiệp nào đều có sự nhận thức và hiểu biết cặn kẽ về kiểm toán. Hơn nữa trong mỗi cuộc kiểm toán, luôn có khả năng kiểm toán viên không lường hết được mọi yếu tố tiềm tàng có thể xảy ra. Vì vậy,với thái độ thận trọng nghề nghiệp, VACO luộn cho rằng bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng có ba bước đánh giá rủi ro kiểm toán như sau:
Trung bình.
Cao hơn trung bình.
Rủi ro rất cao.
Bất cứ khả năng nào cũng đều có khả năng xảy ra rủi ro. VACO đưa ra một mức đo việc đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, mặt khác việc đánh giá nàymang tính chất chuyên môn nghề nghiệp cao. Ban Giám đốc công ty VACO thường sẽ cử ra một thành viên của BGĐ (có thể là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyên môn cao(phải có chứng chỉ CPA)và nhiều kinh nghiệm đóng vai trò chủ chủ nhiệm một cuộc kiểm toán đó của VACO trong cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toán, xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng.
Để đánh giá rủi ro kiểm toán, chủ phần hùn sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cuộc kiểm toán như: Đặc điểm và tính liêm chính của các nhà quản lý, cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý, bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, môi trường kinh doanh…
Trên cơ sở xem xét các nhân tố đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đưa ra mức đánh giá rủi ro kiểm toán thích hợp và quyết định có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không. Kèm theo cách xử lý thích hợp đối với mức rủi ro kiểm toán đã đánh giá. Việc xử lý rủi ro kiểm toán giúp cho BGĐ xác định mối quan hệ giữa rủi ro với sai sót tiềm tàng và các số dư các tài khoản, tăng cường quản lý cuộc kiểm toán cũng như thận trọng hơn khi đặt sự tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng.
1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán.
Sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng căn cứ vào quy mô từng doanh nghiệp, khối lượng,tính phức tạp công việc, VACO quyết định số lượng nhân viên tham gia hợp đồng. Chủ chủ nhiệm kiểm toán thường giao cho một trưởng phòng nghiệp vụ (hoặc phòng đào tạo) để lựa chọn nhóm kiểm toán hoặc tự mình chỉ định. Thành phần của một nhóm kiểm toán thường bao gồm 1 chủ nhiệm kiểm toán , 1 chủ nhiệm kiểm toán, 1 KTV cao cấp và 2 trợ lý kiểm toán. Nhóm kiểm toán bao gồm:
Chủ nhiệm kiểm toán.
Kiểm toán viên cao cấp.
Trợ lý kiểm toán.
Trợ lý kiểm toán.
Ngoài ra Ban Giám đốc VACO và các chuyên gia nước ngoài còn thường xuyên giám sát chặt chẽ cuộc kiểm toán giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong qúa trình thực hiện.
1.3. Lập và ký kết hợp đồng kiểm toán
Sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, đồng thời với việc lựa chọn nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán cũng tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Sau khi 2 bên đã đi đến thống nhất về các điều khoản ghi trong hợp đồng bộ phận thư ký VACO sẽ soạn thảo một hợp đồng.Trong hợp đồng xẽ có những điều khoản sau đây cụ thể lấy ví dụ của 1 hợp đồng kiểm toán công ty bảo hiểm
n Luật lệ và chuẩn mực áp dụng: Cuộc kiểm toán được tiến hành theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam và tuân theo pháp lệnh vê hợp đồng kinh tế tại Việt Nam.
n Nội dung dịch vụ: Bên B sẽ cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2001 kết thúc ngày 31/12/2001. Các đơn vị được chọn kiểm toán bao gồm các đơn vị thành viên và Văn phòng Tổng công ty(VPTCT).
Cuộc kiểm toán chia thành 2 giai đoạn:
Kiểm toán sơ bộ: Dự kiến thực hiện vào tháng 11/2001 tại 5 tỉnh (10 đơn vị thành viên) và VPTCT.
Kiểm toán cuối năm: Dự kiến bắt đầu ngay sau khi các đơn vị thành viên hoàn thành việc lập báo cáo tài chính từ 14/1/2002 đến 25/3/2002.
nTrách nhiệm của VACO (bên B): Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành, xây dựng và thông báo cho bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch theo đúng nguyên tắc: độc lập, khách quan và bí mật. Đảm bảo cung cấp dịch vụ với sự nhiệt tình và chất lượng cao.
n Biên bản kiểm toán, thư quản lý và Báo cáo kiểm toán.
nPhí dịch vụ kiểm toán và phương thức thanh toán.
2. Lập KHKT tổng quát.
Trên cơ sở hợp đồng kiểm toán đã ký kết, chủ nhiệm kiểm toán gửi cho khách hàng một thư yêu cầu cung cấp tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán, và phân công nhiệm vụ cho nhóm kiểm toán viên. Sau khi đã nhận đủ các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán do khách hàng cung cấp và thảo luận kế hoạch kiểm toán tổng quát cho cuộc kiểm toán theo các bước sau:
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Tìm hiểu môi trường kiểm soát.
Tìm hiểu các chu trình kế toán.
Thực hiện các bước phân tích tổng quát.
Trong bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, các thông tin về khách hàng và kiểm toán viên thu thập được sẽ đầy đủ và có hệ thống hơn so với các thông tin khái quát ban đầu mà kiểm toán viên đã thu thập ban đầu để đánh giá rủi ro cuộc kiểm toán ở bước trước.
2.1. Tìm hiểu hoạt động của khách hàng.
Việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng là một việc làm hết sức cần thiết trong cuộc kiểm toán, bởi vì để thực hiện công việc kiểm toán tài chính, kiểm toán viên phải xác định và hiểu biết được lĩnh vực kinh doanh của khách hàng sẽ có ảnh hưởng trọng yếu tới cuộc kiểm t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35353.doc