MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Lời cảm ơn 4
Lời cam đoan 5
CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MỘT KHU RỪNG PHÒNG HỘ CHỐNG CÁT BAY 6
1.1. Giá trị kinh tế của một khu rừng phòng hộ chống cát bay 6
1.1.1 Giá trị kinh tế của môi trường 6
1.1.2. Tổng giá trị kinh tế 6
1.1.3. Giá trị kinh tế của rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng 8
1.2. Phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của rừng phòng hộ 10
1.2.1. Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method – CVM) 10
1.2.1.1. Các bước tiến hành đánh giá giá trị ngẫu nhiên: 11
1.2.1.2. Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. 12
1.2.2. Phương pháp phân tích chi phí thiệt hai (CAM – Cost avoided method) 12
1.2.2.1. Các bước tiến hành phân tích chi phí thiệt hại: 13
1.2.2.2. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp: 13
1.3. Tiểu kết chương 14
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VỀ RỪNG PHÒNG HỘ CHỐNG CÁT BAY Ở QUẢNG BÌNH 16
2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Bình 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 16
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: 20
2.2. Khái quát về rừng phòng hộ 22
2.3. Tác dụng của rừng phòng hộ chống cát bay Quảng Bình và thực trạng phát triển, quản lý, khai thác sử dụng rừng 23
2.4. Những tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ 27
2.5. Tiểu kết chương 28
CHƯƠNG 3: LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ TÁC DỤNG CHỐNG CÁT BAY CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM QUẢNG BÌNH 29
3.1. Định giá giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ Quảng Bình bằng phương pháp CVM 29
3.1.1. Bảng phỏng vấn và các đặc điểm xã hôi của đối tượng phỏng vấn 29
3.1.1.1. Bảng phỏng vấn 29
3.1.1.2. Mẫu điều tra 29
3.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng phỏng vấn 30
3.1.2. Mô hình đánh giá 34
3.1.3. Giả thiết của phương pháp CVM (thị trường giả tưởng) 34
3.1.4. Thu nhận thông tin về mức sẵn lòng chi trả 36
3.1.5. Định giá tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ 37
3.1.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả 39
3.1.6.1. Mô hình phân tích 39
3.1.6.2. Kết quả xử lý số liệu: 41
3.1.6.3. Phân tích kết quả mô hình: 41
3.2. Đánh giá tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ nam Quảng Bình, sử dụng phương pháp chi phí thiệt hại đơn giản (CAM) 43
3.2.1. Bảng phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn. 43
3.3. So sánh kết quả của 2 phương pháp và phân tích 46
3.4. Tiểu kết chương 48
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 50
4.1. Cơ sở đề xuất kiến nghị: 50
4.2. Một số kiến nghị 52
4.3. Một số giải pháp thực tế: 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 1 58
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lượng giá giá trị kinh tế tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ nam Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với mục đích chính nhằm bảo vệ các giá trị môi trường, ngăn chặn những suy thoái và các biến đổi không có lợi, đặc biệt là thiên tai.
Rừng phòng hộ bao gồm rát nhiều loại, tuy nhiên có 3 loại chính sau:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái
- Rừng phòng hộ ven biển (Rừng ngập mặn, bảo vệ đê, chắn gió, chắn cát bay...)
Rừng phòng hộ đầu nguồn: Nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ dốc cao, yêu cầu đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên. Ngoài ra, rừng này còn có chức năng giữ độ ẩm cho đất, tạo nguồn sinh thuỷ, đây là ý nghĩa rất quan trọng đối với các công trình thuỷ điện và các hồ chứa nước.
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch
Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.
Ngoài ra, rừng phòng hộ ven biển còn đem đến những nguồn lợi kinh tế rất lớn như thuỷ sản, lâm sản… và các giá trị quan trọng về môi trường.
Rừng phòng hộ chống cát bay là một bộ phận của rừng phòng hộ ven biển, có tác dụng ngăn chặn tình trạng biển xâm thực, cát bay cát chảy vào khu dân cư, và bảo vệ môi trường sinh thái ở những miền quê nắng nóng khốc liệt.
Tác dụng của rừng phòng hộ chống cát bay Quảng Bình và thực trạng phát triển, quản lý, khai thác sử dụng rừng
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tại những khu vực có thời tiết khắc nghiệt và gần biển, thì rừng phòng hộ là rất quan trọng đối với sự sống: Một đai rừng có chiều rộng 100, hàng năm có khả năng cố định được 104-223m3 cát. Có được điều này là bởi rừng phòng hộ giúp làm giảm tốc độ gió xuống đáng kể, thậm chí nếu rừng dày có thể giảm đến 50%
Ngoài ra, nhiệt độ không khí trong vành đai rừng phi lao cao hơn 0,3-1,5oC vào mùa động, thới hơn 1-2oC vào mùa hè và đặc biết là lượng bốc hơi trong đai rừng giảm 10-30% so với nơi trống
Đối với tỉnh Quảng Bình, nạn cát bay cát chảy, cát lấp ven biển là mối đe doạ từ lâu đời, làm cho nhân dân ven vùng cát điêu đứng hàng năm. Cát lấn chiếun lấp đi hàng trăm hec-ta hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, đường xá, gây nhiều bệnh tật như: bệnh chân voi, mặt hột, ghẻ lở... Vì thế, ngành lâm nghiệp đã hết sức quan tâm đầu tư trổng rừng chống cát. Lâm trường nam Quảng Bình đã thực hiện xây dựng khá thành công hệ thống rừng phòng hộ chống cát. Mỗi năm trồng mới được hàng trăm ha, có thưòi kì cao điểm từ năm 1997 đến 2001, bình quân mỗi năm trồng mới gần 1000 ha. Đến nay rừng cơ bản ổn định, diện tích đất có rừng trên 11800ha, chiến trên 76% diện tích tự nhiên.Giá trị phòng hộ chống cát bay cát chảy của rừng tóm tắt có 3 vấn đề chính sau:Thứ nhất, rừng phòng hộ hạn chế tốc độ gió làm giảm lượng cát bay, cự ly cát bay so với khi chưa có rừng phòng hộ, mức độ cát bay lấp lấn ruộng đồng, nhà cửa, đường xá giảm dần
Thứ hai, rừng phòng hộ làm giảm lượng nước bề mặt khi mưa bão, nhất là các khe suối, đê điều, giảm tốc độ dòng chảy nên hạn chế lượng cát cuốn theo nước lấp lấn uộng vườn. Khi nắng hạn thì giữ được độ ẩm, tạo thêm nguồn nước ngầm phục vụ đời sống, sản xuất cho nhân dân.
Thứ ba, rừng phòng hộ cải tạo hệ sinh thái môi trường vùng cát, giúp có thêm các loài thực vật sinh sống, các loài động vật cư trú... nhiều vùng cát cố định và bán cố định hình thành nên có thể trồng đan xen được các loài cây khác thay thế cho cây phi lao, vừa có tác dụng phòng hộ, vừa mang lại giá trị kinh tế (như cay keo, cây điều...) tiến tới xây dựng được một số vùng thành cùng du lịch sinh thái trên cát.
Ngoài những tác dụng trên, rừng còn cung cấp cho nhân dân hàng chục tấn lá khô rơi rụng làm chất đốt, làm phân bón phục vụ sản xuất trồng trọt.
Hiện trạng rừng phòng hộ nam Quảng Bình:
Theo kết quả đo lường thì tình hình sử dụng đất và trồng rừng trên toàn tỉnh như sau:
Bảng 2.1: Hiện trạng quản lý, khai thác và sử dụng rừng phòng hộ
Tổng diện tích đất tự nhiên
15.521,1 ha
Cơ cấu các loại đất:
Đất lâm nghiệp:
Đất có rừng:
+ Rừng trồng:
Đất chưa có rừng:
Đất nông nghiếp:
Đất khác:
15.320,0 ha
11.811,6 ha
11.811,6 ha
3.508,4 ha
140,0 ha
61,1 ha
Tổng diện tích đất lâm nghiệp:
Đất có rừng:
Rừng trồng:
Trong đó:
+ Rừng ổn đinh:
+ Rừng cần cải tạo, trồng bổ sung:
Đất chưa có rừng:
Trong đó:
+ Trảng cỏ, rười
+ Cát di động
+ Đất ngập nước theo mùa
15.320,0 ha
11.811,6 ha
11.811,6 ha
9.629,1 ha
2.182,5 ha
3.508,4 ha
2.015 ha
1.264,3 ha
229,1 ha
Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển nam Quảng Bình, Báo cáo tình hình phát triển rừng phòng hộ ven biển nam Quảng Bình, 07/08/2006.
Trên các đụn cát cao, dốc, đang di động ở hầu hết các tỉnh ven biển nước ta chưa được trồng rừng. Chỉ một phần nhỏ diện tích ở chân, sườn đụn cát được trồng phi lao hạt thành các đám rừng nhỏ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây ở Quảng Bình đã mạnh dạn đưa trồng phi lao hom và các loài keo chịu hạn, vói mục đích chính là chống cát bay. Thông qua vốn đầu tư dự án 327, ARCD, 661, Ban quản lý rừng phòng hộ đã chú ý đổi mới việc trồng cây phi lao truyền thống kết hợp với cây bạch đàn, keo... ở những vùn cát cố định và bán cố định có hiệu quả, từng bước ổn định, hạn chế cát bay cát chảy và cải thiện môi trường sinh thái vùng cát.
Đai chính trồng phi lao, keo là tram và bạch đàn có chiều rộng 20, 30 và 50 m với mật độ 3.300 cây/ha.
Sau nhiều năm, kết quả cho thấy mật độ hiện tại từ 800 đến 2000 cây/ha. Trong đó bạch đàn chiếm 13,6%; keo lá tràm 49,2%; phi lao 37,2%. Tuy nhiên, cây trồng trong rừng có chiều cao không lớn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đai rừng rộng 50m có tác dụng phòng hộ rất tốt, tốc độ gió ở sau đai rừng 50m giảm từ 30-50%, nhiệt độ mặt đất giảm 10-15oC vào thòi điểm nóng nhất trong ngày, nhiệt độ không khí giảm 2-2,5oC so với nơi trống. Đai rừng có tác dụng làm tăng lượng mùn 1,7-2,2 lần, đạm dễ tiêu 1,3 lần so với nơi trống, trả lại cho đất 16-28 tấn thảm khô/ha và 9-23 tấn thảm mục/ha.
Trên các đụn, cồn cát di động ở Quảng Bình cũng có rừng phi lao. Đó là do được trồng từ thời Pháp và dự án ARCD hỗ trợ năm 1998-2002. Rừng phi lao trồng trên đụn cát di động 15 tuối có mật độ hiện tại là 1109 cụm/ha. Tuy nhiên, do bị cát vùi nên cây không có than chính vươn cao mà tồn tại ở dạng các chồi thấp mọc ngang, chỉ cao hơn so với mặt cát 1,3m, đường kính tán mỗi cụm 2,5m và có độ che phủ 28-40%
Rừng phi lao 10 tuổi trồng trên đụn cát, không bị cát vùi, với mật độ hiện tại 2600 cây/ha thì đường kính cây đạt 5,9cm, cao 2,6m và rừng 3 tuổi chỉ đạt chiều cao trung bình 0,7m, với tỉ lệ songs 80-86% nhưng trên 80% số cây bị khô chết ngọn, cây có cành lá đỏ vàng và phát triển rất chậm, không mọc thành cây có thân chính rõ ràng mà chỉ tồn tại ở dạng cây bụi thấp, cành mọc loà xoà. Về mặt phòng hộ chắn cát bay tạm thời chấp nhận được vì đã tạo lớp thảm thực vật che phủ mặt cát nhưng chưa thực sự thành rừng, bởi vì chiều cao rừng thấp, thưa, khẳ năng che chắn thấp và không thể lấy ra được gỗ, củi phục vụ nhu cầu người dân vùng cát.
Những cồn, bãi cát trắng ven biển, địa hình thoai thoải, chủ yếu là cây cỏ và dứa dại mọc, tuy nhiên do đây là bị trí khá quan trọng, cát dễ bị thổi bay vào mùa gió mạnh nên cũng đã được trồng rừng phi lao. Rừng trồng 2 năm tuổi với mật độ 4000 cây/ha, tỷ lệ sống 88%, cây con lúc đem trồng cao 0,8-1m. Do cây sau trồng bị cát lấp nên chiều cao tán bằng chiều cao cây (cành phân ra ngay mặt cát).
Đối với rừng keo chịu hạn, tại Quảng bình có trồng 3 loại keo và đều tỏ ra tồn tại, phát triển được trên cồn cát trắng, có khẳ năng che chắn cao. Cây trồng 9 tháng tuổi đạt chiều cao là 0,8m, mỗi cây có 4-5 nhánh. Tỉ lệ sống của các loài keo trung bình từ 75,6 đến 100%, các laòi keo này không hề bị khô ngọn như phi lao. Đặc biết loại cây này được người dân đánh giá cao không chỉ ở khả năng thích nghi mà còn nhờ giá trị kinh tế.
Những tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ
Xuất phát từ đặc điểm của hệ thống rừng phòng hộ chống cát ven biển Nam Quảng Bình mang tính đặc thù riêng: Rừng có chiều dài trên 50km, chiều rộng hẹp (từ 3,5-5 km), xung quanh là làng mạc, khu dân cư, không có cửa rừng, nhu cầu về chất độ của nhân dân ven rừng rất lớn... vì vậy rừng thường xuyên có nguy cơ bị xâm hại nến không được đầu tư bảo vệ tốt. Những năm gần đây nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ bằng nguồn vốn dự án 611 với việc giao khoán cho nhân dân bảo vệ nên các xâm hại đến rừng đã được hạn chế nhiều, rừng phát triển tốt, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn hạn chế sau:
Giá trị giao khoán 50.000đ/ha/năm là còn thấp so với thời gian mà nguời dân nhận khoán phải trực tiếp đi tuần tra canh gác rừng (Họ không có gì ngoài tiền nhận khoán bảo vệ rừng. Với rừng phòng hộ vùng cát không có thu nhập gì thêm từ các sản phẩm phụ dưới tan rừng, thậm chí ở một số nơi còn không đựoc phép nhặt là rựng, để duy trì lớp thảm thực vật cho rừng)
Chủ rừng không được phép xử phạt những đối tượng vi phạm và phải bàn giao cho địa phương. Công tác xử lý chưa kịp thời, chưa kiên quyết, chủ yếu xử lý theo vi phạm hành chính, không có mức độ bồi hoàn thiệt hại rừng, hiệu quả chưa cao.
Đối với ban quản lý rừng, chi phí quản lý dự án 611 là 6% đưa vào cân đối vốn hạot động của ban quản lý, chính vì vậy một số chi phí trực tiếp cho hoạt động dự án 661 ở cơ sở còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Việc giao khoán rừng bảo vệ còn nhiều bất cập, mang tính tập trung, chưa được phân phối đều đến nhưung hộ gia đình có mong muốn được trồng rừng.
Công tác cấp vốn và giống cây còn chậm trễ, khiếp nhiều nguời phải tự đi mua giống cây với giá cao để trồng trên diện tích mà mình đã nhận khoán.
Mặc dù có những hạn chế như vậy. nhưng cần phải khẳng định lại một lần nữa rằng công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ là đặc biệt khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức, không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, hi vọng với những cố gắng của cả người dân và ban quản lý, rừng phòng hộ Quảng Bình sẽ ngày càng phát triển và là một vành đai vững chắc bảo vệ cuộc sống người dân vùng biển.
Tiểu kết chương
Trước khi đánh giá một sự vật nào đó, chúng ta thường phái tìm hiểu sơ bộ những đặc điêm, đặc tính của nó. Nội dung chính của chương 2 là cung cấp một cái nhìn tổng quan về khu vực nam Quảng Bình, với mục đích là từ đó, xác định hướng thu thập thông tin, khu vực và cả phương pháp nghiên cứu phù hợp. Trong phần này chúng ta còn tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về các loại rừng phòng hộ, về các thành phần và đặc điểm của nó. Mặc dù không dài nhưng nội dung của chương này là tiền đề quan trọng để tiến hành các bước đánh giá tiếp theo.
Với những đặc điểm về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người và xã hội như trên, có thể khẳng định việc xây dựng vành đai rừng phòng hộ chắn cát là khả thi và rất cần thiết tại khu vực nam Quảng Bình.
CHƯƠNG 3: LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ TÁC DỤNG CHỐNG CÁT BAY CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM QUẢNG BÌNH
Định giá giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ Quảng Bình bằng phương pháp CVM
Bảng phỏng vấn và các đặc điểm xã hôi của đối tượng phỏng vấn
Bảng phỏng vấn
Phương pháp CVM sử dụng cách thu thập thông tin gián tiếp dựa trên một bảng hỏi, bao gồm 2 phần chính sau:
Phần thông tin chung: bao gồm các câu hỏi về đặc điẻm kinh tế - xã hội của người trả lời, bao gồm họ tên (đây là phần không bắc buộc), tuổi, địa chỉ, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, và đặc biệt trong trường hợp này có một câu hỏi liên quan cụ thể hơn đến đối tượng nghiên cứu, đó là số năm sinh sống tại địa phương.
Phần hai: bao gồm các thông tin liên quan đến rừng phòng hộ chống cát bay, để phục vụ cho việc tính toán và đánh giá. Đặc biệt chú ý đến các thông tin sau:
Lần gần đây nhất gia đình bị thiệt hại bởi nạn cát bay, cát chảy, và chi phi khắc phục cũng như phòng ngừa.
Đánh giá mức độ quan trọng của rừng phòng hộ
Thông tin về mức độ sẵn lòng chi trả của du khách cho việc tiếp tục được hưởng lợi ích chống cát bay từ rừng phòng hộ.
Mẫu điều tra
Đề tài đã trực tiếp phỏng vấn 300 hộ gia đình tại 4 xã ở nam quảng Bình, đó là Thanh Thuỷ, Ngư Thuỷ Trung, Hưng Thuỷ, Gia Ninh và Hải Ninh. Đây là những xã gần biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng cát bay, cát chảy.
Để tìm ra được số lưọng phiếu của mẫu, đảm bảo độ tin cậy để đại diên cho tổng thể thì cần phải sử dụng công thức thống kê sau:
Trong đó,
n: Dung lượng mẫu
s: Độ lệch chuẩn
e: Độ sai số (thường là từ 3 đến 6%)
a: Độ tin cậy (thường lấy các giá trị 0,9 hoặc 0,95)
Để thuận tiện và nhanh chóng khi xác định dung lượng mẫu, đề tài đã sử dụng phần mềm tính toán CustomInsight, được cung cấp bởi tập đoàn CustomInsight (làm việc trong lĩnh vực điều tra và thu thập số liệu Hoa Kỳ).
Với số lượng tổng thể là dân số của 4 xã nam Quảng Bình, khoảng 18.870 người, cùng với các thông số được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu gồm e = 5%, a = 0,9 (U a / 2 = 1,96), độ lệch chuẩn cho phép là 5%, ta tính được số lượng phiếu cần đạt được là: 268 (phiếu)
Đề tài đã thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên 300 hộ gia đình, thu được 289 phiếu có thể được sử dụng để phân tích.
Đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng phỏng vấn
Đặc điểm kinh tế xã hội có tác động lớn đến câu trả lời của người dân, do vậy có thể ảnh hưởng đến mô hình tính toán.
Đối với đề tài này, đối tượng được phỏng vấn là các hộ gia đình tại 4 xã thuộc Nam Quảng Bình, đây là những xã được coi là nghèo nhất, không chỉ vì hiện tượng cát bay, cát chảy mà còn bỏi điều kiện thiên nhiên cằn cỗi khiến cho không có một nhà máy hay nông trường nào để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bảng 3.1: Một số đặc điểm kinh tế, xã hôi của đối tượng phỏng vấn
Chỉ số
G
A
Y
E
S
W
Trung bình
0.553
46.664
43.474
2.087
58178.661
12680534
Sai số tiêu chuẩn
0.029
0.810
0.904
0.048
20922.669
596925.53
Trung vị
1
47
46
2
1880
10200000
Mốt
1
50
50
2
200
6000000
Độ lệch chuẩn
0.498
13.781
15.362
0.823
355685.36
10147734
Đối xứng lệch
-0.217
0.447
-0.088
1.459
11.457
1.51
Giá trị nhỏ nhất
0
18
1
0
25
0
Giá Trị lớn nhất
1
90
90
6
5001700
63000000
Tổng
160
13486
12564
603
16813633
3664674500
Số quan sát
289
289
289
289
289
289
Độ tin cậy (95,0%)
0.058
1.595
1.779
0.095
41180.731
1174889.7
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
Trong đó:
G: Giới tính của người tham gia phỏng vấn (Quy ước: nữ giới=0, nam giới=1)
A: Là độ tuổi của những người tham gia phỏng vấn
Y: Thời gian sinh sống tại địa phương (tính theo năm)
E: Trình độ học vấn, với quy ước cụ thể như sau:
0: mù chữ
1: Tiểu học
2: Trung học cơ sở
3: Trung học phổ thông
4: Trung cấp, học nghề...
5: Cử nhân
6: Thạc sĩ, tiến sĩ
S: Diện tích đất, bao gồm đất ở, đất canh tác và đất được giao khoán rừng (m2)
W: Thu nhập hàng năm (VNĐ)
Số liệu trên cho thấy một số đặc điểm của người được phỏng vấn:
Về giới tính: mức trung bình 0,553 và Mốt bằng 1 cho thấy tỉ lệ nam giới trả lời phỏng vấn cao hơn nữ. Điều này là bởi cuộc phỏng vấn diễn ra vào tháng 8, không phải là mùa cao điểm đi biển.
Về độ tuổi: những người tham gia phỏng vấn hấu hết đều ở độ tuổi trung niên với mức trung bình là 46,6 tuổi, cao nhất là 90 tuổi và thấp nhất là 18 tuổi, trong đó tập trung đông nhất là độ tuổi 47 đến 50. Kết quả này phù hợp với đối tượng được hỏi là những chủ hộ gia đình.
Về số năm sinh sống tại địa phương: cao nhất là 90 năm và thấp nhất là 1 năm, số năm sinh sống trung bình cũng chì là 43,47 (thấp hơn độ tuổi trung bình là 46,6), cho thấy có một bộ phận dân cư mới di chuyển từ địa phương khác đến nơi này. Họ có thể chưa được chứng kiến những hậu quả to lớn của bão biển và cát bay dữ dội trước kia, vì vậy sẽ có đánh giá rất khác về giá trị của rừng phòng hộ.
Về trình độ học vấn: phần lớn đối tượng phỏng vấn chỉ học đến cấp trung học cơ sở (trung bình là 2,087). Trong số 289 người trả lời thì chỉ có 4 người học đại học, 3 người trung cấp và 1 người tốt nghiệp cao đẳng, Như vậy trình độ dân trí tại nam Quảng Bình còn khá thấp. (chi tiết được mô tả trong hình 3.1)
Hình 3.1: Biểu đồ học vấn của người dân được phỏng vấn
Nguồn: theo tính toán của tác giả
Về diện tích đất của gia đình: thực tế thì tại đây, hầu như tất cả các hộ gia đình đều có một quỹ đất là 200 m2 dành cho ở và sinh hoạt (điều này đuợc thể hiện trong giá trị Mốt là 200). Số liệu về diện tích đất trung bình rất lớn: 58178,6 m2 là do có một số hộ được giao khoán trồng và bảo vệ rừng. Do đó, biến S (diện ích đất) tác động tới sự sẵn lòng chi trả của người dân không chỉ bởi những ảnh hưởng của cát bay phải chịu mà còn bởi những lợi ích kinh tế. Ví dụ như người nhận được giao khoán trồng và bảo vệ rừng thì trong trách nghiệm của mình sẽ có suy nghĩ khác một chút so với những người mà động lực chi trả chỉ thúc đẩy bởi tác dụng chống cát bay của rừng.
Về thu nhập: Mức thu nhập trung bình của đối tượng phỏng vấn là 12.680.534 VNĐ/năm, ở mức trung bình, tuy nhiên khi đối chiếu với giá trị nhỏ nhất là 0, và giá trị mốt là 6.000.000 VNĐ/năm thì chúng ta sẽ thấy thu nhập được phân bố không đều, có những người thu nhập khá và một bộ phận chỉ sống trong tình trạng tự cung tự cấp.
Có một đặc điểm rất đáng lưu ý đó là phần lớn dân cư ở đây, mặc dù có trình độ học vấn và thu nhập khác nhau, nhưng họ đều nắm khá rõ về hiện tượng cát bay, cát chảy và có ý thức cao trong bảo vệ rừng phòng hộ. Khi được hỏi về mức độ quan trọng của rừng, có tới 252 trên tổng số 289 người chọn mức cao nhất: “rất quan trọng” (chiếm 87,2%)
Mô hình đánh giá
Mô hình của phương pháp CVM dựa vào việc tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ Quảng Bình. Khi đó, tổng mức sẵn lòng chi trả sẽ phản ánh giá trị sử dụng gián tiếp này của tài sản môi trường. Trong khi đó, mức WTP lại phụ thuộc vào rất nhiều các biến số xã hội như thu nhập, độ tuổi, số năm sinh sống tại địa phương, giới tính và trình độ học vấn... Quan hệ hàm số của mức sẵn lòng chi trả và các biến này được thể hiện qua công thức sau:
WTPi = Xi.b +ei
Trong đó:
WTPi: là mức sẵn lòng chi trả của người dân thứ i
Xi: là ma trận các biến số xã hôi
b: Hệ số của ma trân các biến số xã hội, cho thấy mối
quan hệ giữa các biến đó và WTP
ei: là sai số
Sử dụng phương pháp phân tích OLS (bình phương nhỏ nhất) để phân tích các yếu tố tác động đến WTP của người trả lời.
Giả thiết của phương pháp CVM (thị trường giả tưởng)
Như chúng ta đã biết, phương pháp CVM có thể định giá các hàng hoá không được trao đổi, mua bán (không có thị trường). Tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ chính là một loại hàng hoá như vậy, nó vốn được nhận thức và thậm chí là đánh giá cao, nhưng việc gán cho nó một giá trị bằng tiền cụ thể thì quả là khó khăn. Vấn đề này sẽ được CVM giải quyết dựa trên việc xây dựng một thị trường giả tưởng, qua một số câu hỏi, mà trọng tâm là:
“Để tiếp tục được hưởng lợi ích chống cát bay từ khu rừng này, ông/bà có sẵn sàng đóng góp sức lực và tiền của vào quỹ bảo vệ rừng phòng hộ không?”
Giả thiết ở đây là có một quỹ đựoc thành lập, nhằm tiến hành các biện pháp để đảm bảo duy trì tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ, và câu hỏi đặt ra nhằm đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của người dân đối với quỹ này. Bản chất, “một cuộc mua bán, trao đổi giả tưởng” đã được đặt ra: người dân chi trả bằng tiền và công sức, khi đó, cái mà họ nhận được là hàng hoá môi trường, là tiếp tục được bảo vệ chống lại nạn cát bay, cát chảy nhờ rừng phòng hộ.Tiếp theo đó, các mức đóng góp đuợc đưa ra và thu thập dựa vào một phương pháp hỏi rất đặc trưng của CVM, đó là “trò chơi đấu giá”. “Trò chơi” này có thể được thực hiện qua 3 phưong thức như mô tả trogn hình 3.2:
Hình 3.2: Sơ đồ các phương pháp phỏng vấn của CVM
“Đấu giá” với điểm khởi đầu thấp:
“Đấu giá” với điểm khởi đầu giữa:
“Đấu giá” với điểm khời đầu cao:
Nguồn: Dale Whittington, Improving the Performance of Contingent Valuation Studies in Developing Countries, Environmental and Resource Economics 22: 323–367, 2002.
Trong đó, hình thức hỏi hay được dùng nhất là sử dụng giá trị khởi đầu thấp nhất.
Thu nhận thông tin về mức sẵn lòng chi trả
Trong tổng số 300 phiếu phỏng vấn, chỉ có 289 phiếu được trả lời đầy đủ, đáp ứng để đưa vào phân tích. Kết quả thăm dò sự sẵn lòng chi trả cho việc duy trì tác dụng chống cát bay như sau:
Hình 3.3: Biểu đồ tỉ lệ sẵn lòng chi trả của người dân:
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
(Chi tiết xem bảng 1, phụ lục 1)
Như vậy, có khoảng 90,3% người dân ở đây sẵn sàng chi trả cho giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ ven biển nam Quảng Bình, số còn lại không đưa ra câu trả lời hoặc không bằng lòng chi trả. Có một điều đáng chú ý là phần lớn những người không đồng ý đóng góp đều có lý do “Đời sống gia đình còn nhiều khó khăn”, và thực tế thu nhập của những hộ gia đình này rất thấp: khoảng 1 đến 2 triệu đồng/năm. Như vậy, đa số người dân đều nắm khá rõ vai trò của rừng phòng hộ chống cát, đây là một cơ sở định tính quan trọng để tin tuởng vào kết quả ước lượng WTP, ngoại trừ các kết quả kiểm định số học.
Định giá tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ
Từ các số liệu thu thập được, ta có thể tính toán mức sẵn lòng chi trả trung bình của người dân địa phương. Một đặc điểm rất đáng lưu ý trong quá trình thực hiện phỏng vấn, đó là đời sống của đại bộ phận dân cư còn nghèo, tuy nhiên họ có ý thức rất cao về giá trị chống cát bay, họ luôn luôn đề nghị là được góp công sức để trồng và bảo vệ rừng, và nếu như vậy thì “góp bao nhiêu cũng được” (trích câu trả lời của nhiều người dân địa phuơng). Do vậy, đối với giá trị WTP, xin được phép quy đổi theo 2 đơn vị, ngoài đơn vị tiền tệ thông thường còn thêm đơn vị ngày công (với giá nhân công địa phưong là 20.000 VNĐ/ngày).
Bảng 3.1: Mức chi trả trung bình của người dân
Tổng số phiếu
289
Số phiếu đồng ý đóng góp
261
Tỷ lệ ngưòi dân sẵn sàng đóng góp
90.3 %
Tổng mức chi trả
45860000 VNĐ
Mức chi trả trung bình của một người dân
158685 VNĐ » 7,9 Ngày công
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
(Chi tiết xem phụ lục 1)
Kết quả cuộc điều tra cho thấy mức sẵn lòng chi trả trung bình của người dân là 158.685 VNĐ/người, tương đương với 8 ngày công.
Khu vực nam Quảng Bình, nơi được sự bảo vệ trực tiếp của rừng phòng hộ khỏi nạn cát bay bao gồm 11 xã thuộc 2 huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh có số dân là 56.638 người.
Từ đây, chúng ta có thể tổng quát hoá lên tổng giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ Quảng Bình qua đánh giá của người dân như sau:
Bảng 3.2: Tổng giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ
Dân số nam Quảng Bình
56.638 (người)
Mức chi trả trung bình của một người dân
15.8685 (VNĐ)
Tổng giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ
8.987.601.030 (VNĐ)
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
Như vậy, giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ nam Quảng Bình theo đánh giá của người dân là 8.987.601.031 (VNĐ)
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả
Mô hình phân tích
Điểm quan trọng nhất của phương pháp CVM đó là bảng phỏng vấn. Độ chính xác của bảng cùng với những câu trả lời từ người dân sẽ quyết định tính tin cậy của nghiên cứu. Do đó, điều quan trọng là phải tìm hiểu được những yếu tố ảnh hưởng tới các kết quả này.
Để xem xét tác động của các biến xã hội đối với câu trả lời về sự sẵn long chi trả của người dân, chúng ta sử dụng mô hình kinh tế lượng sau:
WTP = f(giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập…)
Kí hiệu:
WTP = f(g, a, e, i, …)
Tuy nhiên, đối với các biến xã hội, vốn có thứ nguyên không giống nhau. Ở đây, đơn vị của tuổi là năm, trong khi đơn vị của thu nhập là VNĐ… Ngoài ra, mức độ dao động lớn nhỏ của các biến cũng rất khác nhau. Nếu chỉ sử dụng mô hình này để phân tích, sẽ dẫn đến hiện tượng sự biến đổi của các biến này sẽ bị các biến kia (nếu có khoảng biến động lớn hơn nhiều lần) lấn át. Khi đó, chúng ta sẽ không thấy rõ được vai trò của các biến có khoảng biến động nhỏ trong mô hình. Hơn nữa, trong tính toán nhiều khi làm như vậy sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng toán học như: dạng hàm sai, phương sai sai số thay đổi,… khiến cho mô hình mất đi giá trị phân tích.
Để tránh những kết quả không mong muốn này, chúng ta sẽ sử dụng hàm Logarit:
Log(WTP)= C + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Trong đó, các biến sử dụng trong mô hình được mô tả như sau:
Biến
Kí hiệu
Tên biến
Mô tả biến
X1
G
Giới tính
Nhận giá trị 1 nếu giới tính là nam, bằng 0 nếu giới tính là nữ
X2
Ln(Y)
Logarit số năm sinh sống tại địa phương
Đơn vị là năm
X3
E
Trình độ học vấn
Theo 7 cấp độ: bằng 0 nếu mù chữ, bằng 6 nếu trên phổ thông trung học
X4
Log(S)
Logarit diện tích đất
Đơn vị là m2
X5
Log(I)
Logarit thu nhập
Thu nhập tính bằng nghìn VNĐ
Các biến tác động đến câu trả lời về WTP còn rất nhiều, ví dụ như: tuổi, tình trạng hôn nhân… Tuy nhiên, do đặc điểm của khu vực nghiên cứu nên chúng ta có thể đưa tổng hợp những tác động này vào hệ số tự do. Đối với biến tuổi, vốn là một biến quan trọng trong câu trả lời WTP của người dân, tuy nhiên, trong trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 168.doc