Đề tài Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LỄ HỘI DÂN GIAN, TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM

CỦA LỄ HỘI DÂN GIAN Ở VIỆT NAM 3

I. LỄ HỘI DÂN GIAN. 3

II. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI DÂN GIAN Ở VIỆT NAM. 4

1. TÍNH CHẤT CỦA CÁC LỄ HỘI DÂN GIAN Ở VIỆT NAM. 4

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI DÂN GIAN Ở VIỆT NAM. 4

PHẦN II: LỄ HỘI DÂN GIAN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM 8

I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ. 8

II. VAI TRÒ CỦA CÁC LỄ HỘI DÂN GIAN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM. 10

III. MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM. 12

1. LỄ HỘI ĐỀN HÙNG. 12

2. LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN. 15

3. HỘI CHÙA HƯƠNG 16

PHẦN III: NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THU HÚT KHÁCH ĐẾN

VỚI CÁC LỄ HỘI DÂN GIAN 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y ước, ước lệ... trong lễ hội đều được biểu tượng hóa bằng những hình ảnh, những dấu hiệu quen thuộc của cộng đồng. Mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể cảm nhận được chúng. (Không chỉ có thế, chúng còn được mọi người tiếp nhận một cách tự nguyện bởi chúng mang vác và diễn đạt những mong ước của chính họ). Ở thời kỳ tiền nông nghiệp, khi cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên thì các biểu tượng của các lễ hội trong vùng có nhiều nét giống nhau cả về vật dùng làm biểu tượng lẫn giá trị mà biểu tượng ấy mang vác, bởi chúng đều được ra đời trên cơ sở một hay nhiều đặc điểm về những điều kiện tự nhiên độc đáo của môi trường sinh tồn Việt nam (nóng, ẩm, mưa nhiều, địa hình nhỏ hẹp...); và được ra đời từ nhu cầu sở thuộc xã hội và tính cố kết cộng đồng. Cũng vì nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả cộng đồng người nông dân mà lễ hội được lưu truyền chủ yếu qua trí nhớ chứ không phải qua chữ viết (đa số người nông dân xưa không biết chữ), nên quá trình sản xuất (sáng tạo) ra lễ hội cũng đồng thời là quá trình nó được phân phối đến từng người và tiếp nhận (tiêu thụ) nó. Lễ hội được ra đời chính lúc kết thúc các hoạt động lễ hội. Tóm lại, do được cấu thành bởi sự tham gia của nhiều chủng loại văn hóa dân gian khác nhau mà lễ hội mang trong nó mọi đặc điểm đặc thù của văn hóa dân gian. Vì thế, muốn tìm hiểu được văn hóa dân gian Việt nam, chúng ta không thể không tìm hiểu các lễ hội dân gian của Việt nam, và để phát triển loại hình du lịch văn hoá ở Việt nam không thể bỏ qua được một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng đó là các lễ hội dân gian. PHẦN II LỄ HỘI DÂN GIAN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ. Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự ham hiểu biết qua các chuyến du lịch đến những vùng đất mới tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du lịch hoặc là kết hợp những mục đích khác nữa. Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các dân tộc trên thế giới được mở rộng, dẫn tới việc giao lưu văn hoá, tìm kiếm những kiến thức về nền văn hoá nhân loại, về những miền đất lạ đã trở thành một nhu cầu cho nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Du lịch không còn hoàn toàn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần (khôi phục và tái sản xuất sức khoẻ khả năng lao động,...) mà còn là hình thức nghỉ ngơi tích cực có tác dụng bổ sung tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đó chính là nội hàm của khái niệm du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du lịch. Du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch. Du lịch văn hoá là phương thức hấp dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du lịch văn hoá thường để dành cho du khách có trình độ cao trong xã hội. Du lịch văn hoá được xem là tổng thể của du lịch - xem đó là một hiện tượng văn hoá những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính văn hoá. Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi và giải trí. Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia du lịch văn hoá ra nhiều loại: + Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là chủ yếu mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu, nghiên cứu. Đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên - đó là các chương trình du lịch dã ngoại đến các làng dân tộc ít người thuộc các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu,... để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của các dân tộc đó. Khách sẽ đi bộ khi tham quan các bản làng và thường nghỉ qua đêm tại các bản làng đó. + Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất - du khách thường kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tim fhiểu văn hoá trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia vào loại hình du lịch này rất phong phú, bên cạnh những khách vừa kết hợp đi để tham quan, vừa để nghiên cứu còn có những khách chỉ để chiêm ngưỡng để biết, để thoả mãn sự tò mò hoặc có thể theo trào lưu,... Do vậy, trong một chuyến du lịch, du khách thường đi đến nhiều điểm du lịch, trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá, vừa có những điểm du lịch núi, du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn,... Đối tượng khách là những người ưa phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người trẻ tuổi. Ví dụ như các chương trình leo núi (ở nước ta đã tổ chức cho khách du lịch leo núi Phanxipăng), các chương trình du lịch dã ngoại, các chương trình du lịch săn bắn. + Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác mục đích chính của khách là trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp nào đó và có kết hợp với tham quan văn hoá. Đối tượng của loại hình này là những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phong phú, có chất lượng cao, qui trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năng thanh toán cao nhưng nói chung thời gian dành cho du lịch của họ rất ít. Thể loại du lịch cụ thể của loại hình du lịch này là du lịch công cụ. Tuy nhiên, sự phân loại du lịch văn hoá thành các loại hình trên chỉ là tương đối. Vì trong một chương trình du lịch thường được kết hợp nhiều hoạt động khác nhau như: Kết hợp đi du lịch dã ngoại với du lịch theo chuyên đề văn hoá, hoặc du lịch săn bắn,... trong một chuyến hành trình nhằm tránh gây cho khách cảm giác nhàm chán. Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng vì nó ít chịu sự chi phối của yếu tố thời vụ du lịch (thời tiết, khí hậu), nhưng nó phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôn giáo,... của du khách. + Yếu tố thời vụ du lịch: so với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hoá mang tính đại chúng. Tuy có chịu ảnh hưởng tính thời vụ nhưng không phụ thuộc hoàn toàn, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. (Những đặc điểm này thể hiện rất rõ ở loại hình du lịch lễ hội) đồng thời mức độ chênh lệch cung cầu của du lịch văn hoá thường không lớn). + Yếu tố giới tính: Có tác động đến động cơ đi du lịch và động cơ đi du lịch văn hoá là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nam giới vì đối với họ ít chịu sự ràng buộc của gia đình, thường có trình độ học vấn cao, có địa vị xã hội,... + Yếu tố độ tuổi: Tham gia vào các chuyến du lịch văn hoá chủ yếu vẫn là những khách du lịch cao tuổi và thanh niên. Đối với khách cao tuổi họ thường có nhiều thời gian rỗi,... thường có kinh nghiệm trong việc đi du lịch, họ thích tìm hiểu về âm nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tính dân tộc,... và họ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ. Chủ yếu họ mua các chương trình tham quan du lịch văn hoá. Ngược lại, đối với khách du lịch thanh niên đây là nhóm có số lượng đông đúc với các đặc trưng của thanh niên như: ưa khám phá, thích tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích sự tự do, thích thay đổi điểm du lịch và thường đi thành nhóm lẻ,... do đó họ có xu hướng đòi hỏi tính mới mẻ, đa dạng trong dịch vụ du lịch, họ có khả năng thanh toán thấp, ít có kinh nghiệm trong đi du lịch, họ thường quan tâm đến giá cả nhưng ít quan tâm đến yêu cầu về chất lượng dịch vụ. Khách du lịch thanh nhiên thường tham gia vào các chuyến du lịch dã ngoại, săn bắn mạo hiểm, tham quan văn hoá,... Đối với những khách trung niên thường là những người có địa vị xã hội có khả năng thanh toán cao, có sự tự chủ lớn trong khi đi du lịch. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ,... họ thường kết hợp giữa đi công tác với đi du lịch. + Yếu tố trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn cao là loại khách được các nhà kinh doanh du lịch quan tâm nhiều vì những nhà học vấn cao thường thường là những người có địa vị xã hội cao, thu nhập cao, trình độ văn hoá cao nên có nhu cầu mở rộng sự hiểu biết tìm hiểu thế giới xung quanh cao hay có thể nói họ có động cơ văn hoá cao trong nhu cầu đi du lịch. Khách du lịch văn hoá có thể được coi là khách du lịch thuần tuý vì khách có thể chỉ đi vì động cơ văn hoá. Tuy nhiên số lượng khách du lịch văn hoá thuần tuý trong thực tế thường rất ít mà khách du lịch thường kết hợp giữa loại hình du lịch văn hoá với loại hình du lịch khác trong một chuyến hành trình. II. VAI TRÒ CỦA CÁC LỄ HỘI DÂN GIAN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM. Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên tế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm : ít có tính mùa vụ, có thể phát triển quanh năm, tạo nguồn thu ổn định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp cho con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh… Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá rất lớn. Với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông đã để lại cho chúng ta hàng ngàn các di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. Trong số đó các lễ hội dân gian là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam. Lễ hội là một phong tục lớn một nét văn hoá không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam Lễ hội thường diễn ra ở các vùng quê nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp co những công trình kiến trúc mang dấu ấn của từng thời đại như : Đình, Chùa, Đền Miếu. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường được tổ chức vào mùa xuân, mùa thu, khi mùa màng đã song xuôi nông dân có thời gian nghỉ ngơi vui chơi thoải mái. Cấu trúc của một lễ hội thường gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ thường được tổ chức ở đình Chùa nhằm thể hiện lòng thành kính của con người và để bày tỏ nguyện vọng của con người trước những khó khăn của cuộc sống với phật thánh. Trong lễ không thể thiếu phần hội vì hội là để vui chơi thoải mái, không bị ràng buộc bởi những lê nghi tôn giáo tuổi tác. Sau những tháng ngày làm ăn lam lũ dân làng chờ đón ngày hội như chờ đón một tin vui. Họ đến với hội hoàn toàn tự nguyện, ngoài vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè mọi người đi dự hội đều cảm thấy như mình được thêm một cái gì đó có thể là điều may. Thứ quyền lợi vô hình ấy làm cho những người đi hội thêm phần phấn chấn. Chính vì vậy lễ hội bao giờ cũng có đông người đến dự. Tuy nhiên quy mô của từng hội có khác nhau. Có hội chỉ diễn ra ở một vài làng nhưng cũng có hội mang tính toàn quốc như : hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Hoa Lư... trong quá trình diễn ra lễ hội đã làm tái hiện lại phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hoá và những sự kiện lịch sử quan trọng. Lễ hội chính là một pho sử khổng lỗ. Bên cạnh những lễ hội thuần tuý mang ý nghĩa về lễ ghi nông nghiệp như lễ hội Chùa Dâu cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi còn có những lễ hội mang ý nghĩa lịch sử như: Hội Đền Hùng, hội Gióng. Ngoài những lễ hội trên còn có những lễ hội mang ý nghĩa văn nghệ giải trí như hội lim hát quan họ hội hát xoan Phú Thọ.... Theo thống kê sơ bộ ở Việt Nam có hàng trăm lễ hội, lễ hội tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nơi có nền văn minh lúa nước phát hiện sớm. Như vậy theo cùng với các loại hình du lịch nghỉ Biển, nghỉ núi, dã ngoại chữa bệnh.... thì loại hình du lịch lễ hội luôn có sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. vì lễ hội không chỉ là sản phẩm văn hoá mà còn là một tiềm năng du lịch hết sức hấp dẫn. Du lịch càng phát triển thì càng gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch lễ hội. Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với du khách một cách sinh động hơn về đất nước con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại; giới thiệu những nét đặc trưng những giá trị văn hoá tín ngưỡng được thể hiện trong lễ hội. Đến với lễ hội du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái vui của lễ hội được hoà mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cách đây hàng thế kỷ. Du lịch lễ hội xuất hiện rất sớm ở Ai Cập có từ thời cổ thông qua các cuộc hành hương đến thánh địa. ở Việt Nam đây là một sinh hoạt tổng hợp, mang tính du lịch có từ ngàn đời nay du lịch lễ hội phát triển sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Một khi những yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du lịch sẽ là cơ sở để phát triển du lịch bền vững và tạo điều kiện để thu hút khách du lịch ngày càng đông. Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ hội và sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch bền vững. III. MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM. 1. Lễ hội Đền Hùng. Khi nói đến các lễ hội có ý nghĩa và giá trị lớn phục vụ phát triển du lịch ở nước ta, ai cũng nhắc trước tiên đến lễ hội Đền Hùng. Bởi lẽ, trong suy nghĩ chung lễ hội Đền Hùng có tính linh thiêng đối với mỗi người dân Việt nam. Nó nhắc chúng ta nhớ về cội nguồn, về tổ tiên chung của cả cộng đồng người Việt. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười, tháng ba. Là người Việt nam dù là được ở quê hương hay phiêu bạt nơi đâu, nhưng cứ mỗi độ xuân sang, ai cũng hướng lòng mình về một vùng đất Tổ – Vùng đất trung du thơ mộng thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, Phú Thọ, nơi cội nguồn của dân tộc, nơi hàng năm con chắu cả nước về dự Giỗ tổ Hùng Vương. Trước lúc vào hội, mời bạn hãy đến thăm những di tích lịch sử cổ kính của một quần thể kiến trúc tuyệt vời trên ngọn núi nghĩa lĩnh này. ngọn núi từ bao đời nay được con cháu từ khắp mọi miền nhắc đến với một niềm súc động dào dạt, hướng về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Dưới những tán cây chò xanh cao vút, mát rượi, bước theo các bậc đá sạch sẽ từ cổng chính đi lên,chẳng mấy chốc lên tới đền Hạ. theo truyền thuyết, nơi đây Bà Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi, Âu Cơ dẫn 49 người lên ngược, dể lại người con trưởng làm vua, xưng là hv, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đó sinh sôi ra các dân tộc Việt nam. Trước cửa Đền Hạ có một cây thiên tuế chính nơi đây Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ chiến sĩ đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô tháng 9/1954. Câu nói nổi tiếng ấy nay đã được khắc thành chữ vàng để muôn đời con cháu mai sau nhớ mãi : “ các vua Hung đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước ”. sau khi rời đền Hạ du khách tiếp tục lên đền Trung. Tương truyền các Vua Hùng thường đến đây cùng các Lạc tướng bán việc nước. đây cũng là nơi Lang Liêu, vị hoàng tử nghèo đã lấy những hạt gạo do chính mình cấy gặt ra làm nên những chiếc bánh chưng bánh đầy đầy hương vị quê hương dâng lên vua cha nhân ngaỳ tết. Sự tích bánh chưng bánh dầy, bài học về sự quý trọng công sức và của cải do bàn tay lao động của con người làm ra, bắt đầu từ đó. Lên cao nữa là đền Thượng, nơi hàng năm vua Hùng làm lễ tế trời đất, thờ thần lúa. Dứng trên đền Thượng, phóng tầm mắt ra xa,bạn sẽ thấy nhiều hòn núi lớn nhỏ như bầy voi quỳ hướng về ngọn Núi Mẹ oai nghiêm nhắc ta nhớ đến câu chuyện về 99 con voi trung thành. Bây giờ ta hãy trở về với ngày hội tháng ba. Mồng mười tháng ba được coi là ngày hội lớn nhất, ngày giỗ Tổ, ngày tụ hội của con Rồng chắu Tiên. Cuộc tế lễ chính thức được tiến hành vào sáng mồng mười tháng ba, năm nào cũng có đại diện cao cấp của nhà người về dự những nghi thức ấy diễn ra rất long trọng tại đền Thượng với đầy đủ các lề luật của một cuộc lễ lớn. Lễ vật tại Đền Hùng bao gồm lợn, bò, dê mỗi thứ một con để nguyên và xôi trắng, xôi mầu, bánh chưng, bánh dầy. Các thế hệ con Rồng chắu Tiên về hội dồn nhanh bước chân khi nghe tiếng trống đồng ngân rung trong lòng đất lám xúc dộng sâu xa hàng triệu con tim. Dòng người cuồn cuộ ấy theo sau đoàn đại biểu dâng hương,đi đầu là các vị đại diên cho nhà người, tiếp đến 100 thanh niên nam nữ với y phục dân tọc tượng trưng cho con Rồng chắu Tiên xếp hàng trước đền Thượng. Từ khắp các ngả đường, những đám rước nô nức dồn về. đám rước voi với ý nghĩa muôn loài quy phục các vua Hùng. Rước cỗ chay,bánh chưng, bánh dầy một mặt để nhắc lại sự tích Lang Liêu, mặt khác để nhớ ơn công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. Vì thế đám rước này không bao giờ được thiếu và đó cũng là nét đặc sắc của Đền Hùng. còn rước kiệu từ lâu đã trở thành cuộc thi của các làng. Dưới chân núi, bên công quán, những cô gái Mường duyên dáng trong bộ quần áo dân tộc ngày hội biểu diễn tiết mục Đâm đuống, một nhạc cụ dân gian của đồng bào Mường. Trên hồ Đa Vao cạnh núi Nghĩa, những cặp thuyền rồng đua nhau lướt sóng trên mặt nước trong xanh trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng vạn người. cả một vùng rộng lớn quanh chân núi Nghĩa được sắp đặt xen kẽ những rạp hát chèo, tuồng, những đặc sản của Phú Thọ, những quấn ăn, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách đến hội. Cứ như vậy hội Đền Hùng diễn ra trong không khí sôi động của mùa xuân với bao điều ước vọng về một tương lai tốt đẹp. Hội Đền Hùng không chỉ thu hút mọi người bởi những sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính linh thiêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt nam chúng ta. đến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt nam cho dù họ ở bất cứ nơi đâu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác được một cách hiệu quả lễ hội Đền Hùng và biến nó thành một sản phẩm hấp dẫn đối với du lịch. Các biện pháp cơ bản đó là : nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội ; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và vui chơi giải trí đi kèm ; tổ chức tuyên truyền quảng cáo… Tất cả điều đó đều cần thiết. Tuy nhiên, cho dù có làm tốt đến đâu thì lễ hội Đền Hùng cũng chỉ thu hút được một số lượng hạn chế các du khách do chính sự hạn hẹp về thời gian và không gian lễ hội. Do vậy cần tiếp cận lễ hội Đền Hùng từ một hướng khác toàn diện hơn. lễ hội Đền Hùng cần phaỉi được đặt chung trong không gian lịch sử thời đại Hùng Vương, cần phải xúc tiến xây dựng một chương trình du lịch về cội nguồn với đầy đủ các yếu tố nội dung về lịch sử đâts nước, con người và văn hoá của nước Văn Lang- một giai đoạn lịch sử đầy huyền thoại của dân tộc. Như vậy, trong hệ thống các sản phẩm du lịch về cội nguồn, những yếu tố về lịch sử phải được đặt lên trước. Ngoài việc xây dựng nâng cấp các bảo tàng, các phòng trưng bầy, cần phối hợp với các nhà khoa học xây dựng một hệ thống các bảo tàng di chỉ khảo cổ ngoài trời để dânx dắt du khách cùng đi ngược về chiều sâu lịch sử của vùng đất này. Lễ hội Đền Hùng chỉ trở thành hấp dẫn nếu được đặt trong một hệ thống hoàn chỉnh các sản phẩm của nền văn hoá vật chất của thời đại Hùng Vương, mà để có được diều đó thì đòi hỏi phải đầu tư đúng mức cả về tài chính, trí tuệ và công sức. Phải có sự phối hợp đa nghành và sự tham gia của cộng đồng. Chỉ như vậy và nếu làm được như vậy chắc chắn chương trình du lịch về cội nguồn, về đất Tổ và lễ hội Đền Hùng sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc, đầy hấp dẫn và không chỉ bó hẹp trong ba ngày. 2. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Lễ hội chọi trâu có từ lâu đời, đã khắc sâu vào tâm linh và phong tục tập quán của dân và làng Vạn Chài bên cửa sông Lạch Tray-Văn úc Đồ Sơn Hải Phòng. Sau một thời gian vắng bóng, 10 năm trở lại đây lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục và tổ chức lớn thành lễ hội quốc gia với sự tham dự của đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Dù ai buôn đâu bán đâu Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu. Sự quyến rũ sẽ tạo ra sự quyến rũ, cũng như nét đẹp bí ẩn vẫn luôn tạo ra sức hút của những ý muốn khám phá và tìm kiếm. Người ta có thể nói như vậy với hội chọi trâu Đồ Sơn. Vùng biển du lịch Đồ Sơn sẽ ra sao nếu như không có lễ hội chọi trâu ?. Có người bảo : không làm sao cả, vì mọi thứ mà thiên nhiên ưu đãi ở đây vẫn nguyên vẹn như vốn có. Bãi tắm vào mùa hè vẫn luôn đông khách du lịch còn bóng dừa vẫn in trên bờ cát mênh mông. Vậy mà cái lý lẽ trên đã bị lung lay khi mọi người cùng bước chân vào sới chọi dự một cuộc trình diễn độc nhất vô nhị của các “ông trâu”. một cái gì đó gợi mở về quá khứ. Cái tiếng “côm cốp”, “luỵch quỵch” của sừng trâu ngoắc vào nhau trong cuộc vờn tả dứ hữu kia, vẻ long trọng trong nghi thức tổ chức với các đám rước lộng lẫy màu sắc và âm thanh rõ ràng là một lời khẳng định : vùng biển Đồ Sơn này từ ngàn năm đã chứa đựng trong lòng chiều sâu văn hoá, nét đẹp của tinh thần thượng võ. Được phục hồi và mở rộng về quy mô tổ chức, từ năm 90 đến nay, từ một hội làng, hội chọi trâu đã trở thành lễ hội vùng. Giữ nguyên nét độc đáo và cuốn hút, có năm hội đón tới 20.000 người từ khắp nơi trong cả nước đổ về thăm quan. Chính hội diễn ra vào ngày 9-8 âm lịch, tiền chính hội vào 8-6 âm lịch. ở các phường có trâu chọi, bao giờ họ cũng có lễ vật cúng khẩn cầu cho khí thiêng các núi sông, trời đất phù hộ cho các “ ông trâu” thắng cuộc. Bởi các “ ông trâu” thắng cuộc là điềm lành báo hiệu sự hưng thịnh của địa phương. Người dân Đồ Sơn gắn bó với hội chọi trâu vẫn luôn nhớ đến các “phần xăm khẩn đáy” – phần thưởng cho nơi nào có trâu thắng cuộc trong các hội chọi trâu ngày xưa. khi đó, trên diện tích bao la của ngư trường, người ta để chỗ nào đẹp nhất, lại có nhiều tôm cá nhất dành cho làng có trâu thắng cuộc được quai đáy, quai xăm. tôm cá nhiều, việc bán mua, lợi nhuận cũng tăng lên và kinh tế của làng nhờ đó mà thêm khấm khá. Phần thưởng cho trâu thắng cuộc ngày nay không phải là “phần xăm khẩn đáy” nữa, thay vào đó là thưởng trực tiếp bằng hiện vật hoặc tiền. Và theo phong tục địa phương, những miếng thịt trâu( kể cả trâu thắng hay thua) đều được chia cho mọi nhà thưởng thức để mọi người cùng gặp may mắn. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thu hút khách bởi vẫn giữ được những nét cơ bản của truyền thống ở cả hai phần lễ và hội. Phần lễ với các nghi thức không chỉ diễn ra trong thế giới tâm linh tại các đình làng ở các phường có trâu chọi mà còn sinh đồng tưng bừng trên sớ. Nhưng vất vả và công phu nhất vẫn là ở khâu nuôi và tuyển chọn trâu. Từ ngày phục hồi và mở rộng hội chọi trâu, đã có một số nhà doanh nghiệp chịu chơi cũng muốn có trâu tham dự, nhưng không ai thay thế được các “thổ công” ở Đồ Sơn vốn đầy kinh nghiệm trong công việc này. các “ông trâu” không chỉ bảo đảm tiêu chuẩn của một “người hùng ra trận “ mà còn phải có vẻ đẹp đĩnh đạc, chải chuốt với bộ áo da lông đn mượt. Bây giờ đến xem trâu chọi được ngồi ở sới chọi- sân vận động có mái che, du khách cảm thấy hứng thú hơn. đó cũng là sự cố gắng của thị xã Đồ Sơn trong việc gìn giữ một nét đẹp một lễ hội độc đáo nơi miền biển Hải Phòng. Tuy nhiên nghi thức cuối cùng( giết trâu) của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có mang một chút tính hoang dại có thể ảnh hưởng tới tâm lý du khách và tác động tiêu cực đến sức hấp dẫn của lễ hội này đối với du khách. Trước hết có thể nói rằng, việc giết súc vật để tế thần là một nghi thức mang tính tín ngưỡng dân gian truyền thống. nếu bỏ đi sẽ làm thay đổi hẳn tính chất của lễ hội này. đành rằng truyền thống cũng có những hủ tục cần phải bỏ. Song xét từ mọi góc độ thì nghi thức này không thể bị coi là một hủ tục. Mặt khác trong khi giới thiệu văn hoá truyền thống của mình với du khách một trong những yêu cầu quan trọng là phải đảm bảo tính chính xác của nội dung giới thiệu. Thực ra, ai cũng biết trên thế giới cũng có những lễ hội mà ở đó các con vật bị giết chết. Nếu so sánh có thể thấy tính man rợ trong hội đấu bò tót của Tây Ban Nha còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần so với chọi trâu Đồ Sơn. tuy nhiên đó chính là truyền thống, là tính xác thực lịch sử và chính điều đó đã làm nên sự hấp dẫn. 3. Hội chùa Hương Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hóa, nghệ thuật tuyệt vời. Ngày xuân trẩy hội chùa Hương là đi vào một cuộc du ngoạn đầy hứng thú. Dãy núi Hương Sơn không đẹp ở chiều cao mà đẹp ở chiều dài, chiều rộng, ở cái thế quần tụ, ở bố cục nhịp nhàng. Nhịp nhàng giữa núi với núi, lại nhịp nhàng giữa núi với nước. Những dòng suối Hương Sơn - đặc biệt là suối Yến - không đẹp ở sự mênh mông, mà đẹp ở sự buông thả hiền hòa giữa hai chiền núi. Suối ở đây là bạn đường của núi. Đường suối không xa lắm nhưng trông như không có chỗ tận cùng. Có khúc thẳng, có khúc quanh, có cái trông thấy trước, có cái đột ngột hiện ra trước mắt. Những lớp xanh xa cứ như chứa một bí ẩn gì mà suối này sẽ đưa ta tới. Thắng cảnh Hương Sơn nay thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Hàng năm, từ rằm tháng giêng đến nửa đầu tháng ba (âm lịch) mà đỉnh cao là trung tuần tháng hai, hàng chục vạn người từ mọi miền đất nước, Việt kiều và khách ngoại quốc đổ về trẩy hội. Hành trình và thắng cảnh Hương Sơn trong mùa hội ngày nay có nhiều phương tiện thuận lợi. Xe ô tô chở khách từ Hà Nội, từ Hà Nam đến bến Đục chạy một ngày nhiều chuyến. Từ Phủ Lý (Hà Nam ) có thuyền (đò dọc) đi ngược dòng sông Đáy cũng đến bến Đục. Từ Bến Đục, khách có thể đi bộ theo con đường đá tới bến đò Yến Vĩ chỉ vài trăm mét. Hàng trăm chiếc thuyền nan, thuyền bồng và cả thuyền gắn máy đã vui vẻ chờ sẵn tại bến đò Suối để đưa khách trẩy hội đến với Hương Sơn. Những chiếc thuyền thoi (hình con thoi và cũng nhanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan