Đề tài Lễ hội Đền Hùng trong đời sống tâm linh người Việt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Lịch sử vấn đề 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Đóng góp của khoá luận 4

7. Bố cục của đề tài 4

NỘI DUNG

Chương 1: Những vấn đề chung

1.1. Khái niệm văn hoá 6

1.2. Khái niệm văn hoá tâm linh 7

1.3 Văn hoá tâm linh trong đời sống người Việt 9

1.4. Văn hoá tâm linh trong đời sống hiện nay 10

Chương 2: Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt

2.1. Khái niệm Lễ hội 14

2.2. Lễ hội Đền Hùng 16

2.2.1. Truyền thuyết Hùng Vương. 16

2.2.2. Phần lễ 18

2.2.2.1. Thời Hùng Vương 18

2.2.2.2. Thời kỳ Bắc thuộc. 19

2.2.2.3. Các triều đại phong kiến 20

2.2.2.3. Thời kỳ Cách mạng tháng Tám cho đến nay 24

2.2.3. Phần hội 28

pdf71 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lễ hội Đền Hùng trong đời sống tâm linh người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n việc quản lý các vị thần thờ nước ta, cho các địa phương kê khai thần tích, thần tốt và phúc thần thì để, tà thần thì bỏ. Hùng Vương được đưa vào hàng thượng đẳng thần. Các vua nhà Nguyễn rất quan NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 30 tâm tới việc xây dựng, tôn tạo, gìn giữ đền Hùng. Các văn bia tại các đền hiện nay còn ghi chép những đợt trùng tu, mở mang đền Hùng từ các thời vua: Vua Minh Mạng, Tự Đức, Duy Tân, Khải Định Không chỉ có sự quan tâm tu bổ xây dựng đền Hùng ở cấp độ Nhà Nước, mà việc tổ chức các lễ nghi giỗ Tổ tại đền Hùng cũng được nhà nước phong kiến quan tâm, quy định nghiêm ngặt và quy chuẩn thành định lệ vào các năm chẵn 5 hoặc 10, mở hội Giỗ Tổ vào tháng 3 âm lịch, nhà nước đứng ra chủ trì lễ hội (Quốc lễ). Ngày giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng vào những năm đầu thế kỷ XX (1940, 1905) nhà nước đứng ra tổ chức giỗ Tổ, con cháu khắp mọi miền của Tổ quốc về dự lễ hội rất đông vui. Lễ hội dền Hùng thời gian này đã được ghi lại không chỉ thông qua tài liệu viết mà còn thấy qua những tư liệu hình ảnh có giá trị hiện đang được trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Hùng Vương. Năm 1917, quan tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ :" ấn định ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương một ngày. Còn ngày giỗ 11 tháng 3 dân sở tại làm lễ". Bộ lễ trả lời: "Nay phụng mệnh theo bộ lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch). Chiều ngày mùng 9 tháng 3 hàng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong các phủ huyện của tỉnh đều phải mặc phẩm phục, tề tịu trước nhà Công quán. Sáng sớm hôm sau, (mùng 10 tháng 3), đến miếu kính lễ. Lễ phẩm dùng cho ngày này gồm: bò, dê, lợn, xôi Trích tiền tư lợi bao nhiêu, cùng số tiền 100 đồng do nhà nước cấp mỗi năm, giao cho phủ Lâm Thao nhận lấy mua lễ phẩm. Nếu năm nào đến kỳ kỷ niệm, ứng với kỳ đại hội, tạm thời do hội đồng thoả định riêng, sau đó trình lên phủ đường có công văn xin mới được thi hành". NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 31 Lễ hội thời kỳ này thường được tổ chức ba ngày. Phần lễ diễn ra lễ chính ở các đền chùa trên núi Hùng. Nghi thức lễ của các vị quan hàng triều diễn ra vào những năm chẵn 5 và chẵn 10. Những năm lẻ do các quan địa phương, đều làm lễ chính trên đền Thượng. Những qui định về nghi thức lễ rất nghiêm ngặt theo đúng quy định của triều đình. Các nghi thức: dâng lễ, tiến tửu, đọc chúc văn diễn ra theo đúng trình tự qui định của lễ giáo phong kiến. Tại các đền chùa trên núi Hùng đồng bào kính cẩn làm lễ. 2.2.2.3. Thời kỳ Cách mạng tháng Tám cho đến nay Mùa xuân năm 1941, khi từ nước ngoài trở về Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc đã viết những vần thơ thể hiện tinh thần yêu nước, khẳng định truyền thống lịch sử của dân tộc ta trong bài Lịch sử nước ta Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Kể năm hơn bốn nghìn năm Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà Hồng Bàng là Tổ nước ta Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang. Đền Hùng lúc này trở thành một biểu tượng thiêng liêng có giá trị văn hoá - tinh thần lớn lao, thể hiện sức mạnh, niềm tự hào của khối đại đoàn kết toàn dân và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta. Tại đền Thượng bài thơ của quan Tri phủ Lâm thao sáng tác từ năm 1917 được dâng vào đền Hùng năm 1941 đã thể hiện lòng yêu nước đồng nghĩa với yêu quê hương xứ sở. Động lực cho toàn dân tộc vững bước đấu tranh chính là bắt đầu từ tình yêu quê hương đất nước tha thiết đó. Cách mạng tháng Tám thành công ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông ta, nhất là đạo đức " uống nước nhớ nguồn NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 32 " nên giỗ Tổ Hùng Vương 1946- sau khi Chính Phủ mới được thành lập- là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lên làm lễ dâng hương tại đền Hùng. Cụ mặc áo the khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền. Cụ còn trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính Phủ và Nhân dân cả nước trước họa xâm lăng đang đe dọa. Vào những năm 1946, 1952 thực dân Pháp đã hai lần tổ chức những cuộc càn quét lớn vào khu vực đền Hùng, chúng bắn giết nhân dân, đốt làng phá đền chùa trên núi Hùng. Theo lời kể của cư dân địa phương, sau khi đốt làng, thực dân Pháp đập phá các ngôi đền, chúng đốt đền Thượng, lửa cháy cả ba gian Đại bái, nhưng khi lửa cháy tới cánh cửa của gian Thượng cung- nơi đặt các ngai vị thờ Tổ thị tự nhiên tắt. Vào cuối năm 1953, đầu 1954 đền Thượng được nhân dân địa phương tu sửa lại. Ngày 19 tháng 9 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn đền Hùng làm nơi gặp gỡ và nói chuyện với chiến sĩ Đại Đoàn quân Tiên Phong- Sư đoàn 308, để căn dặn về nhiệm vụ tiếp quản đất nước. Người đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu phải cùng nhau giữ lấy nước". Ngày 19 tháng 8 năm 1962, khi đất nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, cả nước đồng tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đền Hùng lần thứ 2 người căn dặn: "Làm cách mạng phải đi tới đích. Phải xây dựng đền Hùng trở thành một công viên lịch sử cho con cháu sau này đến thăm viếng". Năm 1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng có chỉ thị về việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm trong đó có việc tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 33 Tại Nghị định số 82/2001/ NĐ-CP ngày 6/11/2001 của chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. Trong Nghị định có quy định những hoạt động chính kỷ niệm những ngày lễ lớn Trong đó tại điều 6 Nghị định này quy định ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) âm lịch) được tổ chức theo năm lẻ, năm tròn, năm chẵn được tính theo năm dương lịch. Năm lẻ: Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời lãnh đạo Bộ Văn Hóa Thể Thao dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong ngày giỗ Tổ. Năm tròn: Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính Phủ, Uỷ Ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương. Năm chẵn : Bộ Văn hoá Thể thao và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quốc hội, Chính Phủ, Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn dự lễ dâng hương. Có 2 phần lễ được cử hành cùng thời điểm ngày Giỗ Tổ Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu vua với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để lên tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng. Lễ dâng hương Nghi thức dâng hương của các đoàn đại biểu Đảng, Chính Phủ, các tỉnh .v.v. được tổ chức long trọng tại Đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại khu vực của Nhà bảo tàng Hùng Vương dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 34 Sáng sớm hôm sau (ngày mùng 10) các đoàn đại biểu tập trung ở nhà khách Uỷ Ban Tỉnh, có xe tiêu binh rước vòng hoa đi trước dẫn đầu, diễu hành từ thành phố Việt Trì lên tới chân đền Hùng. Các đoàn đại biểu sắp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội sính tiền. Tới trước thềm của "Điện Kính Thiên" đoàn dừng lại, kính cẩn dân lễ vào Thượng cung Đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đồng chí đại diện cho Bộ Văn Hoá) kính cẩn đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ, được các hệ thống phát thanh, truyền hình đưa tin để đồng bào cả nước có thể theo dõi Lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các ngôi đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong Tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu. Có thể nói với những giá trị văn hoá tâm linh, tín ngưỡng được vun đắp qua nhiều thế hệ, việc tái hiện lại các nghi thức xưa của lễ hội đền Hùng đã góp phần bảo tồn và lưu giữ các giá trị phong tục của cha ông để con cháu có thể tự hào và càng thêm yêu những bản sắc của dân tộc mình. Ý nghĩa tâm linh đó đã vượt ra ngoài biên giới, trở thành tiếng chim gọi bầy, là lời hiệu triệu muôn triệu trái tim con dân đất Việt hướng về quê hương với hai tiếng "đồng bào" thiêng liêng và sâu sắc. Đã có nhiều kiều bào ta ở nước ngoài tìm về đền Hùng dâng hương, xin chân nhang và đất Tổ đem theo để thờ "Đến thăm đền Hùng, chúng tôi như giọt máu trở về tim", "Khi sống, tôi muốn được thờ đất nước, thờ tổ tiên. Khi chết, tôi muốn có một phần đất và nước thờ tổ tiên đắp điểm cho phần mộ của tôi ở xứ người". Một vị linh mục khi lên thăm đền Hùng đã nói". Trước khi là người công giáo, tôi là người Việt Nam, đã là người Việt Nam thì phải có tổ tiên". Các nghi thức của ngày Giỗ Tổ chính là nguồn sáng để con cháu ngưỡng vọng. 2.2.3. Phần hội NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 35 2.2.3.1. Hội xưa Một vùng đất tổ thiêng liêng, không chỉ giàu các truyền thuyết, về thời đại Hùng Vương mà còn giàu cả những di tích, di vật có thực của thời kỳ này nữa. Theo thống kê, chỉ riêng địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 450 nơi thờ vua Hùng, thờ các vị tướng và vợ con vua Hùng cùng các sự tích liên quan đến các sự kiện đương thời. Lễ hội cầu nước với tục đua thuyền. Tụ cư ở một địa thế hiếm có, nơi hợp lưu của ba con sông lớn là sông Hồng, sông Đà, sông Lô, cư dân nông nghiệp vùng đất Tổ cũng có ngày hội cầu mưa thuận gió hoà mà hình ảnh thể hiện rõ nhất là tục đua thuyền được khắc trên trống đồng. Trên tang trống đồng Hy Cương (tìm thấy trong lòng đất xã Hy Cương, huyện Phong Châu) có hình ảnh 6 chiếc thuyền đua nối tiếp nhau thành một hàng dọc. Trên tang trống Sơn Hùng (xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn) cũng có 6 chiếc thuyền, trên thuyền có các chiến binh chèo có lẽ đang trong một cuộc đua quyết liệt. Lễ hội cầu nước và đua thuyền còn thấy ở An Đạo, Nha Môn (Phong Châu), Lương Nha (Thanh Sơn). Cũng còn ghi nhận trên trống đồng Hy Cương có những tượng cóc được trang trí trên rìa mặt, khẳng định cư dân vùng đất Tổ có ngày hội cầu nước. Ở nhiều vùng phân bố trống đồng tượng cóc thường có những lễ hội cầu nước, rước cóc. Lễ hội cầu mùa Hình ảnh trên trống đồng còn cho ta thấy những ngôi nhà mái tròn chứa đầy lương thực, thường được các nhà khảo cổ học gọi là ''nhà cầu mùa''. Có những chiếc trống đồng được khắc họa từng đoàn người đang gùi lương thực đem đến nhà cầu mùa trong ngày hội. Trong ngày lễ hội còn có cảnh từng đôi trai gái đang giã gạo chày đôi - một trong những nghi lễ cần thiết- NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 36 mong cho mùa màng cũng sinh sôi nảy nở nhiều như con người trong biểu tượng phồn thực. Hình tượng giã gạo khắc hoạ nhiều trên mặt trống đồng mà ngày nay còn lưu lại trong các lễ hội của đồng bào Mường (Phú Thọ) như hội mùa có tên Đăm Đuống. Phụ nữ từ già tới trẻ trong hội dùng chày dài như chiếc đòn gánh, giã gạo trong chiếc cối dài như hình chiếc thuyền. Vừa giã gạo theo nhịp vừa kết hợp với những động tác múa đơn giản. Lễ hội đúc trống đồng Dịp đúc thành công một chiếc trống đồng là dịp người xưa mở hội rất to. Đôi khi còn to hơn cả lễ mừng năm mới. Vì thế sử cũ còn chép lại một cách sinh động ngày hội như sau: Trống vừa đúc xong đặt ở giữa sân, chủ nhà mời rượu các người xung quanh. Con gái con trai các nhà hào phú lấy vàng bạc làm thoa để đánh xong tặng lại cho chủ nhà. Không phải ngẫu nhiên mà ở vị trí trang trọng trên mặt trống lại có những hình ảnh đánh trống đồng. Trống được úp sấp, dùi trống được gõ thẳng đứng vào mặt trống. Ngày hội đánh trống đồng còn được bảo lưu khá nghuyên vẹn ở dân tộc Mường (Thanh Sơn, Phú Thọ) gọi là ngày hội Chàm thau, được tổ chức vào tháng giêng và tháng 7 âm lịch. Người ta treo trống lên bằng những sào tre và dây buộc vào quai. Dưới đáy trống còn đào một hố nông để khi đánh âm được cộng hưởng vang vọng hơn. Khi đánh, dùi trống cũng được đánh thẳng vào mặt như hình ảnh trên trống đồng. Lễ hội đâm trâu Hình ảnh những chiến binh hoá trang lông chim cầm rìu, giáo đứng cạnh những con (hoặc bò) bị buộc vào những cây cột thiêng (được khắc hoạ rõ nét trên hàng loạt trống đồng). Đôi khi giản lược hơn, người xưa chỉ khắc hoạ những chiến binh hoá trang lông chim hoặc chỉ là hình những con bò, con trâu, nhưng cũng là để diễn đạt toàn cảnh một lễ hội NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 37 Chiếc trống đồng được tìm thấy ở Phú Thọ mới đây nhất (Trống Sơn Hùng ở ven bờ sông Bứa, huyện Thanh Sơn) chính là có hình ảnh lễ hội đâm trâu- bò được miêu tả theo cách đó. Trên thân trống có hình 6 con bò có cặp sừng cong, đuôi dài đang đứng chờ lễ tiến tế. Đáng ngạc nhiên là không những hội đâm trâu còn diễn ra hầu như nguyên vẹn ở Tây Nguyên nước ta, mà còn có thể thấy tàn dư trong một số lễ hội ở Phú Thọ, cách nơi tìm thấy trống đồng Sơn Hùng không xa. Ở xã Xuân Cang (huyện Tam Thanh) vào ngày 7 tháng giêng âm lịch có lễ rước " trâu thờ" ra đình, trên được trang trí những giải lụa xanh đỏ, được che lọng đem ra buộc ở sân đình. Tới nửa đêm dắt trâu ra rừng buộc vào cột rồi hàng chục trai tráng trong làng vừa đâm trâu vừa reo hò. Lễ hội đi săn Nhiều truyền thuyết thời Hùng Vương nói tới chuyện vua Hùng và các tướng lĩnh đi săn bắn còn thể hiện ở những tục lệ cúng cùng tên của làng Phú Lộc (Phong Châu). Vào những lễ hội đi săn, dân các làng nô nức vào rừng đi săn tập thể, buộc phải săn bằng được một con hươu hay con nai để về cúng. Tài liệu khảo cổ học lại một lần nữa chứng minh rằng lễ hội đi săn của người Phú Thọ đã có từ cách đây khoảng 2000 năm. Trên một mặt rìu đồng làng Cả (Việt Trì) có cảnh chó hươu đi săn vô cùng sinh động. 2.2.3.2. Hội nay Trong những năm qua, với tình cảm và trách nhiệm của người được giao trọng trách trông coi Lăng Miếu Tổ Tiên, tỉnh Phú Thọ đã quan tâm tới việc phát triển các hình thức vui chơi giải trí trong ngày hội để tạo không khí vui vẻ và thu hút hàng vạn lượt khách thập phương tới tham dự. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các hàng quán dịch vụ ăn uống, các khu văn thể được tổ chức và duy trì một cách có qui định. Ngành NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc 38 Văn hoá Thể thao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_le_hoi_den_hung_trong_doi_song_tam_linh_nguoi_viet.pdf