Đề tài Liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng, xu thế của quá trình hội nhập

Lời mở đầu.1

Phần I : Cơ sở lý luận. 3

I.Liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng là xu hướng tất yếu.3

 1.Sự cần thiết phải liên kết BH – NH.3

 2.Các khái niệm liên quan.3

 3.Tác dụng liên kết BH – NH. .5

 4.Các mô hình liên kết. 7

 II.Mục đích các sản phẩm liên kết BH – NH. 8

 III.Liên kết Bảo hiểm – ngân hàng trên thế giới.8

 1.Liên kết BH – NH trên thế giới.8

 2.Kinh nghiệm đối với Việt Nam.12

Phần II : Thực trạng liên kết Bảo Hiểm – Ngân hang ở việt Nam.14

I.Điêu kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hoạt động tài chính và đặc

biệt là Ngân hàng , Bảo hiểm.14

 1.Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội.14

 2.Cam kết của Việt Nam với WTO.16

 II.Thực trang liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm ở Việt Nam.19

1. Mô hình Công ty Bảo hiểm thành lập các Ngân hàng.19

2. Mô hình Bảo hiểm trong Ngân hàng.20

3. Mô hình Ngân hàng ký thoả thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm.22

III.Các kết quả đạt được và tồn tại. .26

 1.Kết quả đạt được.26

 2.Hạn chế.27

Phần III : Một số kiến nghị.29

 I.Cơ hội phát triển liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm .29

 II.Các kiến nghị.29

Lời kết.31

Tài liệu tham khảo .32

 

 

 

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng, xu thế của quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình công ty bảo hiểm thành lập ngân hàng thì trên thế giới có thể kể tên một số Ngân hàng như: tại Nhật Bản có Ngân hàng Ashasi trực thuộc Công ty Bảo hiểm nhân thọ Daido, ở Hàn Quốc có Công ty Bảo hiểm nhân thọ TongYang Life với Ngân hàng trực thuộc Kookmin Tất cả các Ngân hàng này đều đạt doanh thu phí Bảo hiểm rất cao. Ngân hàng và Bảo hiểm hợp tác thành lập công ty liên doanh, tại châu Á mô hình này chiếm 17% trong số các loại mô hình kiên kết Ngân hàng - Bảo hiểm. Tại khu vực châu Mỹ La Tinh, đây lại là hình thức đầu tiên khi xuất hiện liên kết Ngân hàng và Bảo hiểm. một liên doanh sẽ được hình thành bởi một Ngân hàng địa phương và một công ty Bảo hiểm nước ngoài, phát triển và hình thành theo mô hình công ty cổ phần. Và hầu như là các Ngân hàng chiếm quyền điều khiển liên doanh. Hình thức đầu tiên trong liên kết giữa Ngân hàng và Bảo hiểm là Ngân hàng và Bảo hiểm hợp tác phát triển các sản phẩm và dịch vụ liên kết. Mô hình này, tại thị trường châu Á chiếm 69% tổng các hình thức liên kết. 1.2 Thị trường bảo hiểm nhân thọ Châu Âu: + Thị trường bảo hiểm nhân thọ Đức: Đức là thị trường bảo hiểm lớn, đứng hàng thứ tư trên thế giới và các nhà bảo hiểm nhân thọ Đức có vẻ chuộng kênh phân phối “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” Kênh phân phối Tỷ trọng (%) Kênh truyền thống 72 Kênh ngân hàng 23 Kênh trực tiếp 05 Bảng số liệu năm 2002 + Thị trường bảo hiểm nhân thọ Pháp: Pháp là thị trường bảo hiểm lớn, đứng hàng thứ năm trên thế giới (sau Đức) và các nhà bảo hiểm nhân thọ Pháp phát triển kênh phân phối “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” rất tốt (năm 1990 tỷ trọng chiếm 39% thì năm 2000 đã là 60%). Kênh phân phối Tỷ trọng (%) Kênh truyền thống 34 Kênh ngân hàng 60 Kênh trực tiếp 06 Bảng số liệu năm 2001 + Thị trường bảo hiểm nhân thọ Ý: Thành công vượt bậc của các nhà bảo hiểm Ý trong việc phát triển kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” là đưa tỷ trọng doanh thu kênh phân phối này từ 3% (năm 1990) lên 70% (năm 2002). Kênh phân phối Tỷ trọng (%) Kênh truyền thống 30 Kênh ngân hàng 70 Kênh trực tiếp 0 Bảng số liệu năm 2002 1.2 Thị trường bảo hiểm nhân thọ Châu Á: Trong những năm gần đây hầu hết các nhà bảo hiểm châu Á đều nổ lực phát triển kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng”. Tuy kết quả đạt được không bằng các nhà bảo hiểm châu Âu, nhưng nhìn chung rất khả quan (Nhật Bản - một ví dụ điển hình), là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng phí bảo hiểm nhân thọ ở châu Á sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bảo hiểm. Tỷ trọng đơn bảo hiểm được cung cấp bởi kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” ở một số quốc gia châu Á chiếm khoảng 5% - 10%. Riêng Hàn Quốc sau 2 tháng đẩy mạnh phát triển kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng”, số đơn bảo hiểm nhân thọ được bán ra đã tăng gấp 3 lần so mức bình quân những tháng trước đó. Hiện nay, liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng đang rất phát triển trên thế giới và đặc biệt là ở Pháp, tỷ lệ phí thu qua các liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm ở Pháp là 70% tổng phí thu, tỷ lệ này ở Hongkong là 45% và ở Singapore là 18%... 2. Kinh nghiệm đối với Việt Nam Năm 2008 chứng kiến sự thay đổi trong quá trình liên kết Bảo hiểm - Ngân hàng. Tuy vậy Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng một cách chính quy, chuyên nghiệp. Qua kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam : Đa số khách hàng là người dân Việt Nam đều chưa có thói quen mua bán trao đổi hàng hoá, nhất là hàng hoá, dịch vụ vô hình (chẳng hạn sản phẩm bảo hiểm) qua điện thoại và qua mạng internet. Chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng không liên quan đến tiền mặt như rút tiền hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng cá nhân, mở tài khoản cá nhân. Ngoài ra, tại Việt Nam, trong các tầng lớp dân cư cũng chưa hình thành nên thông lệ vay tiền ngân hàng để mua trả góp nhà hoặc ôtô. Trong nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ đa số khách hàng là cá nhân, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ chưa quan tâm đến yếu tố rủi ro, lại tập trung vào yếu tố tiết kiệm (lãi suất) trong bảo hiểm nhân thọ. Hiện tại, Nhà nước Việt Nam chưa có nhiều chính sách ưu đãi cho các công ty bảo hiểm nên các công ty bảo hiểm khó cạnh tranh với ngân hàng về lãi suất. Điều này có nghĩa là, cùng một số tiền đóng cho công ty bảo hiểm hoặc gửi ngân hàng thì lãi suất tiền gửi của ngân hàng bao giờ cũng cao hơn lãi suất đầu tư của công ty bảo hiểm. Vì thế các sản phẩm bảo hiểm liên kết mang tính chất nhân thọ khó có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm Ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này cần có sự can thiệp của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các công ty Bảo hiểm, đồng thời các công ty bảo hiểm cũng cần tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm của mình Một số ngân hàng chưa tin tưởng vào sự thành công liên kết bảo hiểm qua ngân hàng nên “kiên quyết” bảo mật cơ sở dữ liệu khách hàng của mình khiến công ty bảo hiểm không thể sử dụng khi bán bảo hiểm qua ngân hàng. Đây là một rào cản lớn cho quá trình liên kết mà muốn thực hiện thành công doanh nghiệp Bảo hiểm phải vượt qua. Sau khi triển khai liên kết , cần phải thiết kế được những sản phẩm đơn giản mang lại hiệu quả cao.Ngoài ra một trong những đặc trưng của liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng là tạo ra một kênh phân phối mới, để phát triển bền vững phải giải quyết được các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng mới này với những kênh bán hàng cũ, chẳng hạn như kênh bán hàng qua đại lý. Bán bảo hiểm qua ngân hàng thực hiện dưới hình thức như ngân hàng điện tử (e-banking), gửi thư trực tiếp (direct mail), điện thoại (telemarketing), tin nhắn điện thoại di động (mobile sale) Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các chi phí bưu chính viễn thông còn cao, như cước phí điện thoại di động. Đây cũng là một khó khăn làm chậm tiến trình phát triển của Liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng tại Việt Nam. PHẦN HAI : THỰC TRANG LIÊN KẾT BẢO HIỂM - NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM I. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ ĐẶC BIỆT LÀ NGÂN HÀNG ,BẢO HIỂM 1. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội + Về dân số và nhu cầu đào tạo: Hiện nay dân số Việt Nam là 85 triệu người- đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu người. Điểm đáng chú ý, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 60% tổng dân số; tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện (từ 50 tuổi trong những năm 1960 tăng lên 65,2 tuổi năm 1995 và 71,3 tuổi vào năm 2005). Với dân số trẻ cùng với truyền thống hiếu học cộng với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu đào tạo chất lượng cao cả ở trong và ngoài nước kéo theo yêu cầu tài chính cho đào tạo ngày càng lớn. + Về kinh tế: Từ khi thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong thời gian tới (dự báo trên 7%/năm); đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 GDP/người sẽ đạt 1.000 USD, và hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới. Đáng chú ý, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo ra nhu cầu cao về bảo hiểm nhân thọ. Xin nhắc lại, tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số (trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10%) và số tiền tiết kiệm được người dân dùng mua bảo hiểm nhân thọ mới chiếm 3,45% tổng số tiền tiết kiệm trong khu vực dân cư. Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn. Theo đà phát triển kinh tế - xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Chẳng hạn, quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” của người Việt Nam đến nay đã có nhiều thay đổi, đặc biệt ở các thành phố lớn. Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân + Về hệ thống an sinh xã hội Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của Việt Nam chưa hoàn thiện. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế, đến nay mới chỉ có khoảng 11% dân số Việt Nam, chủ yếu thuộc khu vực kinh tế nhà nước và công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của nhà nước. Đáng chú ý, thu nhập từ tiền lương bảo hiểm xã hội ngày càng không đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao và sự tăng giá tiêu dùng. Thực trạng trên tạo cơ sở cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Trên thực tế, ở Việt Nam đã hình thành một số quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện, như bảo hiểm hưu trí của nông dân Tương tự bảo hiểm xã hội, hệ thống bảo hiểm y tế cũng trong tình trạng bất cập. Cụ thể, đến nay chỉ có khoảng gần 20% dân số được bảo vệ bởi bảo hiểm y tế, trong đó chủ yếu là người nghèo và học sinh (với chính sách hỗ trợ của Nhà nước). Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm y tế còn khá hẹp, còn có sự phân biệt trong điều trị giữa bệnh nhân hưởng bảo hiểm y tế và bệnh nhân dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn bệnh nhân có bảo hiểm y tế và thuộc tầng lớp trung lưu trở lên khi khám chữa bệnh đều không sử dụng quyền lợi từ bảo hiểm y tế để được tiếp cận chất lượng dịch vụ y tế cao hơn. Thực trạng này cũng là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm y tế, đặc biệt cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình trở lên + Sự phát triển của thị trường tài chính một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tạo là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác (chẳng hạn, có thể kết hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng). Bên cạnh đó, sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu uỷ thác đầu tư cho nhà đầu tư chuyên nghiệp (chẳng hạn, các quỹ đầu tư) ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển của sản phẩm liên kết đơn vị (unit Linked) + Về quản lý nhà nước : sự ủng hộ của Nhà nước Việt Nam mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị trường thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu công nghệ kinh doanh, công nghệ quản lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành Từ những phân tích ở trên một lần nữa có thể khẳng định rằng, trong thời gian tới cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm Việt Nam là rất lớn tuy nhiên cũng đi cùng là những thách thức không nhỏ. Để thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược sản phẩm, phân phối và công nghệ phù hợp. 2 Cam kết của Việt Nam 2.1 Một số cam kết của Việt Nam khi ra nhập WTO  + Doanh nghiệp Bảo hiểm tại nước ngoài được phép cung cấp vào Việt Nam các dịch vụ bảo hiểm cho các Doanh nghiệp Bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra họ còn được cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, vận tải quốc tế, môi giới Bảo hiểm, tư vấn, tín toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường cho thị trường Bảo hiểm Việt Nam. + Cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn ĐTNN kể từ khi gia nhập và không bị hạn chế về số lượng chi nhánh trong nước, phạm vi cung cấp dịch vụ và bỏ quy định tái bảo hiểm 20% cho Công ty Tái bảo hiêm Việt nam (Vinare). + Doanh nghiệp Bảo hiểm 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 sẽ được kinh doanh loại hình bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam như bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm người kinh doanh vận tải hành khách và hàng dễ cháy nổ trên đường thủy nội địa, tới đây là bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế Cho phép thành lập chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài sau 5 năm đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Theo cam kết trên có thể hiểu Doanh nghiệp Bảo hiểm liên doanh và Bảo hiểm nhân thọ không bị hạn chế đối xử quốc gia ( Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam làm gì thì họ được làm cái đó ). 2.2 Tác động của cam kết đối với hoạt động của thị trường Theo đánh giá sơ bộ việc mở cửa thị trường theo các cam kết WTO về cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước thể hiện qua các điểm như:   Môt là, việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hoá và khiến thị trường sôi động hơn. Sự tham gia của công ty có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thức tỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước; đồng thời,  phá vỡ thế độc quyền bằng việc gia tăng nhanh chóng số lượng nhà cung cấp dịch vụ, đẩy thị trường bảo hiểm tiến gần hơn đến một thị trường cạnh tranh lành mạnh; kích thích việc mở rộng danh mục sản phẩm, giúp ngành bảo hiểm thực hiện tốt hơn chức năng huy động vốn và bảo vệ các đối tượng trong nền kinh tế trước rủi ro. Hai là , mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Các công ty bảo hiểm trong nước có điều kiện tiếp thu ở một mức độ nhất định những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh lớn hơn buộc các công ty bảo hiểm trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin  nhằm tạo được lợi thế với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.   Tuy nhiên, việc tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường bảo hiểm cũng có những tác động bất lợi đối với công ty bảo hiểm trong nước và khả năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, thể hiện rõ nét ở những điểm sau:   + Các công ty trong nước bị chia sẻ thị trường là tác động rõ ràng nhất ở mọi nước bắt đầu tiến hành mở cửa thị trường.   + Biến động về nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Một thực tế đã diễn ra khi sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhanh hơn gia tăng nguồn nhân lực trong ngành đã dẫn đến sự di chuyển nhân sự giữa các công ty bảo hiểm.  Do đó, nếu các công ty bảo hiểm trong nước không có những điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự trong thời gian tới sẽ bị mất lợi thế quan trọng trước các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh.   + Thị trường phát triển nhanh về qui mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng ; khả năng giải quyết tranh chấp ; thị trường bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống   + Về khuôn khổ pháp luật và công tác quản lý Nhà nước, các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiên hành về cơ bản đã khá hoàn chỉnh, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hầu hết các cam kết trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để  triển khai thực hiện một số các cam kết còn lại và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường, một số yêu cầu đặt ra về hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật, bao gồm:   Để thực hiện các cam kết, bổ sung các quy định về chi nhánh trực tiếp của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, bãi bỏ các qui định mang tính bảo hộ các doanh nghiệp trong nước về địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng, các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, tái bảo hiểm bắt buộc;  hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép minh bạch, thận trọng thay thế cho cơ chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể.   + Bổ sung, sửa đổi một số qui định nhằm tăng khả năng giám sát tài chính của các công ty bảo hiểm bao gồm vốn pháp định, khả năng thanh toán, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục tiêu lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, cam kết lâu dài đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Các qui định này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị điều hành, phát hiện sớm các rủi ro đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát của các cơ quan chức năng.   + Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy định về nội dung và phương thức giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo tính an toàn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty bảo hiểm và các đối tượng liên quan (đại lý, môi giới bảo hiểm), Cần có các quy định cụ thể và đặc thù hơn điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành mạnh trên thị trường ngành bảo hiểm, bởi đây là một ngành rất đặc thù và nhạy cảm II. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT BẢO HIỂM – NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 1. Mô hình Công ty Bảo hiểm thành lập các Ngân hàng Lợi thế của các công ty bảo hiểm có ý định thành lập ngân hàng là kinh nghiệm thị trường đã có, mạng lưới đại lý rộng khắp, năng lực tài chính đủ mạnh - đặc biệt là nguồn vốn dài hạn – và lượng khách hàng tiềm năng lớn từ các đối tượng tham gia bảo hiểm hiện có. Việc công ty bảo hiểm thành lập ngân hàng là một điều hoàn toàn bình thường Trong mô hình Ngân hàng trong Bảo hiểm thì Bảo Việt là tập đoàn đi tiên phong. Với vốn tự có khoảng 3.000 tỷ, dự trữ cũng có hàng chục nghìn tỷ và quỹ dự phòng rủi ro, ngày 29 tháng 9 năm 2008 chính thức Thủ tướng đã thông báo quyết định đồng ý cho phép việc thành lập Ngân hàng Bảo Việt với mức vốn điều lệ 1500 tỷ đồng.Đây là tín hiệu tốt cho xu hướng Doanh nghiệp Bảo hiểm thành lập Ngân hàng trực thuộc để có thể mở rộng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, mặc dù đang còn rất nhiều khó khăn vướng mắc. Việc Ngân hàng Bảo Việt được thành lập đã nâng cao uy tín của Bảo Việt, đưa Bảo Việt thành tập đoàn tài chính mạnh với sự hoạt động trên cả ba lĩnh vực tài chính nổi bật là: Bảo hiểm, Ngân hàng và Chứng khoán. Ngoài Bảo Việt , Bảo Minh và một số DNBH lớn khác cũng được đánh giá là hoàn toàn có khả năng thành lập Ngân hàng trong tương lai gần. Ngày 5 thánh 5 năm 2008 Ngân hàng Tiên Phong đã được cấp phép thành lập, ngân hàng có vốn điều lệ 1.000 tỷ, được sáng lập bởi 3 tên tuổi lớn trên thị trường : Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ (FPT), Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), Công ty Thông tin di động (VMS). Ngân hàng Tiên Phong có thời gian hoạt động là 99 năm. Theo nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng này là huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động khác theo quy định. 2. Mô hình Bảo hiểm trong Ngân hàng Mọi việc có vẻ tiến triển mạnh mẽ hơn khi đã có khá nhiều các Ngân hàng đứng ra thành lập các công ty Bảo hiểm đặc biệt là Bảo hiểm nhân thọ bên cạnh những công ty Bảo hiểm đã có như : + Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên viết tắt BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm và Tái bảo hiểm QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới kể từ ngày 01/01/2006. + Ngày 8/8/2007, Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã chính thức ra mắt thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.  Công ty cổ phần bảo hiểm Agribank có tổng vốn điều lệ 160 tỷ đồng và các cổ đông sáng lập gồm Ngân hàng Agribank với 47,81% cổ phần, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia 10% cổ phần, Công ty cho thuê tài chính I và II của Agribank mỗi công ty 6,56% cổ phần và 11 cổ đông khác.  voi số lượng trên 20.000 doanh nghiệp và trên 9 triệu hộ gia đình có quan hệ tind dụng và thanh toán với Agribank, đây là nguồn khách hàng tiềm năng lớn. Ông Đỗ Minh hoàng - Quyền Giám đốc Công ty bảo hiểm Agribank tuyên bố: "Mục tiêu trong 3 năm đầu, dựa trên cơ sở khách hàng của các cổ đông chiến lược công ty sẽ phấn đấu đạt doanh thu phí bảo hiểm trên 150 tỷ đồng. Sau 5 năm, phấn đấu trở thành một trong top 10 của thị trường bảo hiểm trong nước".  Ông Hoàng cho biết, ngoài những sản phẩm bảo hiểm như các doanh nghiệp khác trên thị trường, Công ty bảo hiểm Agribank có đặc điểm riêng là sẽ tập trung vào những sản phẩm mới phục vụ nông dân và thị trường nông thôn như bảo hiểm cho tàu đánh bắt xa bờ, bảo hiểm con giống, gia súc.v.v. - một thị phần bảo hiểm còn bị bỏ ngỏ nhưng lại là lợi thế riêng của Công ty bảo hiểm Agribank. Điều nãy sẽ góp phần vào thực hiện chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2010  ngành bảo hiểm đạt doanh thu 40.000 tỷ đồng, trong đó bảo hiểm nông thôn chiếm 9.000 tỷ đồng, chiếm 4,2% GDP. + Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội có tên viết tắt là MIC (Military Insurance Company), thành lập 8 tháng 10 năm 2007 vốn điều lệ khi thành lập là 300 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày được cấp giấy phép. Bên cạnh MB là cổ đông chính, các cổ đông sáng lập của MIC bao gồm Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VP Bank), Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội, Công ty Xây dựng 319, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty Cổ phần Đức Hoàng, Công ty Cổ phần Thanh Bình Hà Nội Cùng với lĩnh vực kinh doanh chính là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa, xe cơ giới, cháy nổ, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm cho chủ tàu; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, công ty này dự kiến sẽ thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ và những dịch vụ và hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản + Sáng 23/10/2008, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif (VCLI) chính thức được Bộ Tài Chính trao giấy phép thành lập và hoạt động. VCLI là công ty bảo hiểm nhân thọ được thành lập dựa trên cơ sở hợp tác giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đông Nam Á (SeAbank) và Công ty BNP Paribas Assurance (Cardif) - công ty bảo hiểm nhân thọ thuộc tập đoàn tài chính hàng đầu Châu Âu BNP Paribas - một trong 15 ngân hàng lớn nhất thế giới về tổng tài sản và qui mô thị trường. Với mức vốn điều lệ 600 tỷ đồng theo tỷ lệ góp vốn: VCB  45%; BNP Paribas Assurance: 43%; SeAbank: 12%, VCLI sẽ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ truyền thống và các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ gắn liền với các hoạt động của ngân hàng.  Và còn rất nhiều các Ngân hàng đã và đang lên dự án để thành lập Công ty bảo hiểm. Điều này chứng tỏ xu hướng này đang dược mở rộng và hứa hẹn sẽ thành công trong tương lai. 3. Mô hình Ngân hàng ký thoả thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm Một số sản phẩm liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm ( bancassurance ) đã được triển khai trong thời gian qua: + Bancassurance xuất hiện ở nước ta được đánh dấu bằng sự kiện Cty TNHH Bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA Việt Nam) ký hợp đồng hợp tác với Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) vào tháng 6-2001, đến năm 2006, AIA Việt Nam tiếp tục phối hợp với các ngân hàng Đầu tư-Phát triển (BIDV), Công thương (Incombank), Quốc tế (VIB Bank) đưa ra sản phẩm An nghiệp bảo tín. Theo đó, khách hàng đến những ngân hàng có quan hệ hợp tác với AIA vay tiền có thể mua sản phẩm “An nghiệp bảo tín” để bảo đảm cho khoản vay của mình. Nếu có rủi ro, AIA Việt Nam sẽ thanh toán cho ngân hàng số dư còn lại của khoản vay. + Ngày 12/5/2005 Prudential và Ngân hàng á châu ACB đã chính thức công bố với báo chí sản phẩm của họ: Phú Bảo Tín, Phúc An Mỹ Thành Tài. Phú Bảo Tín là sản phẩm bảo hiểm của Prudential Việt Nam chỉ dành cho khách hàng vay tín dụng trung và dài hạn của ACB. Đặc điểm của sản phẩm tín dụng này là nếu người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, người thụ hưởng (do người mua chỉ định) sẽ nhận được bảo hiểm từ Prudential. Số tiền được nhận từ Công ty bảo hiểm sẽ tương ứng với số dư nợ cần phải trả cho Ngân hàng. Như vậy, khi tham gia Phú Bảo Tín, khách hàng sẽ yên tâm khi xảy ra rủi ro đối với bản thân, gia đình họ vẫn có khả năng hoàn trả các khoản vay cho Ngân hàng mà không phải mất tài sản thế chấp.Hay nói cách khác, khi khách hàng mua bảo hiểm tín dụng gặp rủi ro không thể trả được nợ Ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán hộ cho khách hàng đó. Riêng với Prudential và ACB, trong vòng 3 năm qua đã có trên 2800 hợp đồng bảo hiểm được bán ra với giá trị trên 20 tỷ đồng. + Sáng ngày 01/08/2006 tại Hội sở chính Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Techcombank và Bảo Việt Nhân Thọ long trọng tổ chức lễ ra mắt hai sản phẩm Bancassurance là: Tài khoản Tiết kiệm Giáo dục và Tín dụng cho Nhà mới và Ô tô xịn. Việc đưa ra thị trường 2 sản phẩm trên là bước cụ thể hoá các nội dung trong Thoả thuận hợp tác được hai bên kí kết ngày 28/02/2006. Theo đó, Techcombank và Bảo Việt Nhân Thọ cùng nỗ lực hợp tác trong nghiên cứu phát triển, hoàn thiện các sản phẩm Bancassurance nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Tài khoản tiết kiệm giáo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6023.doc
Tài liệu liên quan