Đề tài Lược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc thế kỷ XX

Trước hết là việc các nhà nghiên cứu đã chú ý xây dựng một nền tảng lí luận cho công tác nghiên cứu Đường thi. Nếu như nói việc nghiên cứu đối với sự biến đổi của Đường thi trong thời kỳ “Ngũ Tứ” là giai đoạn bước đầu hình thành lí luận, vậy thì, chính thức dựa vào cái nhìn văn học để xem xét Đường thi, cấu thành lại tiến trình lịch sử của toàn bộ nền tảng Đường thi, đồng thời hình thành một nền tảng lí luận có tính hệ thống lại được thực hiện ở giai đoạn này, nhất la trong vòng hai mươi năm cuối thế kỷ XX. Trong hai mươi năm cuối thế kỷ XX, với những tư tưởng tiến hoá luận khác nhau của thời kỳ “Ngũ Tứ”, cùng với việc cải cách mở cửa Trung Quốc, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đương đại của phương Tây, và sự sôi nổi của các trào lưu tư tưởng lí luận mới ví dụ như các trường phái lí thuyết và phương thức tư duy mới chẳng hạn: hệ thống luận, khống chế luận, tin tức luận v.v Tất cả đều có ảnh hưởng to lớn đối với việc nghiên cứu văn học.

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đồng thời từ góc độ phát triển xã hội để bình giá ưu điểm, khuyết điểm của tác phẩm văn học. Dưới tình hình này, việc nghiên cứu Đường thi xuất hiện khí tượng mới khiến cho người ta cảm thấy hoàn toàn mới mẻ. Việc nghiên cứu theo phương pháp xã hội học đối với văn học có sự phát triển sâu rộng. Các tác phẩm nghiên cứu văn học sử Trung Quốc được xuất bản trong thời kỳ này bao gồm những chuyên đề phân kỳ lịch sử và những chuyên luận như: Chu Tổ Soạn周祖譔 với cuốn Tuỳ Đường Ngũ đại văn học sử随唐五代文学史 Phúc Kiến Nhân Dân xuất bản xã, 1959福建人民出版社,1959, Vương Sĩ Thanh王士菁 với cuốn Đường đại thi ca唐代诗歌 (Nhân Dân xuất bản xã 1959人民文学出版社1959; Nhà xuất bản Nhân Dân Văn Học biên tập cuốn: Đường thi nghiên cứu luận văn tập唐诗研究论文集 (Nhân Dân Văn Học xuất bản xã 1959人民文学出版社1959; Lưu Khai Dương刘开扬 với cuốn Đường thi luận văn tập唐诗论文集 (Trung Hoa Thư Cục, Thượng Hải Biên Tập Sở 1961中华书局上海编辑所1961, Dương Công Ký楊公骥 với cuốn Đường đại dân ca khảo thích cập biến văn khảo luận唐代民歌考释及变文考论 (Cát Lâm Nhân Dân xuất bản xã, 1962吉林人民出版社,1962. Những nội dung đã nói ở trên có được sự phản ánh rõ ràng trong các cuốn sách này. Các tác giả như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…là những tác giả đầu tiên được nghiên cứu một cách nhiệt tình kỹ càng, chỉ ra một cách xuât sắc các tầng quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và cuộc sống hiện thực. Điều này có ý nghĩa tích cực trong việc sửa chữa quan niệm phát triển tuyến tính của tiến hoá luận dung tục, giương cao truyền thống hiện thực chủ nghĩa và tính nhân dân trong văn học cổ điển. Giới học giả lúc bấy giờ không ngừng tranh luận về mối quan hệ giữa chính trị, kinh tế, xã hội thời Đường với văn học thời Đường, thảo luận về nguyên nhân phồn vinh rực rỡ của Đường thi, nội hàm của “Thịnh Đường khí tượng” 盛唐气象, bình giá với các phái “biên tái thi phái” 边塞诗派, “sơn thuỷ điền viên thi phái” 山水田园诗派, “phong trào cổ văn” 古文运动, “phong trào tân nhạc phủ” 新乐府运动 v.v…Đặc biệt, vào giai đoạn thập niên 50- 60, việc nghiên cứu Đường thi ở một mức độ nào đấy có ý nghĩa của hoạt động chính phủ, điều này khiến cho việc nghiên cứu giáo học của văn học cổ điển, việc chỉnh lý xuất bản cổ tịch đã có được sự quy hoạch thống nhất. Việc chỉnh lý và nghiên cứu cổ tịch đã trở thành phương sách cơ bản của việc phát triển văn hoá quốc gia, được đưa lên các mặt báo thảo luận công khai. Viêc xây dựng và kết cấu khoa học về lịch sử văn học đời Đường dưới sự nỗ lực của cả một tập thể đông đảo đã dần dần có kế hoạch. Tuy nhiên, chúng ta cũng không ngần ngại khi nói rằng con đường nghiên cứu Đường thi trong giai đoạn này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Trong thời kỳ này, dưới sự quấy nhiễu của đường lối tư tưởng “tả” khuynh, công tác chỉnh lý và nghiên cứu thư tịch cũng chịu mấy lần sóng gió. Do sự lí giải của các nhà nghiên cứu về đường lối chủ nghĩa Mác chứa đựng nhiều thành phần tư tưởng của xã hội học dung tục và hình nhi thượng học như: phóng đại một cách quá đáng những ảnh hưởng có tính chất quyết định của kinh tế, chính trị đối với văn học mà lơ là những ảnh hưởng của nhân tố văn hoá khác đối với văn học, phiến diện tuyên truyền rộng rãi cho tính nhân dân và truyền thống hiện thực chủ nghĩa mà coi thường giá trị những nhu cầu thẩm mĩ phong phú đa dạng của con người, chính điều đó làm hạn hẹp tầm mắt nghiên cứu và việc chạy theo chính trị phương diện tiêu chuẩn phán đoán, thậm chí còn liên luỵ đến một số tiếng nói học thuật rất có ý nghĩa chẳng hạn như liên quan đến một số nguyên nhân phát triển rực rỡ của Đường thi, “Thịnh Đường khí tượng”, những thảo luận nghiên cứu về các phái “biên tái thi phái”, “sơn thuỷ điền viên thi phái” đều chưa được phát triển một cách rộng rãi và có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chú trọng xem xét mối quan hệ giữa các tác giả, tác phẩm với đời sống xã hội, với quần chúng nhân dân ngoài việc mang lại những đóng góp tich cực thì việc quá chú trọng đến phương diện này cũng dần dần hình thành sự ngẫu hoá cục diện. Do tất cả đều xuất phát từ tính nhân dân, tất cả các tác giả, tác phẩm đều bị người ta chia thành tiến bộ và lạc hậu, tinh hoa và cặn bã. Điều này đã gây tổn hại cho sự nghiệp học thuật Đường thi. Đến thời kỳ mười năm động loạn, khuynh hướng hình thức nhi thượng học càng ngày càng được áp dụng rộng rãi và mạnh mẽ, thậm chí còn dùng tư tưởng “Nho Pháp đấu tranh” để xem xét toàn bộ nền văn học sử. Điều đó khiến cho tất cả các nhà nghiên cứu đều đi theo một con đường, tạo nên tư tưởng đề cao Lí Bạch, gièm pha Đỗ Phủ, khen ngợi Liễu Tông Nguyên, chê bai Hàn Dũ, hoàn toàn thoát li khởi quy phạm học thuật, tạo thành sự hỗn loạn cực độ trên nền tảng tư tưởng. Văn học cổ điển trừ một số lượng rất nhỏ tác giả và tác phẩm ra, tất cả đều bị cho là “tứ cựu” 四旧 mà gặp phải sự loại bỏ. Trong phong trào “bình pháp phê Nho” viêc nghiên cứu Đường thi càng trở thành công cụ chính trị phục vụ cho những âm mưu chính trị. Ngoài “Bình Pháp phê Nho”, vì có sự “cổ xuý Pháp gia thi nhân” mà đã tạo ra sự náo nhiệt giả tạo tạm thời ngắn ngủi ra, thì toàn bộ cánh đồng nghiên cứu như là một bãi đất hoang. Tình hình động loạn đó đã phản ánh sự can dự không chính đáng mà những người làm công tác khoa học gặp phải. Điều càng nghiêm trọng hơn đó là tư tưởng “tả khuynh” vẫn thấm sâu vào ý thức tư tưởng của mọi người, đó là nguyên nhân làm phát sinh những sai lệch trong sự lí giải và nắm vững của mọi người đối với chủ nghĩa Mác. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các hạn chế trong trong công tác nghiên cứu Đường thi như: đem điều kiện chính trị, kinh tế của xã hội đối ứng với tuyến tính của hiện tượng văn học, đơn thuần từ sự thịnh suy của kinh tế hoặc sự thăng trầm của đấu tranh giai cấp để giải thích sự phồn vinh và tiêu vong của các sáng tác thi ca, coi nhẹ tác dụng lẫn nhau của các nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng như hình thái ý thức xã hội v.v…Bên cạnh đó là việc căn cứ đối chiếu một cách máy móc thái độ chính trị đặc định hoặc căn cứ vào tính nhân dân để vạch ranh giới cho các tác giả, đồng thời hư cấu sự đối lập địch ta “anh sống tôi chết”, không để ý đến phân tích lịch sử khách quan và “tri nhân luận thế” một cách toàn diện. Tất cả những điều đó đã thủ tiêu sự tìm tòi nghệ thuật thi ca trong công tác nghiên cứu. Những lệch lạc và sai lầm kể trên tồn tại khá phổ biến trong giai đoạn từ những năm 50 đến thập niên 70. Nó làm cho phạm vi nghiên cứu của các tác giả trở nên hạn hẹp, chủ yếu tập trung ở một số tác giả có tính nhân dân lớn như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Được coi là tác phẩm học thuật nổi tiếng lúc bấy giờ là cuốn Lí Bạch dữ Đỗ Phủ李白与杜甫 đã thể hiện rõ sự ảnh hưởng của những khuynh hướng chính trị nói trên thể hiện rõ sự lệch lạc của công tác lí luận. Do đường hướng tư duy không dễ mở mang, tầm mắt các nhà nghiên cứu bị bó buộc, sản sinh ra những quan niệm không chính xác đối với Đường thi khiến cho việc thay cũ đổi mới, không ngừng tiến lên phía trước của sự nghiệp nghiên cứu Đường thi trở nên lâm vào bế tắc. LƯỢC THUẬT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐƯỜNG THI Ở TRUNG QUỐC TỪ KHI KẾT THÚC CÁCH MẠNG VĂN HÓA ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX Ở giai đoạn này cùng với sự phát triển sâu rộng của phong trào giải phóng tư tưởng, thái độ của mọi người đối với tư tưởng phản động của văn cách cũng dần dần có sự thay đổi. Từ hiện tượng phê bình lúc ban đầu phát triển sang sự nghiên cứu sâu sa về căn nguyên văn hoá tư tưởng phía sau nó. Một nhận thức phổ biến đó là tai hoạ mười năm trước sở dĩ nó phải phát sinh cố nhiên trước tiên nó là sản phẩm của một điều kiện chính tri đặc biệt nhất định, nhưng nhìn sâu sa từ cơ tầng văn hoá, nguyên nhân quan trọng hơn là do toàn thể dân tộc không thể vượt qua một giai đoạn lịch sử của chính bản thân mình. Ở lĩnh vực tư tưởng văn hoá trong “bạt loạn phản chính”, đã hết sức hô hào khẩu hiệu “thực sự cầu thị” làm xuất hiện ba xu thế lớn trong giai đoạn này. Một là, tư tưởng phản đối giáo điều hoá chủ nghĩa Mác, xây dựng chủ nghĩa Mác trở thành quan niệm chính thể, hệ thống, mở rộng; hai là, phá vỡ thái độ phong bế đối với văn hoá ngoại lai, cố gắng hấp thu những tinh hoa vốn có của nó; ba là, khôi phục lại quan điểm thẩm mĩ của truyền thống văn hoá dân tộc, thực hiện nỗ lực và phát huy toàn diện những giá trị của nó. Nhìn lại tình hình nghiên cứu văn học cổ điển nói chung và nghiên cứu Đường thi của hơn 20 năm, chính ở bối cảnh lớn như thế này đã xuất hiện sự sôi nổi và phồn vinh mà từ trước đến nay chưa hề có. Trong đó hiện tượng nổi bật nhât là các nhà nghiên cứu đã kiên quyết loại bỏ mô thức xã hội học dung tục vốn rất phổ biến từ trước đó, không tiếp tục lấy sự bình đoán chính trị làm tiêu chuẩn để khẳng định hoặc phủ định một cách đơn giản với các tác giả và tác phẩm của văn học cổ đại. Việc nghiên cứu văn học cổ đại nói chung và Đường thi nói riêng được đặt dưới tầm nhìn văn hoá mới, hoà nhập một cách sâu sắc với các lĩnh vực như triết học, mĩ học, tâm lí học, dân tộc học, văn hoá nhân loại v.v… đồng thời việc nghiên cứu cũng có được nhiều góc độ quan chiếu. Thậm chí những lí luận và trào lưu tư tưởng nghệ thuật mới nhất đương đại phương Tây cũng được đưa vào trong lĩnh vực nghiên cứu văn học cổ điển, từ đó mà có được sự giải quyết mới nhất những vấn đề xưa cũ. Trong tình hình này, giá trị của văn học cổ điển có được sự cân nhắc lại, không những dưới quan chiếu của lí tính để thay đổi quan niệm cực “tả” (đầu tiên là “phê bình để kế thừa” tiếp đến là “phủ định hoàn toàn” của thời kì trước, mà giá trị vủa văn học cổ điển còn được biến thành đối tượng quan trọng nhất, trực tiếp nhất để tuyên dương văn hoá dân tộc. Việc nghiên cứư Đường thi trong giai đoạn này cuối cùng cũng có được tiến trình đồng bộ với nên văn hoá học thuật, trở thành thời kỳ có sự phong phú nhất, có thành quả rực rỡ nhất, có sức sống mạnh mẽ nhất của thế kỷ XX. Trong khoảng thời gian này, việc nghiên cứu Đường thi không chỉ triệt để từ bỏ những ràng buộc tư tưởng do thời đại “văn cách”文革 tạo nên mà còn mạnh mẽ vượt qua những thành quả thực tế của thời đại “Ngũ Tứ” có được nhờ thực chứng và tinh thần khoa học cảm chiếu. Sự phong phú của các trước thuật nghiên cứu Đường thi, sự lớn mạnh của đội ngũ nghiên cứu, sự sôi nổi của việc nghiên cứu thảo luận, sự tranh luật kịch liệt với các vấn đề của Đường thi, sự mở rộng củâ lĩnh vực nghiên cứu, sự đa dạng của phương pháp nghiên cứu v.v…tất cả đều đạt đến trình độ chưa trừng có trong các giai đoạn trước đó. Trong tình hình tốt đẹp đó công tác nghiên cứu Đường thi được đẩy mạnh trên nhiều phương diện, xuất hiện loạt động hướng thu hút sự chú ý của mọi người. Trước hết là việc các nhà nghiên cứu đã chú ý xây dựng một nền tảng lí luận cho công tác nghiên cứu Đường thi. Nếu như nói việc nghiên cứu đối với sự biến đổi của Đường thi trong thời kỳ “Ngũ Tứ” là giai đoạn bước đầu hình thành lí luận, vậy thì, chính thức dựa vào cái nhìn văn học để xem xét Đường thi, cấu thành lại tiến trình lịch sử của toàn bộ nền tảng Đường thi, đồng thời hình thành một nền tảng lí luận có tính hệ thống lại được thực hiện ở giai đoạn này, nhất la trong vòng hai mươi năm cuối thế kỷ XX. Trong hai mươi năm cuối thế kỷ XX, với những tư tưởng tiến hoá luận khác nhau của thời kỳ “Ngũ Tứ”, cùng với việc cải cách mở cửa Trung Quốc, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đương đại của phương Tây, và sự sôi nổi của các trào lưu tư tưởng lí luận mới ví dụ như các trường phái lí thuyết và phương thức tư duy mới chẳng hạn: hệ thống luận, khống chế luận, tin tức luận v.v…Tất cả đều có ảnh hưởng to lớn đối với việc nghiên cứu văn học. Việc nghiên cứu Đuờng thi cũng tiến một bước vào thời kỳ xây dựng lí luận một cách có hệ thống. Trong thời kỳ này có hai chiều hướng được mọi người quan tâm nhất: một là việc xây dựng Đường thi học唐诗学, hai là biên soạn Đường thi sử唐诗史. Là một môn Đường thi học của sử thuật học, kỳ thực nguồn sâu xa của nó đối với việc nghiên cứu Đường thi đã bắt đầu ngay từ đời Đường, trải qua các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến thời cận đại, hiện đại, Đường thi học đã thực sự phong phú và rực rỡ. Tuy nhiên, việc xem công tác nghiên cứu Đường thi là một môn khoa học và xây dựng một nền tảng lí luận cho nó thì ở giai đoạn những năm 80 của thế kỷ XX mới bắt đầu thể hiện rõ ràng. Điển hình là cuốn Đường thi học dẫn luận唐诗学引论 của Trần Bá Hải陈伯海, cuốn sách này chia làm sáu chương bao gồm: Chính bản thiên正本篇 (nhận thức đúng đắn các vấn đề bản thể luận của Đường thi), Thanh nguyên thiên清源篇 (nguồn gốc của Đường thi), Biệt lưu thiên別流篇 (phân kỳ Đường thi), Biện thể thiên辨体篇 (các vấn đề về thể loại Đường thi), Học thuật sử thiên学术史篇 (lịch sử Đường thi học) và phần dư luận余论. Trong cuốn sách này, tác giả đã có sự khảo sát tỉ mỉ, tinh tế đối với các tính chất đặc trưng của Đường thi (phong cốt 風 骨, hứng ký 興寄, thanh luật từ chương 聲律辞章, hứng tượng 興象, vận vị 韻味…, nguyên nhân ra đời của Đường thi (xã hội, tư tưởng, truyền thống văn học), sự lưu biến của Đường thi (trước, trong và sau ba thời kỳ), các thể thức của Đường thi (cổ phong, thơ luật, tuyệt cú)… và cuối cùng là mô tả lịch sử việc nghiên cứu Đường thi. Toàn bộ cuốn sách xoay quanh vấn đề tổng thể quan về Đường thi, thể hiện quá trình diễn tiến của đề tài, ý tưởng, phương pháp cách thức, sự giao lưu thay thế, biến đổi phong cách của Đường thi. Cuốn sách đã có sự giải đáp tương đối rõ ràng, cụ thể những vấn đề như: Đường thi là cái gì?, Đặc thù phong cách tác phẩm của Đường thí sinh ra như thế nào?, Đường thi có những tác dụng như thế nào đối với cuộc sống xã hội đời Đường? Đường thi chiếm một vị trí như thế nào trong lịch sử thi ca, lịch sử văn học, thậm chí lịch sử văn hoá Trung Quốc? Đây là một cuốn sách có sự dày công nghiên cứu tổng hợp toàn diện đối với các nhân tố cơ bản của Đường thi như: tính chất, thể thức, lưu phái, phong cách v.v…, nó xây dựng ý thức lí luận của Đường thi học quán xuyến từ đầu đến cuối. Xứng đáng gọi là một trước thuật lớn. Về vấn đề biên soạn Đường thi sử唐诗史 thì gọi là thuật trước về tính chất Đường thi sử唐诗史 kỳ thực ngay nửa đầu thế kỷ XX đã bắt đầu có nhiều tác phẩm khái luận về Đường thi đã hàm chứa sự miêu thuật với tiến trình lịch sử Đường thi. Những năm 80 của thế kỷ XX thậm chí còn xuất hiện tác phẩm là Đường thi tiểu sử 唐诗小史. Tuy nhiên, chính thức lấy kiến thức lịch sử xây dựng nên tiến trình của toàn bộ Đường thi đồng thời hình thành nên hình thức tác phẩm học thuật cỡ lớn thì phải lấy tác phẩm Đường thi sử唐诗史 của Hứa Tổng 许总 xuất bản những năm 90 làm đại biểu. Cuốn sách này đã thay đổi quan niệm về sự phát triển của Đường thi trong truyền thống, phá vỡ phương pháp phân kỳ theo kiểu dựa vào sự thịnh suy của chính trị mà chia Đường thi thành “Tứ Đường”. Trong sự tích cực nhìn lại, xem xét đối với phương pháp và quan niệm văn học sử trong quá khứ, tác giả đã lấy văn bản tác phẩm làm trung tâm nghiên cứu, lấy tâm trạng tác giả làm căn cứ xem xét, cùng với sự phù hợp với kết cấu theo thứ tự của tiến trình tự thân phát triển văn học sử. Tác phẩm cũng xem xét và thử nghiệm phương thức xiển thuật nhất thể hoá “sử” và “luận”, trên cơ sở này, khiến cho tiến trình lịch sử của Đường thi và những phương thức vốn có được sự nhận thức và kết cấu lại. Tác giả cho rằng căn cứ theo tính phong phú, thâm hậu và tính đa hướng của nội chất Đường thi, điểm nhìn quan sát và khung lí luận của lịch sử Đường thi trên thực tế bao gồm sự dung hoà và tổng hợp các quan hệ nhiều mặt về: thể thức thi ca, nguồn gốc nghệ thuật, tinh thần thời đại, đặc tính văn hoá…nhưng quá trình diễn tiến và phương thức tồn tại lại biểu hiện thành sự thay thế hoặc trạng thái giao tiếp của 6 giai đoạn: giai đoạn kế tục, giai đoạn tự lãm, giai đoạn đỉnh cao, giai đoạn bước ngoặt, giai đoạn phồn thịnh, giai đoạn suy tàn. Cuốn sách này, trong quá trình xây dựng lịch sử Đường thi đã chỉ ra một cách rõ ràng hai thuộc tính quan trọng của văn học và lịch sử, hai phẩm cách quan trọng của hiện thực và thẩm mĩ. Đặc biệt chú ý nắm vững và thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng giữa tính lịch thời và tính cộng thời, tính quy luật và tính ngẫu nhiên, thái độ di lưu và thái độ bình giá, nỗ lực chỉnh lí, sắp xếp tiến trình đa dạng phức tạp, nó vừa bao quát rộng lớn lại vừa sinh động cụ thể, vừa biến động lại vừa tĩnh tại, vừa tổng thể định hướng lại vừa cá thể đột xuất. Thông qua quan niệm văn học sử lấy điều này làm điển lệ và thực tế vận dụng các phương pháp thao tác, đã đồng thời thể hiện rõ sự phong phú của Đường thi và có những kiến giải độc đáo đối với Đường thi. Do đó, cuốn sách này trong quá trình tái hiện tâm lí xã hội là văn hoá lịch sử hơn 340 năm của thời kỳ Đường Ngũ Đại đã xác lập được sự cấu thành bản chất của Đường thi và phương hướng của nó, mặt khác trong việc xây dựng lại những phương thức vốn có đã thể hiện rõ một giai đoạn điển hình của văn học sử. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống lí luận cho công tác nghiên cứu Đường thi thì việc tăng cường xây dựng hệ thống tư liệu và việc khảo biện tư liệu về Đường thi trong thời kỳ này cũng đạt đến một trình độ mới. Việc xây dựng hệ thống tư liệu và khảo biện tư liệu là cơ sở của công tác nghiên cứu khoa học. Nó chiếm giữ vị trí chủ yếu của việc nghiên cứu Đường thi trong thời kỳ mới, thành tích của nó cũng khá lớn lao và rõ ràng. Thành tựu về phương diện này đã đẩy mạnh sự phát triển nhanh của việc nghiên cứu Đường thi và xây dựng Đường thi học. Vấn đề cơ bản nhất của việc xây dựng tư liệu lịch sử Đường thi đó là sự hội tập tác phẩm. Mặc dù cuốn Toàn Đường thi全唐诗 được biên soạn trong thời kỳ vua Khang Hy康熙 đời nhà Thanh đã khiến diện mạo cơ bản của Đường thi có được cái nhìn khái quát nhưng nó vẫn có nhiều thiếu sót. Ngay từ thời kỳ vua Càn Long乾隆 nhà Thanh, người Nhật Bản là Thượng Mao Hà Thế Ninh上毛河世寧 đã lợi dụng tư liệu lịch sử của hai nước biên soạn ba quyển Toàn Đường thi dật全唐诗逸, nhưng việc tiến hành biên tập bổ xung với quy mô lớn đối với Toàn Đường thi全唐诗, khiến nó đi đến chỗ hoàn bị thì lại được hoàn thành trong thế kỷ này. Về phương diện thi thiên tập dật, tiếp sau Vương Trọng Dân王重民 vào những năm cuối thập niên 60 biên tập cuốn Bổ toàn Đường thi补全唐诗 với 104 bài và cuốn Bổ toàn Đường thi thập di全唐诗拾遗 với 127 bài, về sau có Tôn Vọng 孫望 với cuốn Toàn Đường thi bổ dật全唐诗补逸 gồm 20 quyển thu thập 830 bài thơ, Đổng Dưỡng Niên童养年 với cuốn Toàn Đường thi tục bổ di全唐诗续补遗 gồm 21 quyển thu thập hơn 1000 bài thơ. Cả 3 cuốn sách trên do Trung Hoa Thư Cục中华书局 biên tập thành cuốn Toàn Đường thi ngoại biên全唐诗外编 phân thành tập thượng-hạ xuất bản năm 1982 . Việc xuất bản cuốn sách này đã mang đến cho các học giả nghiên cứu Đường thi các tên tuổi thi nhân và các tác phẩm mới, mở ra những thành công tất yếu. Nhưng do cuốn Toàn Đường thi全唐诗 quá đồ sộ, việc tra cứu không dễ dàng hơn nữa lại do nhiều người biên tập và biên tập trong một thời gian dài nên cũng có không ít khó khăn phức tạp. Mặt khác, do sự phát hiện không ngừng về các tư liệu lịch sử nên việc tập trung biên tập cũng không dễ dàng. Về sau càng có nhiều học giả tiếp tục khao đính bổ xung, trong đó cuốn Toàn Đường thi tục thập全唐诗续拾 của Trần Thượng Quân陈尚君 là tiêu biểu nhất. Cuốn sách này bám vào bốn bộ điển tịch Đường Tống, kho tàng Phật giáo, Đạo giáo, các bia khắc bằng kim loại hoặc bằng đá v.v…đã ghi chép một cách rộng rãi tên tuổi các thi nhân thời Đường Ngũ đại mà chưa được ghi chép trong các cuốn Toàn Đường thi全唐诗 và Toàn Đường thi ngoại biên全唐诗外编. Cuốn sách này tổng cộng hơn 60 quyển, ghi chép tên tuổi của hơn 1000 thi nhân với hơn 4300 bài thơ, hơn 1000 câu thơ đặc sắc. Đồng thời cũng sửa chữa, ghi chép lại, bổ đề, bổ tự, tồn mục, phụ lục cho hơn 200 bài thơ. Điều đáng quý là cuốn sách này lần đầu tiên tiến hành khảo chứng tình hình lưu truyền dị bản của các trước thuật Đường thi, sau đó xác định việc lấy Đường Tống điển tịch làm căn cứ chủ yếu, lấy những điển tịch mà thế hệ trước chưa dùng và những điển tịch mới phát hiện làm trọng điểm, tăng cường phân biệt với những trước thuật từ thời Nguyên, Minh, Thanh trở lại. Đối với những tác giả Đường thi mới được phát hiện thì thu thập rộng rãi những tư liệu lịch sử, thậm chí khảo biên cả những ghi chép về cuộc sống thường ngày của tác giả. Đối với những bài dật thi thì cố gắng hết sức tìm ra nơi xuất hiện sớm nhất, cá bài thơ được biên tập phải nhất nhất rõ ràng, tường tận. Bên cạnh đó, Trần Thượng Quân陈尚君 lại tăng cường, nỗ lực hiệu đính cuốn Đường thi ngoại biên全唐诗外编, loại bỏ sự ghi chép nhầm lẫn các thi nhân không thuộc đời Đường, những tác giả trùng lặp. Đối với sách dẫn nhập mở đầu thì dần dần tiến hành phụ hiệu, bổ xung, thư chứng, đưa ra nơi xuất hiện sớm nhất của dật thi. Đồng thời, ông đã thay đổi việc soạn 4 chương thì soạn lại còn 3 chương cùng với cuốn Toàn Đường thi tục thập全唐诗续拾 hợp lại thành một cuốn lấy tên là Toàn Đường thi bổ biên全唐诗补编 do Trung Hoa Thư Cục中华书局 phân ra làm các tập thượng- trung- hạ xuất bản năm 1992. Cuốn sách này biên tập tổng cộng thêm hơn 500 bài thơ, không chỉ có số lượng lớn mà còn ghi chép một cách rộng rãi những thành tựu quan trọng của viêc nghiên cứu Đường thi của người đời nay. Nó đã thực sự trở thành một bộ tổng tập Đường thi nữa ngoài cuốn Toàn Đường thi vốn có. Trên phương diện thi tập tiên chú cũng có nhiều bước tiến đáng kể trong giai đoạn này. Các nhà nghiên cứu chú trong đến vịêc chỉnh lí, việc hiệu đính, chú thích các tuyển tập riêng về các thi nhân. Trong số này có sự gia công thêm một bước nữa và xuất bản lại những tuyển tập riêng mà đã được các tiền nhân chỉnh lí, đồng thời cũng có người lại tiến hành chỉnh lí, chú thích với những thi tập mà từ trước đến nay chưa hề có ai chỉnh lí, chú thích. Có các sách nghiên cứu điển hình như: Khang Kim Thanh康金聲 với cuốn Vương Tích tập biên niên hiệu chú王绩集编年校注 (Sơn Tây Nhân Dân xuất bản xã, 1992山西人民出版社, Hạng Sở项楚 với cuốn Vương Duy chí thi hiệu chú王楚志诗校注 (Thượng Hải Cổ Tịch xuât bản xã, 1991上 海古藉出版, Nhậm Quốc Tự任国緒 với cuốn Lư Chiếu Lân tập biên niên tiên chú卢照邻集編年箋注 (Hắc Long Giang Nhân Dân xuất bản xã 1989黑龙江人民出版社, Quách Bằng 郭 鹏 với cuốn Hàn Sơn thi chú thích寒山诗注释 (Trường Xuân xuất bản xã 1995长春出版社, Lưu Khai Dương刘开扬 với cuốn Cao Thích tập biên niên tiên chú高適诗集编年笺注 (Trung Hoa Thư Cục 1992中华书局, Cù Thoái Viên và Chu Kim Thành瞿蜕园与朱金城 với cuốn Lí Bạch tập hiệu chú 李白集校注 (Thượng Hải Cổ Tịch xuất bản xã 1981, 上海古藉出版社, An Kỳ安旗 với cuốn Lí Bạch toàn tập biên niên chú thích李白全集编年注释 (Ba Thục Thư Xã 1992, 巴蜀书社 v.v…đều là những chú bản mang nhiều tâm huyết. Đặc biệt là cuốn Lí Bạch toàn tập biên niên hiệu chú vựng thích tập bình李白全集编年校注匯釋集評 do Quản Anh管英 chủ biên (Bách Hoa Văn Nghệ xuất bản xã 1997百花文艺出版社 và cuốn Lý Thương Ẩn thi ca tập giải李商隐诗歌集解 do Lưu Học Thố刘学错 và Dư Thứ Thành余恕诚 biên soạn (Trung Hoa Thư Cục 1989中华书局 càng mang tính tập trung tổng kết. Ngoài ra còn một loạt các tác phẩm khác như cuốn Hàn Xương Lê thi hệ niên tập thích 韩昌黎诗系年集释 của Tiền Trọng Liên钱仲联, cuốn Nguyên Thứ Sơn tập元次山集 của Tôn Vọng孙望, cuốn Vương Phạn Chí thi hiệu tập王梵志诗校辑 của Trương Tích Hậu张锡厚, cuốn Lưu Vũ Tích tiên chú刘禹锡集笺注 của Cù Thoái Viên瞿蜕园, cuốn Sầm Tham tập hiệu chú岑参集校注 của Trần Thiết Dân陈铁民, Hầu Trung Nghĩa 侯忠义, cuốn Trường Giang tập tân hiệu长江集新校 của Lý Gia Ngôn李嘉言, cuốn Lý Thương Ẩn thi tập chú sớ李商隐诗集注疏 của Diệp Thông Kỳ叶葱奇 v.v… tất cả đều là những tác phẩm có nhiều cống hiến, có giá trị về nhiều phương diện. Theo sự thống kê không đầy đủ từ thế kỷ XX trở đi, nhất là trong giai đoạn cuối thế kỷ, những thi tập thi nhân đời Đường được chỉnh lý xuất bản đã vượt qua hơn 100 cuốn. Nếu như tính thêm cả các tuyển chú thì số lượng còn nhiều hơn nữa. Trên phương diện thi nhân và thi tác khảo đính, trừ niên phổ và truyền ký về cá nhân tác giả ra, còn cá các cuốn sách như: Đường đại thi nhân tùng khảo唐代诗人丛考 do Phó Triền Tông傅旋琮 biên soạn (Trung Hoa Thư Cục 1980中华书局, Đàm Ưu Học谭忧学 biên soạn cuốn Đường thi nhân hành niên khảo唐诗人行年考 (Tứ Xuyên Nhân Dân xuất bản xã 1981四川人民出版社và cuốn Tục biên续编 (Ba Thục Thư Xã 1987巴蜀书社, Vương Trọng Dung王仲镛 với cuốn Đường thi kỷ sự hiệu tiên唐诗纪事校笺 (Ba Thục Thư Xã 1989巴蜀书社, Ngô Nhữ Dực吴汝煜 với cuốn Toàn Đường thi nhân danh khảo全唐诗人名考 (Giang Tô Giáo Dục xuất bản xã 1990江苏教育出版社và cuốn Đường Ngũ đại nhân giao vãng thi sách dẫn唐五代人交往诗索引 (Thượng Hải Cổ Tịch xuất bản xã 1990上海古藉出版社, Đồng Bồi Cơ佟培基 với cuốn Toàn Đường thi trùng xuất ngộ thu khảo全唐诗重出误收考 (Thiểm Tây Nhân Dân Giáo Dục xuất bản xã 1996 陜西人民教育出版社v.v… tất cả đều đã đặt việc khảo chứng trong phạm vi rộng lớn của sự so sánh tổng hợp, tham khảo tư liệu lịch sử đời Đường để triển khai và đã đạt được những thành tựu mới mẻ. Đặc biệt là cuốn Đường tài tử truyện hiệu tiên 唐才子传校笺 do Phó Triền Tông chủ biên (Trung Hoa Thư Cục 1987- 1995), nhưng có sự gắng sức hợp tác của hơn 20 tác giả chuyên gia trên toàn quốc, đã đem những sự tích trong cuộc sống đời thường của hơn 400 thi nhân giai đoạn cận Đường tổng hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh, tác phẩm xứng đáng được coi là tập đại thành. Trên phương diện nghiên cứu, tổng hợp thư mục, xuất bản Đường thi có cuốn Đường tập tự lục唐集叙录 của Vạn Man万蔓 (Trung Hoa Thư Cục 1990) là tiêu biểu nhất. Cuốn sách này tiến hành khảo thuật về thứ tự biên soạn các quyển, các sách, sự thay đổi và phát triển của văn bản và tình hình lưu truyền …, ghi chép biệt tập thơ văn của 108 tác giả, trở thành một tác phẩm điền bổ những chỗ thiếu sót của Đường thi bản học. Ngoài ra còn có các cuốn sách khác như Tôn Cầm An孙琴安 với cuốn Đường thi tuyển bản lục bách chủng đề yếu唐诗选本六百种提要

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở TQ thế kỷ XX.doc