MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ 4
CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN 4
1.1. Rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn 4
1.2. Khái niệm “Tổng giá trị kinh tế” 5
1.3.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn 11
1.4. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 20
1.4.1.Khái niệm đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 20
1.4.2. Các phương pháp đánh giá chung 21
1.4.2.1. Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu 21
1.4.2.2. Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu 22
1.4.3. Các phương pháp được sử dụng cho chuyên đề 26
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 28
2.1.Giới thiệu chung về hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long 28
2.1.1.Vị trí địa lý, hành chính 28
2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa thế 29
2.1.3.Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 30
2.1.4. Đặc điểm khí hậu 32
2.1.5. Hệ động thực vật 32
2.2.Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long 32
2.2.1. Hiện trạng nghề nuôi ong 35
2.2.2. Hiện trạng nghề khai thác hải sản 36
2.2.3. Hiện trạng của nghề nuôi trồng thuỷ sản 37
2.3.Những tồn tại trong khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long 38
CHƯƠNG III: LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 40
3.1. Phương pháp xác định và đánh giá các giá trị 40
3.1.1. Giá trị thuỷ sản 40
3.1.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) 41
3.1.3. Giá trị phòng hộ 42
3.1.4. Giá trị lựa chọn và giá trị để lại 42
3.1.5. Giá trị tồn tại 44
3.1.6. Các giá trị khác 45
3.2.Ước tính các giá trị 45
3.2.1.Giá trị thủy sản 45
3.2.1.1. Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều 45
3.2.1.2. Giá trị thuỷ sản trong các đầm nuôi 49
3.2.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) 51
3.2.3.Giá trị phòng hộ 51
3.2.4. Giá trị lựa chọn 52
2. Giá trị để lại 56
3. Giá trị tồn tại 60
3.2.4. Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ 61
3.2.5. Tổng hợp các giá trị kinh tế đã tính toán 63
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 65
4.1. Căn cứ của kiến nghị và đề xuất giải pháp 65
4.2. Kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long 65
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 1MẪU BẢNG HỎI 1 72
PHỤ LỤC 2: MẪU BẢNG HỎI 2 76
PHỤ LỤC 3 78
PHỤ LỤC 4: THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN 80
89 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5836 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long, Cát Hải, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề
1
Giá trị thuỷ sản
Phương pháp giá thị trường
2
Giá trị lâm sản ngoài gỗ
Phương pháp giá thị trường
3
Giá trị phòng hộ
Phương pháp chi phí thay thế
4
Giá trị lựa chọn
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
5
Giá trị để lại
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
6
Giá trị tồn tại
Phương pháp giá thị trường
7
Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ
Các giá trị chưa đánh giá trong chuyên đề
1
Giá trị củi
2
Giá trị trong chăn nuôi dê
3
Nơi cư trú cho các sinh vật
4
Lưu giữ vốn gen
5
Tăng lượng bồi tụ trầm tích
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, số liệu, nguồn nhân lực nên các phương pháp sẽ được áp dụng theo cách đơn giản nhất.
CHƯƠNG II:
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG
2.1.Giới thiệu chung về hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long
2.1.1.Vị trí địa lý, hành chính
Phù Long là một xã của đảo Cát Bà với hơn 20 km bờ biển. Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã, diện tích tự nhiên của xã Phù Long là: 4408ha.
Xã có vị trí địa lý: 20o48 173N vĩ độ Bắc và 106o56 115E vĩ độ Đông. Đây là khu vực nằm trong hệ thống quần đảo vịnh Hạ Long gồm rất nhiều đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau. Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật bắc bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa. Như vậy, hệ thực vật ở đây mang tính chất của khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam.
Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp là: 3859ha
+ Diện tích đất phi nông nghiệp là: 542ha
+ Diện tích đất chưa sử dụng là: 6,81ha
+ Diện tích có giao thông qua xã là: 5,7km
+ Diện tích đất chưa xây dựng là: 1km
Dưới đây là toàn bộ khu vực Phù Long, phần được khoanh màu đỏ
Nguồn: Tổng hợp của tác giá
Hình 2: Toàn bộ khu vực Phù Long
2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa thế
Nhìn chung Phù Long có kiểu địa hình như sau:
+ Kiểu địa hình núi đá vôi
Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước biển khá điển hình, bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiều dáng vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở với nhiều bề mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn. Địa hình lại dốc đứng, độ cao từ 100m-300m. Trên vùng này, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật diễn ra rất chậm chạp và vô cùng khó khăn.
+ Kiểu địa hình đồi đá phiến
Địa hình đồi đá phiến chiếm một diện tích khá nhỏ. So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng khả quan hơn.
+ Kiểu địa hình thung lũng giữa núi
Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi. Đất đai ở đây nhìn chung khá tốt có thể sử dụng trồng cây quả, rau xanh, và trồng các loài cây màu, lúa.
+ Kiểu địa hình bồi tích ven biển
Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ dốc tuyệt đối thấp, địa hình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và ngập Triều thường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình. Vùng này là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển.
2.1.3.Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
+ Địa chất
Khu vực Phù Long cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.
Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muôn – pecmi (250-280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tầng khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển.
+ Thổ nhưỡng
Kết quả điều tra thực địa, xây dựng bản đồ lập địa cấp II, cho thấy vì nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với điều kiện địa hình Karst và khí hậu nhiệt đới ẩm nên đã hình thành những loại đất chính như sau:
Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi (Fv):
Đặc điểm: Đất màu đỏ nâu, cấu tạo hạt rất chắc, đất tốt, thiếu nước, đất có phản ứng trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30 - 40 cm. Phân bố trên sườn ít dốc hay trong hốc đá vôi.
Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi (Tv):
Đặc điểm: Được hình thành do sườn tích đất từ đỉnh và sườn núi trượt xuống. Đất có màu vàng đỏ, thường ẩm, tầng dầy từ 50 – 100m, có phản ứng trung tính, cấu tượng viên hơi chặt, thành phần cơ giới nặng, giàu mùn, phù hợp cho các thảm thực vật rừng phát triển và thích hợp trồng cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải.
Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi dốc tụ hỗn hợp (Th):
Đặc điểm: Đất màu nâu vàng, có phản ứng trung bình, ít chua, giàu mùn, thường bị khô hạn vào mùa khô, nơi thấp có thể bị úng nước tạm thời vào ngày mưa lớn. Đất này đã được sử dụng để trồng rừng, cây ăn quả và hoa màu.
Đất dốc tụ thung lũng (T1):
Đặc điểm: Được phân bố trong các thung lũng, giếng Karst. Đất có màu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 – 100cm. Giàu mùn, có phản ứng trung tính đến chua. Mùa mưa có thể bị ngập nước tạm thời, mùa khô thiếu nước. Một số diện tích đã được khai phá trồng lúa và hoa màu.
Đất bồi chua mặn (Db):
Đặc điểm: Đất này là loại đất hỗn hợp biển, đầm lầy ở bãi triều cao.
Đất mặn Sú vẹt (D4 P2):
Đặc điểm: Bùn lỏng, ảnh hưởng của thủy triều, rất mặn. Phân bố tập trung chủ yếu ở Cái Viềng, Phù Long. Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và hệ sinh thái độc đáo của Phù Long nói riêng và của đảo Cát Bà nói chung.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông nên Phù Long chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Khí hậu tương đối ôn hòa với độ ẩm trung bình từ 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1.
2.1.5. Hệ động thực vật
Với điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi như vậy đã khiến cho khu vực rừng ngập mặn nơi đây khá phong phú về hệ động thực vật. Với diện tích gần 900 ha, từng được coi là vào loại tốt nhất miền Bắc và có giá trị kinh tế cao, rừng ngập mặn Phù Long là nơi lưu giữ nguồn gen quý, là vườn ươm con giống, nơi cung cấp thức ăn và sinh sản của rất nhiều loài thuỷ sản. Đây là khu vực có 620 loài thực vật bậc cao, phân bố thuộc 438 chi và 123 họ, trong đó có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Trong rừng còn có các loài cây ngập mặn điển hình như: trang, đước, vẹt dù, sú…Tất cả đã làm nên những giá trị kinh tế to lớn cho hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây.
2.2.Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long
Hiện nay rừng ngập mặn Phù Long vẫn bị khai thác không theo hướng bền vững dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị suy giảm. Diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long đã được thống kê năm 2001 có 740 ha rừng ngập mặn trong các đầm nuôi tôm (theo thống kê của UBND xã Phù Long) và khoảng 200 ha diện tích rừng nằm ở phía ngoài đê. Tuy nhiên ngày nay, diện tích rừng ngập mặn trong các đầm nuôi chỉ còn khoảng 700 ha và khoảng dưới 150 ha rừng ngập mặn ở phía ngoài đầm nuôi. Đo diện tích rừng ngập mặn ngoài đầm nuôi thủy sản dọc theo song Cái Viềng, sông Phù Long và một phần diện tích rừng ngập mặn từ phà Phù Long đến gần Bãi Giai thì diện tích rừng chỉ còn khoảng 70 ha.
Mặc dù diện tích rừng còn lại không nhiều nhưng thành phần ngập mặn ở Phù Long khá phong phú. Có ít nhất 8 loài cây ngập mặn thực sự, trong đó loài cây đâng có số lượng chiếm ưu thế và nhiều loài cây tham gia rừng ngập mặn.
Việc so sánh thành phần thực vật trong các vùng đầm nuôi với thành phần loài thực vật ở ngoài vùng đầm nuôi cho thấy: thực vật ở các bãi ven sông nơi chưa bị quay đầm có thành phần loài đa dạng hơn, tỷ lệ thành phần các loài tương tự nhau. Ngược lại trong các đầm nuôi tôm, đâng là loài chiếm ưu thế, chiếm số lượng lớn nhất trên 95% và các loài cây khác tìm thấy rất ít ở đây, chủ yếu là những nơi đất cao hay ven bờ đầm.
Bảng dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt về đa dạng thành phần loài thực vật giữa trong và ngoài đầm nuôi hải sản.
Bảng3: Thành phần các loài thực vật trong 1 ô tiêu chuẩn (10mx10m) ở trong và ngoài các đầm nuôi thuỷ sản.
Tên loài
Trong đầm
Ngoài đầm
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Số lượng TB (cây)
Tỷ lệ (%)
Số lượng TB (cây)
Tỷ lệ (%)
Đâng
R.stylosa
120,7
95,5
21
15,9
Mắm biển
A.marina
3,7
2,9
50,7
38,5
Trang
K.obovata
0
0
19,7
14,9
Sú
A.corniculatum
1,3
1
37,3
28,4
Vẹt dù
B.gymnorrhiza
1
0,6
1,3
1
Giá
E.agallocha
0
0
1,6
1,3
Nguồn: Viện Hải sản - Hải Phòng (2002)
Với việc đắp đầm như vậy đồng nghĩa đã tạo ra môi trường ngập nước liên tục đã khiến cho nhiều loài cây ngập mặn như trang, vẹt dù, sú… không thể sống được do thiếu oxy cho quá trình hô hấp của rễ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài động vật giáp xác trong các đầm nuôi thuỷ sản.
Ngoài ra sau khi đo đạc phân tích, người ta cũng thấy được sự khác nhau về mật độ cây con giữa hai khu vực trong và ngoài đầm nuôi (cây/m2).
Bảng 4: Mật độ cây con tái sinh ở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi thủy sản (cây/m2)
Tên loài
Trong đầm
Ngoài đầm
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Số lượng TB (cây)
Tỷ lệ (%)
Số lượng TB (cây)
Tỷ lệ (%)
Đâng
R.stylosa
2 ± 3,4
40
8,4 ± 8,3
8,78
Mắm biển
A.marina
3 ± 5
60
70,3 ± 50
73,47
Trang
K.obovata
0
-
11,8 ± 10
12,33
Sú
A.corniculatum
0
-
5,1 ± 3,1
5,33
0Vẹt dù
B.gymnorrhiza
0
-
0,08
0,08
Giá
E.agallocha
0
-
0
0,00
Nguồn: Viện Hải sản - Hải Phòng (2002)
Qua bảng số liệu cho thấy, mật độ cây con ngoài đầm tái sinh mạnh mẽ hơn cây con trong đầm nuôi.
Tóm lại, có thể nói sự đa dạng về thành phần loài không còn phong phú, sự sinh trưởng của các cây con kém đã là nguyên nhân khiến cho diện tích rừng ngập mặn suy giảm, chất lượng rừng bị hạn chế. Việc quản lý của chính quyền địa phương cũng chỉ quan tâm đến diện tích rừng, trong khi đó các chỉ tiêu về chất lượng rừng chưa từng được quan tâm nhiều đến.
Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng (2002), thông qua cuộc phỏng vấn nhỏ đối với các hộ dân cho thấy nhận thức của họ về vai trò của rừng ngập mặn vẫn còn thấp. Họ đa số đều không nhận ra các giá trị sử dụng gián tiếp như: là nơi cư trú của các loài chim di cư, điều hoà khí hậu…Đáng tiếc là trong đó phần lớn người dân cho rằng tác động của quây đầm nuôi tôm lên rừng ngập mặn chủ yếu là do chặt cây mà vẫn chưa nhận thức được sự suy giảm chất lượng rừng, độ đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản.
Hệ sinh thái bị tổn thương dẫn đến làm suy giảm các giá trị kinh tế do rừng mang lại và đó cũng chính là nguyên nhân khiến các ngành nghề trong vùng có sự thay đổi.
2.2.1. Hiện trạng nghề nuôi ong
Đây cũng là một ngành nghề có tiềm năng phát triển tại khu vực xã Phù Long do có điều kiện tự nhiên thuận lợi và rừng ngập mặn cũng là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài ong nuôi lấy mật. Mặc dù vậy nhưng hiện nay cũng chỉ còn 2 hộ nuôi (trước là 12 hộ) mà điển hình là gia đình ông Bùi Đình Huỳnh. Diện tích rừng ngập mặn giảm dẫn đến việc lấy mật hoa của loài ong khó khăn hơn đã là một trong những nguyên nhân làm cho người dân nơi đây đa số không còn nuôi ong nữa.
2.2.2. Hiện trạng nghề khai thác hải sản
Nghề khai thác cá biển ở xã Phù Long có truyền thống lâu đời, trong cơ chế quản lý nghề cá cũ trước đây HTX nghề cá Phù Long đã có một thời kỳ rất phát triển, là một điển hình của miền Bắc. Đạt được thành tích như vậy là bởi vì lúc đó là nghề cá thủ công, chỉ hoạt động đánh bắt ở vùng gần bờ, do ở vị trí tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi ven bờ còn rất dồi dào và đội ngũ dân lành nghề, thuyền lưới và công cụ sản xuất được Chính phủ cho vay vốn…Tuy nhiên khi không còn cơ chế kinh tế tập thể, cùng với việc chặt phá rừng bừa bãi làm mất đi môi trường sống của nhiều loài thuỷ sản đã khiến cho việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn.
Theo kết quả điều tra năm 2001 ở xã Phù Long trong vòng 20 năm trở lại đây, năng suất đã giảm đi 15 lần, từ 30 kg/người/ngày năm 1980 xuống chỉ còn 2 kg/người/ngày. Mặt khác do thiếu kinh nghiệm đánh cá xa bờ nên ngay cả khi được Nhà nước cho vay vốn để đóng được tàu lớn cũng hoạt động không có kết quả.
Cho đến hiện nay tại xã Phù Long vẫn còn các loại nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi như đáy, te xiệp điện và các loại nghề khai thác huỷ diệt. Không chỉ có vậy, ngay trong và sát cạnh ranh giới khu bảo tồn biển Phù Long còn có nhiều hàng đáy. Đó là 2 hàng đáy ở Đồng Bài và 3 hàng ở Phù Long. Số hàng đáy này không phải của người dân địa phương huyện Cát Hải mà là người từ huyện Thuỷ Nguyên ra khai thác. Hiện nay UBND huyện Cát Hải đã có chủ trương gỡ bỏ nhưng chưa được chấp nhận.
Trong hoàn cảnh biến động về chính sách quản lý, cơ cấu nghề nghiệp, kinh tế xã hội, nghề khai thác ở địa phương đã phải đối đầu với nhiều khó khăn lớn. Để tìm hiểu các khó khăn này, cuộc điều tra tại 82 hộ làm nghề khai thác trong cộng đồng đã cho thấy khó khăn lớn nhất là nguồn lợi cạn kiệt (45,1% người trả lời), sau đó là chi phí sản xuất lớn (24,4% người trả lời) do năng suất đánh bắt quá thấp và lao động thủ công.
Về cơ bản ngư dân tự bán sản phẩm mà mình đánh bắt được. Như vậy xét trên một góc độ nào đó, hộ ngư dân tự mình thâu tóm toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất. Hình thức quản lý này khó đưa lại sự phát triển lớn và đồng bộ các lĩnh vực của nghề cá như phát triển thị trường, chế biến, xuất khẩu, hậu cần, dịch vụ…
Một vòng luẩn quẩn đã xuất hiện. Đó là càng khai thác ở vùng gần bờ thì nguồn lợi càng cạn kiệt, đời sống càng khó khăn, nhiều người nghèo lại càng trở nên nghèo hơn, nhiều người sử dụng các phương tiện khai thác huỷ diệt nguồn lợi (chất nổ, hoá chất, xung điện…) càng làm cho nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng hơn. Một số người đã và đang tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp để thoát khỏi cảnh cùng quẫn này.
2.2.3. Hiện trạng của nghề nuôi trồng thuỷ sản
Trái ngược với nghề khai thác ở trên thì việc nuôi trồng thuỷ sản của xã Phù Long ngày càng được mở rộng. Diện tích đầm sau năm 1991 đã liên tục được mở rộng sang các khu Cái Viềng 1, Cái Viềng 2 và từ năm 2001 là khu vực Bãi Giai. Năm 2003 toàn xã có 140 hộ làm nghề nuôi trồng, với diện tích nuôi trồng là 1260 ha. Đến nay thì có 172 hộ với tổng diện tích nuôi trồng là khoảng 1200 ha.
Sự biến đổi về ngành nghề này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 5: Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long.
Trước 1996
1996
1998
2000
2003
2008
Dân số
Diện tích nuôi thuỷ sản
Số hộ nuôi thuỷ sản
Diện tích RNM trong đầm nuôi
1834
950
32
800
1841
950
44
800
1755
1150
83
760
1834
1180
119
740
1900
1260
140
740
1966
1200
172
700
Nguồn: UBND xã Phù Long (2008)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được số hộ nuôi trồng thuỷ sản thì ngày một gia tăng trong khi diện tích rừng ngập mặn lại đang bị thu hẹp. Có thể nói mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng bảo vệ rừng ngập mặn và chặt rừng đắp đầm nuôi tôm đã trở thành vấn đề vô cùng khó khăn cho các nhà quản lý trong việc phát triển kinh tế của vùng cũng như làm cho cơ chế thuê đầm không ổn định, người nuôi khó có thể yên tâm đầu tư.
2.3.Những tồn tại trong khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long
Với hiện trạng diện tích rừng ngày một suy giảm, cùng với những hình thức khai thác hủy diệt, số lượng hộ nuôi trồng thủy sản ngày một gia tăng đã khiến cho việc quản lý rừng trở nên phức tạp hơn.
Phần lớn sự quản lý rừng ngập mặn của chính quyền xã và các chủ đầm nuôi tại Phù Long mới chỉ quan tâm đến diện tích rừng, trong khi đó các chỉ tiêu về chất lượng rừng chưa được quan tâm đến nhiều. Thực tế hiện nay rừng ngập mặn tại xã Phù Long đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.
Ngoài ra nhận thức của người dân nơi đây về vai trò của rừng ngập mặn vẫn còn thấp. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng (2002) cho thấy: Khi phỏng vấn 22 hộ dân với 13 câu hỏi đưa ra có liên quan đến 13 vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn ta có kết quả sau:
Bảng 6: Nhận thức của người dân về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn
STT
Vai trò
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
11 – 13
7
31,8
2
6 – 10
9
40,9
3
2 – 5
6
27,3
Tổng
22
100
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Ngoài ra hầu hết người dân đều cho rằng rừng ngập mặn không giúp gì cho việc nuôi ong lấy mật hay không có vai trò gì đối với chim di cư mà thực tế đây là 2 vai trò rất quan trọng của rừng.
Khi cũng tiến hành phỏng vấn 22 hộ dân với 5 nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn thì thu được kết quả như sau:
Bảng 7: Nhận thức của người dân về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn
STT
Nguyên nhân
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
4 – 5
8
35,3
2
2 – 3
14
64,7
Tổng
22
100
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Đáng tiếc là trong đó phần lớn người dân cho rằng tác động của quay đầm nuôi tôm lên rừng ngập mặn chủ yếu là do chặt cây mà vẫn chưa nhận thức được sự suy giảm chất lượng rừng, độ đa dạng sinh học và nguồn hải sản.
Hầu hết người dân không nhận thức được những kiến thức về cây ngập mặn.
CHƯƠNG III:
LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG
3.1. Phương pháp xác định và đánh giá các giá trị
Với những giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn cùng với những phương pháp đánh giá tương ứng đã xác định ở trên, đề tài xin nêu ra các bước thực hiện như sau:
3.1.1. Giá trị thuỷ sản (TS)
Trước tiên, nói đến vai trò của rừng ngập mặn Phù Long, chúng ta không thể không nhắc đến nguồn thuỷ sản mà rừng mang lại. Đây là giá trị trực tiếp và cũng là giá trị lớn nhất của rừng. Với việc buôn bán và xuất khẩu thuỷ sản của người dân thì phương pháp tối ưu để xác định giá trị này đó là “Phương pháp giá thị trường”. Trình tự áp dụng phương pháp này như sau:
* Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều (TS1).
Hiện nay xã Phù Long có khoảng 150 người đi khai thác bãi triều. Để đánh giá khả năng cung cấp nguồn lợi hải sản ở khu vực này, đề tài tiến hành đánh giá như sau:
- Bước 1: Điều tra 30 người đi khai thác bãi.
- Bước 2: Tính sản lượng khai thác trung bình của 1 người trong năm và tổng sản lượng khai thác của 150 người trong năm
- Bước 3: Tính tổng doanh thu thuỷ sản trung bình trong 1 năm
* Giá trị thuỷ sản đánh bắt trong đầm nuôi (TS2).
Ngoài giá trị thuỷ sản đánh bắt tự nhiên thì giá trị thuỷ sản được nuôi trồng cũng có giá trị đáng kể đối với người dân của vùng. Giá trị này được tiến hành như sau:
- Bước 1: Điều tra với 10 đầm nuôi trong tổng số khoảng 50 đầm của vùng thì số bảng hỏi thu về hợp lệ là 9/10.
- Bước 2: Tính năng suất đánh bắt được đối với từng loài thủy sản và tổng doanh thu thuỷ sản trong các đầm nuôi
- Bước 3: Tính tổng chi phí nuôi thuỷ sản trên 1 ha trong 1 năm
Bao gồm:
+ Chi phí con giống
+ Chi phí thuê đầm hàng năm
+ Chi phí tu sửa đầm hàng năm
- Bước 4: Tính giá trị kinh tế trung bình của thuỷ sản trong toàn bộ 1200ha đầm của vùng trong 1 năm.
à Vậy giá trị thuỷ sản: TS = TS1 + TS2
3.1.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong)
Qua cuộc điều tra, ta biết được giá trị của rừng ngập mặn chiếm 20% trong tổng giá trị mật ong. Trong đó toàn bộ số ong nuôi đều hút mật hoa của rừng Phù Long, không có rừng khác. Số lượng người nuôi ong ở Phù Long là: 1(người. Và thông qua :” Phương pháp giá thị trường” ta tiến hành tính toán như sau:
- Bước 1: Xác định số lượng mật trung bình trong 1 năm (Q)
Trong đó:
+ Số lượng tổ: 70 tổ
+ Số lần lấy mật trong năm: 2 năm
+ Lượng mật lấy trong 1 lần trong năm: khoảng 500 lít
- Bước 2: Tính tổng doanh thu trung bình trong 1 năm
- Bước 3: Tính tổng chi phí nuôi ong trong 1 năm
- Bước 4: Xác định giá trị do rừng ngập mặn mang lại
3.1.3. Giá trị phòng hộ
Rừng ngập mặn Phù Long đã “che chở” cho khoảng 2100m đê, toàn bộ cuộc sống của người dân và các nguồn lợi tự nhiên khác phía bên trong rừng. Vì vậy với phương pháp chi phí thay thế, giá trị này của rừng ngập mặn sẽ được làm sáng tỏ và trình tự thực hiện như sau:
- Xác định vật thay thế và tính toán các yếu tố đó:
+ Giá trị bảo vệ đê biển (X1)
+ Giá trị thuỷ sản bị mất khi không có rừng (X2). Đây là tổng giá trị thuỷ sản của vùng (giá trị khai thác tự nhiên và giá trị trong các đầm nuôi) bị mất khi bị nước dâng hay lụt lội…nếu không được rừng ngập mặn bảo vệ.
+ Giá trị tài sản thiệt hại của dân (X3)
- Giá trị phòng hộ của rừng = X1 + X2
(Trong đó giá trị tài sản thiệt hại của người dân rất nhỏ và coi như không có).
3.1.4. Giá trị lựa chọn và giá trị để lại
* Giá trị lựa chọn
Trên thực tế, giá trị lựa chọn khó có thể được đánh giá một cách riêng lẻ. Nó là sự sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness To Pay) của một cá nhân để bảo tồn một loại hàng hóa nào đó.
Đây là giá trị rất khó lượng giá được thành tiền, tuy nhiên thông qua WTP của người dân, ta có thể sử dụng phương pháp CVM để xác định mức WTP trung bình cho mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên rừng ngập mặn Phù Long nhằm duy trì và phát triển chúng, phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại.
* Giá trị để lại
Đây là giá trị có được từ việc cá nhân đặt ra một giá trị nào đó cho việc bảo tồn các hệ sinh thái để cho thế hệ tương lai sử dụng, là giá trị sử dụng hay không sử dụng trong tương lai như nơi cư trú, các loài sinh vật…Việc xác định giá trị này tương đối phức tạp, phương pháp thường được sử dụng là CVM, thông qua bảng hỏi nhằm ước tính được giá trị mà các cá nhân sẵn lòng chi trả để bảo vệ các hệ sinh thái cho con cháu của họ
* Cách tiến hành chung
- Bước 1: Xây dựng bảng hỏi
Trong bảng hỏi, đề tài đã giả sử sẽ hình thành 2 quỹ:
+ Quỹ 1: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của người dân sống tại Phù Long
+ Quỹ 2: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai sống tại đó
Bảng hỏi đã xây dựng các mức tiền phù hợp để đóp góp cho từng quỹ và một vài thông tin cá nhân khác đối với người được hỏi (cụ thể xem tại bảng hỏi trong phần phụ lục), mục đích để xác định được WTP trung bình của người dân. Trong đó: WTP trung bình dành cho quỹ 1 chính là giá trị lựa chọn, còn WTP trung bình dành cho quỹ 2 chính là giá trị để lại
- Bước 2: Tiến hành điều tra thu thập số liệu
Trong phạm vi của đề tài, đối tượng của cuộc điều tra chỉ gồm dân cư của xã Phù Long. Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với từng hộ gia đình, mỗi gia đình sẽ được điều tra bằng 1 phiếu đại diện.
Sau khi xác định được đối tượng và cách thức thu thập số liệu thì yêu cầu đặt ra là phải xác định được số mẫu điều tra. Lý thuyết thống kê chỉ ra rằng cỡ mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao và ngược lại. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kỹ thuật nên cỡ mẫu được lựa chọn trong đề tài không lớns.
Mẫu phiếu điều tra được trình bày tại phụ lục. Với 60 phiếu phát ra thì thu về được 56 phiếu và số phiếu hợp lệ và 50 phiếu. Do vậy số mẫu được hồi quy sẽ là 50.
- Bước 3: Tổng hợp số liệu thu thập được
- Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy
+ Đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để hồi quy số liệu thu thập được, từ đó xác định WTP trung bình của người được phỏng vấn.
+ Xác định giá trị
GT = WTP trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng
- Bước 5: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới WTP
3.1.5. Giá trị tồn tại
Đây là giá trị rất khó đo lường vì giá trị tồn tại bao gồm các đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Sự đo lường kinh nghiệm thường được xác định dựa trên sự viện trợ của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong và ngoài nước.
- Bước 1: Thu thập số liệu về các dự án đầu tư với mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Phù Long trong những năm vừa qua
- Bước 2: Quy đổi dòng tiền của các dự án về thời điểm tính toán
- Bước 3: Xác định tổng vốn đầu tư trung bình hàng năm cho Phù Long
3.1.6. Các giá trị khác
- Rừng ngập mặn có tác dụng sản xuất vật chất hữu cơ
- Rừng ngập mặn là nơi cư trú cho các loài thuỷ sản…
3.2.Ước tính các giá trị
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long với nguồn thủy sản có giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Giá trị này bao gồm giá trị thủy sản khai thác bãi triều với giá trị thủy sản trong các đầm nuôi.
3.2.1.Giá trị thủy sản (TS = TS1 + TS2)
3.2.1.1. Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều (TS1).
- Bước 1 : Tiến hành điều tra ta có được bảng số liệu sau:
Bảng 8: Sản lượng khai thác hải sản (kg/ngày)
STT
Bề bề
(1)
Cua
(2)
Hà
(3)
Phi phi
(4)
Ngán
(5)
Sâu đất
(6)
Sò huyết
(7)
Ngao
(8)
Ngao dầu
(9)
Ốc mỡ
(10)
Ốc gộc
(11)
1
40
10
5
10
5
3
2
10
5
2
40
2
50
20
5
5
10
2
3
20
5
5
40
3
50
20
5
10
5
1
2
10
5
3
40
4
30
5
5
5
10
5
2
10
10
5
50
5
60
10
3
3
10
4
1
15
10
1
60
6
40
10
3
3
15
3
1
20
10
2
50
7
60
10
6
2
10
3
1
20
5
2
30
8
60
5
5
2
5
3
2
15
3
2
60
9
50
10
3
5
5
5
3
10
3
5
60
10
50
10
5
7
5
1
1
10
2
5
20
11
40
20
10
3
5
4
1
30
2
5
20
12
30
10
5
4
5
4
1
10
2
5
25
13
30
10
5
6
5
1
2
10
2
4
50
14
40
10
2
6
10
1
2
10
5
5
50
15
20
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long - Cát Hải - Hải Phòng.doc