Lời mở đầu 1
Chương I: lí luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
I. Lơị nhuận và vai trò của lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
1. Khái niệm 3
2. Nội dung lợi nhuận. 4
3. Vai trò của lợi nhuận 5
II. phương pháp xác định lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 8
1. Phương pháp xác định lợi nhuận 8
2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 12
2.1 Yêu cầu của việc phân phối lợi nhuận doanh nghiệp 13
2.2 Trình tự phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp 13
III. Kế hoạch hoá lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận doanh nghiệp 15
1. Kế hoạch hoá lợi nhuận và sự cần thiết phải lập kế hoạch lợi nhuận 15
1.2 Phương pháp lập kế hoạch hoá lợi nhuận 17
2. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận doanh nghiệp 18
IV. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp 20
1. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao lợi nhuận 20
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 22
2.1 Các nhân tố khách quan 22
2.2 Các nhân tố chủ quan: 24
3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 25
3.1 Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp 25
3.2 Phấn đấu tăng năng suất lao động 26
3.3 Tiết kiêm chi phí, giá thành sản phẩm 26
3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng. 27
3.5 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 27
3.6 Phân phối lợi nhuận hợp lý 27
Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty sản xuất-xuât nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội 29
I. giới thiệu chung về công ty 29
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 29
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 30
1.1. Chức năng của công ty. 30
2.2 nhiệm vụ của công ty 31
2.3 trách nhiệm và quyền hạn của công ty 31
3.1 cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 32
3.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của công ty 34
II. tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 37
1. Tình hình sử dụng tài và nguồn vốn của công ty 37
1.1. Tình hình sử dụng tài sản 37
1.2 Cơ cấu nguồn vốn 40
2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sản xuất-xuât nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội trong hai năm 2000-2001 42
II. tình hình lợi nhuận của công ty 44
1.Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 44
2. Tỷ suất lợi nhuận 47
3. Phân tích lợi nhuận theo các đơn vị trực thuộc 50
4. Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, chi phí 52
4.1 Ảnh hưởng của tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ hàng hoá tới lợi nhuận của công ty. 52
4.2 ảnh hưởng của tình hình quản lý chi phí tới lợi nhuận của công ty. 55
5. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 60
5.1các mặt làm được 60
5.2. Tồn tại và nguyên nhân. 60
5.3. Kết quả các chỉ tiêu thu đua của các đơn vị nội bộ công ty năm 2001 61
Chương III một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty sản xuất -xuất nhập khẩu Hà Nội 62
I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 62
1. Nhận định tình hình năm 2002 62
1.1. Thuận lợi: 62
1.2 Khó khăn: 63
2. Phương hướng cụ thể năm 2002. 63
II. Một số giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty sản xuất -xuất nhập khẩu Hà Nội. 65
1. Thực hiện tốt công tác tài chính và hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty 65
2. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh 66
3. Đẩy mạnh công tác Marketing 67
4. Nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. 68
5. Phát triển mở rộng liên doanh, liên kết 70
6. Quản lý tốt các khoản công nợ 71
7. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 72
III. Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên. 73
1. Đối với Nhà nước: 73
2. Đối với nội bộ liên hiệp 73
3. Đối với Ngân hàng: 74
Kết luận 75
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện chế độ hạch toán kinh tế với các chức năng chủ yếu sau:
-tổ chức kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng với mặt hàng kinh doanh chính là xe đạp xe máy và những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu cao
-thực hiện sản xuất, gia công liên kết với các xí nghiệp sản xuất xe đạp xe máy khác để tạo nguồn kinh doanh phù hợp với nhu cầu trên thị trường
- Tiếp thu công nghệ tiên tiến và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, lắp ráp, xe máy, góp phần cải tiến nâng cao trình độ của công nhân.
2.2 nhiệm vụ của công ty
Theo QĐ số 521/QĐ-UB ngày 14/3/1995 về việc thành lập lại doanh nghiệp và dựa vào giấy phép kinh doanh thì công ty sản xuất-xuât nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội có nhiệm vụ:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xe đạp xe máy và phụ tùng, đồ nồi thất văn phòng, gia đình, kinh doanh vật tư tổng hợp
-Được cho thuê văn phòng đại diện, nhà khách khách sạn và dịch vụdu lịch
-Được liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh, làm đại lý,mở chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của liên hiệp và các sản phẩm liên doanh
2.3 trách nhiệm và quyền hạn của công ty
2.3.1 trách nhiệm
Phải thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch do Nhà nước giao cho
Phải bảo toàn tăng trưởng và phát triển được vốn do Nhà nước giao
Thực hiện việc nộp thuế đầy đủ theo quy định
Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ , chính sách đối với người lao động theo chế độ hiện hành của nhà nước , thành phố
Chấp hành các quyết định về văn minh thương nghiệp, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường do nhà nước,thành phố quy định.
Quyền hạn
Công ty có quyền tự chủ trong việc ký kết các hoạt động kinh tế với các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp của nhà nước Việt Nam quy định theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi
Công ty được phép xuất khẩu các sản phẩm ,hàng hoá và được nhập khẩu hàng hoá thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình theo đúng qui định của nhà nước
Công ty được quyền tham dự các hội chợ kinh tế trong và ngoài nước về các sản phẩm xe đạp.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính
3.1 cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty sản xuất-xuât nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội được thành trên cơ sở bộ máy văn phòng liên hiệp. Vì vậy khối quản lý của công ty vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý công ty kiêm quản lý liên hiệp và có cơ cấu quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Tổng Giám đốc
Phó Giám đốc kinh doanh
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phòng tổng hợp
P. kỹ thuật và đầu tư
Phòng kế toán
P. nhập khẩu
P. kinh doanh vật tư
P. kinh doanh xe máy nội thất
Cửa hàng sản xuất kinh doanh dịch vụ
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:Ban giám đốc, 3 phòng ban và 5đơn vị trực thuộc
a. Ban giám đốc
Có nhiệm vụ điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của công ty và của liên hiệp, chịu trách nhiệm trước liên hiệp nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên trong việc thống nhất sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, vật tư hàng hoá,lao động. Đứng đầu ban giám đốc là giám đốc công ty kiêm luôn giám đốc liên hiệp là đại diện pháp nhân cho toàn công ty điêù hành hoạt động công ty theo hai phương pháp: Trực tiếp và thông qua hai phó giám đốc
b. Các phòng ban
- Phòng tổng hợp:
Có chức năng tham mưa, đề đạt các yêu cầu của cán bộ công nhân viên trong công ty tới các ban lãnh đạo.
Có nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ đối nội và đối ngoại tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, làm thủ tục cho đoàn đi nước ngoài khảo sát và ký hợp đồng, đánh máy in ấn tài liệu, giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ quản lý và các chế độ chính sách.
- Phòng kinh tế:
Thực hiện chức năng tài chính kế toán, thống kê kế hoạch của công ty và toàn liên hiệp
Có nhiệm vụ huy động vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất xuất nhập khẩu, kiểm tra thanh quyết toán đảm bảo cho đồng vốn được bảo toàn, giúp cho giám đốc biết được tình hình công ty.
-Phòng kỹ thuật:
Có chức năng đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý chất lượng sản phẩm
Có nhiệm vụ kiểm tra hàng xuất khẩu, phối hợp với các phòng và các đơn vị kinh doanh để kiểm tra và đánh giá hàng tồn đọng để có biện pháp giải quyết kịp thời
c. Các đơn vị kinh doanh hạch toán nội bộ thuộc công ty
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu xe đạp, phụ tùng xe đạp là chủ yếu và có nhiệm vụ tổ chức, khai thác hàng xuất nhập khẩu (Phòng này chủ yếu thực hiện các hoạt động bán buôn , đại lý uỷ thác không có bán lẻ )
Phòng kinh doanh vật tư: địa điểm kinh doanh tại 181 Nguyễn Lương Bằng-Đống Đa -Hà Nội .Phòng được nhà nước cấp hạn ngạch (quota) hàng năm để nhập nguyên chiếc, linh kiên xe máy CKD và lắp ráp tại xưởng, đồng thời nhập các thiết bị văn phòng, nội thất gia đình và làm đầu mối tiêu thụ vật tư phía bắc của LIXEHA
Cửa hàng sản xuất kinh doanh dịch vụ:Địa điểm kinh doanh tại 181 Nguyễn Lương Bằng Đống Đa-Hà Nội.Chuyên sản xuất kinh doanh xe đạp, phụ tùng xe đạp và các sản phẩm cơ khí tiêu dùng, liên doanh liên kết để sản xuất các sản phẩm xe đạp , làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức kinh tế trong nước( chủ yếu thực hiện phương thức bán lẻ)
Phòng kinh doanh xe máy nội thất:Đơn vị này chuyên kinh doanh các loại xe máy, phụ tùng, hàng nội thất, tổ chức lắp ráp xe đạp-xe máy, dịch vụ sửa chữa thay thế bảo dưỡng bảo hành xe máy, sửa chữa trang thiết bị phục vụ sản xuất, liên doanh liên kết sản xuất những sản phẩm xe đạp phục vụ nhu cầu tiêu dùng (chủ yếu thực hiện hoạt động bán buôn, bán đại lý, uỷ thác, không bán lẻ)
3.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của công ty
Tổ chức khoa học và hợp lý bộ máy quản lý tài chính của công ty là điều kiện cần thiết để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đảm bảo việc quản lý tài sản được tiến hành chặt chẽ, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, phát huy đầy đủ vai trò của hạch toán kế toán trong quản lý kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Ban Giám đốc
Kế toán trưởng
Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán với Ngân hàng kiêm thủ quỹ
Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty bao gồm:
+ Phòng kế toán của công ty kiêm kế toán liên hiệp ( phòng kinh tế): hoạt động kế toán của công ty là chủ yếu với nhiệm vụ cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin về tình hình và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công tác chỉ đạo và quản lý kinh doanh của giám đốc công ty. Phòng gồm 4 người:
Đứng đầu là kế toán trưởng: là người điều hành chung mọi công việc trong phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng chấp hành tốt các quy định của nhà nước, công ty. Dưới kế toán trưởng là các kế toán viên thực hiện các nhiệm chuyên trách:
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu của các đơn vị nội bộ gửi lên hàng tháng, quý vào các sổ cái theo dõi và kiểm soát tình hình tài chính nội bộ của công ty, tính thuế, công nợ hàng tháng để nộp thanh toán và giúp kế toán trưởng lập các bản báo cáo quyết toán.
Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán: có nhiệm vụ xem xét, tính, trích lập quỹ khấu hao tài sản cố định. Đồng thời căn cứ vào chứng từ gốc đã được giám đốc duyệt để viết phiếu thu chi, phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm của các loại vốn bằng tiền của công ty. Theo dõi các khoản tạm ứng, tình hình biến động của quỹ quản lý công ty và liên hiệp.
Kế toán các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ, quản lý việc thu chi và lập báo cáo các quỹ. Theo dõi sự biến động của tiền gửi ngân hàng, hoàn thành các thủ tục để công ty vay tiền ngân hàng.
Để phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy vừa tập trung vừa phân tán. Kế toán của các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập phản ánh chi tiết các hoạt động mua bán hàng hoá, sau đó định kỳ gửi báo cáo và bảng cân đối phát sinh theo quý của mình về phòng kinh tế để bộ phận kế toán tổng hợp số liệu cho cả công ty.
Năm đơn vị kinh doanh nội bộ được phân cấp hạch toán nội, riêng phòng kinh doanh vật tư và xuất nhập khẩu có tài khoản phụ. Các đơn vị kinh doanh nội bộ được giao kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiền lương nhân lực, vốn kinh doanh , tự ký kết hợp đồng mua bán, duyệt thu, duyệt chi và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trước giám đốc công ty. Riêng việc vay trả ngân hàng và các khoản nộp ngân sách phải thông qua phòng ngân sách của công ty.
Hiện nay công ty đã đưa máy vi tính vào h ỗ trợ một số hoạt động như: lập bảng biểu tổng hợp,lên các báo cáo kế toán Với bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức khoa học và hợp lý, đảm bảo sự chỉ đạo tập chung của kế toán trưởng, với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, xử lý thông tin,công tác kế toán của công ty đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý, lập kế hoạch kinh doanh của công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ giúp cho số lượng ghi chép của kinh tế giảm xuống rất nhiều do quá trình ghi sổ trùng lặp, cung cấp thông tin kịp thời cho việc quản lý và lập báo cáo tài chính, thuận lợi cho việc phân công công tác, chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy vậy kết cấu sổ khá phức tạp đã gây trở ngại rất nhiều cho công ty trong việc có ý định áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Hiện nay công ty đang nghiên cứu mẫu sổ vừa phù hợp với chế độ kế toán, vừa phù hợp với công việc làm kế toán trên máy vi tính để sớm máy tính hoá được hoạt động kế toán góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
II. tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1. Tình hình sử dụng tài và nguồn vốn của công ty
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài sức lao động các doanh nghiệp còn cần có tư liệu lao độngvà đối tượng lao động-mà nếu xét về hình thái hiện vật đó là các tài sản cố định và tài sản lưu động còn nếu xét về hình thái giá trị được gọi là vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính gắn liền với sản xuất hàng hoá góp phần đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp . Do vậy quản lý, sử dụng vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Để có thể nhận xét đúng đắn về tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty trong những năm qua tài sản lập bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn để không những có thể thấy được cơ cấu tài sản, nguồn vốn mà còn theo dõi được sự thay đổi của các khoản mục.
1.1. Tình hình sử dụng tài sản
Để thấy được doanh nghiệp sử dụng tài sản như thế nào tài sản sử dụng
biểu cơ cấu tài sản
Biểu : Cơ cấu tài sản
Tài sản
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
tỷ lệ
I. TSLĐ và ĐTNH
Tiền
Các khoản ĐTTCNH
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
Chi sự nghiệp
II. TSCĐ và ĐTDH
TSCĐ
Các khoản đầu tư dài hạn
3. CPXDCB dỡ dang
19.562
1209
9236
6428
1055
1632
2177
2177
90
6,2
47
33
5,4
8,3
10
100
19.495
1132
5004
4235
7652
1472
2164
2118
46
90
5,8
25,6
22
39
7,6
10
98
2
-67
-77
-4232
-2193
6597
-160
-13
-59
-0,3
-6,4
-46
-34
625
-10
-0,4
-3
Tổng tài sản
21737
100
21658
100
-79
-0,4
Qua bảng trên ta thấy so với năm 2000 tổng tài sản của công ty giảm 79 (tr đồng) ứng với tỷ lệ giảm là 0.4%, số giảm nói trên phản ánh quy mô tài sản của công ty có sự giảm sút. Nguyên nhân chíng của sự giảm quy mô tài sản là do tài sản lưu động giảm là chủ yếu: 67 (tr đồng) đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 0.3%. Thực ra so với số giảm 67 (tr đồng) của tài sản cố định và 79 (tr đồng) của tổng tài sản là không đáng kể nhưng nó chứng tỏ trong năm doanh nghiệp chưa có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh.
Nhận thấy là tài sản lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty ( khoảng 90 % )từ đó thấy được rằng sự biến động của tài sản lưu động sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đi sâu vào nghiên cứu chi tiết ta thấy các khoản phải thu năm 2001 giảm mạnh so với năm 2000 với số giảm là 4232 (tr đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm là 46 %, đây là biểu hiên tích cực trong công tác thanh toán của doanh nghiệp. Hàng tồn kho năm 2001 giảm 2193 (tr đồng) so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ giảm là 34%, đó cũng là dấu hiệu tốt nhưng cần phải xem xét hàng tồn kho được giải phóng là nhờ có sự biến động thuận lợi của thị trường hay là nỗ lực của công ty trong công tác này
Tuy nhiên, nhìn vào khoản mục vốn bằng tiền năm 2001 lại giảm so với năm 2000 là 77 (tr đồng) - tỷ lệ giảm là 6.4 %. Vậy tại sao hàng tồn kho được giải phóng nhiều, các khoản phải thu được thu hồi rất tốt nhưng vốn bằng tiền lại giảm. Điều này có thể được lý giải bởi sự tăng của tài sản lưu động khác là khá lớn: 6597 (tr đồng) tăng 625 % so với năm 2000- cũng có thể công ty đang chuyển hướng đầu tư nhằm thu được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Vấn đề này chúng ta sẽ đề cập đến ở phần sau.
Xét về tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhìn chung có sự biến động nhưng không đáng kể. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn chỉ chiếm khoảng 10 % trong tổng tài sản và năm 2001 lại giảm so với năm 2000. Trong khoản mục này tài sản cố định chiếm tỷ trọng chủ yếu, trong đó tài sản cố định hữu hình tăng 150 (tr đồng) từ 4229 (tr đồng) lên 4379 (tr đồng) năm 2001, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đến đầu tư mua sắm tài sản cố định mới. Cụ thể doanh nghiệp đã mua sắm được hai dây chuyền đồ gá, xe máy hàn khung và một máy cắt tôn. Tuy nhiên tổng tài sản cố định vẫn giảm 59 (tr đồng) từ 2177 (tr đồng) năm 2000 xuống 2118 (tr đồng) năm 2001,lý do là nhà cũ 231 Tôn Đức Thắng phá dỡ, đã khấu hao hết, xây dựng mới. Riêng năm 2001 doanh nghiệp mới có chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 46 (tr đồng) nhưng tài sản cố định lại giảm 59 (tr đồng) chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã có quan tâm xây dựng nhà xưởng, cơ sở làm việc, tuy nhiên doanh nghiệp cần chú trọng vào việc đổi mới nâng cấp tài sản cố định để phát huy tối đa năng lực sẵn có của mình.
1.2 Cơ cấu nguồn vốn
Biểu: Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
tỷ lệ
I. Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nợ khác
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn kinh doanh
Vốn khác
Trong đó:
Nguồn vốn ĐTXDCB
11010
10984
26
10727
8809
1918
29
50,7
99,7
0,3
49,3
82
18
9017
8763
255
12641
9834
2807
1048
42
97
3
58
78
22
-1993
-2221
299
1914
1025
889
-18
-20
880
18
12
46
Tổng nguồn vốn
21737
100
21658
100
-79
Cơ cấu tài sản thay đổi làm cho cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo. Điều đáng quan tâm ở đây là sự biến động của hai thành phần chính: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, hai thành phần này biến động theo chiều hướng trái ngược nhau.
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng do vốn kinh doanh và vốn khác đều tăng trong đó vốn kinh doanh tăng là chủ yếu từ 8806 (tr đồng) lên 9834 (tr đồng) tương ứng với số tuyệt đối là 1025 (tr đồng) và số tương đối là 12 %. Cụ thể nguồn vốn kinh doanh tăng 1025 (tr đồng) do được ngân sách nhà nước cấp bổ sung bằng nguồn tạm ứng làm hàng xuất khẩu. Tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do được cấp 1000 (tr đồng ) (bán nhà 27 Tràng Tiền để đầu tư xây dựng nhà cửa hàng xe đạp 231 Tôn Đức Thắng) và được cấp hỗ trợ vốn đầu tư dự án xe đạp trẻ em: 18.675 nghìn đồng. Tuy nhiên một số quỹ như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ quản lý cấp trên giảm làm cho vốn chủ sở hữu chỉ tăng 1914 (tr đồng). Chúng ta có thể đặt ra hai giả thiết: việc công ty bổ xung vốn kinh doanh một mặt mang tính tích cực bởi nó cho phép công ty chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình mặt khác nó có tác động ngược chiều đến hoạt động kinh doanh của công ty nếu vốn kinh doanh của công ty đã tăng quá mức cần thiết so với quy mô của công ty hiện tại,từ đó làm cho cơ cấu vốn của công ty ngày càng cáchủ sở hữu xa cơ cấu vốn tối ưu để có kết luận chính xác chúng ta sẽ đi nghiên cứu vấn đề này ở phần sau.
Nợ phải trả của công ty giảm khiến tỷ trọng của thành phần này trong tổng nguồn vốn cũng giảm. Trong 1993 (tr đồng) giảm của nợ phải trả thì nợ ngắn hạn giảm từ 10984 (tr đồng) xuống còn 8763 (tr đồng) tương ứng với số tuyệt đối là -2221 (tr đồng), số tương đối là 20 % và nợ khác tăng 229 (tr đồng) từ 26 (tr đồng) năm 2000 lên 255 (tr đồng) năm 2001 (nợ dài hạn không có).
Nếu nhìn một cách tổng quát ta có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có chiều hướng tốt, tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên chiếm 58 % còn nợ phải trả chỉ chiếm 42 %, nó thể hiện doanh nghiệp có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên để tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những năm tới có hiệu qủa hơn thì công ty chắc chắn phải tăng tỷ trọng nợ phải trả lên trong tổng nguồn để thấy được điều này ta quay trở xem xét tình hình sản xuất kinh doanh năm 1999. Trong năm 1999 tỷ trọng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là khá chênh lệch, cụ thể vốn chủ sở hữu là: 10494 (tr đồng) chiếm 32,37 % còn nợ phải trả là 21924 (tr đồng) chiếm 67.63 %. Ta không thể khẳng định chắc chắn rằng cơ cấu này là tối ưu nhưng điều chúng ta có thể nhận thấy là qua kết qủa sản xuất kinh doanh năm 1999 thì đây là một năm tương đối thành công (doanh nghiệp có xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu là 33500 (tr đồng) và lợi nhuận đạt được là 139 (tr đồng))
2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sản xuất-xuât nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội trong hai năm 2000-2001
So với năm 2000 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001có nhiều biến động không thuân lợi, về khách quan đó cũng là tình hình khó khăn của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa do mặt hàng xe đạp đơn giản nhiều thành phần kinh tế có khả năng sản xuất trong khi hàng Trung Quốc (TQ) nhập vào Việt Nam nhiều giá cả lại rẻ, vì vậy việc tiêu thụ xe đạp là sự cạnh tranh gay gắt. Về chủ quan hầu hết lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân viên là cán bộ trong thời kỳ bao cấp nên kinh doanh theo cơ chế thị trường là một việc hết sức khó khăn và kết quả là hiệu quả kinh tế công ty đạt được chưa cao.
Tuy nhiên để thấy rõ hơn kết quả mà công ty đạt được ta sử dụng biểu sau:
Biểu KQSXKD trong 2 năm 2000 và 2001
Chỉ tiêu
ĐVT
31/12/2000
31/12/2001
Tăng/giảm
1. Giá trị công nghiệp
Trđ
6311
6091
-220
2. Tổng doanh thu
Trđ
115.306
60.241
-55.065
3. Nộp ngân sách
Trđ
11.412
8451
-10.947
4. Nộp thuế nhập khẩu
Đồng
4771
6.661
-3.804
5. Thu nhập bq
Người
980.000
770.000
-210.000
6. Bình quân lao động
Cái
91
80
-5
7. Xe đạp SX và tiêu thụ
USD
12.466
10.376
-2090
8. Xe máy bán được
USD
7.347
4751
2.596
9. Kim ngạch NK
USD
700.000
142.000
-558.00
10. Kim ngạch XK
Trđ
0
0
11. Tổng lợi nhuận
Trđ
14,3
5,4
Tổng LN sau thuế
Trđ
14,3
3,7
-10,6
Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu năm 2001 đều giảm so với năm 2000 nhưng cơ bản vẫn giữ được ổn định- đó là nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của các đồng chí lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Giá trị sản xuất công nghiệp tuy có giảm so với năm 2000 từ 6311 (tr đồng) xuống 6091 (tr đồng) và mức giảm là không đáng kể (222 triệu đồng).
Tổng doanh thu năm 2001 giảm so với năm 2000 là 55056 (tr đồng), mức giảm này là khá lớn. Cùng với việc giá trị sản xuất công nghiệp giảm tổng doanh thu cũng giảm mạnh thể hiện chiều hướng xấu trong sản xuất và tiêu thụ của công ty. Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu trước hết là do sự giảm sút của việc tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu. Cụ thể xe đạp sản xuất và tiêu thụ năm 2000 là 12466 (cái), năm 2001 chỉ còn là 10376 (cái) giảm 2090 chiếc so với năm 2000. Vấn đề đặt ra là công ty phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, thay đổi mẫu mã kiểu dáng màu sắc sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thị trường quốc tế.
Cả hai năm kim ngạch xuất khẩu của công ty đều bằng không, chứng tỏ các mặt hàng của công ty chưa chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 2001 công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh công việc hợp tác với công ty cổ phần Phương Đông để nhập xe IKD của TQ , tuy nhiên với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường làm cung vượt cầu gây khó khăn cho hoạt động của công ty nên kim ngạch nhập khẩu của công ty cũng chỉ là 142000 USD.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước năm 2001 tương đối tốt. Năm 2000 công ty nộp ngân sách 11412 (tr đồng) bao gồm cả thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Năm 2001 số phải nộp là 7403 (tr đồng) và số đã nộp là 8451 (tr đồng) trong đó thuế nhập khẩu là 6661 (tr đồng) .
Bình quân lao động năm 2001 là 86 người giảm 5 người so với năm 2000. Đây là kế hoạch tinh giảm lao động của công ty nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, bởi vậy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2001 chỉ đạt 5.4 (tr đồng) giảm 62 % so với năm 2000 nhưng thu nhập vẫn tương đối ổn định: 77000 đồng/người không kể tiền thưỏng và các khoản phụ thu khác. Điều này chứng tỏ sự cố gắng phấn đấu của ban lãnh đạo công ty trong việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên
II. tình hình lợi nhuận của công ty
1.Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
Mặc dù kết qủa đạt được chưa cao nhưng có thể nói năm 2001 doanh nghiệp đã thu được những thành công đáng khích lệ từ sự cố gắng vượt khó khăn đứng vững trong cơ chế thị trường và nền kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt của toàn thể công ty . kết quả đó là nền tảng là tiền đề cho bước phát triển của công ty trong những năm tới. Để hiểu rõ vấn đề này ta sử dụng biểu.
STT
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
Chênh lệch
ST
Tỷ trọng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận từ HĐKD
Lợi nhuận hoạt động tài chính
- Thu nhập hoạt động tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính
Lợi tức bất thường
- Thu nhập hoạt động bất thường
- Chi phí bất thường
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tổng lợi nhuận sau thuế
115.306
148
115.158
112.739
2.419
625
3035
-1241
1225,3
1898,3
673
30
40
10
14,3
14,3
60.241
87
60.154
57.954
2200
237
1974
-11
-97
333
430
113,4
114,4
1
5,4
3,7
-55.065
-61
-55004
-54.785
-219
-388
-1061
1230
-1322,3
-1565,3
-243
83,4
74,4
-9
-8,9
-10,6
47,8
-41
-47,7
-49
-9
-62
-35
99
108
-82
-36%
278
186
-90
-62
74
Qua biểu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu kinh tế năm 2001 đạt được đều có sự giảm sút so với năm 2000, tuy nhiên để thấy rõ vấn đề hiệu quả của công tác sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần xem xét kế hoạch lợi nhuận của công ty trong hai năm như thế nào:
Năm 2000: 40 (tr đồng)
Năm 2001: 50 (tr đồng)
Kế hoạch lợi nhuận là một trong những vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần hoạch định. Tuy nhiên do tình hình kinh doanh khó khăn nên quý III năm 2001 công ty đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp với tình hình và kế hoạch liên hiệp giao (kế hoạch lợi nhuận chỉ còn là 26 triệu đồng bằng 52 % kế hoạch đầu năm). Vâỵ tại sao kế hoạch đặt ra là 40 (tr đồng) và 50 (tr đồng) tương ứng với 2 năm nhưng thực hiện chỉ được là 14.3 (tr đồng) bằng 35.8 % kế hoạch và 5.4 (tr đồng) giảm 8.9 (tr đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm 62 % so với năm 2000. Có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân khách quan phải kể đến là thị trường và chính sách của nhà nước, nguyên nhân chủ quan đó là chất lượng , mẫu mã trình độ tổ chức và trình độ quản lý. Vấn đề này sẽ được lý giải ở phần sau.
Biểu cơ cấu lợi nhuận cho ta thấy cả hai năm lợi nhuận hoạt động kinh doanh đều âm tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ. Tuy nhiên hoạt động tài chính của năm 2000 là 1225,3 (tr đồng) tăng 142% so với năm 1999 (năm 1999 là 506(tr đồng)) - đây chính là nguồn bù lỗ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại lợi nhuận chung cho toàn công ty.
Năm 2001 hoạt động tài chính bị lỗ 97 (tr đồng) và giảm 108 % so với năm 2000 (năm 2000 là - 1322,3 (tr đồng)), nguyên nhân là thu nhập hoạt động tài chính giảm mạnh (giảm 82%) trong khi đó chi phí hoạt động tài chính chỉ giảm 36%, mức giảm của thu nhập lớn hơn mức giảm của chi phí kết quả dẫn đến lợi nhuận hoạt động tài chính giảm mạnh . Tuy nhiên hoạt động bất thường năm 2001 lại khá hiệu quả, trong khi hai thành phần trên cấu thành tổng lợi nhuận trước thuế đều âm thì hoạt động bất thường lại đem lại lợi nhuận khá lớn: 113,4 (tr đồng) và tăng 278% so với năm 2000, đây chính là nguồn bù lỗ cho hai hoạt động trên và đem lại lợi nhuận cho công ty là 5,4 (tr đồng). Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận bất thường tăng mạnh là thu nhập bất thường tăng 68% (74,4 (tr đồng)) trong khi đó chi phí bất thường chỉ có1 (tr đồng) giảm 90%. Song điều này không thể hiện kết quả tốt mà thể hiện một dấu hiệu xấu, nếu công ty không thật sự chú ý đến hoạt động này thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận chung của công ty (năm 2000 cũng có biểu hiện như vậy). Hoạt động bất thường trong năm của công ty chủ yếu liên quan đến việc nhượng bán thanh lý một số tài sản cố định đồng thời trích dự phòng phải thu khó đòi một s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0067.doc