Đề tài Lập trình PLC điều khiển máy bán nước tự động

Để có chổ đứng và thế mạnh trên thương trường, nhà

nước đã đặc biệt chú trọng đến ứng dụng và phát triển tự

động trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng

sản phẩm và hạ giá thành. Một trong những phương án tốt

nhất và được sử dụng rộng hiện nay là thay thế những hệ

thống đó bằng bộ điếu khiển PLC.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lập trình PLC điều khiển máy bán nước tự động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: DẪN NHẬP I. Đặt vấn đề Tự động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống và công nghiệp. Ngày nay ngành tự động đã phát triển tới trình độ cao nhờ những tiến bộ của lý thuyết điều khiển tự động, của những ngành khác như điện tử, tin học, … Nhiều hệ thống điều khiển đã ra đời, nhưng phát triển mạnh và có khả năng phục vụ rộng là bộ điều khiển PLC. Sở dĩ như thế, do bộ PLC có nhiều ưu điểm nổi bậc so những bộ điều khiển khác :  Đơn giản, dể dàng thay đổi, lập trình .  Tin cậy trong môi trường công nghiệp.  Cạnh tranh được giá thành với các bộ diều khiển khác. Cuối thập niên 60 xuất hiện khái niệm về PLC và đã được phát triển rất nhanh. Năm 1974 PLC đã sử dụng nhiều bộ xử lý như : mạch định thời, bộ đếm, dung lượng nhớ đến 12KB và có 1024 điểm nhập xuất. Năm 1976 đã giới thiệu hệ thống đưa tín hiệu vào ra từ xa. Năm 1977 PLC đã dùng đến vi xử lý. Năm1980 phát triển các khối nhập xuất thông minh nâng cao điều khiển thuận lợi qua viễn thông, nâng cao việc phát triển phần mềm, dùng máy tính cá nhân lập trình. Đến năm 1985 đã thành lập mạng PLC. Riêng nước ta sắp tới đây hành rào thuế quan khu vực được loại bỏ, kinh tế mở cửa hợp tác với nước ngoài. Trước tình hình đó, nền công nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn do còn nhiều dây chuyền có công nghệ lạc hậu. Để có chổ đứng và thế mạnh trên thương trường, nhà nước đã đặc biệt chú trọng đến ứng dụng và phát triển tự động trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Một trong những phương án tốt nhất và được sử dụng rộng hiện nay là thay thế những hệ thống đó bằng bộ điếu khiển PLC. Để phát triển mạnh hơn nữa, nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là đào tạo những chuyên gia về tự động điều khiển nói chung và về PLC nói riêng. Là một kỹ sư điện công nghiệp, công việc sẽ gắn liền với điều khiển, vận hành hệ thống sản xuất. Như vậy, những hiểu biết về PLC sẽ tạo nhiều thuận lợi để làm việc tốt hơn. Khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tìm hiểu, nghiên cứu để nắm vững phương pháp lập trình trên bộ PLC rất có ý nghĩa và là điều kiện tốt nhất học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. II. Giới hạn đề tài Do hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo và nhiều điều kiện khách quan khác nhau, nên đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung sau :  Thiết lập lưu đồ điều khiển.  Lập trình điều khiển trên bộ PLC của SIMATIC S7-200 CPU 214.  Xây dựng mô hình điều khiển.  Kết nối PLC với mô hình. Nhưng nội dung trọng tâm vẫn là phần lập trình. III. Mục đích nghiên cứu Qua thời gian dài nghiên cứu lý thuyết về PLC cũng như tập lệnh của SIMATIC S7-200, bản thân nhận thấy cần học hỏi nhiều hơn nữa về phương pháp lệnh trình, cũng như kinh nghiệm khắc phục sự cố khi chạy chương trình. Với đề tài tốt nghiệp này là điều kiện tốt nhất sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học hỏi đó. Mục đích nghiên cứu chỉ để làm quen với thực tế, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyếùt và thực tiễn.”Lập trình PLC điều khiển máy bán nước tự động” điều quan trọng cần rút ra được sau quá trình thực hiện là cách thức và trình tự giải quyết một vấn đề được đặt ra trước bằng phương pháp lập trình và thấy được khả năng ứng dụng của PLC trong công nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_1_4624.pdf
  • pdfchuong_2_2037.pdf
  • pdfchuong_3_7063.pdf
  • pdfchuong_4_9548.pdf
  • pdfchuong_5_3728.pdf
  • pdfchuong_6_373.pdf
  • pdfchuong_7_7137.pdf
  • pdfchuong_8_1449.pdf
  • pdfchuong_9_4283.pdf
  • pdfchuong_10_3295.pdf
  • pdfchuong_11_6474.pdf
  • pdfchuong_12_3991.pdf
  • pdfchuong_13_7551.pdf
  • pdfchuong_14_3099.pdf
  • pdfchuong_15_898.pdf
  • pdfchuong_16_3773.pdf
  • pdfchuong_17_1393.pdf