Đề tài Lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần tập đoàn Hipt

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tập đoàn hipt

I.quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tập đoàn HIPT

1.quá trình hình thành và phát triển công ty hipt

2.Cở cấu bộ máy tổ chức quản trị của công ty

II. Thực trạng về tình hình lợi nhuận của HIPT Group những năm gần đây

1. Kết quả một số năm gần đây (thể hiện qua biểu 01

2. Tình hình thực hiện doanh thu và quản lý chi phí của HIPT Group

3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước

4. Những thành tựu đạt được và những hạn chế đặt ra đối với HIPT Group

4.1. Những thành tựu đạt được

4.2. Những hạn chế

III. Những biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần tập đoàn HIPT

1. Các biện pháp tăng doanh thu

1.1. Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh song phát triển có trọng điểm

1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khách hàng

1.4. Nâng cao công tác phục vụ khách hàng và dịch vụ sau bán hang

2. Các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

2.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng chi phí

2.3. Tổ chức sắp xếp lao động hợp lý

2.4. Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

 

 

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần tập đoàn Hipt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ tạo ra 2,148 (đ) lợi nhuận sau thuế, thì đến năm 2007 đã tạo ra 8,297 (đ) lợi nhuận sau thuế. Đây là sự cố gắng rất lớn của công ty trong việc quản lý chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế và giá vốn hàng bán đều tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 21,86% thấp hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (370,64%). * Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Năm 2006, tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là 1,893%, con số này đã tăng lên 7,404% (vào năm 2007), tương ứng với tỉ lệ tăng là 291,13%. Có được điều này do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 20,32%. Cùng với việc tăng cường hoạt động tài chính và hoạt động khác đã góp phần tăng lợi nhuận sau thuế với tốc độ tăng khá cao (370,64%). Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh, thì những sản phẩm, dịch vụ HIPT Group cung cấp phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, đó là tiền đề để công ty thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn nhiều tốc độ tăng của doanh thu thuần nên đã nâng cao được tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Chính kết quả này cũng đã góp phần nâng cao tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. * Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh tăng từ 1,866% năm 2006 lên 7,315% vào năm 2007, tương ứng với tỉ lệ tăng là 292,02%. Nếu năm 2006, cứ 100 (đ) vốn kinh doanh bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì sẽ tạo ra được 1,866 (đ) lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2007 nó đã tạo ra được 7,315 (đ) lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của công ty đã được nâng cao đáng kể. Ta sẽ xem xét tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh trong mối quan hệ với tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay tổng vốn thông qua phương trình Dupont: Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD = LN sau thuế DTT * DTT VKD bình quân = Tỉ suất LN sau thuế trên doanh thu Vòng quay tổng vốn * - Năm 2006: Tỉ suất LN sau thuế trên VKD = 1,893% 0,986% = 1,866% * - Năm 2007:Tỉ suất LN sau thuế trên VKD = 7,404% 0,988% = 7,315% * Như vậy, tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh tăng 5,449% là do tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng từ 1,893% năm 2006 lên 7,404% năm 2007 và vòng quay tổng vốn tăng từ 0,986 (vòng) lên 0,988 (vòng). Việc tăng vòng quay tổng vốn do tốc độ tăng của doanh thu thuần (20,32%) cao hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân (20,08%). Mặt khác, ta thấy rằng tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh tăng chủ yếu là do tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng từ 1,893% (năm 2006) lên 7,404% (năm 2007), tương ứng với tỉ lệ tăng là 291,13%. Cứ 100 (đ) vốn kinh doanh bình quân trong năm 2007 tạo ra 7,315 (đ) lợi nhuận sau thuế là do hai nhân tố: Thứ nhất: Khi sử dụng bình quân 100 (đ) vốn kinh doanh tạo ra 0,988 (đ) doanh thu thuần. Và trong 100 (đ) doanh thu có 7,404 (đ) lợi nhuận sau thuế. Như vậy, các kết quả trên cho thấy hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm vừa qua đã được nâng cao hơn trước. Điều này cho thấy trình độ, kinh nghiệm của ban lãnh đạo công ty cũng như trình độ sản xuất kinh doanh của toàn bộ công ty đã có sự tiến bộ. * Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng từ 5,900% (năm 2006) lên 18,984% (năm 2007), tương ứng với tỉ lệ tăng là 221,76%. Điều này có nghĩa, nếu như trong năm 2006, cứ 100 (đ) vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tạo ra 5,900 (đ) lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2007, 100 đồng vốn chủ sở hữu đó đã tạo ra 18,984 9 (đ) lợi nhuận sau thuế. Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = LN sau thuế DTT * DTT VKD bình quân * VKD Vốn CSH = Tỉ suất LN sau thuế trên doanh thu Vòng quay tổng vốn * * Thừa số vốn - Năm 2006: Tỉ suất LN vốn chủ sở hữu = 1,893% 0,986% 5,900% * 3,16% = * - Năm 2007: Tỉ suất LN vốn chủ sở hữu = 7,404% 0,988% = 18,98% * * 2,60% Như vậy, có thể thấy: Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng là do tỉ suất lợi nhuận doanh thu tăng 5,511% và vòng quay tổng vốn tăng 0,002 (vòng), mặc dù thừa số vốn giảm 0,56. Thừa số vốn giảm do tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân (20,08%) thấp hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân (46,28%). Việc tăng vốn chủ sở hữu bình quân là khá hợp lý, bởi trong năm 2007, HIPT Group đã tăng thêm vốn điều lệ 13.122.000.000 (đ) từ việc huy động vốn góp của các cổ đông. Với sự hoạt động hiệu quả trong những năm vừa qua của công ty thì việc huy động thêm vốn góp cổ công là khá dễ dàng, các cổ đông của công ty có xu hướng giữ lại cổ tức nhiều hơn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận. Bởi với những lĩnh vực kinh doanh của công ty thì không chỉ phát triển hiện nay mà hi vọng lĩnh vực này sẽ ngày càng phát triển khi Việt Nam đã là một thành viên của WTO. Với việc tăng của vốn chủ sở hữu đã làm tỉ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng từ 34,6% (cuối năm 2006) lên 41,24% (vào cuối năm 2007), đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, giảm thiểu rủi ro, tăng mức độ độc lập tài chính của công ty. Mặt khác, ta thấy rằng các chỉ tiêu phản ánh khả năng tahnh toán của công ty đều tăng như hệ số khả năng thanh toán hiện hành ( tăng t ừ 1,53 lần vào cuối năm 2006 lên 1,70 vào cuối năm 2007); hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (tăng từ 0,7 lên 0,97) và hệ số khả năng thanh toán nhanh (tăng từ 0,04 lên 0,17). Tuy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1, song đây vẫn chưa phải là “tiếng chuông báo động lớn”, bởi những khoản nợ này chưa đến ngày đáo hạn. Và trong năm 2007, công ty chưa để khoản nào rơi vào nợ quá hạn, công ty luôn đảm bảo thanh toán đúng các khoản nợ đến hạn, cho thấy sự lành mạnh trong tình hình tài chính của công ty. Đây là một thành tích đáng khích lệ và cần được phát huy trong những năm tới. Tuy thừa số vốn giảm nhưng qua những phân tích trên thì tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu vẫn tăng với tỉ lệ khá cao (221,76%). Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm thông qua hệ số nợ giảm từ 65,40% (vào cuôi năm 2006) xuống 58,76% (vào cuối năm 2007). Doanh lợi vốn chủ cao hơn nhiều so với doanh lợi tổng vốn cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay hiệu quả. Nhưng nếu trong năm tới công ty lại muốn sử dụng nợ vay để khuyếch đại tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hơn nữa thì phải cân nhắc trong mối quan hệ với khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng hệ số nợ lên cao hơn không phải là một biên pháp hay trong trong điều kiện hiện tại khi mà hệ số nợ đã xấp xỉ 0,6. Công ty cần áp dụng các biện pháp tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tác động nâng cao doanh lợi vốn chủ. Như vậy, ta có thể thấy rằng: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng công tác thực hiện lợi nhuận của HIPT Group là tương đối tốt, thể hiện năng lực và trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo công ty cùng sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty. 2. Tình hình thực hiện doanh thu và quản lý chi phí của HIPT Group Trong năm vừa qua, tình hình thực hiện doanh thu cũng như quản lý chi phí của HIPT Group được thể hiện qua biểu 03. Biểu 03: Tình hình thực hiện doanh thu và quản lý chi phí Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 104.165.982.757 127.648.599.410 23.482.616.653 22,54 2 Các khoản giảm trừ 1.622.734 2.322.006.806 2.320.384.072 142992,26 3 DTT về bán hàng và cung cấp DV 104.164.360.023 125.326.592.604 21.162.232.581 20,32 4 Giá vốn hàng bán 91.776.797.420 111.837.798.837 20.061.001.417 21,86 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 12.387.562.603 13.488.793.767 1.101.231.164 8,89 6 Doanh thu hoạt động tài chính 166.433.655 614.395.887 447.962.232 269,15 7 Chi phí tài chính 10.085.876 886.160.990 876.075.114 8686,16 8 Chi phí bán hàng 412.547.094 236.453.012 (176.094.082) (42,68) 9 Chi phí QLDN 11.448.457.660 10.708.957.165 (739.500.495) (6,46) Ta nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2006 tăng 22,54% song các khoản giảm trừ doanh thu tăng 142992,26% (một tỉ lệ rất cao). Các khoản giảm trừ doanh thu tăng do công ty đã thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng (năm 2006 công ty thực hiện chiết khấu 1.622.734 đồng song đến năm 2007 là 671.006 đồng). Tuy nhiên, ta thấy việc tăng các khoản giảm trừ doanh thu trong năm 2007 chủ yếu do trong năm công ty đã bị trả lại hàng đã bán với giá trị 2.321.335.800 đồng. Đây là một vấn đề đặt ra đối với công ty trong việc quản lý sản xuất kinh doanh, bởi do chất lượng và một số điều kiện khác mà số hàng đã bán đã bị trả lại. Từ đó thúc đẩy công ty cần có các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, có như vậy mới thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hơn hết là củng cố, duy trì uy tín đối với bạn hàng để đứng vững và không ngừng phát triển. Tuy nhiên ta thấy rằng hoạt động tài chính của công ty không thực sự hiệu quả, năm 2007 doanh thu hoạt động tài chính là 614.395.887 (đồng) (tăng 269,15% so với năm 2006), trong khi chi phí hoạt động tài chính lên tới 886.160.990 (đồng) (tăng 8686,16%). Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận của HIPT Group trong năm 2007. Trong năm 2007 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quy mô tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Công ty đã có những thành tích đáng khích lệ trong công tác quản lý chi phí, thể hiện ở năm 2006 so với năm 2006 chi phí bán hàng giảm 42,68%; và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 6,46%. Để đánh giá việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý có thực sư trong hiệu quả của công tác quản lý chi phí hay không, chúng ta xem xét các chỉ tiêu phản ánh tỉ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu (qua biểu 04). Biểu 04: Tình hình quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 Chi phí bán hàng 412.545.094 236.453.012 2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.448.457.660 10.708.957.165 3 DT bán hàng và cung cấp DV 104.165.982.757 127648.599.410 4 Tỉ lệ CPBH/Doanh thu 0,396% 0,185% 5 Tỉ lệ CPQLDN/Doanh thu 10,99% 8,39% Qua biểu 04 ta thấy: Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tăng song chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm, nhưng hiệu quả sử dụng các khoản chi phí này trong hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên rõ rệt. Trong năm 2006, tỉ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu là 0,396%, điều này đồng nghĩa với việc để đạt được 100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 0,396 đồng chi phí bán hàng. Nhưng sang năm 2007, tỉ lệ này giảm xuống còn 0,185%, có nghĩa là số chi phí bán hàng phải bỏ ra để đạt được 100 đồng doanh thu chỉ còn 0,185 đồng (đã tiết kiệm được 0,211 đồng). Đó là hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng, còn công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp thì sao? Trong năm 2006, để có 100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 1ll0,99 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng đến năm 2007 công ty chỉ cần bỏ ra 8,39 đồng. Đây có thể xem là một thành tích trong công tác quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm vừa qua. Và công ty càn phát huy trong những năm tới. 3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Trong năm vừa qua, HIPT Group đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước như thế nào được thể hiện qua biểu 05. Qua biểu 05 ta thấy: Trong năm 2007, công ty đã thực hoàn thành đẩy đủ và đúng hạn các khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác với Nhà nước, không để các khoản thuế này ứ đọng sang năm sau. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa thực hiện thật tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT đối với hàng bán nội địa cũng như thuế TNDN, đây là nguyên nhân làm tổng số thuế còn phải nộp chuyển sang kỳ sau là 1.406.831.276 đồng. Như vậy, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của HIPT Group trong năm qua đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện ở thị trường và khách hàng được mở rộng, doanh thu và lợi nhuận đều tăng với tốc độ khá cao, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện. Đây chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong công ty. 4. Những thành tựu đạt được và những hạn chế đặt ra đối với HIPT Group 4.1. Những thành tựu đạt được Với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên công ty, trong năm vừa qua HIPT Group đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận sau: Trước hết là HIPT Group hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT), đây là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển trong tình hình nền kinh tế hội nhập hiện nay và sự đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh song tập trung vào: * Sản xuất phần mềm máy tính - Bàn giao cho khách hàng sản phẩm đúng yêu cầu theo đúng tiến độ quy định trong kế hoạch dự án đã được khách hàng chấp nhận. * Cung cấp giải pháp CNTT - Đáp ứng kịp thời và đầy đủ yêu cầu khách hàng đã ghi trong hợp đồng. - Đảm bảo cung cấp cho khách các giải pháp CN hàng đầu thế giới. * Thiết kế, cung cấp, lắp đặt và tích hợp hệ thống thông tin - Đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của khách hàng trong hợp đồng đã ký. - Đảm bảo cung cấp cho khách hàng các giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới. * Bán buôn, bán lẻ các sản phẩm CNTT - Giao hàng đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng. - Đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu hỗ trợ cuả khách hàng. * Đào tạo tin học - Đảm bảo số lượng học viên và tỷ lệ tốt nghiệp cao. - Đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường CNTT trong và ngoài nước. * Dịch vụ truyền thông Cập nhật thông tin kịp thời, Chất lượng dịch vụ đúng như cam kết. Đồng thời việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đươc chuyên môn hóa bằng việc tổ chức các công ty TNHH thành viên gồm: + Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát triển Tin học – HIPT. + Công ty TNHH Tích hợp hệ thống HIPT (HiSI); + Công ty TNHH Giải pháp hệ thống thông tin HIPT (HiSS); + Công ty TNHH Dịch vụ và truyền thông HIPT (HiSC); + Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tin học HIPT (HiST); + Công ty TNHH Giải pháp Ngân hàng và Tài chính HIPT (HiBF); + Công ty TNHH Phát triển hạ tầng CNTT Hà Nội (HiDC) Doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận tăng đáng kể, cho thấy sự trưởng thành về quy mô tiêu thụ và hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao: Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 22,54% và tổng lợi nhuận sau thuế tăng 370,64%. Công ty đã giảm vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro, tăng mức độ độc lập tự chủ về mặt tài chính. Khả năng thanh toán tăng lên rõ rệt, phản ánh khả năng trả nợ nói chung của công ty đã được nâng cao, không để khoản nợ nào quá hạn hoặc không có khả năng trả, củng cố uy tín công ty trong mắt bạn hàng. Đồng thời, công ty cũng đã đạt được những thành tích trong công tác quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung, góp phần tăng lợi nhuận. Hơn thế nữa chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng được nâng cao và phù hợp với nhu cầu thị trường, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong năm công ty đã quan tâm đến đầu tư TSCĐ, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, cụ thể trong năm công ty đã mua mới 01 bộ máy ghi hình và chụp hình; máy phát điện, phụ tùng thay thế với tổng giá trị 79,5 triệu đồng. Các chỉ tiêu như: Tỉ suất lợi nhuận giá thành, tỉ suất lợi nhuận doanh thu, tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữuđều tăng lên khá cao, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao. Song bên cạnh những thành tựu đạt được, HIPT Group lại gặp phải những hạn chế nhất định. 4.2. Những hạn chế Trước hết phải kể đến đó là trong năm 2007 đã có một khối lượng hàng tiêu thụ bị trả lại trị giá 2.321.335.800 đồng, do chất lượng không đảm bảo như yêu cầu của khách hàng, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của công ty. Hoạt động tài chính chưa thực sự hiệu quả: Năm 2007, doanh thu hoạt động tài chính là 614.395.887 đồng, tăng 269,15% so với năm 2006, trong khi chi phí tài chính (lãi vay) là 886.160.990 đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng là 8686,16%. Đồng thời, trong năm các loại máy tính và điều hòa nhiệt độ do sử dụng lâu năm bị hỏng không sử dụng được, lạc hậutrong khi mới chỉ khấu hao chưa được một nửa. Lợi nhuận khác năm 2007 cũng giảm 560,84% so với năm 2006. Đây là một nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng của lợi nhuận của HIPT Group. Qua đây đặt ra vấn đề đối với công ty, liệu có nên cho vay, gửi tiền lấy lãi trong khi công ty vẫn phải đi vay để đáp ứng nhu cầu vốn và phải trả một khoản chi phí khá lớn. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chưa giảm xuống và còn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Cuối năm 2007, công ty vẫn để khách hàng chiếm dụng 28.375.078.194 đồng, trong khi công tác lập dự phòng phải thu khó đòi chưa được quan tâm. Tuy ở trong năm công ty không để khoản phải thu khách hàng nào quá hạn hoặc rơi vào “nợ xấu”, song thương trường như chiến trường, rủi ro luôn là “người bạn tiềm ẩn” nên công ty cần quan tâm hơn nữa công tác lập dự phòng. Mức chiết khấu cho khách hàng còn chưa cao và kém cạnh tranh với các đối thủ khác cùng ngành. Trong năm việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN chưa thật sự tốt, vẫn để một số khoản thuế phải nộp kỳ này sang năm sau (1.406.831.276 đồng). Đồng thời cổ phiếu của công ty vẫn chỉ dừng lại ở thị trường OTC, chưa được tham gia vào thị trường tập trung. Nếu như trong năm tới cổ phiếu của công ty được tham gia vào thị trường tập trung và với hiệu quả hoạt động như hiện nay thì công ty là một môi trường thu hút nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh “sốt thị trường chứng khoán hiện nay”, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thu được mức sinh lời cao. Chính những hạn chế này là một rào cản không nhỏ trong việc nâng cao lợi nhuận hơn nữa của công ty. Điều đó đòi hỏi công ty phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy hết những ưu thế và khắc phục những nhược điểm trên để có thể phấn đấu tăng lợi nhuận hơn nữa và đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. -một số hoạt động xã hội của HIPT Group như thể thao, văn háo, nghệ thuật xây dựng một đời sống văn háo lành mạnh, văn minh và tạo dựng mối quan hệ gắn bó và chan hào giữa các thành viên , tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho nhân viên trong tập đoàn giao lưu, giải trí và hoạt động thể thao sau những giờ làm việc mệt mỏi. hipt Goup lien tục tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong năm, không chỉ giới hạn nội bộ tập đoàn mà còn tham gia giao lưu với các đơn vị trong khu vực ổi bật như Tập Đoàn tổ chức Hiến máu nhân Đạo Hoạt động du xuân, lễ hội Tổ chức Giải bong đá HIPT Buildinh đầu xuân Tham gia các giải cầu lông, bong bàn, kéo co . Do quận đoàn tổ chức Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập đoàn với các hoạt động văn háo thể thao vô cùng đặc xắc và lớn nhất trong năm Tổ chức giải bơi lội HIPT Swimming competition Tổ chức giải bóng đá HIPT giao lưu mở rộng Tổ chức ngày tết trung thu cho các cháu thiếu nhi Tổ chức hội chợ ẩm thực III. Những biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần tập đoàn HIPT Đạt được lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp nói chung và với HIPT Group nói riêng. Với định hướng phát triển những năm tới, phấn đấu đưa HIPT Group thành một tập đoàn vững mạnh, tăng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì trước tình hình tài chính hiện nay HIPT Group gần những giải pháp gì để đạt được mục tiêu lợi nhuận và không ngừng tăng lợi nhuận. 1. Các biện pháp tăng doanh thu 1.1. Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh song phát triển có trọng điểm Hiện nay HIPT Group hoạt động kinh doanh khá đa dạng: Từ buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ( chủ yếu máy móc, thiết bị tự động hóa, đo lường, điều khiển và vật tư, máy móc phục vụ sản xuất, tiêu dùng); đến dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử, tin học, viễn thông; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông; sản xuất phần mềm máy tính và cung cấp các giải pháp công nghệ; xây dựng dân dụng, công nghiệp; dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở; kinh doanh Bất động sản; tư vấn đầu tư và tư vấn xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình). Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin là khá phù hợp, song để phát triển một cách đồng đều và toàn diện là điều không phải dễ dàng. Do đó công ty cần phải xem xét nghiên cứu thị trường và khả năng về tình hình tài chính cũng như nhân lực để tập trung phát triền có trọng điểm những ngành nghề phù hợp nhất, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ; sản xuất phần mềm máy tính và cung cấp giải pháp công nghệ. Thực tế cho thấy, việc công ty tổ chức hoạt động chuyên môn hóa bằng việc thành lập các công ty TNHH thành viên là một chiến lược khá hợp lý, song không phải tất cả đểu hoạt động thật sự hiệu quả, vì vậy công ty cũng cần phải xem xét để ưu tiên cung cấp vốn cho những công ty thành viên hoạt động có hiệu quả. Đồng thời thúc đẩy việc hoạt động có hiệu quả của các công ty thành viên thông qua đặt ra kế hoạch đạt được cho mỗi công ty trên cơ sở việc hoạch định các định mức vốn nhất định. 1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Đây là biện pháp hết sức cần thiết và cần đặt lên hàng đầu để tăng năng lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, công ty cần thực hiện tốt những biện pháp sau: - Kiểm tra chặt chẽ khâu nhập tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (máy móc thiết bị tự động hóa, đo lường) để buôn bán, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của công ty. - Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có trình độ chuyên mônbằng việc thường xuyên mở lớp đào tạo, kiểm tra chặt chẽ khâu tuyển dụng lao động, đồng thời có những chính sách lương thưởng phù hợp, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của công nhân viên. Bởi trình độ của đội ngũ nhân lực sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty, đặc biệt với lĩnh vực công nghệ cao (CNTT) của công ty cần có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao. 1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khách hàng Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp chỉ quan tâm sản xuất những cái mình có. Song trong cơ chế thị trường doanh nghiệp phải biết nhìn nhận sản xuất cái thị trường cần, việc quyết định sản xuất kinh doanh mặt hàng gì, kinh doanh như thế nào là xuất phát từ nghiên cứu thị trường. Với sự đào thải khắt khe, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường và điểu chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp. Đây được coi là công việc đầu tiên, cần thiết và vô cùng quan trọng của hoạt động Marketing, vì chỉ khi hiểu đẩy đủ về môi trường, khách hàng, công ty mới chủ động đưa ra chiến lược phù hợp với yêu cầu của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo kinh doanh có lãi và gia tăng lợi nhuận. Hiện nay có rất nhiều các tập đoàn, các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùngDo vậy, công ty cần có những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong thời gian tới công ty cần tăng cường đào tạo cán bộ nghiên cứu thì trường và khách hàng. Đồng thời cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu khả năng xâm nhập của các đối thủ mới. Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa thương hiệu của công ty đến với người tiêu dùng, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. 1.4. Nâng cao công tác phục vụ khách hàng và dịch vụ sau bán hàng Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và khách hàng, công ty phải đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để có sự điều chỉnh phù hợp và đáp ứng nhu cầu đó. Ngoài ra, khi xác định được mối quan hệ với các khách hàng cần cố gắng duy trì mối quan hệ đó lâu dài để giữ vững vị thế của mình cũng như có cơ hội mở rộng thì trường. Để làm được điểu này, công ty phải nâng cao chất lượng công tác phục vụ khách hàng như: Các nhân viên của công ty phải luôn có thái độ hòa nhã, thân thiện với khách hàng, tận tình giải đáp thắc mắc của khách hàng Định kỳ nên tổ chức họp mặt khách hàng nhằm tạo mối quan hệ mật thiết giữa khách hàng với công ty. Việc tổ chức hội họp là dịp để lãnh đạo công ty gặp gỡ khách hàng và nghe những phản hồi trực tiếp từ khách hàng, từ đó khắc phục những nhược điểm của công ty và tạo niềm tin đối với khách hàng. Với phương châm hoạt động “ Công nghệ tiên tiến – Giải pháp phù hợp”. Công ty phải quan tâm đến các dịch vụ sau bán hàng. Một thực tế xảy ra đó là nhiều khi phần mềm của công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5665.doc
Tài liệu liên quan