Đề tài Lập kế hoạch marketing thương mại điện tử cho doanh nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC HÌNH 4

DANH MỤC BẢNG 5

Bảng phân công công việc cụ thể từng bộ phận trong doanh nghiệp 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI KEPLER 7

1.1. Thông tin chung về Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler 7

1.1.1. Tên 7

1.1.2. Địa điểm 7

1.1.3. Loại hình 7

1.1.4. Chức năng hoạt động kinh doanh của Công ty 7

1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler 8

1.2.1. Chức năng nhiệm vụ 8

1.2.2. Sơ đồ cấu trúc bộ máy hiện hành 9

1.2.3. Hệ thống vị trí việc làm 10

1.2.4. Cơ chế hoạt động 10

1.3. Nguồn nhân lực của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler 11

1.4. Tình hình hoạt động của công ty và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2014-2017 12

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI KEPLER 14

2.1. Tổ chức bộ máy chuyên trách 14

2.1.1. Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách 14

2.1.2. Công việc chuyên trách nhân sự 14

2.1.3. Mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách 14

2.2. Tổ chức nhân sự của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler 15

2.2.1. Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách 15

2.2.2. Bố trí nhân sự và phân công công việc cụ thể trong bộ máy chuyên trách 15

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING 20

3.1. Nhà cung ứng 20

3.2. Đối thủ cạnh tranh 20

3.3. Khách hàng 21

3.4. Môi trường kinh tế 21

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 23

4.1 Phân tích bảng cân đối tài khoản kế toán 23

4.1.1, Tiền và các khoản tương đương tiền 23

4.1.2, Các khoản phải thu 24

4.1.3, Tài sản cố định 25

4.1.4, Các khoản phải trả 25

4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 26

4.3. Một số chỉ tiêu tài chính 29

4.4. Nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp : 30

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHẬN XÉT 31

5.1 : Đánh giá chung về tình hình doanh nghiệp 31

5.2. Lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

PHỤ LỤC 36

 

docx36 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch marketing thương mại điện tử cho doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thợ : : 3 người. - Lái xe : : 4 người. 1.4. Tình hình hoạt động của công ty và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2014-2017 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler giai đoạn 2014 –2017 được thể hiện ở bảng 1.1 như sau: Bảng 1.2. Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler giai đoạn 2014–2017 Đơn vị tính: triệu VND Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh thu 37.115 40.430 43.656 47.840 3.811 58,74 5.046 32,27 1.274 22,33 Chi phí 34.496 37.600 40.513 44.252 0,807 43,59 3.035 29,91 0.232 8,77 Lợi nhuận sau thuế 2.019 2.207 2.514 3.061 2.004 68,34 1.741 35,26 1.042 34,04 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017) Dựa vào bảng 1.2 có thể thấy: Thứ nhất, doanh thu từ năm 2015 –2017 đều tăng. Cụ thể doanh thu năm 2016 tăng 3.226 triệu đồng (tương đương 7,98%) so với năm 2015 và doanh thu 9/2017 tăng 4.184 triệu đồng (tương đương 9,58%) so với năm 2016. Đây là một sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả đó có được là nhờ lãnh đạo và nhân viên đã không ngừng nỗ lực, cải thiện được những khó khăn đã gặp phải những năm trước đó. Hơn nữa, trong những năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, DN đã tạo được niềm tin ở khách hàng với nhiều hợp đồng dịch vụ có giá trị cao. Đồng thời, sự hoạt động sôi nổi trong hoạt động kinh doanh XNK kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (11/01/2007) cũng đã tạo cơ hội thuận lợi cho các công ty giao nhận nói chung và Công ty nói riêng. Thứ hai, chi phí từ năm 2014 –2017 khá cao và chi phí tăng qua các năm. Cụ thể, chi phí năm 2016 tăng 2.913 triệu đồng (tương đương 7,75%) so với chi phí 2017 và chi phí năm 2016 tăng 3.739 triệu đồng (tương đương 9,23%) so với chi phí năm 2015. Có thể thấy công ty đã không kiểm soát tốt chi phí. Nguyên nhân là do các công ty giao nhận phát triển ngày càng nhiều, để giữ khách hàng, công ty buộc phải giảm giá để kí kết hợp đồng. Giá cước vận tải và phụ phí hãng tàu ngày càng tăng làm chi phí đầu vào tăng. Quy mô của công ty tương đối nhỏ, chưa có hệ thống kho hàng, chỉ gửi hàng tại cảng hoặc các kho hàng thuê nên tốn rất nhiều chi phí thuê kho bãi. Trong bối cảnh đó, để có thể tồn tại và phát triển, công ty phải nhìn nhận, đánh giá lại các đối thủ cạnh tranh để nắm bắt và điều chỉnh chi phí hợp lí. Thứ ba, lợi nhuận không cao so với doanh thu nhưng cũng tăng qua các năm từ năm 2015 - 2017. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 313 triệu đồng (tương đương 11,07%) so với lợi nhuận trước thuế năm 2015 và lợi nhuận trước thuế 2017 tăng 445 triệu đồng (tương đương 14,16%) so với lợi nhuận trước thuế năm 2016. Nguyên nhân là do tận dụng được những điều kiện thuận lợi từ môi trường kinh tế để phát triển kinh doanh, có nhiều chiến lược tốt để thu hút khách hàng, thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm làm gia tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh. Trong khi đó, chi phí lại khá cao, áp lực cạnh tranh lớn nên lợi nhuận công ty đạt được còn hạn chế. Có thể thấy, công ty đã biết tận dụng những lợi thế của mình để phát triển kinh doanh. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt. Hằng năm công ty đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI KEPLER 2.1. Tổ chức bộ máy chuyên trách 2.1.1. Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách Bộ máy chuyên trách của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler là Phòng quản lý nhân sự. Phòng tổ chức lao động có trách nhiệm chính về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty. Phòng có chức năng quản trị, tổ chức nhân sự và lao động tiền lương, thực thi các vấn đề về chế độ chính sách cho người lao động. Trước yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển, công ty cần có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân có tay nghề cao. Vì vậy, lãnh đạo công ty luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng, phát triển sản xuất. 2.1.2. Công việc chuyên trách nhân sự - Quản trị nhân sự - Xâydựng, phổ biến, thực hiện chế độ chính sách trong toàn công ty - Thực hiện công tác hành chínhtổnghợp Nhiệm vụ: - Thực hiện chức năng quản trị nhân sự: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, công tác đào tạo- theo dõi- quản lý, giải quyết chế độ, đánh giá nhân sự... - Thực hiện chứcnăng xâydựng, phổ biến, thực hiện chế độ chính sách: Chính sách lao động -Tiền lương, xây dựng định mức lao động... - Thực hiện chức năngtổ chức công tác hành chínhvăn phòng: quản lý văn thư, mua sắm trang thiết bị, tài sản, văn phòng phẩm, tổ chức hoạt động đoàn thể phong trào, hội nghị, công tác hậu cần... - Tham mưu cho ban lãnh đạo về lĩnh vực chuyên môn - Các nhiệm vụ khác khi được giao 2.1.3. Mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách Các nhân viên được phân chia công việc theo khoản mục đảm bảo sự chuyên môn hóa và tạo nên sự kiểm soát chéo. Trong công tác nhân sự, thường xuyên có sự trao đổi, đối chiếu số liệu giữa các nhân viên nhằm phát hiện các sai sót một cách nhanh chóng, tránh để sai sót ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống sổ sách và để tổng hợp số liệu, để xem xét tính kịp thời, đầy đủ và trọn vẹn của các nghiệp vụ. 2.2. Tổ chức nhân sự của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler 2.2.1. Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách Phòng tổ chức hành chính của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler có 4 người gồm 1 trưởng phòng và 3 nhân viên. Dưới đây là thông tin năng lực chuyên môn của Phòng. Bảng 2.1: Thông tin về năng lực chuyên môn của trưởng phòng Chức vụ Năm kinh nghiệm Trình độ chuyên môn Trưởng phòng tổ chức hành chính 8 năm Cao học Đại học Kinh tế Quốc Dân Nhân viên phụ trách Tuyển dụng nhân viên, đào tạo 4 năm Đại học Công đoàn chuyên ngành quản trị nhân lực Nhân viên phụ trách Lương, bảo hiểm 5 năm Đại học Kinh doanh và Công nghệ chuyên ngành quản trị nhân lực Nhân viên hành chính 4 năm Đại học Vận tải chuyên ngành quản trị nhân lực 2.2.2. Bố trí nhân sự và phân công công việc cụ thể trong bộ máy chuyên trách Dưới đây là công việc cụ thể trong bộ máy chuyên trách của Công ty. Bảng 2.2 : Bảng phân công công việc cụ thể từng bộ phận trong doanh nghiệp Chức vụ Mô tả công việc Trưởng phòng tổ chức hành chính - Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của phòng đã được phân công trước giám đốc công ty. Kiểm tra, đôn đốc các nhân viên trong phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. - Quản lý nhân nhân lực của phòng. Phân công cụ thể nhiệm vụ các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất cho nhân viên của phòng theo lệnh của giám đốc công ty. - Tham gia làm thư ký các hội đồng do công ty thành lập : Tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng , kỷ luật, bảo hộ lao động, khoa học kỹ thuật ..... - Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Tuyển dụng, hợp đồng lao động, bố trí lao động, chấm dứt HĐLĐ. + Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể . + Giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động + Trật tự trị an khu vực, trật tự nội vụ + Khen thưởng, kỷ luật của phòng cũng như công ty + Hồ sơ cán bộ công nhân viên + Xây dựng các văn bản có tính pháp quy, quy chế của công ty + Đối nội, đối ngoại + Cung cấp các nhu yếu phục vụ công tác của lãnh đạo công ty + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc công ty - Quyền hạn: + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên + Thừa lệnh giám đốc ký tên đóng dấu công ty các loại văn bản đã được giám đốc ủy quyền: giấy giới thiệu khám chũa bệnh, giấy công tác của CBCNV và khách, giấy giới thiệu công tác và các văn bản giải quyết các công việc hành chính khác. + Giải quyết cho nhân viên nghỉ việc riêng 1 ngày Nhân viên phụ trách Tuyển dụng nhân viên, đào tạo - Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các bộ phận về yêu cầu tuyển dụng nhân viên cũng như các hoạt động công chúng nhằm nâng cao hình ảnh của Công ty. - Xây dựng và thực hiện quy trình tuyển dụng như quảng cáo, thu nhận hồ sơ, thi và phỏng vấn, khám sức khoẻ và thương lượng với ứng viên. - Tìm cách tốt nhất để nâng cao các hoạt động tuyển dụng như giới thiệu tại trường Đại học, Cao đẳng hoặc tham gia hội chợ việc làm và đăng quảng cáo trên báo, trên Internet ....... - Hướng dẫn đào tạo cấp dưới về hệ thống nhân sự. - Giữ liên lạc thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan chức năng cho hoạt động tuyển dụng. - Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mọi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công việc của bộ phận. - Lập và triển khai các kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao kiến thức hiểu biết & kỹ năng trong công việc. - Đảm bảo các kế hoạch được triển khai đúng thời hạn. - Theo dõi và đánh giá chất lượng của các chương trình đào tạo đã thực hiện. - Đưa ra giải pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo trong công ty. - Tổ chức các sự kiện liên quan đến đào tạo. - Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các chương trình, các sự kiện đào tạo. - Hướng dẫn và đào tạo nội quy, quy định cho cán bộ công nhân viên mới. Nhân viên phụ trách Lương, bảo hiểm - Tính lương và các chế độ chính sách/ phúc lợi có liên quan. - Tính toán / quyết toán thuế thu nhập cá nhân. - Phổ biến chính sách (ca làm việc, tài khoản cá nhân, chính sách khác). - Làm quyết định lương, thưởng và các báo cáo có liên quan. - Thực hiện trích nộp và đăng ký bảo hiểm xã hội. - Giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, chữa bệnh. - Làm và chốt sổ bảo hiểm, làm thẻ bảo hiểm y tế. - Theo dõi và thực hiên chế độ nghỉ thai sản. - Lập các báo cáo có liên quan. Nhân viên hành chính - Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Bảo hộ lao động, an toàn phòng chống cháy nổ + Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, theo dõi, thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động trong toàn công ty + Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động + Định mức lao động + Đánh máy, văn thư lưu trữ hồ sơ công văn công ty (trừ hồ sơ cá nhân, Bảo hiểm xã hội) + Công tác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu công ty. + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng. + Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc của trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng hoặc được ủy quyền. - Quyền hạn: + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING 3.1. Nhà cung ứng Một số nhà cung ứng thường xuyên mà công ty đã hợp tác trong thời gian từ khi mới hoạt động cho đến hiện tại như : - Công ty TNHH Thương mại và dịch vận tải ASEAN . - Công ty kho vận miền nam - Công ty TNHH cơ khí và xây lắp 19/5 - Công ty cổ phần SDB Việt Nam - Các nhà cung ứng xăng dầu - Chi nhánh công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kĩ thuật REXCO tại Hà Nội. Các nhà cung ứng đã trợ giúp, tạo điều kiện cho quá trình hoạt động của công ty, trong thời gian tới , Kelper sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với các nhà cung ứng. 3.2. Đối thủ cạnh tranh Ngành Logistics đầy tiềm năng , hứa hẹn một sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai, là nơi thu hút đông đảo thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động của ngành. Báo cáo về ngành logistics Việt Nam của CTCP cứng khoán BÁN VIỆT (VCSC) cho biết , ngành Logistics ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu nhưng phát triển rất nhanh với tốc độ 20% mỗi năm và có thể kéo dài tốc độ này trong 2 thập kỷ tới . Tại Việt Nam có hơn 1000 doanh nghiệp logistics, trong đó có 25 công ty nước ngoài , đáng chú ý là Maersk logistics , APL Logistics, NYK logistics,...... Ở Việt Nam, nhà nước đưa ra nhiều các chính sách hỗ trỡ về vốn và kĩ thuật cho các công ty quốc doanh, nhưng cũng chưa có chính sách rõ ràng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, làm cho tính chất của cạnh tranh trở nên gay gắt và thiếu công bằng hơn cho các doanh nghiệp ngoài quốc donh, điều này phần nào làm giảm bớt tốc độ phát triển ngành . Hình thức cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá hay các dịch vụ đi kèm, song chủ yếu vẫn là cạnh tranh về giá. Thông thường chưa có mức giá chung , cố định nên các doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn cho từng loại khách hàng, từng loại mặt hàng , và đây được xem là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất trên thị trường vận tải hiện nay. Chỉ có một số ít các công ty lớn đã bắt đầu xem xét và đưa vào các yếu tố khác của marketing mix như quảng cáo, hậu mãi..... Điều này là phù hợp với xu thế khi mà nhu cầu ngày càng tăng và có đôi khí giá không phải yếu tố quyết định với khách hàng. Cạnh tranh giữa các loại hình vận tải ở Việt Nam bao gồm : đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không thì không cao vì các loại hình vận tải này các có ưu điểm riêng , khả năng thay thế thấp. Điều quan trọng là cần thiết có sự kết hợp, hợp tác giữa các công ty vận tải để có thể mang đến dịch vụ hoàn thiện hơn cho khách hàng. Tại Hà Nội, các công ty vận tải có lợi thế về giao thông , bởi nơi đây được coi là cổng cảng chính của miền Bắc, vì thế đối với các công ty mà địa bàn hoạt động còn nhỏ hẹp trong miền Bắc và chủ yếu tại Hà Nội như Kelper thì sự cạnh tranh khá gay gắt. Các đối thủ chính như Công ty TNHH VIệt Hương, công ty TNHH Song Hồng, công ty TNHH Thương mại và vận tải Hồng Hà ,..... và mỗi công ty có điểm mạnh riêng của mình tạo nên sự khó khăn nhất định tới hoạt động của Kelper. 3.3. Khách hàng Luôn luôn là những người quyết định thành bại của Doanh nghiệp vì vậy công ty cần tìm cách cải thiện quan hệ với khách hàng càng thêm bền vững, chặt chẽ và giữ được lòng trong thành của khách hàng. Khách hàng của Kepler chủ yếu là các doanh nghiệp uy tín, chất lượng tốt và ổn định, phân bố rộng ở nhiều khu vực miền Bắc đáng kể đến như công ty cổ phần TRANSIMEX Hà Nội, công ty TNHH Hà Trung, công ty Cổ phần thương mại tổng hợp và dịch vụ vận tải Kiều Trinh,..... đều là các công ty lâu năm của Kelper. Kelper vẫn luôn thực hiện phục vụ uy tín và chuyên nghiệp, cũng cần tìm ra các phương thức marketing mới thu hút và giữ chân khách hàng. Ngoài ra, nhiều tuyến đường vận chuyển đã được mở rộng như Hải Phòng- Hà Nội, Hải Phòng- Quảng Ninh, Hải Phòng- Xuân Mai và đặc biệt là Hải Phòng-Phủ Lý Hà Nam . 3.4. Môi trường kinh tế Vai trò của vận tải đường bộ nói chung và vận tải ô tô nói riêng ngày càng trở nên quan trọng trong vận chuyển nội địa. Tuy nhiên, so với nhu cầu ngày một tăng của vận tải đường bộ trong nước thì cơ sở hạ tầng còn yếu kém, không đáp ứng kịp yêu cầu của sự phát triển ngành, có nhiều tuyến đường không thể vận chuyển cả 4 mùa, có nhiều tuyến đường lại không thể đưa xe cso trọng tải lớn hay Container vào được do vậy ảnh hưởng tới năng suất vận tải đường bộ trong nước. Và để tạo điều kiện cho vận tải đường bộ phát triển trong tương lai, nhà nước có kế hoạch mở rộng, tu sửa và nâng cấp hoàn thiện nhiều tuyến đường. Mạng lưới đường bộ phân bố khắp cả nước : - Quốc lộ 1, 14, 15 chạy dọc cả nước - Quốc lộ 2, 4, 5, 6, 32 nối liền các tỉnh miền Bắc - Quốc lộ 20, 22, 51 nối các tỉnh phía nam với thành phố Hồ Chí Minh. - Quốc lộ 7, 8, 9 , 19, 22, 51 nối các vùng duyên hải với miền Bắc. Ngày nay , nhờ sự chuyển hướng theo cơ chế thị trường, nước ta nền kinh tế tăng trưởng rõ rệt, đời sống nhân dân cũng được cải thiện nhiều. Trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ có sự gia tăng ồ ạt về số lượng các doanh nghiệp trong đó có khoảng 10 000 doanh nghiệp nhà nước, gần 30 000 doanh nghiệp ngoài nhà nước, cùng với hàng triệu hộ kinh doanh cá thể và thêm cả các công ty liên doanh, công ty nước ngoài,..... điều này làm cho lượng hàng hóa, dịch vụ theo đó mà tăng lên, tạo cơ hội cho các công ty vận tải như Kelper có cơ hội phát triển , đẩy nhanh các phương thức trao đổi hàng hóa hiệu quả , song bên cạnh đó, nó cũng là yếu tố làm cho các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày một nhiều, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt hơn. Như vậy có thể thấy , Logistics là một ngành tuy còn mới nhưng tiềm năng trong tương lai lại vô cùng lớn, việc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi nhà nước ta có những chính sách quản lý, hỗ trợ ,..... Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp hiện này cần phải nhanh chóng lớn mạnh để có thể có cho mình chỗ đứng vững vàng, quan trọng là có thể có cho mình những đối tác trung thành, bền vững, cũng cần có các phương thức marketing phù hợp để thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên marketing đối với các công ty nhỏ lẻ như Kelper lại chưa thực sự đem lại hiệu quả hay thậm chí họ còn chưa có cho mình một phương thức marketing hợp lí làm cho tên tuổi doanh nghiệp chưa được biết đến dù cho họ luôn đảm bảo về uy tín và chất lượng phục vụ của mình. Đây là một thiếu sót trong quá trình hoạt đông, mở rộng và quản lý công ty cần được cải thiện trong thời gian tới. . CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4.1 Phân tích bảng cân đối tài khoản kế toán 4.1.1, Tiền và các khoản tương đương tiền Bảng 4.1 . So sánh tiền và các khoản tương đương tiền các năm từ 2017-2019 ĐV : ngàn đồng 2017 2018 2019 Tỷ trọng Chênh lệch (2018/2017) Chênh lệch (2019/2018) 2017 2018 2019 Mức % Mức % 01. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.052.908 262.039 1.847.670 (1.790.869) (87,23) 1.585.631 605,11 Tiền mặt: 1.109.752 17.180 66.921 54,06 6,56 3,62 (1.092.572) (98,45) 49.741 289,53 Tiền gửi ngân hàng 943.156 244.859 1.770.749 45,94 93,44 96,38 (698.297) (74,04) 1.525.890 623,17 Tương đương tiền: - - - ( Bảng cân đối tài khoản 2017-2019) Có thể thấy , vào năm 2018 Tiền và các khoản tương đương tiền bị giảm mạnh đến 87,23% tương đương 1 790 869 000 đồng, và đến năm 2019 thì tiền và khoản tương đương tiền tăng trở lại mạnh mẽ với mức trên 600% Tỉ trọng về tiền ở các năm cũng có sự khác biệt, khác với mức phân bố đều giữa tiền và các khoản tương đương như năm 2017 ( chênh lệch nhỏ hơn 10%) thì ở năm 2018 và 2019 phần tiền chiếm tỷ trọng lần lượt là 6,56 % và 3,62% . Điều này cho thấy tiền của doanh nghiệp có thể được đầu tư ngắn hạn khác mà không phải được giữ ở dạng tiền . Như vậy không thể nói doanh nghiệp đang thâm hụt hay kinh doanh kém hiệu mà có thể doanh nghiệp đang mạnh dạn hơn trong việc sử dụng tiền để đem lại các nguồn lợi to lớn hơn trong tương lai. 4.1.2, Các khoản phải thu Bảng 4.2 : So sánh các khoản phải thu của doanh nghiệp giai đoạn 2017-2019 Đơn vị : ngàn đồng 2017 2018 2019 Tỷ trọng (%) Chênh lệch (2018/2017) Chênh lêch ( 2019/2018) 2017 2018 2019 Mức % Mức % Phải thu khách hàng 1.156.623 7.284.847 8.114.984 61,94 99,32 90,11 6.128.224 530 830.137 11,4 Trả trước cho người bán 709.833 49.774 890.516 38,01 0,68 9,89 (660.059) (93) 840.742 1689 Khoản phải thu khác 876 - - 0,05 - - (876) - - - Tổng cộng 1.867.332 7.334.621 9.005.500 5.467.289 293 1.670.879 22,8 ( Bảng cân đối tài khoản 2017-2019) Thông thường các khoản phải thu từ khách tăng nghĩa là quy mô doanh nghiệp sẽ lớn mạnh hơn, có nhiều khách hàng hơn. Nếu xét về khía cạnh này thì năm 2018 là một năm nhảy vọt , tăng mạnh về quy mô doanh nghiệp khi khoản phải thu từ khách tăng từ 1 156 623000 đồng lên đến 7 284 847 000 đồng, tăng 530%. Trong khi đó từ năm 2018-2019 thì mức tăng này chỉ dừng ở con số 11,4% ứng với 840 742 000 đồng, có thể công ty đã đi vào giai đoạn phát triển ổn định nên lượng khách hàng phần nào cố định , không có sự thay đổi. Để thu hút thêm khách hàng từ dịch vụ vận tại của doanh nghiệp cần có các chính sách hỗ trợ khác, các hình thức marketing hiệu quả hơn Việt Nam là một nước mà ngành logistics còn mới với chỉ có hơn 3000 doanh nghiệp trong lĩnh vực này và 70% trong số đó tập trung ở Miền Nam ( theo báo CAND). Như vậy có thể thấy rằng đây là một ngành có thị trường rất tiềm năng, để có thể tận dụng tối đa tiềm năng này kiếm về các khoản lợi nhuận doanh nghiệp cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng cả trong nước và quốc tế. 4.1.3, Tài sản cố định Bảng 4.3: Mức tăng giảm TSCĐ của doanh nghiệp Đơn vị : ngàn đồng 2017 2018 2019 Tăng/giảm (2018/2017) Tăng/giảm (2019/2018) Tài sản cố định 598.182 598.182 675.182 - 77.000 Giá trị hao mòn lũy kế 137.083 137.083 149.545 - 12.462 Doanh nghiệp vận tải hàng hóa nhưng có TSCĐ tương đối thấp, có thể thấy DN chủ yếu sử dụng tài sản thuê ngoài. 4.1.4, Các khoản phải trả Bảng 4.4 : So sánh các khoản phải trả của doanh nghiệp giai đoạn 2017-2019 Đơn vị : ngàn đồng 2017 2018 2019 Tỷ trọng Chênh lệch (2018/2017) Chênh lệch (2019/2018) 2017 2018 2019 Mức % Mức % Phải trả người bán 1.749.850 3.768.280 3.883.408 69,59 90,48 87,02 2.018.430 115 115.128 3,1 Người mua trả trước 763.920 694.273 408.464 30,37 9,52 12,98 (69.647) (9) (285.809) (41) Khoản phải trả khác 876 - - 0,04 - - (876) - - - Tổng cộng 2.514.646 4.462.553 4.291.872 1.947.907 77,5 (170.681) (3,8) ( Bảng cân đối tài khoản 2017-2019) Tương đương với việc khách hàng tăng lên làm khoản phải thu tăng thì các khoản phải trả cũng sẽ tăng khi hoạt động của doanh nghiệp phát triển hơn về quy mô. Các khoản phải trả của năm 2018 so với 2017 tăng đến gần 80% ứng với số tiền gần 2 tỷ đông cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động hơn . Như vậy cũng có thể giải thích phần nào tại sao tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp lại giảm mạnh trong năm 2018, có thể doanh nghiệp đang sử dụng tiền vào nhiều hoạt động phát triển doanh nghiệp hơn. Từ năm 2018 sang năm 2019, các khoản phải trả của doanh nghiệp có phần ổn định hơn, thậm chí giảm nhẹ khoảng 3,8% ứng với số tiền 170 681 000 đồng. Có 1 chú ý là các khoản phải thu của doanh nghiệp trong năm 2017 thậm chí còn thấp hơn các khoản phải trả cụ thể là thấp hơn 647 314 000 đồng. Do doanh nghiệp mới hoạt động từ năm 2015 , và ban đầu doanh nghiệp còn khó khăn trong quá trình giải quyết các vấn đề tài chính, khó khăn trong việc đi tìm các đối tác lâu dài nên các khoản thu còn nhỏ hẹp. Phải đến năm 2018, sau gần 4 năm hoạt động, doanh nghiệp mới có thể vững vàng hơn, có các đối tác lâu dài hơn và sự phát triển của doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn. 4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt  động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho việc quyết định xây dựng các kế hoạch cho tương lai phù hợp Bảng 4.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : ngàn đồng 2017 2018 2019 MS Chênh lệch (2018/2017) Chênh lệch (2019/2018) Mức % Mức % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.404.890 27.488.956 64.842.789 01 13.084.066 90,83 37.393.833 135,89 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 02 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 14.404.890 27.488.956 64.842.789 10 13.084.066 90,83 37.393.833 135,89 4. Giá vốn hàng bán 13.195.978 25.648.598 60.999.864 11 12.452.620 94,36 35.351.266 137,82 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 1.208.912 1.840.358 3.842.925 20 631.446 52,23 2.002.567 108.81 6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 23.193 2.480 1.480 21 7. Chi phí tài chính: -Trong đó : Chi phí lãi vay 11.516 11.516 7.139 0 681 0 22 23 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.168.290 1.757.493 3.670.320 24 589.203 50,43 1.912.827 108,84 9. Lợi nhuận thuần ( 30= 20 +21 – 22 – 24) 52.299 78.207 173.405 30 25.908 49,54 95.198 121,73 10. Thu nhập khác 6.902 22.056 2 31 11. Chi phí khác 33.946 171 25.079 32 12. Lợi nhuận khác (40= 31- 32) (27.044) 21.886 (25.077) 40 13. Lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 25.255 100.092 148.327 50 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp 11.840 20.052 34.681 51 15. Lợi nhuận sau thuế ( 60=50-51) 13.415 80.040 113.646 60 66.625 496,6 33.606 41,97 (Báo cáo hoạt động kinh doanh 2017-2019) Rõ ràng, có thể thấy, doanh nghiệp đang phát triển, doanh thu hàng năm vẫn tăng , khoảng 13 084 066 000 đồng trong năm 2018 và 37 393 833 000 trong năm 2019. Tuy nhiên, khi so sánh doanh thu giữa các năm với mức tăng của giá vốn hàng bán , ta thấy được mực tăng thực té của doanh nghiệp vào năm 2018 là – 548 663 đồng, ứng với khoảng -1,96% , nghĩa là với mức tăng của giá vốn hàng bán trong năm 2018 so với 2017 thì mức tăng của doanh thu vẫn còn thiếu hụt. Tương tự, với năm 2019, ta sẽ có mức tăng thực tế của doanh thu khi có sự tham gia của giá vốn hàng bán là -0,82% ứng với số tiền là -533 817. Điều này nói lên rằng doanh nghiệp đan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_lap_ke_hoach_marketing_thuong_mai_dien_tu_cho_doanh_n.docx
Tài liệu liên quan