MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
PHẦN I: L/C VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C 4
I. Hệ thống Swift: 4
1. Khái niệm: 4
2. Một số Ngân hàng là thành viên của Swift: 6
3. Cách phân chia mẫu điện SWIFT 6
II. Thư tín dụng ((Letter of Credit-L/C): 7
1. Khái niệm: 7
2. Phân loại các loại L/C: 7
2.1. Phân loại theo loại hình (Types): 7
2.2. Phân loại theo phương thức sử dụng (Uses): có các loại thư tín dụng sau: 8
2.3. Phân loại theo thời hạn thanh toán: 8
2.4. Một số loại thư tín dụng thường được sử dụng trong thực tế: 8
3. Giới thiệu đơn xin mở thư tín dụng: 9
4. Nội dung thư tín dụng: 14
III. Bộ chừng từ trong thanh toán quốc tế 19
IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 20
1. Khái niệm: 20
2. Các bên tham gia trong thư tín dụng chứng từ: 21
V. Q.trình thanh toán tín dụng chứng từ - Giải thích từng bước trong quy trình: 22
1. Quy trình mở L/C 22
2. Quy trình thanh toán L/C 23
VI. Phân tích chi tiết quy trình thanh toán L/C 25
1. Nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu 25
1.1. Phát hành L/C: 26
1.2. Nghiệp vụ xử lý chứng từ và thanh toán L/C 30
1.3. Nghiệp vụ ký hậu vận đơn và bảo lãnh nhận hàng 32
2. Nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu 32
2.1. Nghiệp vụ thông báo L/C 33
2.2. Quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại: 36
Phần II: Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 41
1. Khái niệm 41
2. Phân loại và phân tích các loại rủi ro ở các bên tham gia vào quá trình thanh toán tín dụng chứng từ: 41
2.1. Rủi ro kỹ thuật 41
2.2. Rủi ro chính trị 47
2.3. Rủi ro ngoại hối 48
2.4. Rủi ro đạo đức 49
2.5. Rủi ro tín dụng 51
3. Nguyên nhân: 52
3.1. Đối với rủi ro kỹ thuật 52
3.2. Đối với rủi ro chính trị 53
3.3. Đối với rủi ro ngoại hối 53
3.4. Đối với rủi ro đạo đức 54
3.5. Đối với rủi ro tín dụng 54
Phần III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 55
1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 55
2. Một số kiến nghị đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu: 57
3. Một số kiến nghị đối với các ngân hàng TM: 58
3.1. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng 59
3. 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 59
3.3. Thành lập bộ phận quản lý và phòng ngừa rủi ro 60
3.4. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng 61
3.5. Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng 63
4. Một số kiến nghị cụ thể về nghiệp vụ 63
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồi bồi hoàn tiền phù hợp với quy định trên L/C.
b. Đối với L/C trả chậm:
Sauk hi kiểm tra bộ chứng từ hoàn toàn hợp lý, nhàn nhập khẩu đồng ý thanh toán bằng cách ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu, thông báo hối phiếu đã chập nhận bằng điện cho ngân hàng đại lý nước ngoài và theo dõi thu nợ nhà nhập khẩu khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
c. Đối với L/C cam kết trả chậm:
Tương tự như L/C trả chậm thì ngân hàng cam kết trả chậm thì ngân hàng sẽ cam kết thanh toán thay vì chập nhận thanh toán hối phiếu.
1.3. Nghiệp vụ ký hậu vận đơn và bảo lãnh nhận hàng
a. Nhận B/L trước khi hàng đến cảng
Khi nhận được B/L từ nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng nuwóc ngoài gửi đến. Nhàn nhập khẩu tiến hành thanh toán và yêu cầu ngân hàng ký hậu B/L. Trong trường hợp bộ chứng từ sai sót nếu nhàn nhập khẩu cam kết thanh toán vô điều kiện thì ngân hàng mở L/C kiểm tra và ngân hàng ký hậu B/L để cho doanh nghiệp nhận hàng.
b. Hàng đến cảng trước B/L:
Trường hợp hàng đã đến cảng nhưng doanh nghiệp và ngân hàng chưa nhận được B/L (vân đơn đến chậm – Stale B/L), trong khi đó doanh nghiệp lại đang cần hàng gấp không thể đợi B/L. Khách hàng làm đơn đề nghị và cam kết chấp nhận thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng vô điều kiện, ngân hàng xem xét và phát hành thưu bảo lãnh nhận hàng (Shipping Guarantee) để nhà nhập khẩu ra cảng nhận hàng
2. Nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu
Thanh toán xuất khẩu
THÔNG BÁO THƯ TÍN DỤNG
Ngay sau khi nhận được L/C hoặc tu chỉnh từ Ngân hàng phát hành và đã kiểm tra tính xác thực, Eximbank sẽ thông báo ngay qua điện thoại cho Quý khách hàng để cử nhân viên đến Ngân hàng nhận (cán bộ đến nhận L/C và hoặc tu chỉnh cần mang theo giấy giới thiệu của cơ quan).
Khi nhận L/C hoặc tu chỉnh, Quý khách cần kiểm tra lại nội dung, nếu có điểm nào không phù hợp với hợp đồng đã ký kết với người mua nước ngoài hoặc bất lợi cho việc thanh toán, xin Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với người mua để yêu cầu tu chỉnh L/C cho phù hợp.
Trường hợp Quý khách từ chối không nhận L/C hoặc tu chỉnh, xin vui lòng thông báo ngay bằng văn bản cho Eximbank để chúng tôi thông báo kịp thời cho Ngân hàng phát hành.
CHUYỂN NHƯỢNG THƯ TÍN DỤNG (L/C)
1. Điều kiện để L/C có thể được chuyển nhượng tại VN Eximbank:
- L/C cho phép chuyển nhượng
- Ngân hàng được ủy quyền chuyển nhượng là VN Eximbank
2. Khi Quý khách có yêu cầu chuyển nhượng L/C, xin vui lòng gửi cho Eximbank thư yêu cầu chuyển nhượng theo mẫu in sẵn của Eximbank kèm bản chính của L/C cùng các tu chỉnh liên quan (nếu có).
XUẤT TRÌNH VÀ THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ THEO TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Thủ tục xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu để thanh toán theo L/C:
Thư yêu cầu gửi chứng từ đòi tiền có ký tên, đóng dấu và ghi đầy đủ các chi tiết (theo mẫu).
Bản chính L/C và các tu chỉnh liên quan (nếu có)
Các chứng từ theo yêu cầu của L/C
Khi nhận được báo có từ Ngân hàng nước ngoài, Eximbank sẽ thực hiện ngay việc ghi có theo chỉ thị của Quý khách phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, sau khi đã trừ các phí phát sinh.
2.1. Nghiệp vụ thông báo L/C
Qui trình thông báo L/C bắt đầu từ bước (3). Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn. Việc thông báo L/C có thể thực hiện qua hai ngân hàng. Trình tự của qui trình này như sau:
Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C
Kiểm tra nội dung của L/C
Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C
Thu phí L/C
* Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C
Ngân hàng thông báo tiếp nhận L/C (các tu chỉnh L/C nếu có) từ một trong những ngân hàng sau:
- Ngân hàng phát hành L/C ở nước ngoài
- Ngân hàng thông báo ở nước ngoài
- Ngân hàng thông báo trong nước.
Sau khi nhận L/C dưới hình thức thư, telex, swift, ngân hàng phải ghi ngày giờ nhận và đóng dấu RECEIVED.
Sau đó Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính chân thật bề ngoài L/C như sau:
+ Nếu L/C mở bằng thư:
Trên L/C phải có chữ kí ủy quyền của ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực chữ kí trên L/C, bằng cách so sánh đối chiếu với mẫu chữ kí mà ngân hàng phát hàng L/C nước ngoài cung cấp trước đó phải khớp đúng. Có hai trường hợp xảy ra:
Nếu chữ kí trên L/C đúng với chữ kí mẫu mà ngân hàng mở L/C đã đăng kí tại ngân hàng thông báo, ngân hàng này sẽ tiến hành kiểm tra nội dung L/C và thông báo cho người xuất khẩu.
Nếu chữ kí trên L/C không đúng hoặc chưa đăng kí chữ kí mẫu tại ngân hàng thông báo, ngân hàng này phải điện cho ngân hành phát hàng L/C để xác minh tính chân thật của L/C, đồng thời báo cho người xuất khẩu biết tính chân thật của L/C đã được xác minh. Sau khi nhận được điện xác minh chữ kí của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo phải kiểm tra mã test nhận được và báo cho người xuất khẩu biết.
+ Nếu L/C mở bằng Telex
Khi nhận được L/C mở bằng telex, ngân hàng kiểm tra Testkey đúng thì thực hiện các bước tiếp theo. Nếu Testkey sai, ngân hàng điện tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết và yêu cầu ngân hàng này cung cấp Test đúng.
+ Nếu L/C mở bằng SWIFT
Khi nhận được L/C mở bằng SWIFT coi như đã xác thực tại ngân hàng vì hệ thống SWIFT tự động giải mã khi nhận được thông tin từ ngân hàng mở L/C ở nước ngoài.
* Kiểm tra nội dung của L/C
Kiểm tra nội dung của L/C nhằm giúp ngân hàng thông báo chú ý các điều kiện đặc biệt, các sai sót hoặc bất hợp lệ ( nếu có) trong quá trình thực hiện L/C và báo cho người xuất khẩu biết để yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi trước khi tiến hành thực hiện L/C. Ngân hàng giúp người xuất khẩu phát hiện các bất lợi mà họ không thể thực hiện được khi nhà nhập khẩu sửa đổi hoặc thêm bớt các điều khoản trong L/C không phù hợp với hợp đồng thương mại đã kí giữa hai bên. Để kiểm tra L/C tốt, ngân hàng phải dựa trên hai đòi hỏi sau:
Nội dung các điều khoản của L/C phải rõ ràng, đầy đủ và chính xác
Các nội dung của L/C sẽ không gây bất lợi cho nhà xuất khẩu
Thông thường thì ngân hàng sẽ kiểm tra các nội dung sau:
Nơi và ngày phát hành L/C
Ngân hàng mở L/C (ngân hàng thanh toán)
Ngân hàng mở là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu nên ngân hàng thông báo phải xét đến uy tín, khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C để khuyến cáo nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu mở L/C xác nhận, tức được một ngân hàng khác có uy tín hơn xác nhận.
Số và loại L/C
Tên và địa chỉ của các đối tượng trong L/C
Trị giá của L/C: số tiền ghi trên L/C có đúng với lô hàng không. Thông thường số tiền L/C không nên là số tuyệt đối mà nên kèm theo khoảng chênh lệch hơn hoặc kém.
Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C
Các L/C nhận được đều qui định địa điểm hết hiệu lực tại nước người mua, nước người bán, hoặc tại nước thứ ba. Thông thường L/C quy định địa điểm hết hiệu lực của L/C tại nước người bán vì nó có điểm lợi là giúp người bán dễ xuất trình chứng từ để thanh toán.
Khi kiểm tra ngày hết hiêu lực ngân hàng lưu ý ngày hết hiệu lực phải sau ngày mở L/C và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian này phải bằng tổng số các ngày như sau:
Số ngày mà người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán.
Số ngày chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng giao dịch.
Số ngày lưu giữ bộ chứng từ tại ngân hàng giao dịch
Vì thế nếu L/C quy định nơi hết hiệu lực tại nước nhà nhập khẩu hoặc tại ngân hàng phát hành, ngân hàng cần lưu ý khách hàng nên tính toán dự trù thời gian chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài để xuất trình chứng từ hết ngày hết hiệu lực.
Ngày giao hàng
Thông thường ngày giao hàng trên L/C thường là: latest shipmment date. Ngày giao hàng muộn nhất phải trong thời gian hiệu lực L/C. Vì thế cần phải kiểm tra khách hàng có đủ thời gian lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng không?
Ngày giao hàng muộn nhất phải trước ngày hết hiệu lực L/C một khoảng thời gian hợp lý cho nhà xuất khẩu có thể chuẩn bị giao hàng đầy đủ và kịp thời. Đây cũng là điều quan trọng đối với nhà xuất khẩu vì nếu L/C được mở sớm và cách xa ngày giao hàng thì sẽ thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc chuẩn bị hàng và giao hàng đúng thời gian quy định. Nếu không giao hàng như thời gian quy định vì quá ngắn, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu xem xét, sửa đổi, hay gia hạn thời gian giao hàng trong L/C.
Mô tả hàng hóa
Ngân hàng phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền trong mục mô tả hàng hóa với trị giá của L/C. Tên gọi, quy cách, số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
Vấn đề giao nhận và vận tải
Kiểm tra trong L/C có cho phép giao hàng từng phần và được phép chuyển tải hay không? Ví dụ giao hàng nhiều lần cùng với thời gian quy định và số lượng quy định hoặc giao hàng nhiều lần với số lượng như nhau. Còn việc chuyển tải có thể do người vận chuyển chọn ở bất cứ cảng nào hoặc do người vận chuyển hay nhà nhập khẩu chọn tại một cảng nhất định,
Các chứng từ yêu cầu
Ngân hàng cần lưu ý nhà xuất khẩu cần đáp ứng được đầy đủ các chứng từ mà phía nước ngoài yêu cầu về số lượng và loại chứng từ liên quan đến hàng hóa, và thời gian các cơ quan cấp chứng từ có thể đáp ứng được kịp để xuất trình chứng từ.
Ngân hàng trả tiền
Nếu ngân hàng phát hành là ngân hàng trả tiền thì mục DRAWEE: ghi là ISSUING BANK. Nếu ngân hàng phát hành ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền thì trong L/C ở mục drawee sẽ ghi tên ngân hàng khác trả tiền.
Cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C.
Luật áp dụng: L/C phải ghi rõ áp dụng UCP nào.
* Thông báo L/C cho khách hàng
Ngân hàng lập thư thông báo thư tín dụng, sau khi đã xác thực L/C và ghi chú những yếu tố có thể gây bất lợi cho khách hàng. Có thể thông báo bằng thư nếu ở xa và bằng điện thoại nếu ở gần và liên hệ với khách hàng đến ngân hàng để nhận L/C. Ngân hàng giao L/C bản gốc cho khách hàng sau khi thu phí.
* Thu phí
Ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản tiền gửi để thu phí, mức phí sẽ được tính theo biểu phí hiện hành cộng với 10% thuế VAT, gồm: phí thông báo, phí xác nhận, điện báo……
2.2. Quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại:
Khi được thông báo L/C và sau khi đã kiểm tra L/C, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành lập bộ chứng từ và sau đó gửi hồ sơ có kèm bộ chứng từ đến ngân hang phục vụ mình để xin thanh toán. Qui trình thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu diễn ra tại ngân hàng thương mại với các bước như sau:
* Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ:
Hồ sơ gồm có:
Thư yêu cầu thanh toán hoặc thư yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu.
L/C bản gốc, sửa đổi L/C (nếu có).
Hợp đồng ngoại thương (bản sao).
Bộ chứng từ (bản gốc).
Ngân hàng sẽ tiến hành tiếp nhận và kiểm tra chứng từ.
* Xử lý bộ chứng từ sau khi kiểm tra và đòi tiền ngân hàng nước ngoài:
+ Nếu bộ chứng từ hoàn hảo (clean documents)
Sau khi kiểm tra nếu chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản, điều kiện trong L/C. Ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành L/C và kèm theo chỉ thị thanh toán (Covering Letter, Covering schedule) bằng dịch vụ thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh, hoặc bằng điện theo địa chỉ ghi trong L/C.
Nếu L/C không cho phép đòi tiền bằng điện: có hai trường hợp xảy ra:
Nếu L/C quy định ngân hàng chiết khấu là ngân hàng thanh toán thì trách nhiệm của ngân hàng này sẽ tiến hành thanh toán cho người bán, Sau đó, gởi bộ chứng từ và thư đòi tiền cho ngân hàng mở L/C.
Nếu L/C quy định thanh toán tại ngân hàng mở, thì ngân hàng chiết khấu sẽ gởi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C và thư đòi tiền cho ngân hàng mở L/C.
Nếu L/C cho phép đòi tiền bằng đện (TT Reimbursement allowed)
Song song với việc gửi thư đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng lập điện đòi tiền (MT 742 Reimbursement claim) trong đó ghi rõ: số L/C của ngân hàng nước ngoài, số tham chiếu của ngân hàng, xác nhận bộ chứng từ phù hợp với toàn bộ điều kiện và điều khoản L/C.
Dựa vào mục Reimbursement bank trong L/C:
- Nếu ngân hàng trả tiền là ngân hàng phát hành thì bộ chứng từ và điện đòi tiền được gửi đến ngân hàng mở.
- Nếu ngân hàng trả tiền không phải là ngân hàng phát hành thì bộ chứng từ cùng với Covering schedule được gửi đến ngân hàng mở và điện đòi tiền gửi đến ngân hàng hoàn trả.
+ Trong trường hợp bộ chứng từ bất hợp lệ (Discrepant document/ Unclean document)
Đối với sai sót có thể sửa chữa được.
Các lỗi này liên quan đến việc lập chứng từ . Thường có các trường hợp sau:
Người lập chứng từ đánh nhầm hoặc đánh sai lỗi chính tả các thông tin trên chứng từ. Đây có thể là lý do để ngân hàng mở L/C trì hoãn việc thanh toán thậm chí từ chối thanh toán.
Do thiếu kinh nghiệm trong việc lập chứng từ nên người lập đã hiểu sai nội dung và thể hiện sai nội dung mà L/C quy định.
Sự thiếu sót các điều kiện ghi thêm do người lập chứng từ đọc không kỹ L/C, Ví dụ: L/C yêu cầu ghi số hợp đồng, số L/C hoặc Shipping Mart trên tất cả các chứng từ thanh toán nhưng thực tế có một số chứng từ do đơn vị xuất khẩu xuất trình không được thể hiện trong nội dung này .
Các chứng từ xuất trình không phù hợp như: xuất trình hai Hối phiếu đều là bản số 1 hoặc bản số 2, chứng từ xuất trình không phải là bản gốc theo yêu cầu của L/C…
Trên đây chỉ liệt kê vài trường hợp sai sót chứng từ cụ thể nhất. Ngoài ra các sai sót trong khi lập chứng từ rất đa dạng phải tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của L/C mà đánh giá. Tuy nhiên, các sai sót về lập chứng từ đều có thể sửa chữa được.
Do đó, khi bộ chứng từ được kiểm tra có những sai sót thuộc loại này , thanh toán viên của ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu sẽ căn cứ vào kết quả để yêu cầu nhà xuất khẩu như sau:
Thứ nhất, yêu cầu đơn vị xuất khẩu điều chỉnh lại sai sót hoặc liên hệ với đơn vị nhập khẩu tu chỉnh lại L/C cho phù hợp với chứng từ trước khi gởi bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. Tuy nhiên, trường hợp này, việc tu chỉnh rất ít được sử dụng vì nếu tu chỉnh thì thời gian tu chỉnh phải còn nằm trong thời hạn xuất trình chứng từ và thời gian hiệu lực của L/C.
Thứ hai, chiết khấu chứng từ với điều kiện bảo lưu. Điều này có nghĩa là người bán đứng ra ký chấp nhận bảo lưu một số bất hợp lệ mà Ngân hàng cho là không đáng kể, có thể xác nhận phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. Một số bất hợp lệ có thể chiết khấu theo cách này bao gồm:
Người lập chứng từ đánh nhầm hoặc sai lỗi chính tả các thông tin trên chứng từ(mà họ không sửa). Tuy nhiên, việc đánh “nhầm” này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản chất hàng hoá, thời hạn giao hàng, hiệu lực của L/C.
Ngày ký các chứng từ khác sau ngày ký vận đơn.
Thể hiện cảng đi và cảng đến chung chung không cụ thể.
Các đơn vị sửa chứng từ chỉ đóng dấu sửa nhưng không ký nháy và Ngân hàng xác nhận phù hợp với lý do L/C không quy định sửa phải có ký nháy và trong UCP cũng không có khoản nào đề cập đến vấn đề này.
Một số chứng từ thiếu Shipping Mart, số L/C nhưng L/C không quy định cụ thể.
Đối với những trường hợp như trên, trước khi gửi chứng từ, Ngân hàng yêu cầu khách hàng ký chấp nhận bảo lưu về những bất hợp lệ đó. Khi gửi chứng từ cho ngân hàng nước ngoài, ngân hàng của đơn vị xuất khẩu vẫn xác nhận chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng. Cách gửi thư và chỉ thị đòi tiền cũng giống như trường hợp chứng từ hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là nếu có quá nhiều lỗi sai như vậy thì ngân hàng bên xuất khẩu sẽ không xác nhận phù hợp và không nêu các bất hợp lệ đó. Vì nếu xác nhận phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến uy tín của Ngân hàng.Trong trường hợp như vậy, ngân hàng bên xuất khẩu chỉ gửi bộ chứng từ đi và chiết khấu với ngân hàng phát hành.
Đối với những sai sót không thể sửa chữa được.
Các lỗi này thường liên quan đến hàng hóa như chất lượng, số lượng, hay trọng lượng hàng hóa hoặc liên quan các thủ tục cơ quan quản lý Nhà nước hay các cơ quan khác nên không sửa chữa được. Các trường hợp bất hợp lệ không thể sửa chữa được có thể là:
Giao hàng thiếu hoặc quá số lượng yêu cầu.
Giao hàng trễ.
Hàng hóa được giao ngoài qui định của L/C.
L/C hết hạn hiệu lực.
Xuất trình chứng từ trễ hạn.
Sai đơn giá, đơn vị tiền tệ và kim ngạch thư.
Cách thức giao hàng và phương thức vận chuyển không phù hợp với yêu cầu của L/C.
Hàng hóa có qui cách, phẩm chất thể hiện trên các chứng từ xác minh bản chất hàng hóa không phù hợp với yêu cầu L/C.
Trị giá bảo hiểm lô hàng không đúng yêu cầu.
Các yêu cầu đặc biệt đối với chứng từ nhằm đáp ứng các thủ tục nhập khẩu ở nước người mua không được thỏa mãn.
Đơn vị xuất khẩu làm sai qui định về gửi chứng từ…
Rõ ràng với những bất hợp lệ vừa nêu trên, người bán không thể nào sửa chữa được. Trong trường hợp này, thanh toán viên sẽ căn cứ vào mức độ bất hợp lệ và và sự tín nhiệm giữa các bên liên quan để quyết định chiết khấu giải quyết. Đối với bộ chứng từ bất hợp lệ thường có những cách giải quyết sau đây:
Thứ nhất, Điện báo bất hợp lệ, gởi bộ chứng từ và đợi thông báo từ phía ngân hàng phát hành. Khi điện thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng phát hành, ngân hàng của đơn vị xuất khẩu yêu cầu khách hàng ký chấp nhận bất hợp lệ. Sau đó, ngân hàng của đơn vị xuất khẩu điện yêu cầu ngân hàng phát hành chiết khấu với đơn vị nhập khẩu về những bất hợp lệ đó. Nếu đồng ý thì phải điện báo ngay cho ngân hàng đơn vị nhập khẩu biết.
Thứ hai, gởi chứng từ trên cơ sở nhờ thu. Khả năng từ chối thanh toán của ngân hàng phát hành L/C khá lớn đối với những bộ chứng từ có bất hợp lệ nặng liên quan đến hàng hóa hoặc việc nhận hàng của đơn vị nhập khẩu. Vì vậy, trong trường hợp ngân hàng của đơn vị xuất khẩu chỉ gửi bộ chứng từ đi nhờ thu (nếu đơn vị xuất khẩu đồng ý gửi nhờ thu) và mọi rủi ro đều do đơn vị xuất khẩu gánh chịu. Khi gửi nhờ thu, ngân hàng của đơn vị xuất khẩu yêu cầu khách hàng ký chấp nhận gửi nhờ thu.
Về phía đơn vị xuất khẩu khi chuyển sang phương thức nhờ thu thì bị chuyển từ thế chủ động sang thế bị động phụ thuộc vào đơn vị nhập khẩu có đồng ý thanh toán hay không. Ngoài ra, đơn vị xuất khẩu còn chịu thiệt hại do bị giam vốn, do chi phí rất nhiều để chiết khấu giữa hai bên xuất khẩu thông qua ngân hàng.
Trong trường hợp này, sau đơn vị xuất khẩu đồng ý gửi chứng từ trên cơ sở nhờ thu theo L/C thì ngân hàng của đơn vị xuất khẩu sẽ không đánh điện cho ngân hàng phát hành (mặc dù cho phép đòi tiền bằng điện ) mà ngân hàng của đơn vị xuất khẩu sẽ giải quýet bằng cách gửi bộ chứng từ kèm theo thư đòi tiền (Corvering schedule) đến cho ngân hàng phát hành và yêu cầu ngân hàng phát hành nhờ thu. Tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện khi ngân hàng phát hành đã chiết khấu với đơn vị nhập khẩu và đơn vị nhập khẩu chấp nhận những bất hợp lệ đó. Do đó, nếu chấp nhận những bất hợp lệ đó và đồng ý thanh toán thì ngân hàng phát hành sẽ chuyển trả tiền vào tài khoản của ngân hàng mà đơn vị xuất khẩu chỉ thị.
Phần II: Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1. Khái niệm
Muốn tìm hiểu về rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trước tiên ta cần tìm hiểu rủi ro là gì? Theo nghĩa chung, rủi ro là khả năng một sự kiện không mong muốn, không thuận lợi có thể xảy ra dẫn đến sự mất mát hoặc hư hỏng.
Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán.
Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên: đối với người bán, đối với người mua và đối với các ngân hàng.
2. Phân loại và phân tích các loại rủi ro ở các bên tham gia vào quá trình thanh toán tín dụng chứng từ:
Trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức TDCT, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia vào quy trình này, tổng kết lại gồm 4 loại rủi ro chính: Rủi ro kỹ thuật, rủi ro chính trị, rủi ro hối đoái và rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng
2.1. Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán XNK, như sự sai khác giữa bộ chứng từ thanh toán với hợp đồng hoặc L/C hay việc thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán.
2.1.1. Rủi ro đối với người bán
Trong thanh toán xuất nhập khẩu người bán có trách nhiệm chuẩn bị hàng, giao hàng và lập bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu. Khi ngân hàng là trung gian thanh toán giữa người bán và người mua thì ngân hàng chỉ làm việc dựa trên bộ chứng từ mà người bán lập ra. Vì thế trong quá trình thanh toán thường xảy ra các rủi ro sau:
¨ Rủi ro trong việc lập chứng từ :
Tại các ngân hàng, hầu hết các bộ chứng từ gửi tới thanh toán hàng xuất khẩu đều mắc phải những sai sót đơn giản (như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng,..) đến những sai sót lớn hơn như không thống nhất với nhau như: hối phiếu ghi sai người ký phát, bộ chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng:
ví dụ : tại ngân hàng A, khi giao dịch L/C số…, công ty may B là người hưởng lợi đáng lẽ phải ký phát cho ngân hàng C thì lại ký phát cho người yêu cầu mở là D.
Ngoài ra, người xuất khẩu còn lập hoá đơn thương mại với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng. Nếu đã vượt ra ngoài dung sai cho phép thì ngân hàng mở sẽ từ chối trả tiền. Trong trường hợp này phải lập hai bộ chứng từ thanh toán: một bộ hối phiếu đòi tiền ngân hàng mở thư tín dụng, một bộ hối phiếu đòi tiền người mua với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng cùng với một uỷ thác nhờ thu ngân hàng thu hộ tiền. Trên tờ hối phiếu nhờ thu này, người bán phải ghi câu: “Số tiền vượt quá chuyển sang nhờ thu”.
Như ta đã biết, nếu như bộ chứng từ không phù hợp thì việc thanh toán không thể thực hiện được. Bộ chứng từ là cơ sở để người mua giảm giá, từ chối nhận hàng, kéo dài thời gian thanh toán hay không thanh toán tiền hàng và đặc biệt khi bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Do vậy, thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do chứng từ phải sửa đi sửa lại. Thậm chí những lỗi không sửa được phải đợi sự đồng ý của bên mua. Thường thì các đơn vị xuất khẩu của ta rất eo hẹp về vốn và vì vậy họ thường chọn thanh toán L/C trả ngay. Nhưng nhiều khi do bộ chứng từ có sai sót và phải chờ nhà nhập khẩu chấp nhận, đơn vị mới nhận được tiền. Và như vậy, nhà xuất khẩu sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu tăng vòng quay của vốn. Hơn nữa họ còn bị phạt vì sai sót chứng từ. Rủi ro này là một trở ngại lớn đối với người bán.
¨ Các sai lầm khi tiến hành giao hàng: việc thực hiện không đúng, sai sót khi giao hàng, hàng hoá giao không đúng quy định về chất lượng, chủng loại, thời hạn… giao hàng, xuất trình chứng từ muộn, chọn sai cảng bốc dỡ, sai hãng vận tải…
Trong khi ký hợp đồng, người bán hàng nếu không có trình độ nghiệp vụ ngoại thương thì dễ chấp nhận các điều kiện hợp đồng thương mại bất lợi để rồi sau đó không thực hiện được làm cho đối tác có cơ sở để kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán, khiến cho quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn. Đây là rủi ro thường gặp nhất là ở các đơn vị mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
¨Rủi ro do chưa nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình thanh toán có khúc mắc xảy ra thì người bán không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại ngân hàng dẫn đến người bán bị kéo dài thời hạn thanh toán..
2.1.2. Rủi ro đối với người mua
¨ Thứ nhất là rủi ro trong việc làm đơn yêu cầu mở L/C không cụ thể và đầy đủ dẫn đến việc người bán có thể lợi dụng các sơ hở trong L/C để cung cấp hàng hóa không đúng như mong muốn của người mua.
¨ Thứ 2 là rủi ro trong việc chấp nhận chứng từ do người bán lập ra để thanh toán: khi chứng từ xuất trình hoàn toàn không đúng với tình trạng của hàng hoá thì sau khi thanh toán người mua sẽ nhận được số hàng không đúng yêu cầu có thể là cả về chất lượng cũng như số lượng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là làm mất uy tín trong kinh doanh của người mua. Mặt khác chứng từ còn là cơ sở pháp lý đầu tiên của hàng hoá, nếu người mua hàng không xem xét kỹ lưỡng từ lỗi câu chữ đến số lượng các loại chứng từ cũng như người cấp giấy chứng nhận…thì sẽ khó khăn trong việc khiếu kiện khi có rủi ro về hàng hoá.
VD: Công ty A ký hợp đồng mua nguyên liệu với công ty B, thanh toán theo phương thức L/C. Sau khi giao hàng, công ty B lập bộ chứng từ chuyển cho nhà nhập khẩu. Vào ngày X, bộ chứng từ được đưa đến công ty A mà hàng chưa tới. Vì tin tưởng vào công ty B nên công ty A không kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà chấp nhận thanh toán, Tuy nhiên,khi hàng về đến nơi, công ty A thấy chất lượng hàng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên công ty đã từ chối và đòi trả lại hàng. Công ty B không chấp nhận. Công ty A kiện công ty B ra tòa. Tuy nhiên, vì công ty A đã chấp nhận bộ chứng từ và thanh toán nên công ty A thua kiện.
¨ Thứ ba là rủi ro do chưa nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình giao hàng có khúc mắc xảy ra thì người mua không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ dẫn đến người mua bị lỡ cơ hội kinh doanh hay bị đọng vốn. Ví dụ như người bán giao hàng không đúng quy định, khiếu nại về việc giao hàng không đúng quy định của khách hàng nước ngoài, khiếu nại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L-C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ.doc