Đề tài Lựa chọn thị trường mục tiêu và việc thực thi các chính sách Marketing-Mix ở công ty TNHH Hà Yến

Lời nói đầu 1

Chương I: Thị trường mục tiêu và hệ thống maketing –mix trong lĩnh vực kinh doanh của công ty Hà yến 3

I. Phân đoạn thị trường trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. 3

1. Khái niệm về phân loại thị trường 3

2. Tại sao phải tiến hành phân đoạn thị trường 3

3. Các biến số làm cơ sở cho việc phân khúc thị trường 4

II. Những vấn đề lý thuyết về thị trường mục tiêu trong lĩnh vực kinh doanh của công ty 8

1.Khái niệm thị trường mục tiêu 8

 2.Phân tích đánh giá các khúc thị trường trên cơ sở các tiêu thức sau .8

3. Các phương án chọn thị trường mục tiêu 10

III. Hệ thống maketing mix 11

1, Khái niệm : 11

2. Các biến số của Mar-mix 13

Chương II : thực trạng kinh doanh và hoạt động Marketing ở công ty TNHH Hà Yến 27

I. Nhận dạng doanh nghiệp trên các phương diện 27

1. Lịch sử ra đời và phát triển 27

2. Lĩnh vực kinh doanh : 29

3. Qui mô và cơ cấu tổ chức 30

II– Mô tả và đánh giá tổng hợp môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 31

1)Các yếu tố thuộc môi trương vĩ mô 31

2) Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 32

III. Mô tả và đánh giá tổng hợp năng lực các điều kiện kinh doanh bên trong doanh nghiệp. 33

1)Khả năng tài chính, vốn liếng 33

2)Tình hình lao động 33

3)Tình hình tổ chức và quản lý 34

4. Mô tả và đánh giá tổng hợp về kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian qua 34

IV. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty Hà Yến 36

1. Thực trạng hoạt động Marketing-mix ở công ty 36

2- Những biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động marketing của công ty 42

3. Những mặt hạn chế trong hoạt động marketing của công ty 43

Chương III 45

xác định thị trường mục tiêu và xác lập hệ thống Maketing –miX ở công ty TNHH Hà yến 45

I. Kiến nghị về phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 45

1. Kiến nghị về tiêu thức và cách phân đoạn thị trường cho các nhóm sản phẩm của công ty. 45

2. Các căn cứ để chọn mục tiêu của công ty 45

3.Kiến nghị phương án chọn mục tiêu 46

II. Xác lập hệ thống Marketing-mix cho công ty 47

1. Quyết định về sản phẩm 47

2. Quyết dịnh về giá 48

3. Đề xuất cho việc phân phối 51

4.Đề xuất cho xúc tiến hỗn hợp 52

5.Đề xuất cho việc phối hợp các biến số Maketing hỗn hợp 53

III-Các kiến nghị đối với nhà nước 54

Kết luận 55

Tài liệu tham khảo 56

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lựa chọn thị trường mục tiêu và việc thực thi các chính sách Marketing-Mix ở công ty TNHH Hà Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cách tích cực nhất đến quá trình định giá và các vùng giá khác nhau mà khách hàng có thể chấp nhận . 2.2.2. Những yếu tố cơ bản của quá trình định giá Mô hình của quá trình định giá gồm 5 bước Chọn mục tiêu định giá Phân tích và định lượng nhu cầu thị trường Phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh Chọn kỹ thuật định giá thích hợp Chọn giá cuối cùng của sản phẩm +Mục tiêu định giá : Mục tiêu định giá được xác lập sau chiến lược của công ty, chiến lược của công ty càng rõ ràng thì định giá càng dễ thực hiện.Các mục tiêu chủ yếu của định giá là : Tối đa hóa lợi nhuận trước mắt Tối đa hóa mức tiêu thụ Giành vị trí dẫn đầu về chất lượng sản phẩm Đảm bảo sống sót Tăng tối đa việc hớt phần ngon trên thị trường +Phân tích và định lượng nhu cầu của thị trường : Giá và cầu có mối liên hệ với nhau, phải xác định được độ co giãn của cầu theo giá để đưa ra các quyết định về giá phù hợp. Sức cầu co giãn ít thì dễ dàng tăng giá còn sức cầu co giãn nhiều thì cần phải quan tâm đến việc hạ giá. Tuy nhiên sự co giãn của cầu theo giá lại có sự thay đổi theo thời gian, nó tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể như đặc điểm mặt hàng, tình hình kinh tế, tâm lý người mua cho nên tùy thuộc mỗi điều kiện trên phải ước lượng lại mức độ này. +Phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh : Việc phân tích chi phí của công ty qui định sàn cho việc định giá, giá thành, giá cả của đối thủ cạnh tranh và những phản ứng có thể có của họ sẽ giúp cho công ty định hướng cho việc định giá các sản phẩm của mình. Công ty cần phải so sánh giá thành của mình với giá thành của các đối thủ cạnh tranh để biết mình đang ở thế có lợi hay bất lợi về mặt chi phí. +Chọn kỹ thuật định giá thích hợp là quá trình tìm kiếm mức giá của sản phẩm nằm trong mức độ giới hạn giữa giá thấp ( với giá này không thể có lời ) và giá cao ( giá này không thể tạo ra được mức cầu ) Có 3 phương pháp tiếp cận định giá : +Phương pháp tiếp cận định giá theo lợi nhuận : là việc định giá theo hướng lợi nhuận tối đa cho đơn thị trường và định giá theo hướng lợi nhuận trên đa thị trường +Phương pháp tiếp cận định giá theo hướng thị phần : Phương pháp này liên quan đến quan điểm tầm xa (lâu dài). trong phương pháp này có mục tiêu là xây dựng một thị phần và monh muốn rằng doanh số cán lớn lên sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn về sau. Phương pháp này sử dụng cách định giá “định giá dựa theo đường cong kinh nghiêm.”. +Định giá trên cơ sở giá trị: Nghĩa là công ty phải định giá ở mức mà người mua nghĩ rằng sản phẩm của công ty xứng đáng như vậy. 2.3. Biến số kênh phân phối Việc phân phối trong Maketing là những quyết định đưa hàng hóa vào các kênh phân phối một cách có hệ thống tổ chức và công nghệ nhằm điều hòa cân đối việc lưu thông hàng hóa, tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường. Thiết lập được một hệ thống kênh tốt sẽ tạo ra được sự thỏa mãn của khách hàng cao hơn cũng như góp phần làm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.Biến số phân phối có sự liên quan mật thiết với các biến số khác trong Mar-mix. Việc sử dụng nó trong sự xem xét kết hợp với các biến số còn lại sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty trên thị trường mục tiêu. Các kênh Mar có thể được xem xét như những tổ chức có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ để sử dụng. Việc hình thành lên các trung gian Maketing làm tăng hiệu quả hoạt động của các nguồn đầu tư dựa trên cơ sở chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ. Ví dụ : Công ty chuyên sản xuất ra sản phẩm cụ thể nếu đầu tư vào các hệ thống tiêu thụ của mình thì sẽ rất là tốn kém hoặc là hiệu quả sẽ không cao bằng việc để các hoạt động còn lại trong việc tiêu thụ cho các công ty thương mại riêng biệt còn mình thì tập trung nguồn lực vào việc sản xuất và nghiến cứu phát triển sản phẩm. Mô hình của các loại kênh phân phối sản phẩm Nhà sản xuất Khách hàng Người bán sỉ Người bán lẻ Người bán lẻ Người bán sỉ Người bán sỉ nhỏ Người bán lẻ Đối với các sản phẩm tiêu dùng Người sản xuất Khách hàng công nghiệp Chi nhánh tiêa của người sản xuất Nhà phan phối tư liệu sản xuất Đại diện của người sản xuất Đối với mặt hàng tư liệu sản xuất Các thành viên trong kênh Maketing thực hiện các chức năng và tham gia những dòng Maketing sau. +Dòng trao đổi danh nghĩa sở hữu : Để Maketing và thực hiện hàng hóa lần cuối, các tổ chức trao đổi (thương mại) ; mua, bán hàng hóa vận động qua các khâu, tổ chức khác nhau và danh nghĩa sở hữu cũng được luân chuyển liên tục cho đến khi thực hiện lần cuối là chuyển quyền sở hữu đến tay người sở hữu cuối cùng. +Dòng vận dộng vật chất : Vận động hàng hóa gắn liền với dòng trao đổi mua bán hàng hóa, với luồng vật lý của vận động và vì vậy vai trò hậu cần của phân phối vận động vật lý cuối cùng hàng hóa ngày càng được nâng cao. Dòng vận động vật lý được hiểu đơn giản là tập hợp các hoạt động kho, bao bì, vận chuyển, giao nhận làm điều kiện tiền đề để bán hàng. Khi tiếp cận hậu cần kinh doanh xuất phát từ thị trường và lấy bán hàng làm điều kiện tiền đề để tổ chức đảm bảo về hàng hóa, tổ chức nhân sự và các phương tiện kỹ thuật- công nghệ cho quá trình Maketing bán hàng. +Dòng thanh toán : Là việc người mua thanh toán các hóa đơn mua hàng của mình qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. +Dòng thông tin : Thông tin phản hồi của các thành viên kênh, thu thập và phổ biến các kết quả nghiên cứu Maketing về khách hàng, các đối thủ cạnh tranh cùng những lực lượng khác trong môi trường Maketing. +Dòng xúc tiến hỗn hợp : Soạn thảo và truyền bá những thông tin về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Tổng hợp những cố gắng và năng lực của người sản xuất hay những khâu trung gian nhằm thuyết phục tất cả các thành viên khác trong kênh thực hiện việc xúc tiến tiêu thụ hàng hóa đến tay người tiêu dùng. -Kết cấu tổ chức của hệ thống kênh : Thông thường các quyết định tổ chức kênh của công ty được hoạch định theo mô hình sau nghiên cứu và phân định mục tiêu ràng buộc phân tích động thái của hệ kênh tổng thể hoạch định, lựa chọn các phương án thế vị chuyển đánh giá và quyết định chọn tổ chức kênh *Nghiên cứu xác định mục tiêu và ràng buộc kênh : Khi hoạch định kênh các công ty chịu ảnh hưởng lớn do tập tính hiện thức của khách hàng tiềm năng về : +Đặc tính sản phẩm, ví dụ sản phẩm mau hỏng như trứng, thịt…đòi hỏi phải thực hiện theo kênh trực tiếp, kênh ngắn vì sự chậm trễ hay bốc xếp sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa +Phải chú ý đến đặc điểm của người trung gian bán hàng +Phải chịu ảnh hưởng của cạnh tranh (kênh của đối thủ cũng như mức độ cạnh tranh của thị trường) thiết kế kênh cần phải xem xét đến khả năng thích ứng của nó với sự thay đổi cua môi trường, ví dụ như : khi kinh tế bị suy thoái thì công ty phải tìm cách đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng một cáhc kinh tế nhất do điều kiện về thu nhập của khách hàng giảm. vậy nên công ty có thể giảm bớt các dịch vụ đi kèm với sản phẩm nhằm giảm giá bán sản phẩm. +Đặc điểm của công ty : Tùy theo điều kiện của mình công ty có thể quy định hệ thống kênh cũng như các vấn đề trong mối quan hệ với các thành viên khác trong kênh. Ví dụ : Công ty mạnh sản xuất các hàng hóa mà khách hàng rất ưa thích sẽ chủ động trong các hoạt động với các thành viên khác trong kênh. Các công ty có tiềm lực tài chính có thể thực hiện việc liên kết dọc nhằm tăng khả năng kiểm soát của mình đối với hệ thống phân phối -Phân tích động thái kênh tổng thể : Kênh phân phối là tập hợp ngẫu nhiên cơ sở độc lập về chủ quyền do sự thay đổi liên tục của khách hàng cũng như các điều kiện khác kênh phân phối liên tục vận động. Từ kênh Maketing truyền thống thì nay đã có sự tăng trưởng của hệ thống kênh dọc, kênh Maketing hàng ngang và hệ thống Maketing đa kênh. Một kênh thông thường trước kia gồm một nhà sản xuất, một hay nhiều nhà bán sỉ, một hay nhiều nhà bán lẻ, các thành viên này của kênh là các thực thể hoạt động độc lập với nhau nhằm tăng tối đa phần lợi nhuận của mình mặc dù điều đó có thể làm tổn hại tới lợi ích của các thành viên khác trong kênh.Về lâu dài việc này là không ổn đối với sự tồn tại của toàn bộ hệ thống kênh nên đã xuất hiện hệ thống Maketing dọc. Một thành viên trong hệ thống kênh sở hữu hay là giao các đặc quyền cho các thành viên khác trong kênh. -Hoạch định các phương án thế vị của tổ chức kênh. Khi công ty đã xác định dược thị trường mục tiêu và định vị hợp lý, công ty phải xác định những chọn lựa kênh chính bao gồm : *Loại hình trung gian : công ty cần phải xác định các loại hình trung gian để thực hiện các công việc của kênh Ví dụ đối với sản phẩm là các thiết bị lạnh dùng cho chế biến hải sản muốn tung ra thị trường thì công ty có thể sử dụng các phương án kênh như sau: +Lực lượng bán hàng của công ty : Phát triển lực lượng bán hàng của công ty và phân công cho những đại diện này những khu vực phụ trách nhất định để tiếp xúc, xây dựng và phát triển các mối quan hệ với những khách hàng trong khu vực. Trong điều kiện của mình Hà yến khó thực hiện theo cách này, nếu có thì chỉ tổ chức các hoạt động này ở mức nhỏ như các khu vực tập trung nhiều nhà máy chế biến. +Những người phân phối tư liệu sản xuất : Từ những người phân phối chuyên về các thiết bị lạnh ở những vùng khác nhau và dành cho họ những độc quyền phân phối, phân chia mức lợi nhuận thỏa đáng, huấn luyện lực lượng bán hàng của họ và có được các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, về thanh toán trong điều kiện của công ty, điều này rất hợp lý. +Bán các sản phẩm cho các công ty sản xuất các thiết bị toàn bộ, cho các nhà thầu lớn : các thiết bị của công ty sẽ là một phần đầu vào cho sản phẩm của các công ty kia. +Thị trường đặt hàng qua bưu điện. *Số người trung gian : việc quyết định số người trung gian ở mỗi cấp kênh và số cấp của kênh sẽ ảnh hưởng tới khả năng phục vụ nhu cầu của các khách hàng của công ty. Bởi số cấp kênh sẽ quyết định xem sản phẩm sẽ phải qua bao nhiêu khâu phân phối trung gian mới tới tay của người tiêu dùng cuối cùng, điều này sẽ ảnh hưởng sự chênh lệch giá giữa người sản xuất và với giá mà người tiêu dùng cuối cùng phải bả ra để có sản phẩm. *Điều kiện và trách nhiệm của các thành viên kênh : Việc quy định trách nhiệm của các thành viên kênh là rất cần thiết bởi nó sẽ tạo ra dược sự ràng buộc giữa các thành viên kênh nên sẽ có sự phối hợp giữa họ trong việc thực hiện các chính sách kênh khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ví dụ như : chính sách giá cả, điều kiện thanh toán, phối hợp trong các đợt khuyến mại, cam kết các dịch vụ mà mỗi bên phải thực hiện. -Đánh giá và lựa chọn các thành viên kênh theo các tiêu chuẩn +Tiêu chuẩn kinh tế +Tiêu chuẩn kiểm soát +Tiêu chuẩn thích nghi 2.4Biến số xúc tiến hỗn hợp *Khái niệm : Là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy, tổ chức các tác nhân kích thích việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Xúc tiến dịch vụ nhằm làm cho việc tiêu thụ hàng hóa dễ ràng và năng động hơn. Xúc tiến hỗn hợp tạo ra lợi thế về giá bán cũng như các lợi thế về cạnh tranh cho công ty *Quá trình truyền thông : Công ty Thông điệp Phản hồi Đáp ứng Mã hóa Giải mã Người nhận Kênh truyền thông Nhiễu Người gửi( công ty ) là bên gửi thông điệp cho bên còn lại( còn được gọi là bên phát thông điệp). Mã hoá: Tiến trình truyền ý tưởng thành những hình thức có tính biểu tượng. Thông điệp: Tập hợp tất cả các biểu tượng chứa đựng nội dung giao tiếp mà bên gửi truyền. Kênh truyền thông: Các kênh truyền thông qua đó thông điệp đi từ người gửi tới người nhận. Giải mã: Tiến trình theo đó bên nhận qui ý nghĩa cho các biểu tượng do bên kia gửi tới. Người nhận: Bên nhận thông điệp do bên kia gửi tới( gọi là khán thính giả hoặc nơi đến). Đáp ứng: Tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi nhận thông điệp truyền. Phản hồi: Một phần sự đáp ứng của người nhận được truyền thông trở lại cho bên gửi. Sự nhiễu tạp: Tình trạng ồn hay biến loch ngoài dự kiến trong quá trình truyền thông, dẫn đến kết quả là người nhận được một thông tin không giống thông điệp truyền gửi đi. chương II : thực trạng kinh doanh và hoạt động Marketing ở công ty TNHH Hà Yến I. Nhận dạng doanh nghiệp trên các phương diện 1. Lịch sử ra đời và phát triển Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Yến được thành lập năm 1995. Lúc đầu công ty chỉ là một công ty thương mại đơn thuần, công ty kinh doanh những sản phẩm nước uống tinh khiết,nhập khẩu và bán lại máy làm nóng lạnh nước uống từ Hàn Quốc, các loại máy giặt là công nghiệp từ bắc Âu, bán vé máy bay. Vì giá thành cuả các loại sản phẩm nhập khẩu là rất cao chỉ đáp ứng đuợc nhu cầu của các công sở, trường học, bệnh viện…không phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đông đảo quần chúng nhân dân, hơn nữa nếu chỉ phục vụ riêng khu vực các cơ quan nhà nước thì lợi nhuận sẽ không lớn vì vậy ban lãnh đạo công ty đã hình thành nên ý tưởng thành lập một nhà máy chuyên sản xuất những chi tiết đơn giản, dễ sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm mà công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài phù hợp với trình độ công nghệ và năng lực của công ty. Công ty chỉ phải nhập khẩu những chi tiết mà trình độ công nghệ trong nước chưa sản xuất được hoặc phải đầu tư vào dây chuyền công nghệ để sản xuất các chi tiết đó với một chi phí rất lớn, nguồn vốn của công ty không đáp ứng được. Một số sản phẩm giặt là công nghiệp mà công ty nhập khẩu từ bắc Âu về có giá trị thấp mà lại rất kồng kềnh, chi phí vận chuyển cho các loại hàng này là khá lớn vì vậy ban lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập nhà máy sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm này. Năm 1999 nhà máy sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm công nghiệp được thành lập. Lúc đầu trang thiết bị của công ty còn yếu kém, chỉ có 5 người thợ thủ công , vì vậy sẩn phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các sản phẩm nhập ngoại trên thị trường. Do nhu cầu của thị trường đòi hỏi ngày càng cao nên công ty đã nhập máy móc, trang thiết bị hiện đại, đào tạo tay nghề để sản xuất ra nhữnh sản phẩm tốt, giá thành rẻ phù hợp với nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Sau khi thành lập nhà máy công ty đã đạt được doanh thu lên đến 9.9 tỷ VNĐ. Trong những năm tiếp theo doanh thu của công ty ngày càng tăng với một tốc độ khá cao (doanh thu năm 2001là 14,6 tỷ VNĐ). Dự kiến năm 2002 công ty sẽ đạt được khoảng 28 tỷ VNĐ. 2. Lĩnh vực kinh doanh : Mặt hàng kinh doanh chủ yếu hiện nay của Công ty là : - Máy làm nóng lạnh nước uống. - Lò vi sóng. - Bếp gas gia đình. - Thông gió bếp. - Máy rửa bát đĩa. - Thiết b ị sấy và khử trùng bát đĩa. - Máy ép - vắt hoa quả. - Hệ thống tủ bếp dân dụng. - Thiết bị lạnh công nghiệp dùng cho chế biến hải sản. 3. Qui mô và cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng kĩ thuật Phòng tổ chức Phòng kế toán P.Kinh doanh Phòng XNK Xưởng sản xuất Bộ phận cắt uốn Bộ phận gá hàn Bộ phận lắp ráp Bộ phận vệ sinh đánh bóng - Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Yến : Cơ cấu bộ máy tổ chức được tổ chức theo chiều ngang, vì vậy những mệnh lệnh, quyết định của giám đốc tới nhân viên cũng như những thông tin phản hồi từ nhân viên tới giám đốc được thực hiện trực tiếp, không phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, vì vậy tính chính xác của thông tin là rất cao. Giám đốc trực tiếp đứng ra điều hành từng phòng, từng bộ phận trong công ty nên công việc đạt được hiệu quả cao. II– Mô tả và đánh giá tổng hợp môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1)Các yếu tố thuộc môi trương vĩ mô a)Môi trường kinh tế Đây là nhân tố gián tiếp khách quan tác động vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế chỉ tập trung vào một số vấn đề như là lạm phát, suy thoái kinh tế, cán cân thanh toán… đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó lạm phát và sự suy thoái kinh tế ảnh hưởng rõ ràng nhất. VD: Đối với mặt hàng thiết bị lạnh công nghiệp dùng cho chế biến hải sản xuất khẩu. Việc kinh tế các nước trong khu vực và các thị trường lớn như Châu Âu và Bắc Mĩ đang bị suy thoái sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu hải sản suy ra ảnh hưởng tới cầu về các thiết bị lạnh do công ty sản xuất. VD: Đối với mặt hàng lò vi sóng đây là một loại hàng hoá tương đối mới ở nước ta những người sử dụng là những người có mức thu nhập tương đối cao vì vậy mức độ tăng trưởng của thị trường này chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố thu nhập Lạm phát cũng có thể đẩy giá cả tăng lên b) Yếu tố về môi trường luật pháp Sự ảnh hưởng của pháp luật, chính trị đến các hoạt động kinh doanh khá rõ rệt. Thông qua các văn bản, quy định…của nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hoá, các mức giá trần, giá sàn, các quy định về cung ứng hàng hoá trong từng giai đoạn, chu kỳ cụ thể. Và văn bản ảnh hường đến tiêu thụ trực tiếp được mọi người đều biết đến đó là các văn bản về thuế. Đặc biệt yếu tố thuế xuất nhập khẩu bởi nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất được nhập chủ yếu từ nước ngoài. Các mối quan hệ chính trị thương mại cũng có ảnh hưởng VD: Việc có được mối quan hệ thương mại tốt với liên minh Châu Âu( EU) sẽ dẫn đến họ cấp cho phía ta hạn ngạch xuất khẩu hải sản lớn hơn dẫn tới cầu về sản phẩm của công ty tăng. c) Các yếu tố thuộc môi trường kĩ thuật công nghệ Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, càng tiên tiến thì khả năng ứng dụng kỹ thuật- công nghệ vào sản xuất càng lớn. Điều đó sẽ nâng cao về chất lượng, số lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Và dần dần đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe cảu khách hàng. Những điều đó sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả. d)Môi trường văn hoá- xã hội Những ảnh hưởng của nhân tố này đến hoạt động tiêu thụ gồm có các yếu tố như: cơ cấu dân cư, mật độ dân số, trình độ dân trí, phong tục tập quán, hành vi tiêu dùng…Tuy đây không phải là yếu tố ảnh hưởng chính nhưng nó có tác động khá lớn vào quyết mua của người tiêu dùng ở mỗi khu vực. Vì thế, doanh nghiệp cần phải giải quyết những vấn đề tâm lý tại các khu vực này sao cho người dân hiểu và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. 2) Các yếu tố thuộc môi trường vi mô Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và phức tạp với sự xuất hiện của rất nhiều các công ty, các tập đoàn lớn có thực lực cùng đứng ra cung ứng ra cho khách hàng những sản phẩm tương tự như sản phẩm của Hà Yến. Để tồn tại trong cạnh tranh việc thay đổi mẫu mã sản phẩm nâng cao chất lượng hạ giá thành là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào. Việc xây dựng một hệ thống kênh phân phối thật tốt sao cho nó mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng là điều mà công ty phải quan tâm. Việc phải tạo dựng được các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các khách hàng cũ trong việc phát triển khách hàng mới là điều công ty đã tiến hành. Xuất hiện những sản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng cũng làm ảnh hưởng tới hình ảnh sản phẩm của công ty. Hàng nhập lậu cũng xuất hiện điều đó dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Có một xu hướng trong tiêu dùng hiện nay đó là tâm lý sính ngoại của một số khách hàng như: của các hãng PHILIP…với chất lượng cao hơn một chút nhưng với một mức giá cao hơn rất nhiều cũng ảnh hưởng tới cạnh tranh. III. Mô tả và đánh giá tổng hợp năng lực các điều kiện kinh doanh bên trong doanh nghiệp. 1)Khả năng tài chính, vốn liếng Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Yến là một công ty tư nhân do bà Nguyễn Thị Lan Anh quản lý, nguồn vốn của Công ty hiện nay là 8 tỷ VNĐ. Trong đó : Vốn lưu động : 4,8 tỷ VNĐ. Vốn cố định : 3,2 tỷ VNĐ. 2)Tình hình lao động Bảng kết quả sử dụng lao động của Công ty STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1 Tổng lao động 62 70 80 - Lao đọng đại học 16 18 21 - Lao động phổ thông 46 52 59 2 Ngân sách LĐBQ (tr.đ/ng) 159,677 209,7 273,312 3 Tổng quỹ lương (tr.đ) 80,6 119 152 4 Lương BQ (tr.đ/ng) 1,3 1,7 1,90 Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động năm 2000 là 70 người tăng 12,9% so với năm 1999, năm 2001 là 80 người 14,28% trong đó lao động đại học năm 2000 tăng 12,5% năm 2001 tăng 16,6%, lao động phổ thông năm 2000 tăng 13,04% năm 2001 tăng 13,46%. 3)Tình hình tổ chức và quản lý Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Yến là một Công ty tư nhân hoạt động dựa trên cơ sở lợi nhuận nên Công ty có một số chức năng và nhiệm vụ sau + Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng về các mặt hàng kinh doanh của Công ty. + Tạo dựng, duy trì nguồn vốn hiện có, quản lý và khai thác triệt để nguồn vốn này, đồng thời mở rộng đầu tư, sản xuất, đổi mới trang thiết bị ... + Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hiện hành. + Nộp đủ các loại thuế cho Nhà nước. + Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan. + Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, khối lượng hàng hoá kinh doanh, mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời cũng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. + Thực hiện đúng chế độ quản lý tài sản, tài chính, tiền lương ... - Thực hiện tốt công tác an toàn lao động, bảo vệ môi trường ... - Luôn luôn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề lao động, trình độ quản lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội ... 4. Mô tả và đánh giá tổng hợp về kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian qua Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị : tr.đồng STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1 Tổng doanh thu 9.900 14679 21865 - Trong đó: Doanh thu bán buôn 9.800 14210 21315 Doanh thu bán lẻ 100 469 550 2 Các khoản giảm trừ 3 Doanh thu thuần 9.900 14.679 21.865 4 Giá vốn hàng bán 8589,5 12197 17442 5 Lợi nhuận gộp 1310,5 2480 4423 6 Chi phí bán hàng 890 1157 1527 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 407 509 646 8 Lợi nhuận thuần SXKD 13,5 816 2250 9 Thu nhập HĐTC 2 5,7 13,2 10 Chi phí HĐTC 0,2 1,6 6,8 11 Lợi nhuận HĐTC 1,8 4,1 6,4 12 Thu nhập từ HĐBT 0 2,7 3,5 13 Chi phí bất thường 0 1,2 2,3 14 Lợi nhuận bất thường 0 1,5 1,2 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 15,3 821,6 2257,6 16 Thuế TNDN phải nộp 4,896 262,912 722,432 17 Lợi nhuận sau thuế 10,404 558,688 1535,168 Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy. Tổng doanh thu toàn Công ty năm 2000 đạt 14,679 tỷ đồng tăng 4,8% so với năm 1999, năm 2001 đạt 21,865 tỷ đồng tăng 49% so với năm 2002. Kết quả đạt được là do doanh thu bán buôn năm 2000 tăng45% so với năm 1999, và năm 2001 tăng 50% so với năm 2000. Doanh thu bán lẻ năm 2000 tăng 369% so với năm 1999, năm 2001 tăng 17,23% so với năm 2002. Doanh thu bán buôn và bán lẻ tăng là do doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường kinh doanh. Tổng doanh thu tăng làm cho doanh thu thuần tăng, kết quả này được đánh giá là tốt. Để đạt được điều này Công ty đã thực hiện chặt chẽ hơn trong các khâu mua nguyên vật liệu, sản xuất bảo quản và vận chuyển hàng hoá, từ đó đã giảm được tối đa sự phát sinh của các khoản giảm trừ. IV. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty Hà Yến 1. Thực trạng hoạt động Marketing-mix ở công ty 1.1 Sản phẩm Những sản phẩm mà công ty Hà Yến sản xuất ra là những sản phẩm mang tính phương hướng và mục tiêu cụ thể. Dựa trên những đánh giá từ phía khách hàng sản phẩm sản xuất ra của công ty là để đón đầu nhu cầu của thị trường. Từ khi thành lập đến nay công ty đã liên tục cố gắng thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm của mình. VD: Mới đầu sản phẩm chủ yếu của công ty là bình làm nóng lạnh nước uống hiện nay công ty mở rộng chủng loại sản phẩm của mình sang: Lò vi sóng, thiết bị bếp ăn tập thể, thiết bị lạnh công nghiệp dùng cho chế biến hải sản… Việc phải liên tục mở rộng chủng loại sản phẩm là cần thiết, đồng thời công ty còn phải thực hiện việc liên tục tạo đặc tính mới cho sản phẩm. Chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất ra có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập trên thị trường. 1.2Giá cả sản phẩm Trong điều kiện Việt Nam hiện nay giá cả là một yếu tố rất quan trọng nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng tiêu thụ sản phẩm việc xác định một mức giá phù hợp với những đòi hỏi của thị trường và mục tiêu kinh doanh của công ty là điều cần thiết. Trong điều kiện kinh doanh của mình, điều kiện cạnh tranh hiện nay mục tiêu của Hà Yến là du.y trì sản xuất kinh doanh tạo lập được danh tiếng từ đó tăng cường mở rộng quy mô hoạt động của mình trên thị trường.Công ty luôn cố gắng liên tục nghiên cứu nhằm hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra bởi điều đó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồng thời mang lại giá trị lợi ích hơn nữa cho khách hàng. Việc chuẩn bị thành lập nhà máy sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm làm giảm chi phí vận chuyển tới các tỉnh phía nam sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty và lợi ích cho khách hàng. Để linh hoạt hơn trong hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docF0083.doc
Tài liệu liên quan