Đề tài Lịch sử thuế ở Việt Nam

Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn vậy, hệ thống thuế phải bao quát được hết các nguồn thu có thể bồi dưỡng, khai thác cho NSNN, từ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi tiêu dùng xã hội, mọi thu nhập cao v.v. Phấn đấu để thuế chiếm tỷ trọng trên 80%-90% trong tổng số thu Ngân sách; phải đề cao ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ khai báo, nộp thuế của mọi tổ chức, cá nhân.

 

Mức động viên về thuế bao giờ cũng phải lấy từ tổng sản phẩm quốc nội, từ thu nhập quốc dân. Do đó, thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để tạo được nguồn thu lớn cho NSNN. Khả năng có thể động viên còn phụ thuộc vào trình độ và ý thức tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng. Vì vậy, nguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế phải góp phần khuyến khích thực hiện tốt chính sách tiết kiệm cả trong sản xuất, tiêu dùng và khơi dậy được ý thức giác ngộ của dân về nghĩa vụ nộp thuế. Phải tạo được sự đồng tình, ủng hộ và nhất trí cao trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cá nhân từ mức động viên thích hợp, thông qua hệ thống chính sách thuế hợp lý, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

 

 

docx29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lịch sử thuế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời giá lên cao, biểu thuế điền thổ tăng 50%, thuế nhập khẩu tăng từ 5% lên 10% và từ 15% lên 20% (Sắc lệnh số 218 ngày 20/8/1948)  Bước vào năm 1949, căn cứ vào tình hình chung có nhiều biến động có lợi cho ta, Chính Phủ ra lệnh "Tích cực cầm cự, chuẩn bị tổng phản công". Ngày 8-5-1949, sắc lệnh số 36 ra đời, đặt ra quỹ "Tham gia kháng chiến" quy định suất đóng góp bắt buộc cho mỗi công dân là 60 đồng, tương đương 10 ngày sinh hoạt phí của bộ đội.  Năm 1950, lực lượng quân sự của ta mạnh mẽ hơn nhiều. Cách mạng Trung quốc thành công có ảnh hưởng tích cực tới cuộc kháng chiến của ta, Liên Xô, các nước XHCN và nhiều nước khác lần lượt công nhận Chính Phủ ta làm cho địa vị quốc tế của nước ta ngày càng tăng thêm, thế của ta càng mạnh.  Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu kháng chiến ngày càng nhiều theo hướng tích cực trên các lĩnh vực, ngày 12-12-1950 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh Tổng động viên nhân tài vật lực của toàn dân theo phương châm "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" Tất cả các địa phương, toàn dân thi đua thực hiện bằng được khẩu hiệu "Thuế không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Cuộc vận động trên không những chỉ có đồng bào ở vùng tự do hăng hái thi đua làm nghĩa vụ đóng góp đảm phụ, nộp thuế mà cả đồng bào vùng tạm bị chiếm cũng hăng hái, phấn khởi góp quân lương, bán thóc cho Chính Phủ. Nhân dân ta còn vượt qua bao nguy hiểm của vòng vây của giặc để tự nguyện gánh, thồ thóc ra vùng tự do "đóng nhanh lúa tốt"...  Nhìn chung trong các năm 1950-1951, kinh tế – tài chính của ta gặp rất nhiều khó khăn do cuộc kháng chiến phát triển, chi tiêu ngày càng nhiều. Việc thi hành chính sách tài chính còn nhiều thiếu sót, mức động viên còn mang tính bình quân, chính sách thuế còn dè dặt . . Thuế thu vừa thấp, vừa chưa đánh mạnh vào các tầng lớp có nhiều thóc, nhiều tiền . Thuế thu bằng tiền chỉ bảo đảm phần nhỏ yêu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế điền thổ và quỹ công lương từ năm 1950 đã chuyển sang thu bằng hiện vật, theo luỹ tiến nhưng mức huy động còn chưa sát với các tầng lớp nhân dân. Số thu cho NSNN còn thấp nên Chính phủ phải dựa nhiều vào việc phát hành giấy bạc để đáp ứng đủ yêu cầu chi tiêu về quân sự, hành chính.  Trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Cứu quốc về kết quả tổng động viên, Bác Hồ đã nói :"Từ nay trở đi, cuộc tổng động viên phải tiếp tục rộng lớn, đều hơn, mạnh hơn. Phải làm cho bộ đội đủ ăn, đủ mặc, đủ người giúp việc trong khi chuẩn bị chiến trường, sửa sang đường sá" (Hồ Chí Minh toàn tập - NXB Sự thật - Tập 5- Trang 316)  Về tài chính, phương hướng đề ra là động viên đến mức cao nhất khả năng đóng góp của nhân dân một cách công bằng, hợp lý. Chuyển hướng quan trọng đối với các khoản đóng góp chính là không thu bằng tiền mà thu bằng hiện vật, chủ yếu là bằng thóc, nhằm tránh ảnh hưởng của lạm phát, đồng bạc của ta bị sút giảm, đảm bảo cho bộ đội ăn no đánh thắng và cung cấp đủ lương thực cho công nhân viên chức Nhà nước. Trên tinh thần đó, "Quỹ tham gia kháng chiến" ban hành năm 1949 với mức quy định là 60 đồng/suất được chuyển thành "Quỹ công lương" thu bằng 10kg thóc/suất. Đồng thời tăng cường thu các loại thuế được duy trì sau khi loại bỏ các loại thuế nô dịch, mang tính chất bóc lột; sửa lại thuế điền thổ hợp lý hơn và đánh luỹ tiến vào hoa lợi của chủ ruộng đất, phù hợp hơn với khả năng của người nộp thuế, đặc biệt là động viên hợp lý vào địa chủ, phú nông có nhiều ruộng đất phì nhiêu, thu hoạch cao. Thuế môn bài được điều chỉnh tăng gấp đôi; thuế trước bạ tăng gấp 2 lần, thuế thuốc lào, thuốc lá tăng gấp 4 lần cho phù hợp với thời giá (Bộ Tài chính - Lịch sử Tài chính Việt nam - Tập 1- 1993- trang 76).  Nhằm thu hồi bớt một số lượng tiền phát hành quá mức, đẩy giá lên cao, Chính phủ ta đã dùng đến hình thức phát hành công trái. Theo Sắc lệnh 122 ngày 16/7/1946, Nam bộ là nơi đầu tiên được phát hành công trái (gọi là "công thải") để huy động sự đóng góp tài lực của nhân dân, với mức vay là 5 triệu đồng, chia làm 5 kỳ, lãi không quá 5%/năm.  Phát huy thắng lợi của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, theo Sắc lệnh số 166 ngày 11/4/1948, Chính phủ cho phát hành công phiếu kháng chiến nhằm hai mục đích: Huy động số tiền nhàn rỗi trong dân, phục vụ sản xuất chiến đấu và dùng công phiếu kháng chiến như một thứ tiền dự trữ, đề phòng trường hợp đứt liên lạc với trung ương, UBKCHC địa phương có thể ra lệnh lưu hành Công phiếu kháng chiến như giấy bạc, theo giá trị ghi trên Công phiếu kháng chiến. Dự kiến phát hành 500 triệu đồng, lãi suất 3%/năm, thời hạn trả lãi 5 năm. Do công tác tuyên truyền vận động chưa tốt, việc bán Công phiếu kháng chiến kéo dài đến hết năm 1949, tiền sụt giá nhanh, cũng chỉ bán được 2/3 số phiếu phát hành.  Rút kinh nghiệp Công phiếu kháng chiến, ngày 19/9/1950, Chính phủ đã cho phát hành Công trái quốc gia, ghi bằng thóc để bảo đảm giá trị số tiền dân cho vay với tổng mức phát hành là 100.000 tấn thóc, lãi suất 3%/năm, thời hạn hoàn trả 5 năm. Công tác tuyên truyền làm tốt hơn nhưng kết quả cũng chỉ đạt khoảng 30% dự tính. Nguyên nhân chủ yếu là hình thức công trái còn xa lạ với số đông dân chúng, chỉ quen nộp thuế, ủng hộ, chưa mạnh dạn bỏ nhiều tiền ra mua công trái, một phương tiện cất giữ tiền và sinh lợi.  Nhu cầu chi tiêu cho kháng chiến tăng nhanh hơn nhiều so với những cố gắng và kết quả động viên dươí các hình thức tự nguyện và bắt buộc nêu trên đây. Do đó trong 4 năm kháng chiến (1947-1950), số thu Ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu chi tiêu, còn lại phải dựa vào phát hành (Bốn mươi năm trưởng thành của ngành Tài chính Việt nam 1945-1985 - trang 13).  Nhìn chung, các chủ trương, chính sách và biện pháp về tài chính, tiền tệ từ sau cách mạng tháng 8 đến năm 1950 đã khơi dậy được lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự chủ và tinh thần đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đã từng bước góp phần khắc phục được những khó khăn cực kỳ gay gắt, bảo đảm các nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều trong bước đầu của cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào sự đóng góp tự nguyện của nhân dân mà người nghèo lại hăng hái hơn người giầu có thì kết quả còn rất hạn chế. Chế độ động viên theo nghĩa vụ chưa được hình thành chặt chẽ, chính sách thuế còn sơ sài, chắp vá trên một số loại thuế dưới chế độ cũ; hệ thống thuế mới chưa được xây dựng; tư tưởng muốn xoá thuế, xem nhẹ thuế, còn phổ biến trong một số cán bộ. Số thu vào NS chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu chi tiêu, phải dựa chủ yếu vào nguồn phát hành tiền, một lợi thế mà cách mạng đã giành được qua lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ Tịch là rất cần thiết và có tác dụng to lớn nhưng cũng có những tồn tại, hậu quả không tốt do tình trạng lạm phát, giá trị đồng tiền ngày càng giảm sút. Giai đoạn 1956 - 1965 - Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới dưới Chính quyền cách mạng Bối cảnh lịch sử - Phương hướng nhiệm vụ đối với công tác thuế Sau chiến thắng Điện biên phủ, Hiệp định Geneve năm 1954 đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân xâm lược Pháp. Nhưng đất nước ta còn bị chia cắt: Miền Bắc được giải phóng vẫn mang hậu quả nặng nề của chiến tranh tàn phá; miền Nam còn phải sống dưới ách đô hộ tàn bạo của đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Nhân dân ta bước vào thời kỳ phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.  Thuận lợi cơ bản đối với chúng ta lúc này là hoà bình, nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, tin tưởng ở Đảng, Bác Hồ và Nhà nước CM, hăng hái thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Chính Phủ. Đồng thời có phe XHCN tận tình giúp đỡ chúng ta. Song hoàn cảnh chiến tranh đã từng gây cho ta rất nhiều khó khăn mà bao trùm là nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói kéo dài đe doạ đời sống của nhân dân miền Bắc. Ngoài ra việc chuyển hướng quản lý kinh tế của vùng tự do cũ, chủ yếu dựa vào nông thôn sang một nền kinh tế bao gồm cả nông thôn và thành thị, với vùng mới giải phóng còn nặng nề tàn tích của Chủ nghĩa đế quốc, thực dân, chưa có sự thống nhất về giá cả, tiền tệ và có nhiều việc còn rất mới mẻ, phức tạp.  Đi đôi với chủ trương khôi phục kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương củng cố nền tài chính quốc gia, vạch rõ những nhiệm vụ tài chính thích hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội và yêu cầu khôi phục kinh tế trong lúc này là:  -Tăng thu đúng chính sách, chế độ; triệt để khai thác các nguồn thu trong nước, động viên đúng mức khả năng đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Thuế vẫn là nguồn thu quan trọng nhất, đặc biệt là thuế CTN; hạ dần mức động viên đối với thuế nông nghiệp. Tăng cường các khoản thu từ xí nghiệp quốc doanh, sử dụng hợp lý các khoản viện trợ, tăng dần tỷ lệ thu trong nước.  -Giảm chi tiêu hành chính đi đôi với chống lãng phí, tham ô. Dành phần lớn chi tiêu để khôi phục và phát triển kinh tế.  -Bảo đảm thăng bằng thu chi NSNN, đi đôi với thăng bằng thu chi tiền mặt, góp phần bình ổn vật giá, thị trường, cải thiện đời sống nhân dân; chú ý đời sống bộ đội, cán bộ công nhân viên chức.  -Xây dựng chính sách, chế độ tài chính, chú ý nghiên cứu, sửa đổi những điểm chưa hợp lý và bổ sung một số điểm cần thiét trong chính sách thuế, nghiên cứu xây dựng chế độ quản lý XNQD, sửa đổi chế độ lương của CB viên chức và bộ đội.  Để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tình hình chưa có chính sách, chế độ tài chính thống nhất giữa vùng tự do và vùng mới giải phóng. Nhà nước đã thi hành một số biện pháp chuyển tiếp từ chiến tranh sang hoà bình như: Bãi bỏ một số thứ thuế nô dịch và bất công trong vùng tạm chiếm cũ như: Thuế thân, thuế gái điếm, thuế sòng bạc... trái với chế độ xã hội của ta - Tạm thời vận dụng một số chính sách thuế, để từng bước khắc phục tình trạng quá chênh lệch và thực hiện nghĩa vụ đóng góp giữa 2 vùng.  + ở vùng nông thôn mới giải phóng: Vận dụng thuế nông nghiệp, thực hiện ở vùng tự do và giảm 50% số thuế. Thuế nông nghiệp vẫn tiếp tục được thu bằng thóc để đảm bảo nhu cầu lương thực, góp phần vào quản lý thị trường, ổn định giá cả.  + ở các thành thị mới giải phóng: Vận dụng các loại thuế CTN theo thể lệ của chế độ cũ. Đồng thời tiến hành việc thu đổi tiền Đông Dương, phát hành tiền Ngân hàng của ta vào vùng mới giải phóng.  Qua đó, xoá bỏ một bước sự khác nhau về chế độ đóng góp giữa 2 vùng, thống nhất giá cả, tiền tệ, ổn định thị trường, đời sống và tăng thu cho NSNN. Đồng thời với việc áp dụng những biện pháp tạm thời trên đây, Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu "chính sách thuế thành thị" là công cụ có hiệu lực của Nhà nước, phục vụ kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế (1955-1957) với các nhiệm vụ chủ yếu sau:  - Bảm đảm yêu cầu tăng cường tích luỹ vốn để kiến thiết quốc gia, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN.  - Tích cực thu hồi tiền mặt, góp phần củng cố giá trị tiền tệ, ổn định vật giá;  - Hướng dẫn hoạt động SXKD có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần bảo hộ và phát triển kinh tế quốc doanh.  - Góp phần thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho công cuộc cải tạo nền kinh tế theo hướng sử dụng, hạn chế và cải tạo CTN tư bản tư doanh bằng hình thức thích hợp (công tư hợp doanh, đại lý, kinh tiêu) hợp tác hoá người SX nhỏ, sắp xếp và chuyển tiểu thương sang lao động SX  - Điều tiết lợi nhuận CTN tư bản tư doanh, điều hoà thu nhập của các tầng lớp dân cư.  Chính sách thuế mới được áp dụng thống nhất với mọi cơ sở SXKD thuộc mọi thành phần kinh tế trên nguyên tắc: thuế đối với quốc doanh nhẹ hơn tư nhân; động viên đối với SX nhẹ hơn buôn bán; ngành nghề, mặt hàng cần thiết nhẹ hơn ngành nghề, mặt hàng không cần thiết, xa xỉ, cao cấp; biện pháp thu đơn giản, bảo đảm tính công bằng, hợp lý...  Từ cuối năm 1954, Nhà nước đã công bố hệ thống thuế mới hoàn chỉnh và lần lượt ban hành áp dụng thống nhất trên toàn miền Bắc. Hệ thống thuế mới gồm có thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và 12 thứ thuế thu bằng tiền là: Thuế doanh nghiệp Thuế lợi tức doanh nghiệp Thuế buôn chuyến Thuế hàng hoá Thuế sát sinh Thuế kinh doanh nghệ thuật Thuế thổ trạch Thuế môn bài Thuế trước bạ Thuế muối Thuế rượu Thuế xuất khẩu - Thuế nhập khẩu. Giai đoạn 1966 - 1975 - Thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc Ở miền Bắc - Kết quả thu các loại Yêu cầu rất to lớn và khẩn trương của nền tài chính quốc gia trong thời kỳ cả nước có chiến tranh (1966-1975) với những nhiệm vụ đặc biệt là vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống xâm lược, đòi hỏi số thu tăng lên gấp bội. So với thời gian 1961-1965, số thu trong nước chỉ tăng chút ít trong thời gian chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968); sau đó, nhờ kết quả khôi phục và phát triển kinh tế, thu trong nước tăng lên 1,6 lần so với những năm 1961-1965. Đặc biệt tăng nhanh là nguồn thu từ ngoài nước: số tiền viện trợ và vay nợ bình quân năm từ 1961-1965 là 29% tổng thu ngân sách nhà nước; 1966-1970 là 60,6% và 1971-1975 là 60,3%. Tổng hợp chung, so với 1961-1965, tổng thu ngân sách 1966-1970 gấp 2 lần; 1971-1975 gấp 2,7 lần. (Lịch sử Tài chính Việt Nam – tập I – trang 228 và 229). Nhìn chung, trong thời kỳ 1966-1975, tài chính đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính phủ, cố gắng tăng nguồn thu để bảo đảm nhu cầu chi to lớn, khẩn trương trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của sự nghiệp chống ngoại xâm đi đối với xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nên đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước. Giai đoạn 1976 - 1985 - Thời kỳ thống nhất đất nước - trước cải cách hệ thống chính sách thuế Bối cảnh lịch sử 1976 - 1980 Sau thắng lợi to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền nam Việt nam hoàn toàn giải phóng. Năm 1976, đất nước ta được thống nhất về mặt Nhà nước, cả hai miền Nam - Bắc cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.   Thời kỳ 1976-1980 là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế. Nền tài chính Việt Nam của thời kỳ này là phải phục vụ mục tiêu khôi phục kinh tế bị tàn phá nặng nề sau 30 năm chiến tranh và khắc phục sự khác biệt về kinh tế, xã hội giữa hai miền để cả nước có điều kiện thống nhất và cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới (ở phía Bắc và Tây nam) cùng với sụ cấm vận, bao vây kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Phương hướng, nhiệm vụ của tài chính quốc gia phải gắn liền với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980).   Nhiệm vụ tài chính trong thời kỳ này là từng bước thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu chi tài chính theo chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chung của Nhà nước, bảo đảm trách nhiệm và tính chủ động của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, cải tiến quan hệ giữa tài chính Nhà nước, tài chính xí nghiệp và tín dụng ngân hàng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV (12/1976) đã khẳng định: "Trước mắt, tài chính phải xây dựng được một ngân sách tích cực nhằm bảo đảm tốt kế hoạch phát triển kinh tế và mở rộng các hoạt động văn hoá, xã hội. ở miền Nam, cần có chính sách thuế đúng đắn, công bằng, hợp lý, góp phần điều tiết các nguồn thu nhập. Cùng với việc thống nhất thị trường, giá cả, phải thống nhất chế độ tài chính trong cả nước"   Sau thống nhất đất nước, tình hình kinh tế-xã hội và các chính sách về thị trường, tiền tệ, giá cả còn nhiều khác biệt giữa hai miền. ở miền Bắc về cơ bản nền kinh tế đã được cải tạo theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội. ở miền Nam, hoạt động công thương nghiệp tư bản tư nhân còn trong phạm vi rộng lớn. Tư bản tư nhân trong các ngành dịch vụ, thương nghiệp đang giữ vai trò quan trọng. Do đó, việc thống nhất chính sách thuế trong cả nước phải được tiến hành dần từng bước, gắn với công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH với quá trình thống nhất các chính sách về giá cả, tiền tệ, thị trường. Giai đoạn 1986 - 2000: Thời gian thành lập ngành Thuế nhà nước thống nhất Sự cần thiết - Mục tiêu - Yêu cầu đổi mới hệ thống chính sách thuế 1. Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính sách thuế Trải qua những năm tháng lịch sử, từ sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, hệ thống thuế và thu tài chính đã bảo đảm nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước, phục vụ cho việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội và quốc phòng của đất nước. Mặt khác, các chính sách thuế cũng đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển, nhất là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, góp phần xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh và cá thể.   Nhưng trước nhu cầu đổi mới của đất nước, hệ thống chính sách thuế và thu trong khu vực quốc doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm, chủ yếu là:   - Chưa thể hiện được sự bình đẳng về động viên đóng góp giữa các thành phần kinh tế, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế tập thể, cá thể và tư nhân bỏ vốn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng kinh tế hàng hoá. Việc áp dụng chính sách thu riêng biệt đối với kinh tế quốc doanh, tách ra khỏi hệ thống chính sách thuế, về thực chất đã làm yếu đòn bẩy kinh tế của công tác quản lý tài chính, nhất là trong giai đoạn thương mại hoá vật tư, tiền tệ hóa tiền lương...   - Chưa bao quát hết các nguồn thu có thể động viên cho Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là các nguồn thu phát sinh qua cơ chế thị trường (chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, cho vay, nhượng bán tài sản, nhà đất...), có nhiều mặt trùng lắp, gây thắc mắc, suy bì không cần thiết giữa các đơn vị, giữa những người nộp thuế;   - Chính sách mang tính chắp vá. Các văn bản pháp quy về các chính sách thuế và thu chỉ được ban hành bằng hình thức dưới luật, chưa bảo đảm đầy đủ tính pháp lý theo đúng Hiến pháp quy định, chưa ngang tầm quan trọng của công tác động viên về thuế; hiệu lực thi hành còn bị hạn chế.   - Tổ chức quản lý thuế từ Trung ương đến địa phương (cả bộ máy và con người) chưa thành một hệ thống tập trung, chặt chẽ; có phần việc dẫm chân lên nhau, có trận địa lại bị buông lỏng quản lý. Trình độ nghiệp vụ, quản lý thu thuế của cán bộ thuế còn yếu kém, chưa đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao theo yêu cầu phát triển đa dạng, phức tạp của tình hình mới trong cơ chế thị trường.   Sở dĩ có tình trạng như trên chủ yếu là do nhận thức tư tưởng chưa coi thuế thực sự là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng mà Nhà nước XHCN nhất thiết phải nắm và sử dụng tốt trong giai đoạn quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quan điểm chung là muốn thay thế các hình thức thuế thu vào NSNN bằng các chế độ thu đối với kinh tế quốc doanh được xây dựng trên cơ chế tập trung bao cấp và tư tưởng nóng vội , muốn nhanh chóng thủ tiêu kinh tế tư bản tư nhân.   Trong cán bộ và nhân dân, còn nhiều người chưa hiểu rõ sự cần thiết phải có thuế để đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Do đó, chưa hăng hái tự giác làm đầy đủ nghĩa vụ công dân về kê khai, nộp thuế đúng, đủ, kịp thời theo pháp luật về thuế hoặc chưa tích cực đấu tranh chống các hành vi trốn lậu thuế. Công tác tuyên truyền, giải thích về vai trò của thuế , nghĩa vụ đóng góp thuế của công dân cũng chưa được quan tâm thực hiện sâu rộng, thường xuyên để từng bước nâng dần trình độ dân trí về thuế, gắn với việc xử lý nghiêm minh, từng bước đưa việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ về thuế vào nề nếp, kỷ cương.   Chế độ quản lý, thu thuế còn bị buông lỏng, dẫn đến phát triển tình trạng, tuỳ tiện trong hiệp thương mức doanh thu, thuế khoán; gây thất thu thuế và nợ đọng, dây dưa tiền thuế phổ biến, nghiêm trọng trong mọi thứ thuế, mọi thành phần kinh tế, ở tất cả các địa phương mà không bị xử lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.   Trong phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của 5 năm 1991-1995, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã đề ra yêu cầu :"Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Phải phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác " (Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật.1991-trang 66). Nghị quyết cũng đã đề ra yêu cầu "tiếp tục đổi mới và bổ sung các luậtt huế. Kiện toàn hệ thống thu thuế, chống thất thu và lạm thu, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong công tác thuế. Tăng cường thanh tra tài chính, kiểm soát việc chấp hành Pháp lệnh kế toán, thống kê (Văn kiện Đại hội VII – trang 72).   Từ đầu thập kỷ 90, Liên xô sụp đổ và phe XHCN tan rã. Nguồn thu từ nước ngoài vào Việt Nam, nhất là viện trợ cho không giảm mạnh. Quan hệ kinh tế đối ngoại chuyển sang có vay, có trả thì NSNN phải dựa chủ yếu vào thu thuế và vay trong nước. Khi thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh, từng bước xoá bỏ bao cấp qua kế hoạch, qua giá, qua tín dụng thì đồng thời giảm hẳn chức năng điều tiết vào NSNN qua các đòn bẩy này. Khi áp dụng thu thuế đối với kinh tế quốc doanh thì cơ cấu thu của NSNN cơ bản cũng thay đổi, phần thuế thu vào quốc doanh và các thành phần kinh tế khác phải tương ứng với thu nhập quốc dân được tạo ra qua từng thành phần kinh tế khác nhau. Tình hình trên đây sẽ có tác động đến các lĩnh vực kinh tế, tài chính và đòi hỏi đổi mới các chính sách động viên và thuế cho NSNN.   2. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế   2.1- Về tài chính: Thuế phải bảo đảm nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước.   Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn vậy, hệ thống thuế phải bao quát được hết các nguồn thu có thể bồi dưỡng, khai thác cho NSNN, từ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi tiêu dùng xã hội, mọi thu nhập cao v.v... Phấn đấu để thuế chiếm tỷ trọng trên 80%-90% trong tổng số thu Ngân sách; phải đề cao ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ khai báo, nộp thuế của mọi tổ chức, cá nhân.   Mức động viên về thuế bao giờ cũng phải lấy từ tổng sản phẩm quốc nội, từ thu nhập quốc dân. Do đó, thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để tạo được nguồn thu lớn cho NSNN. Khả năng có thể động viên còn phụ thuộc vào trình độ và ý thức tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng. Vì vậy, nguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế phải góp phần khuyến khích thực hiện tốt chính sách tiết kiệm cả trong sản xuất, tiêu dùng và khơi dậy được ý thức giác ngộ của dân về nghĩa vụ nộp thuế. Phải tạo được sự đồng tình, ủng hộ và nhất trí cao trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cá nhân từ mức động viên thích hợp, thông qua hệ thống chính sách thuế hợp lý, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.   Đổi mới hệ thống thuế còn phải được giải quyết đồng bộ với chính sách tài chính quốc gia. Chính sách động viên về thuế phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với sự sắp xếp lại cơ cấu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước theo hướng xoá bỏ các khoản chi mang tính bao cấp, phô trương, hình thức, lãng phí, đặc biệt là thực hiện tốt chủ trương giảm nhẹ biên chế trong bộ máy hành chính sự nghiệp. Các Mác đã nhận định: "bộ máy Nhà nước cồng kềnh và thuế khoá nặng nề là hai khái niệm đồng nghĩa". Nếu không tinh giản được bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả, thì thuế động viên bao nhiêu cũng chỉ là "gió vào nhà trống"; khó có một hệ thống chính sách thuế phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước, góp phần giảm bội cho ngân sách, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giá cả.   2.2- Về kinh tế: Thuế phải thực sự là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:   Cùng với việc đổi mới công tác kế hoạch, giá cả và các đòn bẩy kinh tế khác, thuế phải đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Nhà nước để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập, tiền và hàng, cung và cầu... , thông qua chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nghề, các tầng lớp dân cư.   ý nghĩa điều tiết của chính sách thuế bao gồm hai mặt: khuyến khích những ngành nghề, những đơn vị, những mặt hàng cần thiết cho sản xuất, đời sống, xuất khẩu và hạn chế sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, cao cấp. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thuế và các chính sách thuế mới phải khuyến khích mạnh mẽ việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ ba chương trình kinh tế lớn (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bình đẳng trong chính sách động viên đóng góp về thuế; khuyến khích khai thác nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu và tranh thủ vốn hợp tác với nước ngoài để phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, không ngừng nâng cao khả năng tích luỹ.   Việc đổi mới hệ thống chính sách thuế phải phát huy được tác dụng thúc đẩy tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh; vừa khuyến khích mở rộng giao lưu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTamp224i li7879u mamp244n tamp224i champ237nh camp244ng.docx
Tài liệu liên quan