LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1. Lợi thế cạnh tranh của chè xuất khẩu Việt Nam 3
1.1. Nhu cầu của thị trường thế giới 3
1.2. Lợi thế giá cả của chè Việt nam 4
1.3. Chất lượng của chè Việt nam 4
2. Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của chè Việt Nam 5
2.1. Nâng cao chất lượng chè và đa dạng hoá sản phẩm: 5
2.2. Tìm kiếm thị trường 6
2.3. Cải tiến mẫu mã bao bì : 6
2.4. Củng cố thương hiệu chè Việt nam: 7
2.5. Tìm kiếm thị trường noập khẩu mới : 7
2.6. Một số biện pháp khác: 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
11 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu chè Việt Nam trên thị trường thế giới và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
Xuất khẩu là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng . Hiện nay nước ta đã xuất khẩu rất nhiều mặt hàng ra thị trường thế giới , điển hình là các loại thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu và chè. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã “ đem chuông đi đánh xứ người ” và thu được những kết quả tốt đẹp . Một số mặt hàng đã đứng thứ hạng cao về xuất khẩu trên thế giới và góp phần tăng khối lượng GDP trong nước .
Là một nước có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với việc sản xuất chè. Nước ta cần có những biện pháp xuất khẩu mặt hàng này bởi vì nhu cầu chè trên thị trường thế giới là rất lớn , có nhiều thị trường dễ tính . Mặt khác sản xuất và xuất khẩu chè còn còn tạo ra một số lượng lớn GDP và tận dụng được nhiều vùng đất trung du và miền núi để phát triển trồng chè như ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Lạng Sơn. Vừa giải quyết được việc làm cho người lao động , lại vừa nâng cao đời sống của người dân . Để cây chè có đầu ra thì việc xuất khẩu là việc làm không thể thiếu . Muốn xuất khẩu mặt hàng chè củaViệt Nam thì chúng ta cần hiểu rõ về thực trạng của cây chè trong nước và trên thế giới những vướng mắc trong việc xuất khẩu để tìm ra giải pháp phát huy thế mạnh của cây chè .
Dưới đây là bài viết của em “Lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu chè Việt Nam trên thị trường thế giới và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh”. Bài viết của em không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự bổ sung góp ý của thầy cô để em hoàn thiện hơn về cái nhìn trong lĩnh vực xuất khẩu . Em xin chân thành cảm ơn .
Nội dung
1. Lợi thế cạnh tranh của chè xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam là một nước đứng thứ 8 trên thế giới về xuất khẩu chè. Với vị trí này nghành chè của Việt Nam thật đáng tự hào. Xuất khẩu 74,8 nghìn tấn/năm, đây là một con số không nhỏ và rất đáng mừng vì khối lượng chè xuất khẩu này đã phản ánh được thắng lợi trong xuất khẩu chè. Có rất nhiều yếu tố đóng góp vào thắng lợi này như :
+ Nhu cầu của thị trường thế giới
+ Giá cả của chè Việt Nam
+ Khối lượng và nguồn cung cấp
1.1. Nhu cầu của thị trường thế giới :
Nhu cầu chè của thế giới là rất lớn. Rất nhiều thị trường có nhu cầu nhập khẩu chè vì trong nước họ không có khả năng sản xuất nhưng do phong tục, tập quán và thị hiếu, nhu cầu sử dụng của người dân rất lớn nên họ phải nhập khẩu chè với số lượng cao. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với việc xuất khẩu chè , thị trường có nhu cầu sử dụng thì xuất khẩu mới có đầu ra. Những thị trường nhập khẩu chè lớn là :
Thị trường EU ( Anh , ý , Hà Lan , Thổ Nhĩ Kỳ , Thuỵ Điển , Ailen..)
Thị trường Hoa Kỳ
Thị trường Trung Đông ( Iran,Irăc, các nước ả Rập ..)
Thị trường Châu á ( Đài Loan , Nhật Bản , Trung Quốc ..)
Trong đó EU tiêu thụ 30.000 tấn hàng năm, nhưng Việt Nam mới chỉ cung cấp được 1-1,5% nhu cầu của thị trường này. Hoa Kỳ phải nhập khẩu 94.000 tấn hàng năm trong đó nhập khẩu của Việt Nam 1.886 tấn , chỉ chiếm 2% lượng chè nhập khẩu vào Hoa Kỳ . Italia, Phần Lan, Bồ Đào Nha cũng nhập khẩu rất nhiều chè . Qua những số liệu trên cho ta thấy nhu cầu chè của các nước là rất lớn và Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một số lượng rất nhỏ . Chúng ta phải biến những thị trường đầy tiềm năng này thành những thị trường chè chính để tăng khối lượng xuất khẩu
Chè của Việt Nam mới chỉ thâm nhập được vào thị trường Trung Đông mà chủ yếu là thị trường Irăc . Đây là thị trường dễ tính thu hút được nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam vì giá nhập cao , mua với khối lượng lớn , tổng khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là 14,3 ngàn tấn trong năm 2002 . Ngoài ra còn có các thị trường khác như Nhật Bản , Nga cũng là những thị trường chè đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm .
1.2. Lợi thế giá cả của chè Việt nam :
Thị trường tiêu thụ đa dạng nhu cầu lớn đã là một lợi thế cho xuất khẩu chè nhưng giá cả cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng để tạo ra thế mạnh cạnh tranh cho chè Việt Nam . Với giá nhân công rẻ do xã hội có nhiều lao động dôi dư , đặc biệt là ở những vùng trung du miền núi và giá nguyên liệu không cao do các nhà máy có đồi chè riêng hoặc các nhà máy thu mua nguyên liệu của người dân với giá so với thị trường thế giới là thấp nên giá thành phẩm chè là thấp . Gần đây giá che nguyên liệu đâng có xu hướng giảm dần . Cuối kỳ năm 2002 giá chè là 1800-2000/kg hiện nay chỉ còn 800-1300/kg ở yên bái . Với giá thành rẻ chè có khả năng tìm được những thị trường phù hợp như ở Trung Đông , thị trường Châu á . Đây là những thị trường không đòi hỏi cao về chất lượng nên dễ chấp nhận chè Việt Nam , giá cả và chất lượng đều phải chăng . Giá thành rẻ là một lợi thế rất lớn của chè Việt Nam để có thể cạnh tranh với các nước khác vì trên thực tế ta chưa thể cạnh tranh với họ về chất lượng .
1.3. Chất lượng của chè Việt nam :
Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa lại có những vùng trung du đồi núi rộng lớn rất thuận lợi cho việc trồng trọt chè . Cây chè thích hợp với khí hậu nhiệt đới vì cần nhiều ánh sáng và đặc biệt là có khả năng thích nghi với sương muối không như cà phê nên có thể phát triển ở các vùng có độ cao trên 100 mét so với mực nước biển như Hà Giang , Tuyên Quang , Thái Nguyên , Lào Cai, Yên Bái , Hoà Bình, Bắc Thái , Phú Thọ , Thanh Hoá , Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng . ở những vùng này đã cho phát triển nhiều loại chè đặc sản, cao sản ổn định cả về chất lượng cũng như số lượng . Từ lâu một số vùng như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lâm Đồng đã nổi tiếng về cây chè vì chè ở những vùng này mang hương vị thơm ngon , một phần là do công nghệ phơi sấy nhưng yếu tố tự nhiên ảno hưởng tới cũng không phải là nhỏ . Nhà nông thường có câu “ nhất nước nhì phân , tam cần tứ giống ” đối với cây chè không phải là một ngoại lệ . Giống chè quy định năng xuất sản lượng và chất lượng chè là cơ sở để đa dạng hoá sản phẩm chè . Ngoài một số giống chè truyền thống có chất lượng tốt như PH1,IA,777,BT75,OL93, KX94, LDP1-2,OD93,KX94,LDP1-2,BT11-14..Hiện nay nước ta còn nhập một số giống chè ở Đài Loan, Nhật Bản,Trung Quốc..Phải tạo ra được sản phẩm chè có chất lượng tốt , giá trị cao, mẫu mã đa dạng , tạo uy tín với khách hàng thì mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế .Tại thời điểm này chè Việt Nam đã tạo ra một thế mạnh cho mình. Chè đặc sản san tuyết , chè hữu cơ, chè hương đặc biệt là chè đen cao cấp túi lọc của Việt Nam đang được nhiều thị trường yêu thích.Như thị trường Nga nhu cầu về chè đen rất lớn mà Việt Nam chưa đáp ứng được thoả mãn thị trường bạn . Các công ty chè Việt Nam còn tăng uy tín của mình bằng cách phối hợp với các cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ về chất lượng chè để nâng cao sức cạnh tranh . Tự tạo ra sức mạnh cho mình để nâng cao vị thế cạnh tranh là một điểm rất đáng hoan nghênh và cần phát huy . Đưa ra những sản phẩm mới cũng là một biện pháp ngăn chặn sự suy giảm tiêu thụ chè ở những thị trường khó tính .
2. Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của chè Việt Nam :
Trên đây chúng ta đã thấy được những lợi thế trong cạnh tranh của mặt hàng chè nhưng để nâng cao sản lượng xuất khẩu chè chúng ta phải có những giải pháp để phát huy những lợi thế và tìm kiếm những thế mạnh khác để củng cố sức mạnh của chè Việt Nam .
2.1. Nâng cao chất lượng chè và đa dạng hoá sản phẩm:
Trước hết , chúng ta phải nâng cao chất lượng của chè và đa dạng hoá sản phẩm . Bởi vì , những thị trường lớn như thị trường EU, thị trường Hoa Kỳ là những thị trường đòi hỏi rất cao về phẩm chất chè . Chúng ta phải điều chỉnh hàm lượng kháng sinh cũng như hàm lượng các chất khác trong chè sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế . Cùng với việc đó ta phải nghiên cứu bộ chất lượng sản phẩm chè , hạn chế những chất cấm sử dụng trong sản xuất , chế biến . Để nâng cao được chất lượng chè chúng ta phải đầu tư khoa học kỹ thuật vào khâu chế biến để tạo ra những thành phẩm có chất lượng cao . Gần đây , để phát triển trồng chè và đa dạng hoá giống chè các xí nghiệp sản xuất đã cho ra những sản phẩm chè mới như chè lon , chè ướp hoa , chè hoà tan , chè túi lọc ..Số vốn đầu tư cho sản xuất , trồng mới , chăm sóc , cho thiết bị nhà xưởng là một con số không nhỏ . Ngoài đầu tư vào công nghệ , thiết bị , máy móc , nhà xưởng thì nâng cao tay nghề công nhân trong khâu chăm sóc , thu hoạch cũng rất quan trọng , thu hái , phơi sấy , đảm bảo đúng quy trình canh tác , từ xây dựng các đồi nương đến chăm sóc diệt trừ sâu bệnh . Nâng cao chất lượng thành phẩm của chè chính là nâng cao khả cao cạnh tranh của chè Việt Nam . Đa dạng hoá sản phẩm chè là khâu then chốt quan trọng để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường ngày càng cao .
2.2. Tìm kiếm thị trường:
Song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm thì tìm hiểu và nghiên cứu thị trường cũng đóng vai trò quyết định tính cạnh tranh của chè . Biết được thị hiếu của từng thị trường ta sẽ có chiến lược phù hợp với thị trường đó . Tìm hiểu khẩu vị , thị hiếu của người tiêu dùng và làm hài lòng họ sẽ tạo cho chè Việt Nam cơ hội xuất khẩu lớn . Như đối với thị trường Nga , nhu cầu sử dụng chè đen có túi lọc cao cấp là rất lớn . Vậy nên , nếu muốn xuất khẩu chè vào thị trường này thì tốt nhất là ta nên sản xuất chè đen túi lọc chứ không nên sản xuất chè xanh và xuất khẩu vào thị trường của họ . Ta có thể kết luận công tác tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là rất quan trọng . Để phát triển xuất khẩu ta không thể bỏ qua khâu này .
2.3. Cải tiến mẫu mã bao bì :
Ngoài ra , mẫu mã bao bì của sản phẩm cũng là yếu tố đáng được quan tâm . Một mặt hàng được đánh giá tốt luôn đi kèm với mẫu mã bao bì đẹp , bắt mắt dễ gây thiện cảm với người sử dụng . Bao bì phải tương xứng với chất lượng sản phẩm . Ta không được coi thường vai trò của bao bì chè . Có nhiều hợp đồng xuất khẩu đã bị huỷ bỏ vì hàng hoá có bao bì không thích hợp hay không làm hài lòng khách hàng .
2.4. Củng cố thương hiệu chè Việt nam:
Chè Việt Nam cần phải có thương hiệu cụ thể và củng cố thương hiệu cũng là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của chè trong xuất khẩu . Các công ty chè Việt Nam nên phối hợp với các cơ quan có chuyên môn quản lý chặt chẽ về chất lượng sản phẩm để ngăn chặn những hiện tượng sản xuất trái phép , giả mạo , hàng hoá không đạt tiêu chuẩn chất lượng làm giảm uy tín của chè Việt Nam trên thị trường thế giới . Trong kinh doanh xuất khẩu uy tín là điều được đưa lên hàng đầu . Chất lượng chè của ta có tốt khách hàng mới tin dùng . Vì thế phải củng cố uy tín , phát huy những mặt mạnh của chè tạo cho chè Việt Nam một thế mạnh trên thị trường .
2.5. Tìm kiếm thị trường noập khẩu mới :
Củng cố , tìm kiếm thị trường nhập khẩu cũng là một trong những giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của chè . Đối với những thị trường đã và đang nhập khẩu chè của Việt Nam thì chúng ta phải tăng thêm thị phần ở đó bằng cách hấp dẫn , thu hút khách hàng như ở thị trường Nga , Mỹ , Thổ Nhĩ Kỳ , Ailen. ..Đồng thời chúng ta phải tìm kiếm các thị trường mới . Không nên để tình trạng bị động như hiện nay . Như chúng ta đã biết , Irắc là một thị trường nhập khẩu chè rất lớn của nước ta nhưng khi chiến tranh Mỹ - Irắc nổ ra thì Irắc ngừng nhập khẩu chè . Hậu quả là chúng ta mất đi một thị trường lớn , lượng chè tồn đọng trong nước quá nhiều gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong xuất khẩu chè , có một thời gian gần đây xuất khẩu chè của ta bị khủng hoảng vì thế . Giá chè trong nước giảm mạnh , thị trường bị thu hẹp khiến cho sản xuất chè gặp nhiều khó khăn . Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường sẽ giúp cho chè Việt Nam luôn có được những thị trường tiêu thụ ổn định và không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường . Càng có nhiều thị trường cơ hội xuất khẩu của chè càng nhiều . Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cũng là một hoạt động tích cực của chiến lược xuất khẩu chè .
2.6. Một số biện pháp khác:
Bên cạnh công tác tìm kiếm thị trường thì chúng ta còn phải kêu gọi chính phủ các nước dành cho chúng ta sự ưu đãi . Nếu có sự ủng hộ của họ chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi khi xuất nhập khẩu mặt hàng của mình về : thuế , các thủ tục xuất nhập khẩu , điều đó cũng tạo cho chúng ta một thế mạnh dễ dàng hơn trong cạnh tranh với sản phẩm chè của các quốc gia khác . Tăng cường quan hệ với các nước nhập khẩu nhằm tranh thủ sự hỗ trợ khách hàng ở cấp nhà nước . Đây là hình thức thâm nhập tốt nhất vào hệ thống phân phối phức tạp của các nước nhập khẩu này . Một hoạt động không kém phần quan trọng , đóng góp vào việc xuất khẩu chè đó là những hoạt động xúc tiến xuất khẩu . Quảng bá và từng bước khẳng định thương hiệu , nhãn hiệu chè Việt Nam . Sử dụng có hiệu quả kinh phí hỗ trợ từ nghân sách của chương trình xúc tiến xuất khẩu , mở rộng thị trường . Ngày nay có rất nhiều phương pháp để xúc tiến xuất khẩu đem lại hiệu quả cao như : tiếp thị qua Internet vì người sử dụng Internet để cập nhật tin tức rất đông . Ngoài ra ta còn có thể tham gia các hội chợ quốc tế để giới thiệu hàng hoá tới những khách hàng nước ngoài . Đây là biện pháp mà các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng vì nó trực tiếp quảng bá được mặt hàng chè , như công ty chè Kim Anh đã rất thành công với phương pháp này . Hay ta còn có thể hợp tác với các đối tác nước ngoài để quảng cáo sản phẩm tại thị trường của họ . Sản phẩm càng được quảng bá rộng rãi càng được nhiều thị trường biết đến thì cơ hội kinh doanh xuất khẩu cũng tăng lên . Vì vậy xúc tiến thương mại là một hoạt động không thể thiếu để giúp chè tăng sản lượng xuất khẩu .
Nâng cao chất lượng , giá thành thấp , mở rộng thị trường , xúc tiến thương mại ...Đều là những hoạt động quan trọng trong việc nâng cao lợi thế xuất khẩu của chè nhưng còn một hoạt động cũng rất cần thiết đó là liên kết các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè để tạo ra một sức mạnh lớn. Duy trì và nâng cao vai trò hiệp hội chè trong xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích cho cả nghành tránh tình trạng “ mạnh ai nấy chạy ” gây tình trạng lộn xộn , bán phá giá , tranh chấp mua nguyên liệu . Các doanh nghiệp nên tự nguyện là thành viên của hiệp hội chè Việt Nam để có sự thống nhất về thị trường , giá cả , tạo ra sức mạnh liên kết để bảo hộ mặt hàng chè Việt Nam , hỗ trợ cho nhau trong những gia đoạn khó khăn về nguồn hàng , nguồn vốn , thị trường đầu ra , giúp đỡ nhau và chia sẻ kinh nghiệm , giảm bớt sự thua thiệt cho nhau . Ngoài ra giá cả thấp cũng là thế mạnh của chè Việt Nam . Ta phải biết tận dụng ưu thế này .Phát triển xuất khẩu chè mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước vì cây chè đang nằm trong dự án xoá đói giảm nghèo cho bà con vùng cao , tạo việc làm và thu nhập cho lao động dôi dư ở những vùng này nên việc nâng cao , phát huy xuất khẩu chè đóng một vai trò rất quan trọng , cần được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo , các doanh nghiệp và bà con nông dân để nâng cao khả năng xuất khẩu của chè Việt Nam.
Kết luận
Xuất khẩu chè hiện nay đang rất được quan tâm và coi trọng . Nó góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong nước , tạo công ăn việc làm cho người lao động ở vùng đồi núi trung du vốn dĩ là những vùng kinh tế kém phát triển . Trước những lợi ích của việc xuất khẩu mặt hàng này , chúng ta phải có những giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới . Chúng ta phải biết tận dụng những mặt mạnh của nghành chè và hạn chế những điểm còn chưa được như chất lượng chưa cao , những loại chè thế giới tiêu thụ mạnh nhưng Việt Nam chưa có . Phải phát huy được những lợi thế cạnh tranh thì xuất khẩu chè mới thuận lợi . Chúng ta phải đầu tư trang thiết bị máy móc chế biến chè , nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm vì tuy giá cả của chè Việt Nam hiện nay thấp nhưng chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu thế giới . Nên ta chưa thể phát huy hết khả năng cung cấp cho thị trường của nguồn chè trong nước . Ngoài ra ta còn phải tìm kiếm thị trường và áp dụng các biện pháp khác để nâng cao lợi thế cạnh tranh làm cho chè Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới .
Tài liệu tham khảo
1. Thời báo Kinh tế Việt Nam
2. Tạp chí Ngoại thương
3. Báo Đầu tư
4. Sách quản lý và nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0641.doc