- Công nghệ cơ khí, tự động hóa:
+ Nghiên cứu lựa chọn, đưa vào ứng dụng các loại máy móc, trang thiết bị cơ giới phục vụ một số khâu trong sản xuất nụng nghiệp, như làm đất, vận chuyển thu hoạch, dây truyền cơ giới hoá trong chăn nuôi, tưới tiêu tự động ; lựa chọn các thiết bị công nghệ bảo quản và chế biến lương thực thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc quy mô vừa và nhỏ.
+ Nghiên cứu phát triển các loại công cụ cơ khí phục vụ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, phục vụ phát triển làng nghề thủ công; hiện đại hoá từng bước các công đoạn trong dây truyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.
+ Đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hoá và tự động hoá quá trình điều khiển, định lượng đo lường, kiểm tra chất lượng trong các ngành công nghiệp có thế mạnh của Tỉnh.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Luận cứ chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Quảng Trị đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính sách cần hoàn thiện, đổi mới.
+ Bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, phản biện, xây dựng căn cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, quyết định (quy hoạch, kế hoạch,…) của Tỉnh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH.
- Nhóm mục tiêu 2: Hướng vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh
+ KH&CN góp phần quan trọng vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành kinh tế của Tỉnh. Nâng cao tỷ trọng đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
+ KH&CN Quảng trị vừa hướng vào phục vụ cho mục tiêu phát triển toàn diện trên nhiều mặt, vừa tập trung cho các định hướng ưu tiên trong phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
+ Nâng cao trình độ công nghệ của toàn bộ các ngành kinh tế trong Tỉnh đảm bảo phục vụ cho mục tiên tăng trưởng kinh tế cao. Phấn đấu đạt tốc độ đổi mới công nghệ bình quân 8-10%/năm giai đoạn 2010-2015 và 13-15%/năm giai đoạn 2016-2020.
+ Phát triển các ngành công nghệ cao, các doanh nghiệp CNC, doanh nghiệp KH&CN thuộc lĩnh vực thông tin, viễn thông, vật liệu mới, công nghệ sinh học, tự đồng hóa, .... để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu hoàn thành CNH - HĐH.
Phấn đấu đạt nhóm ngành sử dụng công nghệ cao chiếm 20% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020.
+ Đẩy nhanh sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo hàng hóa xuất khẩu như chế biến cao su, cà phê, tinh bột sắn, lương thực, súc sản, thuỷ hải sản, gỗ, sản xuất xi măng…
Đến năm 2020 trình độ và năng lực công nghệ của những ngành kinh tế ưu tiên của Tỉnh đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.
+ Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu sản xuất-bảo quản-chế biến-tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng giá trị kinh tế và hiệu quả sản xuất.
+ Phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn Tỉnh.
+ Tỷ trọng doanh nghiệp đạt chứng chỉ về quản lý (ISO, SA, GMP, HACCP...) là 50% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020
- Nhóm mục tiêu 3: Tăng cường tiềm lực KH&CN và đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN của Tỉnh
+ Xây dựng được tiềm lực KH&CN có đủ khả năng thực hiện và thu hút nguồn lực bên ngoài thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH trong giai đoạn từ nay đến 2020 và tích cực chuẩn bị cho sự phát triển KH&CN của giai đoạn tiếp theo.
+ Kết hợp giữa việc phát triển tiềm lực với bố trí lại lực lượng KH&CN của Tỉnh theo hướng tập trung cao vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên và các đối tượng ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
+ Phấn đấu đạt và duy trì mức đầu tư kinh phí sự nghiệp KH&CN đạt ít nhất 2% tổng chi ngân sách địa phương vào năm 2010 và tăng dần qua các năm.
Phấn đấu đưa mức đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN đạt 1,0% GDP vào năm 2015, 2,0% GDP vào năm 2020 trên cơ sở hoạt động ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trở thành nhu cầu tự thân và phổ biến trong sản xuất và đời sống xã hội.
+ Phát triển nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng, có cơ cấu trình độ, chuyên môn hợp lý
. Phấn đấu xây dựng đội ngũ nhân lực KH&CN của Tỉnh đạt trình độ trung bình của cả nước
Hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, đủ sức tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Tỉnh.
+ Phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN trên địa bàn đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của Tỉnh và có khả năng phối hợp với các địa phương khác giải quyết những vấn đề của Vùng. Phấn đấu xây dựng hệ thống các tổ chức KH&CN của Quảng Trị đạt trình độ trung bình so với cả nước.
+ Tạo được bước chuyển biến cơ bản trong đổi mới quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, với yêu cầu hội nhập quốc tế và gắn kết chặt chẽ giữa KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
V. Các định hướng chủ yếu trong phát triển KH&CN Quảng Trị
1. Định hướng chủ yếu trong phát triển các ngành khoa học và công nghệ
a. Khoa học xã hội và nhân văn
- Nghiên cứu phương thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình CNH - HĐH của Quảng Trị. Nghiên cứu bảo tồn bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc ít người trên địa bàn Quảng Trị (dân tộc Vân Kiều, Pacok);
- Nghiên cứu các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương: đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và tập quán canh tác của nhân dân và dân tộc trong vùng; đẩy mạnh CNH -HĐH nông thôn theo hướng khuyến khích các làng nghề, các ngành nghề truyền thống; phát triển kinh tế hàng hoá ở vùng đồng bào dân tộc.
- Nghiên cứu vận dụng sáng tạo, hiệu quả các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển KT - XH của trung ương và các địa phương khác vào điều kiện cụ thể của Tỉnh. Nghiên cứu về khoa học quản lý kinh tế, quản lý xã hội, khoa học giáo dục…, góp phần cung cấp các luận cứ cho các quyết sách về kinh tế - xó hội, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, trình độ quản lý điều hành của các cấp.
b. Khoa học tự nhiên
- Tiếp tục công tác điều tra cơ bản đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu điều tra địa chất, lập bản đồ về các loại tài nguyên khoáng sản, xác định trữ lượng, chất lượng địa điểm các loại tài nguyên để có kế hoạch đưa vào khai thác và sử dụng hợp lý và hiệu quả.
- Nghiên cứu phục vụ lựa chọn, làm chủ các công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài vào địa phương.
- Nghiên cứu bản chất và tác động của các hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội của Tỉnh.
c. Một số lĩnh vực công nghệ chủ yếu
- Công nghệ sinh học:
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất, nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh;
+ Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn và phát triển các loài dược liệu quý hiếm của địa phương;
+ Nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học trong chế biến và bảo quản thực phẩm; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc điều khiển các sản phẩm sau thu hoạch đối với ngũ cốc, rau quả.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản.
- Công nghệ thông tin truyền thông:
+ Xây dựng cơ sở để hình thành ngành công nghiệp phần mềm, từng bước đáp ứng nhu cầu phần mềm trên địa bàn.
+ Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để đạt chỉ tiêu 90% số thuế bao Internet là băng rộng, Internet băng thông rộng (ADSL) tới 100% huyện và các cơ quan từ cấp huyện trở lên; 100% các cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã có mạng LAN, kết nối mạng WAN và mạng Internet tốc độ cao; 100% các cơ quan có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành, trên 80% các trường từ THCS, các cơ sở y tế đều có mạng LAN và kết nối Internet.
+ Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc quản lý tài chính và nhân sự, giao dịch kinh doanh, …
- Công nghệ chế biến nông sản:
+ Công nghệ sơ chế: Nghiên cứu áp dụng công nghệ trong sơ chế, phân loại, làm sạch, đóng gói có quy mô nhỏ và vừa phục vụ yêu cầu sơ chế tại chỗ của các hộ, nhóm hộ, nhằm cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt cho các cơ sở chế biến tập trung.
+ Công nghệ bảo quản: Chú trọng phổ cập các công nghệ làm khô lúa và hoa màu sau thu hoạch. Tiếp thu và phổ cập các công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ an toàn thực phẩm để bảo quản rau, hoa, quả tươi, các mặt hàng thủy sản, các sản phẩm chăn nuôi.
+ Công nghệ chế biến: Áp dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu chế biến nhiều chủng loại nông sản, đa dạng hoá sản phẩm và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Hiện đại hóa hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm chế biến theo công nghệ tương hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.
- Công nghệ cơ khí, tự động hóa:
+ Nghiên cứu lựa chọn, đưa vào ứng dụng các loại máy móc, trang thiết bị cơ giới phục vụ một số khâu trong sản xuất nụng nghiệp, như làm đất, vận chuyển thu hoạch, dây truyền cơ giới hoá trong chăn nuôi, tưới tiêu tự động…; lựa chọn các thiết bị công nghệ bảo quản và chế biến lương thực thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc quy mô vừa và nhỏ.
+ Nghiên cứu phát triển các loại công cụ cơ khí phục vụ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, phục vụ phát triển làng nghề thủ công; hiện đại hoá từng bước các công đoạn trong dây truyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.
+ Đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hoá và tự động hoá quá trình điều khiển, định lượng đo lường, kiểm tra chất lượng trong các ngành công nghiệp có thế mạnh của Tỉnh.
- Năng lượng mới:
+ Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới , năng lượng tái tạo, ... nhằm cải thiện môi trường và đảm bảo nhu cầu điện cho các xã vùng sâu, vùng xa, các trang trại vùng gò đồi, vùng cát xa khu dân cư và huyện đảo Cồn Cỏ.
2. Định hướng phát triển KH&CN chủ yếu trong các ngành
a. Nông, lâm, ngư nghiệp
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong tất cả các khâu: giống, sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch. Đặc biệt chú trọng vào cây lúa, cà phê, cao su, hồ tiêu và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
- Khảo nghiệm và ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, đưa vào đại trà để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế.
- Áp dụng công nghệ mới trong công tác thú y và bảo vệ thực vật. Nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh nhằm tạo ra sản phẩm sạch.
-Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng rừng và phát triển các loại rừng một cách bền vững tạo vùng nguyên liệu lâm sản.
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào khai thác, tái tạo và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản;
- Tổng kết, nhân rộng mô hình nông lâm kết hợp theo quy mô trang trại trên vùng gò đồi và vùng cát. Nghiên cứu các mô hình sản xuất kết hợp Nông – Lâm – Ngư phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng nhằm sử dụng hiệu quả cao về tài nguyên, đất, nước, khí hậu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nông nghiệp và các biện pháp phòng chống.
- Ứng dụng KH&CN nhằm bảo tồn và phát triển các vật nuôi phù hợp ở Quảng Trị cho vùng nghèo. (Bảo tồn và phát triển các giống bản địa và hoang dã; phát triển lợn nạc chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến; ...).
- Nghiên cứu dự báo về thị trường nông sản nhằm giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
- Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, phát triển và khai thác các công trình thủy lợi.
b. Công nghiệp
- Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Đối với các công trình công nghiệp mới, mạnh dạn đầu tư thẳng vào công nghệ, thiết bị hiện đại. Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới trong Khu kinh tế Đông – Nam Quảng Trị, Khu Khí – Điện – Đạm và các khu công nghiệp của Tỉnh.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong các lĩnh vực chế biên nông- lâm - thủy sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng,…
- Tiến hành điều tra khảo sát, quy hoạch và đề xuất hướng sử dụng các khoáng chất công nghiệp có triển vọng vào sản xuất.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình bảo quản sản phẩm của các ngành công nghiệp chế biến; bảo quản các nông sản sau thu hoạch; xử lý ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp gây ra.
- Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, ... nhằm cải thiện môi trường và đảm bảo nhu cầu điện cho các xã vùng sâu, vùng xa.
- Ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống.
b. Xây dựng
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong khảo sát và thiết kế để đạt được độ tin cậy, độ chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Nâng trình độ các công ty xây dựng địa phương có thể thi công được công trình và tổ hợp công trình, quy mô lớn.
- Áp dụng công nghệ mới để sản xuất và chế tạo được những VLXD chủ yếu cho phần thô và phần hoàn thiện công trình, chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh trên thương trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Áp dụng các công nghệ xử lí tiên tiến đảm bảo vè cơ bản các tiêu chuẩn ISO 14.000 trong quản lý môi trường đô thị.
c. Giao thông vận tải
- Nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm ... trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì, vật liệu, công nghệ được sử dụng trong xây dựng công trình giao thông vận tải.
- Từng bước hiện đại hóa phương tiện vận tải, áp dụng các công nghệ và phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và giao thông thông minh trong quản lý, điều hành, tổ chức vận tải trên phạm vi Tỉnh: điều hành và quản lý tàu bè ra vào cảng, hàng hoá đi đến và lưu giữ trong kho; quản lý và điều hành các trạm thu phí tự động; các trung tâm kiểm soát giao thông, các trạm kiểm định kỹ thuật phương tiện …
d. Du lịch
- Nghiên cứu đa dạng hoá các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ.
- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch mới.
- Nghiên cứu văn hoá du lịch như lịch sử danh thắng, các giá trị văn hoá của danh thắng nhằm thu hút khách du lịch trong ngoài nước.
e. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu, triển khai áp dụng các tiến bộ KH&CN nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
- Áp dụng tiến bộ KH&CN vào trồng và chế biến dược liệu.
- Nghiên cứu cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân.
- Ứng dụng vắc-xin sinh phẩm trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
f. Giáo dục đào tạo
- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo mới theo chủ trương chung của nhà nước.
- Nghiên cứu phục vụ việc biên soạn các giáo trình gắn với đặc thù của địa phương.
- Nghiên cứu về quan hệ cung – cầu lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nghiên cứu và áp dụng các phương thức gắn kết giữa đào tạo – nghiên cứu - sản xuất.
g. Tài nguyên - môi trường
- Tiến hành điều tra, khảo sát các tài nguyên trên địa bàn Tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường toàn Tỉnh, nhằm dự báo, bảo vệ và giải quyết các sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Nghiên cứu xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường cho tỉnh Quảng Trị. Ngoài những tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành thì những tiêu chuẩn do Tỉnh ban hành cần phù hợp với những đặc điểm riêng của Tỉnh đồng thời cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước.
- Nghiên cứu xử lý nước thải trong sản xuất công nghiệp (nước thải từ các nhà máy sản xuất cao su, cà phê, tinh bột sắn; các làng nghề sản xuất bún, bánh; các cơ sở chế biến thủy sản …) để từ đó cải thiện môi trường sản xuất và cải thiện môi trường cho người dân.
- Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông, hồ, các đập chứa nước trên địa bàn; các giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn ở khu vực thành thị và nông thôn.
h. Văn hoá và Thể dục, thể thao
- Nghiên cứu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc ít người trên địa bàn Quảng Trị.
- Nghiên cứu phương thức đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa. Nghiên cứu hoàn chỉnh các thiết chế văn hoá cơ sở. Nghiên cứu phương thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về rèn luyện sức khoẻ và phổ biến tri thức khoa học, công nghệ, y học thể dục thể thao và hướng dẫn tri thức thể dục - thể thao phổ thông cho nhân dân. Áp dụng KH&CN hiện đại trong công tác huấn luyện thể dục, thể thao.
l. Thương mại, dịch vụ
- Nghiên cứu dự báo về xu thế phát triển của các thị trường có liên quan tới sản phẩm của Tỉnh.
- Nghiên cứu các giải pháp tiêu thụ các sản phẩm của Tỉnh.
- Áp dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng thương mại dịch vụ, đa dạng hóa hình thức kinh doanh, tập trung vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu kinh tế Đông – Tây, khu kinh tế cửa khẩu La Lay.
- Phát triển thương mại điện tử.
m. Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ
- Tập trung phát triển hệ thống chuẩn, thiết bị đo lường của Tỉnh trên các lĩnh vực: khối lượng, dung tích – lưu lượng, điện, lực - độ cứng, nhiệt, áp suất, thử nghiệm hoá sinh, cơ lý gắn liền với nhu cầu phát triển của các ngành: xuất nhập khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp mũi nhọn, bảo vệ sức khoẻ và môi trường.
- Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ và quản lý chất lượng trên địa bàn Tỉnh, trong đó ưu tiên vào các sản phẩm mũi nhọn của tỉnh.
n. Quốc phòng – an ninh:
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quốc phòng – an ninh
- Nghiên cứu các mô hình kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng – an ninh trong bối cảnh hội nhập
3. Định hướng quy hoạch mạng lưới KH&CN do Tỉnh quản lý
- Thành lập một số viện NC&PT trên địa bàn Tỉnh để giữ vai trò hạt nhân trong hệ thống KH&CN của Tỉnh, thu hút nguồn nhân lực KH&CN, chủ động liên kết và liên kết có hiệu quả với các cơ quan KH&CN bên ngoài.
- Phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực nông nghiệp - nông thôn. Mở rộng mạng lưới phổ cập tri thức KH&CN đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Phát triển các tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp tham gia hoạt động KH&CN, như Liên hiệp các hội KH&KT Tỉnh, hội phổ biến và chuyển giao tri thức, công nghệ...
- Đặt hệ thống KH&CN của Tỉnh trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống KH&CN của vùng và hệ thống KH&CN toàn quốc. Chú trọng tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở KH&CN bên ngoài.
- Phát triển nguồn nhân lực KH&CN hướng vào những thay đổi về số lượng, có cấu ngành nghề và nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN của Tỉnh. Chú trọng thu hút nguồn nhân lực KH&CN bên ngoài vào tham gia hoạt động KH&CN trên địa bàn Quảng Trị.
VI. Các giải pháp chủ yếu
1. Giải pháp chung
- Triển khai có hiệu quả trên địa bàn Tỉnh các chính sách phát triển KH&CN và đổi mới quản lý KH&CN do Chính phủ ban hành. Chú trọng hoạt động phổ biến, tuyên truyền về các chính sách đổi mới tới mọi đối tượng có liên quan; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong thực thi chính sách; đôn đốc, kiểm tra việc thực thi chính sách đổi mới của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
Trong tình hình đang có nhiều chính sách được ban hành nhưng ít chính sách đi vào cuộc sống như hiện nay, đổi mới khâu triển khai và thực thi ở cấp địa phương có một ý nghĩa rất quan trọng và cần được coi là giải pháp ưu tiên hàng đầu trong phát triển KH&CN của Quảng Trị.
- Tăng cường nhận thức của cán bộ và người dân về KH&CN nhằm đưa việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trở thành nhu cầu tự thân và phổ biến trong sản xuất và đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực.
Chú trọng hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về KH&CN thông qua các hình thức: phát động "Tuần lễ KH&CN", "Ngày sáng kiến", ... với những cuộc nói chuyện, triển lãm, chiếu phim, hội thảo và các hoạt động khác liên quan tới KH&CN; định kỳ tổ chức biên soạn và công bố rộng rãi Sách trắng KH&CN của địa phương.
- Phát triển thị trường công nghệ ở địa phương:
+ Tổ chức chợ công nghệ và thiết bị với quy mô, tần suất 2-3 năm một lần Chợ công nghệ và thiết bị cấp tỉnh.
+ Xây dựng chợ ảo về công nghệ và thiết bị nhằm hỗ trợ cho việc mua bán công nghệ thường xuyên của doanh nghiệp. Thiết lập một trang WEB chuyên về thông tin công nghệ, một sàn giao dịch ảo mua bán công nghệ.
+ Phát triển các dịch vụ môi giới, tư vấn, giám định, đánh giá công nghệ.
+ Xúc tiến thành lập cơ quan quản lý thị trường công nghệ cấp tỉnh.Cơ quan quản lý thị trường công nghệ đặt trong Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đẩy mạnh công tác thống kê KH&CN:
+ Bổ sung hệ thống biểu mẫu và các chỉ tiêu về KH&CN để phù hợp với thực tế của Tỉnh.
+ Định kỳ tiến hành điều tra thống kê, phân loại, đánh giá và dự báo tình hình hoạt động KH&CN trên địa bàn Tỉnh.
+ Công bố kết quả thống kê nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
- Mở rộng quan hệ liên kết, hợp tác KH&CN với bên ngoài:
+ Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác KH&CN với bên ngoài nhằm tranh thủ thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế phát triển KH&CN Quảng Trị, học hỏi những kinh nghiệm có ích và từng bước mở rộng sự tham gia của KH&CN Quảng Trị vào giải quyết các vấn đề chung.
+ Mở rộng hợp tác với bên ngoài của KH&CN hướng vào phục vụ và khai thác các quan hệ kinh tế đối ngoại. Phát triển các quan hệ hợp tác KH&CN gắn với mở rộng hợp về kinh tế. Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm hướng hợp tác KH&CN phục vụ hợp tác kinh tế và khai thác các quan hệ hợp tác kinh tế để phát triển hợp tác KH&CN thông qua lồng ghép về chương trình hợp tác, lồng ghép trong hoạt động, lồng ghép về kinh phí.
2. Một số giải pháp riêng theo các mục tiêu cụ thể
Các giải pháp chung có ý nghĩa tổng thể đối với phát triển KH&CN của Quảng Trị trong giai đoạn tới và liên quan tới nhiều mục tiêu cụ khác nhau đã nêu ở trên. Đồng thời trên cơ sở các giải pháp chung, phù hợp với một số mục tiêu cụ thể, cần chú ý thêm những giải pháp sau:
a. Giải pháp phục vụ nhóm mục tiêu 1: Bảo đảm cung cấp những luận cứ khoa học cho quá trình phát triển CNH- HĐH Tỉnh
- Tiến hành chương trình điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Quảng Trị. Phối hợp với các hoạt động điều tra cơ bản của các cơ quan trung ương. Phối hợp tiến hành điều tra cơ bản với các Tỉnh trong Vùng.
- Tiến hành các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh-quốc phòng của Tỉnh.
- Tăng cường phối hợp với các hoạt động nghiên cứu ở Trung ương và coi trọng thừa kế kết quả nghiên cứu ở cấp trung ương trong các nhiệm vụ KH&CN nhằm luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển Tỉnh.
- Có cơ chế nhằm đảm bảo tính dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội và mở rộng cơ hội tham gia đóng góp về cơ sở khoa học của các chính sách, quy hoạch phát triển của Tỉnh. Tăng cường đối thoại giữa cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành với đội ngũ cán bộ KH&CN trong quá trình ra quyết định, xác định các định hướng ưu tiên trong chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH.
- Chú trọng nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng kết thực tế, đề xuất, điều chỉnh chính sách của các ngành, địa phương trong Tỉnh. Tổ chức cho sở, ban, ngành tiến hành các đề tài, đề án nhằm hoàn thiện các cơ chế quản lý của Tỉnh theo mục tiêu phát triển bền vững, hài hoà giữa tăng trưởng nhanh về kinh tế, đảm bảo các mục tiêu về xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh-quốc phòng.
b. Giải pháp phục vụ nhóm mục tiêu 2: KH&CN hướng vào phục vụ có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Về nâng cao năng lực công nghệ và đẩy mạnh đổi mới công nghệ của các doanh nghiêp:
+ Tăng cường hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp về: hoạt động R&D (bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động R&D nhằm đổi mới công nghệ và hỗ trợ hình thành, phát triển bộ phận R&D trong doanh nghiệp); hoạt động đổi mới công nghệ; xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ ; áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế ( ISO 9000, ISO 14000, SA, TQM, GMT, HACCP ...), tham gia hội chợ và các giải thưởng chất lượng...
+ Khuyến khích hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá trong sản xuất và quản lý; tăng cường công tác phổ biến kiến thức KH&CN để nâng cao dân trí về KH&CN. Cơ quan quản lý KH&CN các cấp có biện pháp phối hợp với các tổ chức Đoàn thanh niên, công đoàn, liên hiệp các Hội KHKT và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp tổ chức các hội thi sáng tạo, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và dành ngân sách sự nghiệp khoa học để hỗ trợ cho việc phổ biến ứng dụng rộng rãi kết quả vào sản xuất.
+ Khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề có khả năng bảo vệ bí quyết công nghệ nội bộ và tạo điều kiện chia sẻ bí quyết công nghệ nội bộ. Hiệp hội dạng này sẽ có ý nghĩa khắc phục tình trạng các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường giữ bí mật công nghệ với nhau.
- Khuyến khích chuyển giao công nghệ cho nông dân thông qua các doanh nghiệp.
- Hình thành chương trình KH&CN phục vụ một số lĩnh vực KH&CN trọng điểm và chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh.
c. Giải pháp thực hiện nhóm mục tiêu 3: Tăng cường tiềm lực KH&CN và đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN của Tỉnh
- Về nhân lực KH&CN:
+ Đào tạo nhân lực KH&CN cần đi trước một bước đón đầu sự phát triển trong tương lai của Tỉnh.
+ Đổi mới chính sách về cán bộ KH&CN: các ngành, các c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- De tai_Lay y kien tren mang.doc