Đề tài Lợi nhuận và biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty xây dựng phát triển nông thôn

Lời nói đầu

Chương I: Một số lý luận về cơ bản và lợi nhuận 1

I. Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận 1

1. Lợi nhuận và sự hinh thành lợi nhuận của doanh nghiệp 1

1.1. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh 2

1.2. Vai trò của lợi nhuận 4

1.2.1. Đối với xã hội 4

1.2.2. Đối với doanh nghiệp 4

1.2.3. Đối với người lao động 4

2. Tỷ suất lợi nhuận 4

3.Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 7

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 7

3.1.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và tiêu thụ 7

3.1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng 8

3.2. Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp hiện nay 10

3.2.1. Hạ giá thành sản phẩm 10

3.2.2. Tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ 11

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 12

Chương II: Thực trạng về tính hình thực hiện lợi nhuận và các biện pháp phấn đấu tăng nhanh lợi nhuận của công ty xây dựng phát triển nông thôn 13

I, Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty 13

1. Quá trình hình thành và phát triển 13

2. Cơ cấu tổ chức quản lý 14

3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 15

4. Đặc điểm công tác kế toá công ty 16

II. Tình hình tài chính của công ty 18

1. Tài sản - nguồn vốn của công ty thể hiện qua bảng sau 18

2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình lợi nhuận của công ty xây dựng phát triển nông thôn 19

2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 20

 

doc36 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty xây dựng phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu: Quản lý chặt chẽ từng khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản khi đưa vào sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu sản xuất. Xây dựng và kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng loại sản phẩm một cách thường xuyên và liên tục. - ¸p dụng công nghệ mới sử dụng vật liệu thay thể trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất để ngăn chặn kịp thời các hiện tượng mất mát, tham ô, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.... từ đó giảm chi phí vật tư giảm giá thành sản phẩm. Thứ 2:Phấn đấu tăng năng xuất lao động, đây là việc thực hiện tiết kiệm thời gian lao động, hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay tăng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ trang bị máy móc, trình độ tay nghề của người lao động , trình độ quản lý .... Do đó để tác động tích cực vào những nhân tố trên cần phải: -Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Đây là biện pháp trực tiếp để tăng năng suất lao động. Việc đưa các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất tạo khả năng to lớn để các doanh nghiệp khai thác triệt để năng lực của các máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động. -Tổ chức lao động khoa học hợp lý tránh tình trạng mất cân đối trong sản xuất, xoá bỏ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí lao động giờ máy. -Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, đẩy nhanh công tác sử dụng triệt để công suất máy móc thiết bị. Tạo một tiềm năng mới nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.2.2 Tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất và tiệu thụ: Đây là biện pháp quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy để thực hiện tốt biện pháp trên doanh nghiệp cần phải: -Chú trọng đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá máy móc, thiết bị nhanh chóng và mạnh dạn chuyển giao các công nghệ mới vào sản xuất có như vậy mới góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. -Tổ chức tốt công tác quản lý và sử dụng lao động, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời doanh nghiệp cần tổ chức tốt các ca kíp làm việc để vừa tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị vừa tận dụng được năng lực làm việc của công nhân lao động. -Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, cải tiến mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. -Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng chính sách maketinh thích hợp. Tổ chức công tác sản xuất và tiêu thụ phải nhịp nhàng sẽ có tác dụng tốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. -Đa dạng hoá các hình thức thanh toán, mở rộng thêm thị trường và nâng cao thị phần áp dụng nhiều hình thức thông tin quảng cáo là cách tốt nhất để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đến vốn. Việc sử dụng vốn đạt hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến qui mô sản xuất kinh doanh và hầu hết mọi mặt của doanh nghiệp. Nếu đẩy nhanh được tốc độ chu chuyển vốn làm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thì sẽ nhanh chóng thu hồi vốn và làm tăng nhanh mức doanh lợi của doanh nghiệp và ngược lại. Do vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả là phương hướng quan trọng để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng nghĩa với việc nâng cao sử dụng có hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động nên doanh nghiệp cần: -Sử dụng tối đa công suất các tài sản cố định để tăng năng suất lao động giảm chi phí khấu hao tài sản trong một đơn vị sản phẩm và tránh được hao mòn vô hình. Đổi mới, nâng cao trang thiết bị sản xuất. -Chú trọng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát tài chính đối với bộ phận vốn lưu động như vốn chi cho sản xuất, vốn sản phẩm đang chế tạo và vốn thành phẩm. Kiểm tra chặt chẽ các định mức tiêu hao, phát huy tính năng động sáng tạo tự giác, tự chủ của mỗi người lao động từ đó khẳng định được trình độ của người quản lý và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp. -Lựa chọn phương pháp huy động vốn hợp lý giảm bớt chi phí sử dụng vốn từ đó tăng lãi ròng cho doanh nghiệp. Trên đây là một số phương pháp cơ bản để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế mỗi doanh nghiệp có một điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Vì vậy phải căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất đặc thù của doanh nghiệp mình để áp dụng các biện pháp, phương hướng thích hợp để tăng khả năng thu lợi nhuận ngày càng cao của doanh nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH TẠi CÔNG TY 1. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn mà tiền thân là xí nghiệp khảo sát thiết kế. Sau này do tính chất nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty ngày24/3/1993 theo quyết định số 188/NN –TCCB/QĐ Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn quyết định thành lập Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn. Tên giao dịch: Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn. Tên giao dịch quốc tế: Contruction anh Rural Development Company. Trụ sở chính: 68 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội Ngoài ra Công ty còn có văn phòng đại diện tại TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn là một doanh nghiệp đãđược nhà nước xếp hạng Doanh nghiệp loại I theo quyết định số 2292NN –TCCB/QĐ ngày 13/12/1996. Công ty có tổng số vốn là:5.478.150.000 Đồng. Trong đó : Vốn cố định : 4.055.000.000 Đồng Vốn lưu động: 1.423.150.000 Đồng *Nhiệm Vụ của công ty Xây Dựng Và Phát Triển Nông Thôn Lĩnh vực xây lắp: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi, công trình khai hoang và xây dựng đồng ruộng, kinh doanh bất động sản, xây dựng đường dây tải điện và trạm biến áp < 35 KV, khoan giếng phục vụ đời sống và sản xuất. Lĩnh vực tư vấn thiết kế: Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi lâm nghiệp, cải tạo đồng ruộng. Khảo sát địa hình địa chất, thuỷ văn, địa chất công trình, môi trường sinh thái Thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình và lập dự toán công trình. Tư vấn đầu tư , chọn thầu, các hợp đồng xây lắp và mua sắm thiết bị. Thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định thiết kế và dự toán công trình. Quản lý dự án đầu tư xây dựng.. 2.Cơ cấu tổ chức quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty . Công ty Xây dựng và Phát triển Nông thôn là một đơn vị xây lắp nên việc tổ chức quản lý của công ty chịu sự ảnh hưởng của ngành xây lắp. Vì vậy, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ : CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. Phòng Tài chính Kế toán Đội XD số 1 Phòng Tổ chức hành chính TTTV đầu tư và XD Ban quản lý Xây dựng Phòng Kế hoạch dự thầu Đội XD số 41 Kế toán TTTV đầu tư và XD Kế toán Đội XD số 1 Kế toán Đội XD số 41 Ban Gi¸m ®èc Trong đó: Quan hệ chỉ đạo Ban giám đốc công ty(bao gồm một giám đốc,một phó giám đốc) vừa là người đại diện cho nhà nước,vừa là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty,thay mặt công ty giám đốc chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.Đại diện cho công ty thực hiện quyền nghĩa vụ cho nhà nước,đồng thời chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. Phòng tài chính kế toán: Thực hiện việc ghi chép xử lý các chứng từ ghi sổ kế toán, lập các báo cáo kế toán đảm bảo cung cấp số liệu về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp đầy đủ kịp thời,đông thời phòng kế toán có chức năng phân phối giám sát các nguồn vốn, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi,tổ chức quản lý nhân lực và cán bộ trong công ty.Đồng thời có nhiệm vụ phân phát những tài liệu cho các phòng ban. Phòng khoa học kỹ thuật: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất lập các hồ sơ dự thầu,tính dự toán xây dựng các công trình tham gia dự thầu,lập hạn mức tổ chức thu mua vật liệu đáp ứng nhu cầu cho đội khi được ban giám đốc giao phó theo dõi giám sát công trình thi công các công trình trúng thầu.Đồng thời có chức năng giúp đỡ giám đốc trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Các đội xây dựng:Có trách nhiệm quản lý và tổ chức thi công theo yêu cầu, nhiệm vụ của giám đốc giao cho,tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế nội bộ,thanh toán hợp đồng của đội. 3. Đặc Điểm Tổ Chức Công tác Kế toán Của Công Ty Bộ máy kế toán của công ty dược tổ chức theo nguyên tắc kế toán tập trung,cácđơn vị cấp dưới là đơn vị kế toán phụ thuộc. Tuy nhiên, kế toán đội chỉ làm nhiệm vụ hạch toán đầu tư ban đầu, thu thập chứng từ, kiểm tra chứng từ sau đó gửi về phòng kế toán công ty. Phòng kế toán công ty gồm 5 người: 1 Kế toán trưởng, 1 Kế toán tổng hợp, 1 Kế toán ngân hàng và tài sản cố định, 1 Kế toán thanh toán tiền mặt, tiền lương, 1 thủ quỹ được tổ chức theo mô hình sau: SƠ ĐỒ : SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Kế toán ngân hàng & TSCĐ Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt, tiền lương, BHXH Kế toán quỹ Kế toán TTTV đầu tư và XD Kế toán Đội XD số 1 Kế toán Đội XĐ số 41 KÕ to¸n tr­ëng Trong đó: Quan hệ chỉ đạo Ngoài chức năng quản lý tài chính, phòng kế toán còn có chức năng làm công tác kế toán. Nhịêm vụ chính của công tác kế toán là ghi chép thông tin kế toán và chuẩn bị báo cáo tài chính. Phòng kế toán gồm các thành viên: Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán,tập hợp số liệu về kinh tế,tổ chức phân tích hoạt động kinh tế điều hành các công việc chung trong phòng kế toán. Kế toán tổng hợp: Thực hiện hạch toán các phiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.Mọi báo cáo giấy tờ từ các đơn vị trực thuộc,đội xây dựng công trình đều phải qua bộ phận kế toán tổng hợp kế toán ngân hàng và TSCĐ:Theo dõi các khoản tiền chuyển khoản, tiền séc, tiền vay ngân hàng và tiền gửi ngân hàng,kiêm kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ), lập thẻ cho từng TSCĐ, theo dõi nguồn vốn sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, quý của khối cơ quan công ty. Kế toán tiền mặt ,tiền lương và BHXH:Cán bộ kế toán này chịu trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ để thủ quỹ căn cứ thu và xuất tiền chi dùng tại công ty sau đó tập trung vào sổ quỹ hàng tháng đối chiếu với thủ quỹ Công ty. Đồng thời cán bộ kế toán này kiêm luôn kế toán tiền lương và BHXH có trách nhiệm tính lương cho CBCNV theo chế độ quy định. Kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, hàng quý kế toán tiến hành trích BHXH theo dõi các tài khoản sau: TK 334, 3382,3383,3384,111 Kế toán quỹ:Kế toán quỹ có nhiệm vụ giữ tiền mặt của công ty đồng thời tập hợp chứng từ để nhập hoặc xuất quỹ. Sau đó kế toán quỹ tiến hành theo dõi chi phí cho các đội, lập báo cáo chi tiết công nợ giữa công ty với các đơn vị hàng tháng, quýKiểm tra đối chiếu các chứng từ thu chi, các chứng từ ngân hàng.Quản lý quỹ, lập báo cáo quỹ. Ngoài ra mỗi đội đều có một kế toán ,cán bộ kế toán này có nhiệm vụ tập hợp chứng từchi phí phát sinh và định kỳ,nộp chứng từ đó cho kế toán tổng hợp của công ty. 4.Đặc điểm công tác kế toán của công ty Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tuân thủ theo nguyên tắc được quy định trong quyết đinh 1141/TC – QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và quy định 1864/1998/QĐ – BTC. Về hình thức sổ kế toán áp dụng: Thống nhất áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty xây dựng và phát triển nông thôn tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. SƠ ĐỒ : TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHỨNG TỪ GỐC ứng từ gốc Bảng kê chứng từ gốc Báo cáo kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621, 622, 627 Bảng cân đối số phát sinh Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu II.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1.Tài sản-nguồn vốn của công ty thể hiện qua bảng sau: Bảng1:Khái quát tài sản-nguồn vốn của ty Đơn vị :1000đ STT ChØ tiªu N¨m 2002 N¨m 2003 So s¸nh 2003/2002 Sè tiÒn Tû träng (%) Sè tiÒn Tû träng (%) Sè tuyÖt ®èi Tû lÖ (%) I Tµi s¶n 46.777.194 100 44.769.007 100 -2.008.187 -4,28 1 TSL§ 43.888.507 93,83 40.421.109 90,28 -3.476.078 7,92 2 TSC§ 2.888.687 6,17 4,347.898 9,72 1.459.211 50,7 II Nguån vèn 46.777.194 100 44.769.007 100 -2.008.187 -4,28 1 Nî ph¶i tr¶ 42.631.555 91,15 40.344.041 90,12 -2.287.514 -5,36 2 Vèn CSH 4.145.639 8,85 4.424.966 9,88 279.327 6,73 Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy Năm 2002 và năm 2003 như sau:Tổng tài sản năm 2003 so với năm 2002 giảm 2.008.187 nghìn đồng,với tỷ lệ giảm là4,28%.tỷ lệ giảm như vậy cho ta thấy tình hình tài sản của công ty đã có những thay đổi và có dấu hiệu giảm dần.Việc giảm về quy mô tài sảnnhư vậy chủ yếu là tài sản lưu động giảm,với số giảm là 3.476.078 nghìn đồng với tỷ lệ tương ứng 7,92%.Nguyên nhân giảm là do vốn bằng tiền của công ty giảm xuống ,vốn bằng tiền giảm thể hiện trong thời gian qua ,quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động công ty đã thấy được sự bất hợp lý về kết cấu vốn lưu động do đó năm 2003 công ty đã kịp thời điều chỉnh về kết cấu vốn lưu động cụ thể là giảm vốn bằng tiền với mức độ hợp lý vừa để đảm bảo công tác thanh toán ,vừa dành vốn cho công tác phát triển sản xuất.Về tài sản cố định năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.459.211 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 50,7% là do năm 2003 doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm đổi mới thiết bị để phục vụ tốt hơn cho SXKD. So với năm 2002 tổng nguồn vốn năm 2003 giảm 2.008.187 nghìn đồng với tỷ lệ tương ứng 4,28%.Trong tổng số giảm của nguồn vốn thì khoản nợ phảI trả giảm 2.287.514 nghìn đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 5,36%,đIều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tự đIều chỉnh được nguồn vốn của mình , vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2002 là 279.327 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 6,73 % Từ bẳng trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty đang có xu hướng giảm,như vậy công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết .Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty chúng ta phảI xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình lợi nhuận của công ty xây dựng phát triển nông thôn. Trong nền kinh tế thị trường,để tồn tại và phát triển doanh nghiệp chỉ có sự lựa chọn duy nhất là hoạt động SXKD phải có hiệu quả thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận đạt được.Không nằm ngoài quy luật đó ,mọi cố gắng nỗ lực của công ty xây dựng và phát triển nông thôn trong những năm qua là vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.Muốn tối đa hoá lợi nhuận thì hoạt động SXKD của doanh nghiệp phải phong phú và đa dạng.Dưới đây chúng ta hãy xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty xây dựng phát triển nông thôn qua bảng kết quả hoạt động SXKD của công ty: Bảng2:Kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện lợi nhuận của công ty §¬n vÞ: 1000® Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng Doanh thu 53.175.973 40.289.396 -12.886.577 -24,23 1.Doanh thu thuần 53.175.973 40.289.396 -12.886.577 -24,23 2.Giá Vốn hàng bán 50.809.511 37.917.324 -12.892.187 -25,37 3Lợi nhuận gộp 2.366.462 2.372.072 5.610 0,23 4.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.666.812 2.136.826 470.014 28,19 5.Lợi nhuận từhoạt động KD 699.650 235.246 -464.404 -66,37 6.Thu nhập từ hoạt động tài chính 79.741 35.528 -44.213 -55,44 7.Chi phí hoạt động tài chính 7.181 6.778 -403 -5,61 8.Lợi nhuận hoạt động tài chính 72.560 28.750 -43.810 -60,37 9.các khoản thu nhập bất thường 204.545 83.540 -121.005 -59,15 10.Chi phí bất thường 180.617 32.675 -147.942 -81,9 11.Lợi nhuận bất thường 23.928 50.865 26.937 112,57 12.Lợi nhuận do trung tâm XD nộp 0 480.116 480.116 100 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 796.138 794.797 -1161 -0,14 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 254764 254392 -327 -0,15 15.Lợi nhuận sau thuế 541.374 540.585 -794 -0,14 2.1.Lợi Nhuận Từ Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Qua những số liệu ở bảng2,ta có thể rút ra những nhận xét sau: Doanh thu của công ty năm 2002 là 53.175.973 nghìn đồng năm 2003 là 40.289.396 nghìn đồng giảm 12.886.577 nghìn đồng so với năm 2002,tương ứng 24,23%.Mức giảm doanh thu bởi vì trong năm 2003 công ty trúng thầu nhiều công trình ,nhưng do lực lượng lao động của công ty mỏng mà công ty phải phân tán ra nhiều công trình khác nhau, dẫn đến tình trạng công ty có nhiều công trình dở dang chưa nghiệm thu thanh toán được,vốn lưu động bị ứ đọng, vì vậy doanh thu trong năm 2003 của công ty giảm 24,23% so với năm 2002. Đăc biệt các khoản giảm trừ của công ty không có,có nghĩa là công ty không co hiện tượng hàng bán bị trả lại,giảm giá chiết khấuĐiều này chứng tỏ công ty dã có nhiều biện pháp trong sản xuất kinh doanh nên chất lượng công trình ngày càng được nâng cao.Như vậy các khoản giảm trừ không có nên doanh thu thuần bằng doanh thu . Vì thế doanh thu thuần năm 2003 cũng giảm 12.886.577 nghìn đồng so với năm 2002. Đây là dấu hiệu không tốt nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Doanh thu thuần của công ty giảm,nhưng lợi nhuận gộp lại tăng.Năm 2003 lợi nhuận gộp của công ty đạt 2.372.072 nghìn đồng tăng 5.610 nghìn đồng so với năm 2002 tương ứng 0,23%.Lợi nhuận gộp tăng là do giá vốn hàng bán giảm,giá vốn hàng bán năm 2003 giảm 12.892.187 nghìn đồng so với năm 2002 tương ứng 25,37%.Đây là nhân tố làm tăng lợi nhuận gộp.Chúng ta sẽ phân tích và đánh giá các nhân tố làm ảnh hưởngđến lợi nhuận của công ty. *Giá Vốn Hàng Bán Giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọngchủ yếu,ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.Nó có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Để nhận thấy mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu giá vốn hàng bán đối với sự tăng giảm của lợi nhuận gộp.Căn cứ vào số liệu nếu giá vốn hàng bán giảm theo mức giảm của doanh thu thì giá vốn hàng bán của năm 2003 được phép là {50.809.511x75,77 %}=38.498.366,48 nghìn đồng,nhưng thực tế giá vốn hàng bán giảm 37.917.324 nghìn đồng .Như vậy ,giá vốn hàng bán giảm hơn so với năm2002 là do trong quá trình thi công ,công ty đã giảm được giá thành sản xuất ,công ty quản lý tốt việc sử dụng chi phí nguyên vật liệu,nhân côngMặc dù doanh thu không bằng năm trước nhưng do giá vốn hàng bán giảm nên lợi nhuận gộp của công ty đã tăng5.610 nghìn đồng. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy ,giá vốn hàng bán năm 2003 giảm hơn năm 2002.Năm 2002 giá vốn hàng bán là 50.809.511 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 95,56% trong tổng doanh thu thuần và đến năm 2003 là 37.917.324 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 94,11% trong tổng doanh thu thuần.Năm 2003 doanh thu thuần là 40.289.396 nghìn đồng giảm 12.886.577 nghìn đồng tương ứng 24,23%.Để thấy rõ hơn có thể so sánh chỉ tiêu giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần như sau:Nếu như năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì công ty phải bỏ ra 95,56 đồng vốn ,sang đến năm 2003 phải bỏ ra 94,11 đồng vốn .Như vậy so với năm 2002 thì giá vốn hàng bán giảm góp phần làm tăng lợi nhuận gộp. Cùng với giá vốn hàng bán chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.Muốn lợi nhuận ngày càng cao thì công ty phải không ngừng phấn đấu hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp *Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Để thực hiện sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.Vì vậy phấn đấu hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh luôn là phương hướng cơ bản,lâu dài nhằm tăng lợi nhuận và tạo được lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh.Để làm được điều này ,công ty cần áp dụng rất nhiều biện pháp như kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức chi tiêu cho các khoản chi như chi phí tiếp khách ,hội họp,quảng cáo theo tỷ lệ hợp lý,quản lý chặt chẽ máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý mà vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình Qua bảng số liệu ta thấy : Nếu chi phí quản lý doanh nghiệp tăng theo mức giảm của doanh thu thì chỉ cho phép tăng là { 1.666.812 x 75,77% } =1.262.943,45 nghìn đồng,nhưng trên thực tế lên tới 2.136.826 nghìn đồng,vượt mức cho phép là 873.882,54 nghìn đồng,làm cho lợi nhuận trước thuế giảm tương ứng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 là 2.136.826 nghìn đồng tăng 470.014 nghìn đồng so với năm 2002 tương ứng với 28,19%.Điều này chứng tỏ công ty chưa có những biện pháp thích hợp trong việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Để thấy rõ hơn trong năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì công ty phải bỏ ra 95,56 đồng giá vốn hàng bán và 3,13 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận thu về là 1,31 đồng.Sang đến năm 2003 công ty phải bỏ ra 94,11 đồng giá vốn hàng bán và 5,3 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận thu về là 0,59 đồng.Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp mà công ty bỏ ra năm 2003 cao hơn năm 2002 là 2,17 đồng. Điều này phản ánh công ty chưa có biện pháp tích cực làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nên đã đạt được lợi nhuận thấp hơn năm trước . Rõ ràng qua những phân tích ở trên cho ta thấy tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty,bởi lẽ chi phí có quan hệ rất chặt chẽ đối với doanh thu và lợi nhuận.Nếu chi phí tăng hoặc chi phí không đúng với nội dung của nó tất yếu sẽ làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm 2.2.Lợi Nhuận Từ Hoạt Động Tài Chính Hoạt động tài chính của công ty là góp vốn liên doanh.Trong năm qua ,hoạt động trên không mang lại cho công ty lợi nhuận như mong đợi.Việc góp vốn liên doanh của công ty không mang lại hiệu quả cao là do đầu tư và chọn đối tác không thích hợp với mô hình làm việc của công ty.Hơn nữa việc trả lãi cho vay ngắn hạn và trung hạn cho vốn kinh doanh đã làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính giảm. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2003 giảm so với năm 2002 là 43.810 nghìn đồng với tỷ lệ tương ứng 60,37%.Nguyên nhân giảm là năm 2003 thu nhập từ hoạt động này giảm,bởi vì thường công ty đầu tư vào cơ sở hạ tầng với số tiền lớn nhưng tốc độ thu hồi chậm,hơn nữa thị trường tài chính không ổn định .Để thu được lợi nhuận cao từ hoạt động này ,công ty cần có chính sách đào tạo cán bộ công tác kinh doanh tài chính,song bên cạnh đó cũng cần có thị trường tài chính ổn định. 2.3.Lợi Nhuận Bất Thường Hoạt động bất thường của công ty là thanh lý tài sản cố định.Cụ thể năm 2003 lợi nhuận từ hoạt động bất thường là 50.865 nghìn đồng tăng so với năm 2002 là 26.937 nghìn đồng tương ứng với 112,57%.Nguyên nhân tăng là do trong năm 2003 công ty đã thanh lý một số tài sản cố định. Như vậy đây là điều kiện để công ty chú ý đầu tư mua sắm đổi mới thiết bị để phục vụ tốt hơn cho công tác sản xuất kinh doanh 3.Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty 3.1.Một số chỉ tiêu tài chính năm 2002 và năm 2003 Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động SXKD của công ty ,chúng ta cần nghiên cứu một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty: Bảng4: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2002 và năm 2003 STT Chỉ tiêu Năm 2002 (%) Năm 2003 (%) Chênh lệch 2003/2002(%) 1 Bố trí cơ cấu vốn -TSCĐ/Tổng tài sản -TSLĐ/ Tổng tài sản 6,17 93,83 9,72 90,28 3,55 -3,55 2 Tỷ suất LN/doanh thu 1,02 1,35 0,33 3 Tỷ suát LN ròng VKD 1,16 1,2 0,04 4 Nợ phải trả/SVKD 91,15 90,12 -1,03 Qua số liệu ở bảng4 nếu xét về tỷ trọng ta thấy vốn lưu động của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định.Tỷ trọng vốn lưu động năm 2003 so với năm 2002 giảm 3,55%%,phù hợp với chủ trương của công ty.Hơn nữa việc đầu tư vốn cố định để mua sắm tài sản cố định(máy móc ,thiết bị)đã được công ty chú trọng vào năm 2003 để đổi mới đảm bảo cho yêu cầu của SXKD của công ty. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cứ 100 đồng doanh thu năm 2003 chỉ mang lại 1,35 đồng lợi nhuận ròng so với năm 2002 thì tăng 0,33 đồng,điều này thấy được lợi nhuận của công ty tăng lên.Đối với tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh: so sánh 2 năm ta thấy cứ 100 đồng tiền vốn bỏ ra để kinh doanh thì năm 2002 thu về 1,16 đồng thực lãi còn năm 2003 thu về1,2 đồng cao hơn năm 2002 0,04 đồng.Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời vốn kinh doanh càng tăng. Nợ phải trả trên tổng vốn kinh doanh là tương đối cao.Năm 2003,nếu bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì công ty phải trả một khoản nợ là 90,12 đồng ,giảm 1,03 đồng so với năm 2002.Đây là dấu hiệu đáng mừng cho công ty. 3.2.Tình hình sử dụng vốn lưu động và quản lý vốn lưu động của công ty. *Kết Cấu Vốn Lưu Động: Đơn vị :1000đ STT ChØ tiªu N¨m 2002 N¨m 2003 So s¸nh 2003/2002 Sè tiÒn Tû träng (%) Sè tiÒn Tû träng (%) Sè tuyÖt ®èi Tû lÖ (%) 1 Vốn Bằng Tiền 3.876.419 8,83 1.380.117 3,42 -2.496.302 -64,39 2 Các khoản Phải Thu 26.001.892 59,24 34.280.445 84,80 8.278.553 31,84 3 Hàng Tồn Kho 318.996 0,73 623.731 1,54 304.735 95,52 4 TSLĐ Khác 13.691.200 31,2 4.136.816 10,24 -9.554.384 -69,78 5 Chi Sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH392.doc
Tài liệu liên quan