Đề tài Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: DU LỊCH SINH THÁI, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DU LỊCH SINH THÁI VỚI KINH TẾ, VĂN HOÁ-XÃ HỘI VÀ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 3

I. Du lịch sinh thái và một số quan niệm về du lịch sinh thái 3

1. Xuất xứ của du lịch sinh thái, sự khác nhau giữa du lịch sinh thái và du lịch 3

2. Các Quan niệm về du lịch sinh thái 4

II. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với kinh tế-xã hội và các khu bảo tồn thiên nhiên . 6

1.Tác động qua lại giữa du lịch sinh thái với kinh tế, văn hoá - xã hội. 6

2.Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên. 13

CHƯƠNG II. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM . SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 16

I.Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái . 16

1.Tiềm năng : 16

2. Thực trạng phát triển : 21

2.Sự cân thiết phải quản lý các khu bảo tồn. 36

CHƯƠNG III. LÂP KẾ HOẠCH QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI CHO CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM. 41

A.Phương pháp quy hoạch: 41

I. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch: 41

1. Hiện trạng và tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. 41

2.Mức độ nhu cầu về du lịch và phát triển.: 42

3.Ai được hưởng lợi từ du lịch 42

4.Những ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch tới khu bảo tôn: 43

II. Xác định mức độ du lịch mong muốn và thiết kế quy hoạch. 44

1.Xác đinh một mức độ du lịch tốt nhất cho khu bảo tồn thiên nhiên. 44

2.Thiết kế và quy hoạch : 45

3.Thiết kế cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho du lịch đảm bảo các yêu cầu du lịch sinh thái : 46

B. Ví dụ. 48

I. Đánh giá hiện trạng tài nguyên : 48

1. Xác định các nhân tố về điều kiện tự nhiên : 48

2. Tài nguyên rừng : 49

3. Tài nguyên sinh vật biển : 49

II. Thiết kế quy hoạch : 50

1.Xác định mức độ du lịch : 50

2. Thiết kế và quy hoạch: 52

3.Thiết kế cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thật : 53

KẾT LUẬN. 55

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a: phần lớn do trung ương quản lý, còn lại do địa phương quản lý. Tuy nhiên ở mổi vườn quốc gia đều có ban quản lý ngành dọc để điều hành thực hiên chức năng của vườn đã được chính phủ quy định. -55 khu bảo tồn thiên nhiên : hầu hết được giao cho các địa phương quản lý với mục đích bảo tồn thiên nhiên , vừa gắn với phát triển kinh tế thông qua các dự án bảo tồn phát triển dưới sự điều hành và quản lý của ban điều hành . -34 khu văn hóa – lịch sữ - môi trường : đều có ban quản lý thuộc hệ thống quản lý ngành dọc của bộ văn hoá - thông tin . Những lợi thế để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam mang những đặc điểm chung của nhiều nước đang phát triển. Đó là sự đa dạng và tính chất nguyên thuỷ của môi trường tự nhiên với các loại, kiểu hệ sinh thái đa dạng , phong phú, cùng với những cảnh quan hấp dẩn khách tham quan như thác nước, hang động, những miền núi cao, vùng biển…Sự đa dạng của thiên nhiên Việt Nam đã được đánh giá là “khó tìm được trong các nước tương đương về lãnh thổ”. Tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và đánh giá, các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới, địa hình đa dạng, các hệ sinh thái tự nhiên phong phú, cùng với những nét văn hoá bản địa đặc sắc trong các khu tự nhiên đã tạo nên những tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái cho Việt Nam . Rừng đặc dông, trong đó Èn chứa sự đa dạng về sinh học, phong phú về tái nguyên và những phong cảnh hấp dẩn là những tài nguyên đặc biệt có thể khái thác vào hoạt động du lịch sinh thái, số lượng các vườn quốc gia được thành lập ở nước ta ngày càng tăng trong vòng vài thập kỷ gần đây, chứng tỏ mối quan tâm đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và cũng chính là môi trường cho du lịch sinh thái , ngày càng được chú trọng hơn. Các vườn quốc gia được phân bổ rải rác ở các vùng địa lý và hầu hết nằm trong những vùng sinh thái tương đối điển hình. Mỗi vườn quốc gia có thế mạnh riêng hấp dẩn khách tham quan, song nhìn chung đều được đánh giá có khả năng cho các hoạt động du lịch sinh thái nhờ những đặc điểm sau đây: -Hầu hết các vườn quốc gia đều có vị trí không xa lắm so với trục đường quốc lộ chính, thậm chí không xa các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…Các phương tiện giao thông vận tải lại đa dạng và linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của các khách tham quan tới các địa điểm này. -Mỗi vườn quốc gia lại có những đặc trưng riêng về hệ sinh thái , hệ động thực vật đại diện, điển hình cho các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam với nhiều loại đặc hữu quí hiếm. -Đa số các vườn quốc gia đều có cảnh quan tự nhiên đẹp, có giá trị hấp dẩn khách du lịch trong và ngoài nước, ví dụ các hang động, thác nứơc, hồ nước, cả những di tích lịch sữ văn hoá và những nét văn hoá- xã hội bản địa. Tạo nên những tổng thể các yếu tố đa dạng, có tính hấp dẫn khách du lịch cao. - Nhiều vườn quốc gia nằm trong phạm vi hoặc lân cận các vùng du lịch nổi tiếng làm tăng thêm tình hấp đẫn của điểm du lịch thiên nhiên. ví dụ: Vườn Quốc gia Cát Bà trong quần thể du lịch Hạ Long- Di sản thiên nhiên thế giới, Vườn quốc gia Bạch Mã gần quần thể du lịch Huế – di sản văn hoá thế giới, Vườn quốc gia Cúc Phương với vị trí lân cận quần thể du lịch Ninh Bình (Tam Cốc, Bích động, Nhà thờ Phát diện). 2. Thực trạng phát triển : Với xu thế phát triển du lịch sinh thái trên thế giới,trong những năm gần đây du lịch sinh thái ở Viết Nam đã và đang phát triển với một số loại hình phù hợp. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm du lịch sinh thái đích thực tại Việt Nam hiện chưa có, mà mới chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên mang mầu sắc của du lịch sinh thái. Thị trường khách du lịch sinh thái ở Việt Nam bao gồm nhiều thị phần nhưng chung một mục đích là nhu cầu tới các vùng thiên nhiên.Số lượng khách du lịch sinh thái ở Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh, tuy chưa có các con số chính xác những cũng có thể thấy rõ sự thu hút rất lớn của các loại hình du lịch khác nhau ở các khu thiên nhiên hoang dã. Nếu coi khách du lịch đến các địa điển du lịch có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách du lịch sinh thái thì con số này ước chiếm khoảng trên tổng lượng khách du lịch quốc tế và gần 50% lượng khách du lịch nội địa. Hiện nay lượng khách du lịch sinh thái tới các khu bảo tông thiên nhiên và các Vườn quốc gia, nơi có các hoạt động du lịch gắn với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái, ngày một tăng. Số liệu thống kê về lượng khách du lịch được thực hiện ở một số Vườn quốc gia như Cát Bà, Bạch Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Côn Đảo, Phú Quốc…, các khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, Hồ kể Gỗ,… đã cho thấy xu thế này. Riêng năm 1998 tổng lượng khách tới các điểm này là khoảng 1.040.000 lượt khách. Phần lớn khách du lịch quốc tế đến các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là từ các nước Tây Âu, Bắc mỹ và Ôxtrâylia, còn các khách du lịch nội địa là sinh viên, học sinh và cán bộ nghiên cứu. Riêng vịnh Hạ Long, với các hoạt động du lịch trên mặt biển như tham quan hang động, ngắm cảnh,… mang tính chất của du lịch sinh thái, hàng năm đón lượng khách trên 400.000 lượt người. Khách hầu hết đi theo tour, chiếm 70%- 85% tổng số khách tới các Vườn quốc gia.Thông thường các tour được thực hiện do các trường học hoặc các đơn vị khác nhau, tổ chức cho các đoàn sinh viên, học sinh, nhân viên, hoặc các tour sinh thái được thực hiện bởi các công ty điều hành tour. Số lượng khách du lịch trong mỗi tour du lịch từ 10 người đến 200 người, tuỳ theo mức độ tổ chức. Khách đến các vườn quốc gia có số ngày lưu trú trung bình dao động từ 1 đến 3 ngày. Thông thường các phương tiện giao thông do cách sử dụng là do các cơ quan, đơn vị cung cấp, số lượng khách sử dụng giao thông công cộng như tầu hoả, xe buýt hay phương tiện giao thông tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Các phương tiện lưu trú khách thường dùng ở các vườn quốc gia vào những nơi này còn nghèo nàn. Trong những năm gần đây, nhu cầu đi du lịch của khách nội địa ngày càng cao, thể hiện qua các con sè: 1 triệu – năm 1990, 6,5 triệu – năm 1996, 9,5 triệu – năm 1998, 11,2 triệu – năm 2000 và 12,3 triệu – năm 2001. Do mức sống ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rổi tăng thêm, nên nhu cầu được nghỉ ngơi thư gian ngày một lớn hơn, đặc biệt là với dân cư ở các đô thị lớn. Nhu cầu du lịch trước kia thường chỉ đơn giản là có được một kỳ nghỉ trong năm tại một bãi biển, một khu nghỉ mát. Thời gian gần đây, người Việt Nam ngày càng có thêm những nhu cầu mới về du lịch, họ đi du lịch nhiều hơn và vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm và như vậy đòi hỏi về đa dạng hoá các loại hình du lịch ngày một tăng thêm. Trong trào lưu đó, du lịch sinh thái xuất hiện và ngày càng phong phú về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tác hại của khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia, tơi tham quan hầu hết là khách nội địa, chiếm tỷ trọng 80%. Tròng khi lượng khách quốc tế đến các khu thiên nhiên không thay đổi mấy, thì lượng khách nội địa tăng đáng kể. Năm 1994 Vườn quốc gia Cúc Phương mới đón đước 21.939 lượt khách nội địa thì trong năm 1998 lượng khách đã tăng gấp hai lần (40.862 lượt). Các dịch vụ khách nội địa thường ở mức trung bình. Với khách Du lịch quốc tế ở Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên với mục đích Du lịch sinh thái rõ ràng, khách Du lịch nội địa có Ýt hơn các nhu cầu đặc trưng về Du lịch sinh thái mà thường tham gia vào các đoàn Du lịch do các đơn vị, cơ quan, trường học tổ chức. Số lượng khách Du lịch nội địa có sở thích và sự tham gia vào các tour Du lịch sinh thái do các công ty lữ hành tổ chức hoặc đi tự do còn chiếm tỷ trọng khá thấp. Chỉ có khoảng 15- 17% tổng số khach là đi tự do tới các Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên. Thông thường khách đi theo nhóm và mỗi nhóm trung bình khoảng 10 người, một số Ýt nhóm có từ 30- 50 người và đặc biệt có những đoàng khách tới 100 người. Khách Du lịch nội địa thường nghỉ lại ở các điểm Du lịch sinh thái trung bình 1,5 ngày. Nhu cầu Du lịch sinh thái của khách Du lịch Việt Nam thường là tìm hiểu thiên nhiên trong năm ở các khu bảo tông thiên nhiên, các Vườn quốc gia hoặc nghỉ ngơi theo mùa với núi, biển. Nhu cầu về các hoạt động Du lịch mạo hiểm hầu như chưa thể hiện. Đối với các khách Du lịch sinh thái, các điều kiện cần thiết bao gồm: phải có quỹ thời gian nhất định, có thu nhập cao và sẵn có ý thức trách nhiệm, nhu cầu tham gia các hoạt động ngoài thiên nhiên. Đối với khách Du lịch nội địa các yếu tố dẫn đến các điều kiện đó đều chưa đầy đủ. Do vây, nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế phát triển thị trường khách Du lịch sinh thái nội địa một mặt là do thiếu các yếu tố sản sinh nhu cầu, mặt khác các sản phẩm Du lịch sinh thái đặc trưng còn mời mẻ, chưa thực sự thu hút khách. Khách Du lịch nội địa đi Du lịch dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là Du lịch sinh thái, bởi vậy thời gian Du lịch cũng ngắn hơn thời gian cho cấc chuyến Du lịch sinh thái trên thế giới. Mức chi tiêu của khách cũng Ýt, cũng bởi nguyên do trên. Khách Du lịch nội địa chưa có ý thức cao về giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo tồn thiên nhiên môi trường, nên sự đóng góp còn hạn chế, ngay cả những đóng góp cá nhân bằng cách tham gia Du lịch nhưng không huỷ hoại môi trường như ngắt cây bẻ lá, vứt rác thải bừa bãi .v.v. Khách Du lịch sinh thái nội địa thường có số ngày lưu trú 1 đến 3 ngày. Tại các Vườn quốc gia , khách chỉ sử dụng các cơ sở lưu trú loại trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 40.000 đến 120.000 trên một ngày. Khách tới Vườn quốc gia đóng góp mức vé vào cửa từ 5.000đ đến 10.000đ. Chi phí về phương tiện giao thông không nhiều bởi các đoàn khách chủ yếu đến từ các trường đại học, cơ quan, tổ chức tài trợ. Các dịch vụ ăn uống cũng không được sử dụng nhiều ở các Vườn quốc gia, tại đây không phát triển dịch vụ và vì thế không có nhiều doanh thu từ các chi phí ăn uống của khách. Do vậy, nếu như ở các nước phát triển khách Du lịch sinh thái là loại khách tri trả nhiều cho các chuyến đi của mình, thì khách Du lịch ở nước ta chi trả tại các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, hay các khu nghỉ mát nhiều hơn rất nhiều so với Du lịch sinh thái. Khách quốc tế đến Việt Nam tham gia các hoạt động du lịch sinh thái thường ở độ tuổi từ 20 đến 40, tỷ lệ nam và nữ ngang nhau. Họ thường có thời gian lưu trú trung bình từ 17 tới 20 ngày và có nhu cầu kết hợp nhiều điểm du lịch trong cùng một chuyến đi. Hỗu hết khách này đến Việt Nam là lần đầu tiên và các cảm nhân của họ không quá những gì họ mong đợi. Khách du lịch sinh thái quốc tế đến Việt Nam có các nguồn gốc khác nhau : khách đi theo tour, khách đi riêng rẽ tham gia vào các tour sinh thái do các công ty lữ hành trong nước tổ chức, các đoàn chuyên gia nghiên cứu khoa học, các đoàn khác được mời do các tổ chức khác nhau. Khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích từ ban đầu là Du lịch sinh thái hầu như chưa có. Hiện nay, các mục chính để khách vào Việt Nam vẫn là nghỉ dưỡng chiếm 42,8%, thương mại: 24,7%, thăm thân: 19,6%, và các mục đích khác như công vụ, hội nghị, thể thao, nghiệ cứu chiếm 14%. Các kết quả điều tra về khách Du lịch quốc tế do viện nghiên cứu phát triển Du lịch thực hiện năm 1998 cho thấy, tuy loại khách Du lịch sinh thái thuần tuý đến Việt Nam hiện chưa có, song số khách sang với các mục đích như đã nêu ở trên vẫn tham gia nhiều vào các loại hình Du lịch dựa vào thiên nhiên. Các kết quả điều tra còng cho thầy khuynh hướng tham gi vào các hoạt động du lịch sinh thái của khách du lịch quốc tế rất cao. Khách du lịch quốc tế có đặc điểm là rất yêu thích các khu tự nhiên ở Việt Nam. Hầu hết khách sử dụng các sản phẩm du lịch sinh thái tại chỗ, vì vậy các phân tích ở đây là đối khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có khuynh hướng tham gia du lịch sinh thái.Thông thường khách du lịch quốc tế tham gia vào các tuor du lịch sinh thái do các công ty lữ hành tổ chức, đó là các tuor du lịch xuyên Việt, du lịch leo núi lêm đỉnh Fanxipan v.v. Các điển du lịch sinh thái mà khách ưa thích là Sapa, Hạ Long, Tam Cốc- Bích Động, các Vườn quốc gia có Cúc Phương, Cát Bà, Bạch Mã, Cát Tiên… đồng bằng sông Cửu Long v.v. Số lượng khách quốc tế trong những năm gần đây có xu hướng tăng chậm trong khi lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh- với khoảng 75-80% tổng lượng khách tới các Vườn quốc gia và các khu bảo tông thiên nhiên. Tuy nhiên khách quôc tế lại có khả năng chi trả cao hơn rất nhiều so với khách du lịch nội địa, khách quốc tế tham gia các hoạt động du lịch sinh thái ở Việt Nam có khả năng chi trả 500 – 2000 USD cho một chuyến du lịch.Chi tiêu của khách có khuynh hướngdl thiên nhiên gồm tới 40% là cho giao thông, và chi cho ăn uống và lưu trú lại Ýt hơncủa khách thương mại, nghỉ dưỡng …Khách quốc tế đến các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên chi cho các dịch vụ lưu trú thường từ 100.000 đến 500.000 đồng/ngày. Khách quốc tế đống góp mức vé vào cửa tại các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên là 10.000- 60.000 đồng/người. Khách quốc tế tới các Vườn quốc gia theo các nhóm nhỏ hơn so với khách nội địa. Nhóm Ýt nhất chỉ có 2 người và nhóm nhiều nhất tới 50 người, trung bình là từ 7- 15 người. Như vậy sẽ bảo đảm an toàn cao hơn về mức độ tác động tới môi trường thiên nhiên và sức chứa của các điểm du lịch. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có đặc điểm là rất thích tham quan các bản làng dân tộc, tìm hiểu văn hoá, con người và cộng đồng địa phương là yếu tố thu hút nhiều khách du lịch quốc tế trong các chuyến đi của họ. Đây là hoạt động du lịch sinh thái rất tích cực của khách du lịch quốc tế, trong khi hoạt động du lịch này lại không thu hút được nhiều khách nội địa tham gia. Kết quả điều tra khách du lịch quốc tế gần đây cho thấy: 57% khách được hỏi đã trả lời là từng tham quan các bản làng dân tộc, 64% số khách được hỏi đã trả lời là có mong muốn được tới các khu sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên. Các hoạt động du lịch sinh thái đặc trưng đối với khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa tại việt nam: Khách quốc tế Khách nội địa 1. Tham quan nghiên cứu Bao gồm các chuyên gia đi nghiên cứu tìm hiểu các hệ động vật – thực vật, các nhà côn trùng học, sinh vật học, dân tộc học; họ thường đi du lịch tại các vườn quốc gia Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Yok Don. Sinh viên nước ngoài đi du lịch tìm hiểu Việt Nam tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia Cát Bà, Cúc phương, Bạch Mã, Cát Tiên,… Đối tượng tham gia là các chuyên gia đi nghiên cứu tìm hiểu các hệ động vật - thực vật, các đoàn học sinh tham quan với mục đích hoạc hỏi. Các điểm du lịch sinh thái này là các khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn quốc gia Cát Bà, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên,… 2. Đi bộ trong rừng Khách du lịch Mỹ, úc rất yêu thích thiên nhiên và đây là loại hình du lịch mà khách thường tham gia. Khách thường tới SaPa, Bắc Hà, Hoà Bình, Plâycu, Buôn Mê Thuột, các VQG Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì, Ba Bể. Khách du lịch quốc tế tham gia hoạt động du lịch này thường đi theo đoàn, theo các tổ chức; họ là những người đang công tác tại Việt Nam, khách du lịch tham gia tour do các công ty lữ hành tổ chức. Đối tượng tham gia bao gồm các đoàn học sinh, sinh viên, các đoàn cán bộ công nhân viên chức, các đoàn du lịch đi theo tour do các công ty lữ hành tổ chức hoặc các nhóm cá nhân. Mục đích gồm cả tham quan, tuy nhiên mức độ nghiên ứu,tìm hiểu không sâu sắc. Nhiều khách chỉ đơn giản đi dã ngoại, tận hưởng khí trời ngoài thiên nhiên. Các điểm du lịch thường được tới là các VQG Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì, Ba Bể, Cát Tiên,… 3. Leo nói Tour du lịch leo núi được khách quốc tế tham gia nhiều, với sở thích chinh phục các đỉnh núi cao nh­ Fanxipan… Tại nhiều nước, loại hình du lịch leo núi mạo hiểm với các dụng cụ thể thao rất phổ biến, nhưng chưa thực hiện được trong các điều kiện ở nước ta do đó chưa có đối tượng khách này. Tuy nhiên, tại các công ty lữ hành, khách du lịch nước ngoài rất ưa thích tham gia vào cắc tour leo núi ở Hoàng Liên Sơn, Sa Pa, Hoà Bình, Liang Bang và ở các vùng núi Tây Nguyên. Loại hình du lịch này mới phổ biến nước ta với mức đi bộ leo nói, chinh phục các đỉnh núi cao. Các hình thức du lịch leo núi bằng các dụng cụ leo núi mạo hiểm,…chưa thực hiện được trong các điều kiện ở nước ta và do đó hình thức này cũng chưa thể thu hút được khách du lịch nội địa. Ngay cả loại hình đi bộ trèo núi thông thường cũng thu hót Ýt khách Việt Nam hơn các đối tượng khách nước ngoài. Không nên nhầm lẫn với khách nội địa đi du lịch tại các điểm du lịch có địa hình núi cao nhưng lại với mục đích du lịch là lễ hội tín ngưỡng. 4. Tham quan các bản làng dân tộc Loại hình du lịch này thu hút được nhiều đối tượng khách: khách du lịch sinh thái, khách du lịch văn hoá, khách tham quan,..Tìm hiểu văn hoá địa phương rất hấp dẫn đối với khách quốc tế đến Việt Nam. Khách thường tham quan các bản làng dân tộc người H’Mông, Dao đỏ, Thái ở các vùng núi miền Bắc và các làng chài, làng Khơ-me, làng dân tộc miền Tây nam bộ ở phía Nam. Hiện tại lượng khách nội địa tham quan các bản làng dân tộc cũng có nhưng mối quan tâm không cao nh­ khách quốc tế. 5. Du lịch lặn biển Đây là loại hình du lịch được tổ chức cho nhiều khách du lịch quốc tế. Hiện tại loại hình này được nhiều khách ưa thích, nhưng mới chỉ được tổ chức ở phạm vi nhỏ, chủ yếu tại Nha Trang, Hạ Long… Khách du lịch nội địa bước đầu cũng đã tham gia vào du lịch lặn biển ở Nha Trang với số lượng hạn chế. 6. Đi bè Đi bè là loại hình du lịch sinh thái khá phổ biến trên thế giới. ở Việt Nam, thị trường khách này chưa phát triển nhiều. Qua điều tra khách du lịch và các công ty lữ hành, kết quả cho thấy nhu cầu về loại hình này hầu như chưa có. Hiện tại mới có một số Ýt khách tham gia các hoạt động du lịch sinh thái đi bè tại vùng Buôn Mê Thuột, Bãi Bằng… 7. Thám hiểm Đây là loại hình du lịch thám hiểm rất hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế. Khách quốc tế có những sở thích đi du lịch nhiều về tham gia vào các hoạt động du lịch với ham thích khám phá những điều mới lạ. Các tour du lịch khám phá, thám hiểm các hang động, rừng tràm, rừng ngập mặn được khách du lịch quốc tế tham gia nhiều. 8. Quan sát chim Loại hình du lịch sinh thái này đã được tổ chức cho nhiều khách du lịch quốc tế tại khu Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Kẻ Gỗ, Vũ Quang, U Minh.v.v.và các sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long. 9. Tham quan miệt vườn. Khách du lịch nước ngoài cho đây là loại hình du lịch sinh thái rất hấp dẫn. Các chuyến du lịch miệt vườn thường được tổ chức ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại hình du lịch sinh thái ở các tỉnh miền Nam, trên đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động du lịch này hấp dẫn nhiều du khách, đồng thời cũng là loại hình du lịch Ýt nơi có. 10. Đi thuyền Nhiều khách du lịch quốc tế tham gia các chuyến du thuyền trên sông Mê Kông, sông Hồng, sông Hương… Du lịch sinh thái trên sông nước đồng bằng sông Cửu Long, các chuyến du thuyền trên sông Hồng, sông Hương,..được nhiều khách du lịch hưởng ứng. 11. Cắm trại Đây là loại hình du lịch phổ biến đối với các đối tượng khách du lịch là sinh viên đi theo đoàn do các trường đại học tổ chức, tham quan cắm trại tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tận hưởng không khí trong trẻo nơi núi rừng. Hiện tại khách du lịch nội địa, nhất là ở các khu đô thị có nhu cầu cao về loại hình du lịch này và thường tổ chức cắm trại ngay tại những địa điểm thiên nhiên nằm gần các trung tâm đô thị lớn. 12. Săn bắn, câu cá Hình thức du lịch này đáp ứng được nhu cầu tăng cao trong những năm gần đây của khách nội địa, nhất là đối với người dân các đô thị lớn có nhu cầu vui chơi giải trí. Các sản phẩm du lịch mang tính chất đồng quê, dân dã và gắn với thiên nhiên. Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, ngành du lịch có nhiều biện pháp thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập của du lịch Việt Nam với du lịch thế giới và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Điều này chứng tỏ rằng tiềm năng du lịch ở Việt Nam được đánh giá khá cao, thêm vào đó ngành du lịch cũng có những giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Đa phần các dự án đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, với thời hạn từ 5 đến 70 năm, trong đó phía nước ngoài góp 55 – 80% tỏng số vốn đầu tư, còn Việt Nam góp vốn bằng đất, nhân công lao động…Các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài và các hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng không đáng kể; xu hướng chung trong thời gian tới là các dự án dưới hình thức này sẽ được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển, nhằm tận dụng mọi cơ hội để nắm bắt trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức kỹ thuật, không riêng gì với Việt Nam mà cả ở nhiều nước khác trên thế giới. ở nước ta, trong những năm qua mới chỉ tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch mang tính định hướng chiến lược và đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn du lịch, còn công tác điều tra cơ bản, quy hoạch những vùng tiềm năng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái hầu như còn ở giai đoạn đầu. Một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái là việc thiếu vắng những quan tâm đầu tư thích đáng để hỗ trợ cho việc mở rộng phạm vi của hoạt động này. Ra đời trong hoàn cảnh khi mà các loại hình du lịch khác đã có thời gian tồn tại, phát triển mạnh mẽ và xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường, du lịch sinh thái Việt Nam cho dù là loại hình du lịch gợi ra nhiều triển vọng phát triển phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới nhưng vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Hiện vẫn đang tồn tại cả hai hình thức đầu tư vào du lịch sinh thái, bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước (thông qua nguồn ngân sách Nhà nước) và nguồn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA hoặc các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học của các tổ chức quốc tế tài trợ). Đầu tư trong nước: Theo báo cáo hàng năm của các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia thì nguồn vốn đầu tư hiện nay vào các khu vực này chủ yếu vẫn là vốn ngân sách hoạt động được cấp hàng năm của Nhà nước, thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ vào số liệu thống kê, từ năm 1996 trở về trước, một số vùng tự nhiên trong cả nước không thu hút được vốn đầu tư, nguyên nhân chính là do việc quản lý không rỏ ràng. Thời điểm này, một số vườn quốc gia như Bạch Mã, Ba Bể, Bến Ðn, Yok Don…chịu sự quản lý trực tiếp của tỉnh nên lượng đầu tư không đáng kể, tuy nhiên cũng có một số vườn do được sự quan tâm của giới khoa học trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu phát triển và bảo tồn các loài thực vật, động vật đặc hữu ở Việt Nam nên vẩn được cấp một lượng vốn nhất định Hiện trạng đầu tư vào các vườn quốc gia, giai đoạn 1994 – 1999 Đơn vị : Triệu đồng Vườn quốc gia 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Bạch Mã 2.416,00 14.125,00 1.023,00 Ba Bể 1.336,00 799,00 641,00 Ba Vì 4.285,00 2.251,00 4.350,00 1.396,00 Bến Ðn 2.210,00 1.409,00 455,00 Cát Bà 1.200,00 1.200,00 1.748,00 1.891,00 7.357,00 1.593,00 Côn Đảo 305,00 1.294,00 Côn Đảo 1.007,32 1.963,78 1.536,84 388,98 1.753,57 Cúc Phương 1.800,00 3.200,00 390,00 Tam Đảo 1.817,86 5.054,72 4.791,42 1.755,00 Yok Don 1.920,00 1.500,00 1.639,00 Tổng 2.207,82 3.163,78 9,387,70 19267,69 26.879,99 10.186,00 Nguồn : Báo cáo của các vườn quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Đầu tư nước ngoài : Theo các báo cáo chưa đầy đủ của các vườn quốc gia, tính cho đến nay các vườn quốc gia : Cát Bà, Côn Đảo, Cúc Phương đã thu hút được một số dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn là 45.3 tỷ đồng. Các dự án này chủ yếu là dự án 100% vốn trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế cho Việt Nam trong công tác bảo tồn, phát triển các nguồn gen và các hệ sinh thái đặc trưng với thời hạn đầu tư từ một đến mười năm. Hiện trạng đầu tư nước ngoài vào các vườn quốc gia Đơn vị: triệu đồng Vườn quốc gia Đầu tư Số dự án Tổng vốn Cát Bà 3 7.927,00 Côn Đảo 4 2.176,33 Cúc Phương 2 35.200,00 Nguồn : Báo cáo của các vườn quốc gia. Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Từ năm 1995, Khi chính phủ quyết định giao các vườn quốc gia về cho Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, các vườn quốc gia được phép trực tiếp thu lệ phí vào tham quan của du khách, một phần doanh thu được trích lại để tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng và công tác bảo tồn, phát triển lâm sinh tại các vườn quốc gia (Số này chiếm 10 -15% tổng doanh thu). Theo nghiên cứu điều tra tại các vườn quốc gia của viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 1999, số vốn được trích từ việc bán vé tham quan cho du khách để tái đầu tư trở lại cho các vườn quốc gia là 386,2 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn tái đầu tư chủ yếu tập trung vào việc cải tạo, nâng cập cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho vườn (Chiếm 55 – 60% tổng số vốn) ; việc tái đầu tư cho xây dựng các vườn ươm thực vật, phát triển lâm sinh, đầu tư cho nhân dân vùng đệm hầu như không đáng kể. Trước hiện trạng khai thác nh­ hiện nay và trước nguy cơ đe doạ tuyệt chủng của một số hệ sinh thái đặc hữu thì lượng vốn trên là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt18.doc
Tài liệu liên quan