ỞChâu Á những bước tiền đềcho quá trình hợp tác này còn quá mong
manh. Mong muốn có được một đồng tiền chung như đồng EUR của Liên
minh Châu Âu (EU) thật sựlà một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự đầu tư
nghiêm túc của tất cảcác nước trong khu vực.
Thếnhưng tới tận thời điểm này Châu Á mà trực tiếp là các nền kinh tế
Đông Á vẫn chưa hoàn thiện được khu vực mậu dịch tựdo - FTA.
Bên cạnh đó, việc chênh lệch đẳng cấp phát triển cũng là những thách
thức mà ngay cảEU hiện nay cũng phải điên đầu.
Theo những chỉsốmà chính ADB đưa ra thì mức thu nhập bình quân
đầu người cao nhất ởChâu Á hiện gấp rất nhiều lần mức thấp nhất. Trong khi
đó ởEU, những cấp độkhông qua chênh lệch cũng đã làm nảy sinh những vấn
đềrất nan giải. Tinh thần thống nhất của khối bịxói mòn bởi mâu thuẫn về
giành giật việc làm, đầu tư.
54 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lộ trình và giải pháp cho ACU - Đồng tiền chung châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vực và thế giới.
9 Kinh tế ASEAN đang bùng nổ
Ông Ernest Broower – Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Mỹ - ASEAN đã
đưa ra nhận định trên khi cùng 5 vị đại sứ Mỹ tại các nước ASEAN kêu gọi
đầu tư vào Đông Nam Á. Tham dự sự kiện này có các đại sứ Mỹ tại Indonesia,
Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 21
Các vị đại sứ này nhận thấy sức hấp dẫn đầu tư vào ASEAN đang tăng
lên rất nhanh. Có nhiều yếu tố thúc đẩy điều này, đặc biệt là sự hồi phục của
kinh tế Mỹ, Trung Quốc, và Nhật Bản - mà kéo theo đó là nhu cầu tăng cao.
Ông Bower cho rằng, không phải là không có những hạn chế trong môi
trường đầu tư ASEAN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ đã và đang hợp tác
chặt với các đối tác sở tại để giải quyết khó khăn. “Chẳng lâu nữa ASEAN sẽ
là một thị trường khổng lồ. Bất cứ khoản đầu tư nào vào đây đều đem lại lợi
nhuận tiềm tàng”.
2.2.Những xu thế và nhu cầu về một đồng tiền chung Châu Á
Những khó khăn và cả nhu cầu phát triển mới đang hối thúc việc nhất
thể hóa tiền tệ giữa các nền kinh tế trong khu vực Đông Á. Và với những bước
đi mới đây của giới chức tài chính khu vực cùng sự hưởng ứng mạnh mẽ từ
Ngân hàng Phát triển Châu Á có thể khiến việc hiện thực hóa mong ước này
sớm trở thành hiện thực.
Theo lời Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì sau cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998, người ta nhận thấy
tính lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày một mạnh mẽ và việc hợp tác
kinh tế, đầu tư không thể hoàn thiện nếu không có những bước đi tiến tới việc
thống nhất tiền tệ như những gì EU đã làm.
Thật ra thì ý tưởng về một đồng tiền chung đã có từ rất lâu. Tuy nhiên
sau đó chưa có một nỗ lực cụ thể nào để thực hiện ý tưởng này. Từ sau
khủng hoảng tài chính năm 1997, vấn đề đồng tiền chung Châu Á trở nên cấp
thiết khi giao lưu thương mại giữa các nước tăng vọt qua các năm
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 22
Một đồng tiền chung rõ ràng sẽ đóng góp một vai trò rất lớn vào việc
thúc đẩy kinh tế Châu Á phát triển và củng cố thêm quá trình liên kết kinh tế
Châu Á. Mà điều này phù hợp với trào lưu toàn cầu hóa.
Hơn thế nữa, người ta còn nhận thấy sự bất hợp lý và phiền toái khi kéo
dài việc cát cứ tiền tệ trong khi lại ra sức thúc đẩy khu vực hóa, toàn cầu hóa
kinh tế quốc tế. Nhìn lại thời điểm năm 1945, khi Thế chiến I mới kết thúc,
toàn thế giới chỉ có 74 nước, nhưng nay con số này đã lên tới 200. Và việc chia
nhỏ này với số lượng đóng góp đông đảo từ các quốc gia mới độc lập từ Châu
Á đã làm gia tăng đáng kể chi phí giao dịch, phí đổi tiền, đẩy cao tỷ giá thả nổi,
ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động đầu tư, kinh doanh xuyên biên giới.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, người ta ít hoài
nghi hơn về tính thiết yếu, cùng thời điểm để tiến tới một đồng tiền chung
Đông Á (cho các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Bởi một đồng tiền thống nhất với những ràng buộc từ 13 nền kinh tế này sẽ hạn
chế những cú "sốc" tiền như đã diễn ra ở Thái Lan, Indonesia và Philippines
trước đó, nhất là khi các nền kinh tế này đang mở cửa mạnh mẽ, hội nhập quốc
tế. Hơn thế nữa, một đồng tiền chung sẽ có tác dụng thúc đẩy cải cách tài chính
giữa các nền kinh tế khu vực, sớm bắt kịp các tiêu chí cũng như hạn chế tính
thụ động khi các đồng ngoại tệ mạnh biến động.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 23
Chương III : LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO
ACU – ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á
3.1. Những hạn chế :
Ở Châu Á những bước tiền đề cho quá trình hợp tác này còn quá mong
manh. Mong muốn có được một đồng tiền chung như đồng EUR của Liên
minh Châu Âu (EU) thật sự là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự đầu tư
nghiêm túc của tất cả các nước trong khu vực.
Thế nhưng tới tận thời điểm này Châu Á mà trực tiếp là các nền kinh tế
Đông Á vẫn chưa hoàn thiện được khu vực mậu dịch tự do - FTA.
Bên cạnh đó, việc chênh lệch đẳng cấp phát triển cũng là những thách
thức mà ngay cả EU hiện nay cũng phải điên đầu.
Theo những chỉ số mà chính ADB đưa ra thì mức thu nhập bình quân
đầu người cao nhất ở Châu Á hiện gấp rất nhiều lần mức thấp nhất. Trong khi
đó ở EU, những cấp độ không qua chênh lệch cũng đã làm nảy sinh những vấn
đề rất nan giải. Tinh thần thống nhất của khối bị xói mòn bởi mâu thuẫn về
giành giật việc làm, đầu tư.
Đó là còn chưa kể tới những thách thức từ vấn đề tài khóa khi nhất thể
hóa đồng tiền. Ở Châu Âu, không hiếm nước thành viên khu vực đồng tiền
chung, kể cả những thành viên chủ chốt đã phá rào khi để lạm phát vượt quá
ngưỡng 3% cho phép. Kịch bản này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi, thậm
chí còn diễn biến phức tạp nếu đồng tiền chung Châu Á xuất hiện trong thời
gian gần tới
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 24
3.2. Ý tưởng thành lập:
Trên thế giới hiện có khoảng 200 quốc gia độc lập, với rất nhiều các
nước nhỏ. Chi phí để mỗi nước duy trì một đồng tiền riêng và chính sách tỷ giá
thả nổi là rất cao và vì vậy việc thành lập các liên minh tiền tệ rất được khuyến
khích.
Tốc độ toàn cầu hoá nhanh (bao gồm thương mại hàng hoá, dịch vụ và
các giao dịch tài chính được mở rộng) cũng cần hình thành một liên minh tiền
tệ. Toàn cầu hoá nhanh cũng có nghĩa là sự đồng bộ hoá các chu kỳ kinh doanh
giữa các nước sẽ lớn hơn, thế giới sẽ ngày càng hội nhập hơn, khối lượng giao
dịch liên quan đến công dân của các nước khác nhau tăng lên. Các giao dịch
quốc tế lớn sẽ thu hút một đồng tiền chung liên quan đến số đông các đồng tiền
khác cũng sẽ tăng lên.
Thực tế cho thấy, Liên minh châu Âu (EU) đã thu hút được nhiều lợi ích
to lớn kể từ khi quyết định thành lập một đồng tiền chung. Nhưng liệu việc
thành lập một liên minh tiền tệ ở châu Á có thể trở thành hiện thực? Những yếu
tố liên quan đến việc thành lập đồng tiền chung châu Á là gì?
Ý tưởng Đơn vị tiền tệ châu Á (ACU) do ADB khởi xướng được hình
thành dựa trên một rổ đồng tiền hoặc dựa vào tỷ trọng tiền tệ được sử dụng ở
10 nước ASEAN cộng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Đơn vị tiền tệ
châu Á không phải là tiền giấy hoặc tiền xu được sử dụng trong lưu thông.
ACU chỉ là bước khởi đầu hướng tới sự hội nhập các đồng tiền ASEAN thành
một đồng tiền chính thức và trước mắt ACU chỉ là một công cụ hữu ích cho
các cơ quan quản lý tiền tệ trong việc hoạch định chính sách hối đoái.
Từ tháng 01/1992, thành viên thuộc khối nước ASEAN đã thống nhất
thành lập một khu Mậu dịch tự do ASEAN với hàng rào thuế quan thấp (từ 0-
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 25
5%), tiến tới miễn thuế hoàn toàn thông qua mức thuế quan ưu đãi (CFPT).
Việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do ở ASEAN chính là cơ sở để hình
thành một liên minh tiền tệ giữa các nước.
Thách đố lớn nhất để thành lập một liên minh tiền tệ chính là việc mất đi
quyền tự chủ trong điều hành chính sách tiền tệ của mỗi nước. Các nước tham
gia liên minh tiền tệ sẽ không còn lưu hành đồng tiền riêng của nước mình nữa.
Tuy nhiên, chi phí của việc mất đi tính độc lập về tiền tệ phụ thuộc vào từng
nền kinh tế đang điều hành chính sách tiền tệ trước khi gia nhập liên minh tiền
tệ. Nhiều nước đang phát triển cho phép mở các tài khoản vốn có hạn chế trong
điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ độc lập, đặc biệt các nước đang phát triển
có thị trường vốn chưa phát triển và các tổ chức ngân hàng yếu kém.
Khuynh hướng thành lập liên minh tiền tệ cũng nhằm mục đích thúc đẩy
thương mại và đầu tư giữa các nước. Tạo thuận lợi trong các giao dịch về
thương mại và dịch vụ; giảm chi phí trong các giao dịch qua biên giới. Các nền
kinh tế có quan hệ thương mại lớn với nhau sẽ thu được nhiều lợi ích khi tham
gia vào liên minh tiền tệ do chi phí giao dịch giảm và hạn chế được những biến
động của tỷ giá. Ngoài ra, các cú sốc kinh tế sẽ có những ảnh hưởng khác nhau
đối với từng nước trong liên minh và mỗi thành viên trong liên minh sẽ không
có khả năng thực hiện các chính sách riêng lẻ để đối phó với các cú sốc về kinh
tế.
Việc phát hành đồng tiền chung sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra các
đợt biến động trên thị trường tiền tệ châu Á, giúp định giá chính xác mức độ
biến động của đồng tiền này so với đồng EURO và USD và tăng khả năng đối
phó với các cú sốc kinh tế. Khi các nước ASEAN sử dụng một đồng tiền chung
thì sẽ có cùng một chính sách tiền tệ, chế độ tỷ giá thả nổi sẽ được thay thế
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 26
bằng chế độ tỷ giá cố định. Chế độ thả nổi tỷ giá có xu hướng biến động hơn là
đảm bảo các chỉ số kinh tế vĩ mô. Điều này đặc biệt đúng với các nước đang
phát triển. Một số nước đang phát triển có lượng lớn tài sản nợ ngoại tệ không
được phòng ngừa rủi ro thưởng rất e ngại chế độ tỷ giá thả nổi. Việc sử dụng
một đồng tiền chung có thể giảm nhẹ một số ảnh hưởng ngược chiều của chế
độ tỷ giá thả nổi.
Các nước có quy mô thương mại lớn rất thích hợp để tham gia vào liên
minh tiền tệ bởi vì tỷ giá chung được sử dụng là để duy trì cân bằng đối ngoại.
Liên minh tiền tệ sẽ tạo ra sự linh hoạt hơn trong vấn đề giá cả, tiền lương và
các yếu tố sản xuất (lao động và vốn) giữa các nước. Trong hoạt động kinh tế
sẽ xuất hiện những cú sốc đối xứng giữa các nước và mức độ mở cửa nền kinh
tế giữa các nước trong liên minh sẽ lớn hơn, do vậy một khối lượng lớn giao
dịch thương mại sẽ được thực hiện. Nếu một nền kinh tế phải đương đầu với cú
sốc về cầu xuất khẩu, nền kinh tế phải chuyển sản xuất từ khu vực phi mậu
dịch sang khu vực mậu dịch để duy trì cân bằng đối ngoại. Nếu giá trong nước
của hàng hoá phi mậu dịch được cố định, việc điều chỉnh sẽ được thực hiện
bằng việc giảm giá tiền tệ. Tuy nhiên, việc giảm giá tiền tệ cũng tạo áp lực lớn
lên toàn bộ mức giá của nền kinh tế mà sẽ được bù đắp bằng một số lợi ích do
việc giảm giá tiền tệ. Các nước có quy mô thương mại lớn sẽ chịu áp lực lớn
hơn do vậy sẽ giảm bớt được việc phá giá.
Trong những năm đầu thành lập, ASEAN dường như chỉ tập trung vào
việc thiết lập an ninh và ổn định trong khu vực. Hiện nay mục tiêu ổn định và
hoà bình gần như đã đạt được trong khu vực, ASEAN tiếp tục giữ vững an ninh
trong khu vực và hướng tới mục tiêu hợp tác về kinh tế và bước quan trọng là
đã thành lập được khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Mục tiêu của
AFTA là hạ thấp thuế quan đối với hoạt động thương mại trong khu vực
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 27
ASEAN và theo lộ trình mức thuế tối đa được xuống 5% vào năm 2008.
Malaysia, Inđônêsia, Philipine, Singapore và Thái Lan là 5 quốc gia có nền
kinh tế tương đối phát triển, tuy nhiên về qui mô dân số cũng có sự khác biệt.
Khi tham gia liên minh tiền tệ, các nước có thể gặp một số khó khăn
như:
-Các nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau;
-Sự yếu kém của các khu vực tài chính ở một số nước;
-Sự không tương xứng về cơ chế chính sách để hình thành và quản lý
liên minh tiền tệ;
-Thiếu các điều kiện chính trị để hợp tác về tiền tệ và xây dựng đồng tiền
chung.
-Sự đa dạng về văn hoá, lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ và mức độ phát triển
cũng có thể tạo nên cản trở hội nhập giữa các nước.
Có thể nói sự khác nhau về kinh tế là rất lớn. Ví dụ Singapore được coi
là nước giàu nhất trong nhóm, bình quân thu nhập đầu người gấp khoảng 40
lần Inđônêsia.
Trình độ phát triển kinh tế ở các nước châu Á có mức chênh lệch lớn
xem xét trên các khía cạnh về GNP, GDP, kim ngạch thương mại và khả năng
chu chuyển vốn... Do vậy, việc hình thành một đồng tiền chung sẽ gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là vấn đề đặt mệnh giá cho đồng ACU vẫn đang trong quá
trình xem xét.
Ý tưởng thành lập ACU đã có từ lâu. Tuy nhiên, chưa có một nỗ lực cụ
thể nào để thực hiện ý tưởng này. 10 năm trước ACU được xem như chỉ tồn tại
trên lý thuyết. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, vấn đề
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 28
đồng chiền chung châu Á được nhấn mạnh. Thời gian gần đây, nhu cầu có một
đồng tiền chung châu Á trở nên cấp thiết khi giao lưu thương mại giữa các
nước tăng. ACU sẽ được lập ra theo hình mẫu của đơn vị tiền tệ châu Âu
(ECU). Châu Á sẽ được lợi nhờ tham khảo kinh nghiệm quá trình hình thành
đồng tiền chung châu Âu (thành lập đồng EURO kéo dài hơn 30 năm). Theo
đánh giá của các chuyên gia phân tích kinh tế, việc ra đời của đồng ACU sẽ
nhanh hơn đồng Euro. Theo thoả thuận, cuối năm 2006, 3 nước Hàn Quốc,
Trung Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ thành lập một nhóm chuyên gia bao
gồm các quan chức chính phủ, các chuyên gia viện nghiên cứu để đưa ra một
khuôn khổ chung cho đồng ACU. Đồng tiền chung ra đời sẽ đóng góp một
phần rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở châu Á và củng cố quá trình
liên kết châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường trái phiếu
và củng cố thị trường vốn góp phần giảm bớt các cú sốc tài chính từ bên ngoài
3.3. Lộ trình:
Nhìn nhận những khó khăn : ¾
-Đối đầu với thiên tai dịch họa cũng là điều mà các nước ở Châu Á hay
gặp phải do vị trí địa lý
-Giống nhau ở vài nét, nhưng nhìn chung những nước này có những
khác biệt khá lớn về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa… nên sự hội
nhập là khó khăn hơn so với một số khu vực khác trên thế giới.
-Bản tính kín đáo, giữ ý cũng gây ra những phiền toái khi đàm phán với
các nước phương Tây
-Sự bất đồng về ngôn ngữ là điều cản trở lớn nhất cho quá trình hội
nhập. Do mỗi nước có một ngôn ngữ khác nhau, không có nhóm ngôn ngữ nhất
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 29
định. Vì vậy mọi giao dịch thường phải thông qua tiếng Anh, mà có những
nước vẫn chưa đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của mình.
-Trừ Nhật Bản và bốn nước công nghiệp mới NICs, đa số các nước còn
lại vẫn là những nước đang phát triển, còn nghèo nàn với mức sống thấp, cơ sở
hạ tầng yếu kém, chưa hiện đại. Trình độ người lao động cũng chưa cao, chỉ
chuyên nhiều về lao động phổ thông…
-Một số nước tiền thân là những nước Xã hội chủ nghĩa như Trung
Quốc, Việt Nam, Lào mới bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tề thị trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như
đang chập chững trong các lĩnh vực như thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, cổ phần hóa các xí nghiệp quốc doanh…
¾ Những tiềm năng :
Với dân số đông, nền kinh tế thì đang tăng trưởng khá, Châu Á đang trở
thành một thị trường rộng lớn và rất hấp dẫn để tiêu thụ nhiều loại sản phẩm.
Thị trường đa dạng, phong phú… nhu cầu đã bão hòa ở các nước phát
triển và chuyển sang các nước đang phát triển. Một số dự báo cho tương lai :
-Châu Á sẽ là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới
Do thị trường xe hơi đang giảm sút ở các nước phát triển, trong khi Châu
Á đang rất đông dân. Đồng thời mức tăng trưởng kinh tế đang tăng, thu nhập
người dân đã khá dần. Cơ sở hạ tầng ở các nước Châu Á đang ngày càng được
nâng cấp, nhất là hệ thống giao thông đường bộ.
-Châu Á sẽ là nơi tiêu thụ cao su nhiều nhất thế giới
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 30
Do công nghiệp sản xuất xe hơi ở khu vự này phát triển nhanh, kéo theo
ngành sản xuất lốp xe sẽ phát triển. Do đó, nhu cầu về mủ cao su tăng là hiển
nhiên. Từ năm 1992 đã tăng 16% trong vòng 5 năm.
-Nhu cầu về điện tăng nhanh : Theo các nhà kinh tế thì nếu duy trì mức
độ tăng trưởng là 5% mỗi năm thì nhu cầu về điện sẽ tăng 7-8%. Như vậy, đến
đầu năm 2000, công suất điện lực của châu Á sẽ bằng của Mỹ. Điều này cũng
có nghĩa là Châu Á phải chuẩn bị nhiều cho việc cung cấp điện này.
-Nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không tăng : Theo dự báo, thì số
lượng hành khách đi máy bay của Châu Á sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010.
Trong đó, Malaysia sẽ xây dựng một sân bay trọng tâm trong vùng, đầu tư
hàng tỷ USD ở Kualalumpur, mỗi năm sẽ vận chuyển 100 triệu hành khách.
Bên cạnh đó, với mức sống tăng nhanh thì sẽ dẫn đến nhu cầu đi du lịch
cũng sẽ tăng cao ở Châu Á, đặc biệt là tầng lớp trung lưu.
-Châu Á sẽ là thị trường dầu quan trọng
Nhu cầu dầu của các nước trong khu vực đã tăng từ 14,2 triệu thùng/
ngày năm 1992 lên đến 16,4 triệu thùng/ tháng năm 1995 và 19,7 triệu thùng/
tháng năm 2000. Mặc dù đang có những nước xuất khẩu dầu như Trung Quốc,
Indonexia, Malaysia nhưng trong tương lai thì lại phải nhập dầu từ Trung
Đông.
-Nhu cầu về vàng cũng tăng nhanh
Chỉ riêng mỗi quí, nhu cầu về vàng của Singapore, Malaysia, Hàn Quốc,
Thái Lan và Indonesia đã là 85-90 tấn. Riêng khu vực Trung Quốc mở rộng,
bao gồm Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan thì đã tiêu thụ từ 103 đến 105 tấng/
quí.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 31
Ngoài những tiềm năng phát triển ở trên thì Châu Á còn là thị trường
hấp dẫn về các sản phẩm đã danhư điện toán, thẻ tín dụng…
-Châu Á sẽ là thị trường cung cấp sức lao động lớn nhất thế giới.
Với dân số trên 2 tỷ người chiếm 30% dân số thế giới, Châu Á là nơi
cung cấp sức lao động vô tận cho nền kinh tế Thế Giới. Do đời sống kinh tế
ngày càng cao, đời sống người lao động càng được cải thiện cùng với trình độ
dân trí được nâng cao, sự tác động của khoa học kỹ thuật mà nguồn lao động
này ngày càng có trình độ cao. Với truyền thống hiếu học, chịu khó tìm tòi và
có óc sáng tạo, người lao động ở các nước này dễ dàng thích ứng nhanh với
những tiến bộ trên thế giới.
Trong khi đó, ở các nước phát triển, đội ngũ lao động đang ngày càng
già đi, tỷ lệ sinh đẻ thấp thì Châu Á sẽ là thị trường cung cấp nguồn lao động
rẻ, với trình độ chuyên môn đang được nâng cao.
-Châu Á là thị trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đặc
biệt là với Mỹ, Tây Âu.
Với nguồn lao động rẻ, dồi dào, trình độ ngày càng cao; lại với nguồn tài
nguyên sẵn có, Châu Á đã và đang trở thành khu vực hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư. Đồng thời với những thuận lợi sau đây mà các nhà đầu tư nước ngoài
đang ngày một hướng đến khu vực Châu Á :
+Đây là khu vực khá ổn định so với các khu vực khác trên thế giới, đặc
biệt là về mặt chính trị. Mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính
1997, các nước này vẫn giữ được một mức ổn định nhất định cần thiết. Theo
đánh giá của các nhà đầu tư, thì trong những năm kế tiếp, thì nhu cầu đầu tư
vào các nước ở Châu Á sẽ tiếp tục tăng
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 32
+Mỹ và Tây Âu là những đối tác có nhiều kinh nghiệm về đầu tư ở
những nước này. Họ rất hiểu biết những lề lối và cung cách làm ăn của các
nước chủ nhà, từ đó họ sẽ yên tâm hơn. Tính tích tụ trong đầu tư tăng đã làm
giảm những rủi ro.
+Là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới trong những năm qua, Châu
Á đang được nhiều nước quan tâm. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư có thể
dự đoán được tương lai tránh những rủi ro.
+Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, khu vực Châu Á đang
mọc lên nhiều trung tâm công nghiệp và trung tâm thương mại. Nhiều thành
phố có GDP bình quân đầu người cao từ 1000USD trở lên như Thượng Hải,
Mãn Châu, Hồ Chí Minh … sẽ là những địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.
3.3.1. Chuẩn bị tất yếu:
-Giải quyết các chênh lệch (không hoàn toàn) về trình độ phát triển kinh
tế của các nước trong khu vực là điều hiển nhiên mà Ngân hàng Phát triển
Châu Á – ADB – một tổ chức đang tồn tại phải tiên phong xúc tiến với các
ngài bộ trưởng tài chính của các nước cùng bàn bạc và đưa ra giải pháp. Việc
chiênh lệch về kinh tế sẽ là một đề tài nan giải mà không thể một sớm một
chiều có thể giải quyết đựơc.
Có ba chiến lược phát triển kinh tế mà các nước đang phát triển thường
lựa chọn :
+Chiến lược phát triển kinh tế - chính trị
+Chiến lược tăng trưởng nhanh
+Chiến lược hỗn hợp
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 33
Mỗi chiến lược đều có những ưu và nhược điểm, nhưng đa phần đều
chọn chiến lược tăng trưởng nhanh. Chiến lược này sẽ giúp tạo ra một tăng
trưởng khá cao vì biết tập trung vào các yếu tố đầu vào, vào những ngành có
lợi thế so sánh lớn nhất. Tuy vậy chiến lược này sẽ gặp phải những khó khăn
cần phải chấp nhận là :
+Sự lệ thuộc vào tư bản nước ngoài
+Các vấn đề về xã hội có những lệch lạc
+Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng
+Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng…
Đó là cái giá phải trả cho sự phát triển này.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận là một số nước Châu Á đã gặt hái được
trong ba thập kỷ qua mà nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao và các
nước này đang trở thành khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.
Bảng 3.1 : Mức tăng trưởng kinh tế của 10 nước cao nhất năm 1997 :
Tên nước Mức độ tăng trưởng GDP (%) Xếp hạng
Singapore 10,1 1
Việt Nam 9,5 2
Malaysia 8,4 3
Mehico 8,1 4
Trung Quốc 8,0 5
Indonesia 7,8 6
Đài Loan 6,9 7
Lào 6,9 8
Ấn Độ 6,8 9
Thổ Nhĩ Kỳ 6,7 10
Nguồn : Công nghiệp – thương mại, 25.03.1998
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 34
Bảng 3.2: Dự báo mức tăng trưởng GDP
STT Tên nước và
lãnh thổ
GDP/đầu
người đến năm
2010 (USD)
GDP/đầu người
năm 1998 (USD)
Tốc độ tăng trưởng
trung bình năm giai
đoạn 2000-2010 (%)
1 Nhật Bản 33,985 22,720 1.0
2 Trung Quốc 9,740 3,860 6.5
3 Hàn Quốc 28,090 12,995 5.0
4 Đài Loan 39,980 17,495 5.5
5 Hồng Kông 37,095 23,105 3.3
6 Singapore 58,035 28,565 5.4
7 Thái Lan 42,405 6,285 4.4
8 Malaysia 21,640 10,680 5.8
9 Indonexia 6,370 3,275 4.8
10 Philipine 6,030 3,475 4.4
11 Brunei 24,035 19,985 2.1
12 Việt Nam 4,340 1,755 7.4
13 Mianma 1,765 825 6.1
14 Lào 2,775 1,325 6.4
15 Campuchia 2,360 1,550 4.9
Nguồn : Tạp chí Asia Week các năm 1998, 1999, 2000
Theo bảng số 3.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của các nước thuộc
khu vực Châu Á trong năm 1997 có những vị thế khá cao. Điều này cho thấy
tín hiệu của sự vươn mình mạnh mẽ của các nước Châu Á.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 35
Với bảng số 3.2, dự báo về tốc độ tăng trưởng của các nước cho thấy
mức độ tăng trưởng khá đồng đều về mặt tương đối của các nước khu vực
Châu Á. Nhưng thật sự thì GDP/đầu người của các nước trong khu vực này thì
không tương đương chút nào. Trong khi Thái Lan có GDP/đầu người cao nhất
là 42.405 USD thì vẫn còn ba nước là Mianma, Lào và Campuchia vẫn có mức
GDP/đầu người rất thấp. Chính khoảng cách này cũng gây đau đầu cho các nhà
kinh tế Châu Âu thì việc đối mặt của Châu Á là điều hiển nhiên.
Giải pháp cho Châu Á cũng sẽ giống Châu Âu, đó là lựa chọn những
nước nào , ở giai đoạn nào sẽ được đưa vào rổ. Và dần dần, với sự bình ổn ban
đầu, các nước sau sẽ được kết nạp vào.
-Bình ổn về mặt chính trị - là điều kiện đi kèm rất quan trọng, sau việc
giảm thiểu các chênh lệch về kinh tế.
Tuy phần đông các nước trong khu vực khá ổn định và an toàn về mặt
chính trị thì vẫn có những nước rất bất ổn về chính trị với các cuộc tranh chấp,
đảo chính.
Với việc bình ổn về chính trị, sẽ giúp cho các nước này có nhiều cơ hội
đón nhận các nguồn đầu tư để phát triển đất nước mình. Hiện tại, với sự bất ổn
về chính trị ở các quốc gia đa đảng đang khiến cho quốc gia đó phải mất nhiều
công sức để giải quyết thay vì hoạch định những chiến lược phát triển kinh tế
cho đất nước.
3.3.2. Thiết lập lộ trình
Học hỏi và điều chỉnh có chọn lọc theo lộ trình hình thành đồng tiền
chung Châu Âu là điều Châu Á nên làm.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 36
3.3.2.1./Thiết lập một tổ chức gồm các chuyên gia hàng đầu của các
nước nhằm cùng nghiên cứu và thúc đẩy quá trình hình thành là điều kiện tiên
quyết. Đơn giản vì đoàn tàu không thể chạy được nếu không có đầu tàu.
Tổ chức này sẽ quy tụ những chuyên gia của tất cả các nước. Công việc
của họ là sẽ cố gắng thực thi vai trò như một tổ chức sơ khai trong việc nối kết
các nước trong khu vực lại với nhau để từng bước hình thành những mốc thời
gian chủ yếu và cần thiết cho một đồng tiền chung Châu Á trong tương lai.
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc mới đây đã thỏa thuận cùng nghiên
cứu ở cấp chính phủ, nhằm đẩy nhanh quá trình ra đời đồng tiền chung của
Châu Á.
Vào ngày 5/5/2006, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Han Duck Soo và
hai người đồng nhiệm Jin Renqing – Trung Quốc và Sadakazu Tanigaki – Nhật
Bản đã bàn thảo về vấn đề này bên thềm hội nghị hàng năm của ADB lần thứ
39 họp tại Hyderabad, Ấn Độ. Thỏa thuận rằng tới cuối năm 2006, ba nước sẽ
thành lập một nhóm chuyên gia bao gồm các quan chức chính phủ, chuyên gia
các viện nghiên cứu để đưa ra khuôn khổ chung cho ACU.
Diễn đàn Bộ trưởng Tài chính ASEAN và ba nước đối tác Nhật Bản,
Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ trở thành một diễn đàn tương tự như Nhóm các
nước công nghiệp phát triển, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45422.pdf