Đề tài Lượng giá thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân quận Thanh Xuân

Thanh Xuân là một quận của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Quận nằm ở cửa ngõ phía tây, là quận mới được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1996, bao gồm những phần tách ra từ quận Đống Đa, huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì. Quốc lộ số 6 đi các tỉnh miền Tây Bắc bắt đầu từ Ngã Tư Sở đi qua quận này. Những điểm quan trọng nhất về quận Thanh Xuân:

• Khu Trung Hòa Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính (phần còn lại tại quận Cầu Giấy) đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của thành phố.

• Khu nhà ở Thanh Xuân: là khu nhà ở xây dựng theo phương pháp bê tông lắp ghép tấm lớn, gồm nhiều tòa nhà cao năm tầng, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Khu nhà hiện đang có dự án nâng cấp lên đến 25 tầng. Trong tương lai đây sẽ là một trung tâm hiện đại của quận.

• Ngã tư Sở: nổi tiếng về nạn tắc đường ở Hà Nội, đang được cải tạo và mở rộng.

• Đường Nguyễn Trãi: tập trung một số trường đại học (như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Hà Nội (trước là Đại học Ngoại ngữ Hà Nội).) là một con đường rộng, lượng bụi rất lớn, có nhiều cây xanh nhưng mật độ dân cư và cụm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá, ôtô nên lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn.

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lượng giá thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân quận Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn nhiều những người sống dưới 3 năm. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ mắc mãn tính về tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh ngoài da và bệnh về mắt tương ứng là 72,6% và 43% mắc bệnh. 1.4.3. Mối quan hệ giữa ÔNKK và phát triển kinh tế xã hội ÔNKK không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, giữa ÔNKK và sự phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có môi quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hộ trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,…). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của loài người. Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển: Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế băng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển 1.4.3. Mô hình đánh giá chi phí thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân. 1.4.3.1. Phương pháp chi phi sức khỏe Phương pháp này định giá thiệt hại kinh tế dựa trên chi phí mà người mắc bệnh do ô nhiễm môi trường phải bỏ ra. Chi phí sức khỏe bao gồm chi phí khám, chữa bệnh, thuốc men. Ngoài ra còn bao gồm chi phí cơ hội do việc người bị mắc bệnh phải nghỉ làm và chi phí của người nghỉ đi chăm sóc người ốm. Như vậy tổng của các chi phí trên là thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra đối với sức khoẻ cộng đồng. Đây cũng là phương pháp tính chi phí thiệt hại do ÔNKK ảnh hưởng đến sức khỏe được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Vì phương pháp này thu thập số liệu thuận tiện hơn, tính toán các chi phí dễ dàng hơn và phù hợp với điều kiện nước ta. 1.4.3.2. Chi phí sức khỏe (TC1) Chi phí sức khỏe là tổng thiệt hại về sức khỏe của người dân do ÔNKK trong thời gian 1 năm bao gồm các thiệt hại do việc khám, chữa trị bệnh, chi phí cơ hội của người bệnh và chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân. TC1 = ∑ Pi* (SBNi – SBNDCi) Trong đó Pi là chi phí trung bình 1 ca bệnh i gây ra bởi ÔNKK SBNi là tổng số người mắc bệnh i do ô nhiễm tại thời điểm điều tra của vùng nghiên cứu. SBNDCi là tổng số người mắc bệnh i ở vùng đối chứng đã quy về cùng mặt bằng dân số với vùng nghiên cứu. 1.4.3.3. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội của người bệnh là chí phí mà người bệnh bỏ qua do phải nghỉ để khám chữa bệnh, thay vì người đó làm các công việc khác Công thức xác định: TC2 = ∑ TNBQ * (SBNi – SBNDCi) * tlld TNBQ là thu nhập bình quân của người dân ở khu vực nghiên cứu tại thời điểm điều tra. SBNi số người mắc bệnh i ở khu vực nghiên cứu tại thời điểm điều tra SBNDCi là tổng số người mắc bệnh i ở vùng đối chứng (đã quy đổi cùng mặt bằng dân số với vùng đối chứng) Tlld: tỉ lệ lao động Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân là chi phí mà người nhà người bệnh phải bỏ ra cả về mặt tiền bạc và thời gian để chăm sóc bệnh nhận hoặc thuê người chăm sóc bệnh nhân. Giả thiết rằng cứ 1 bệnh nhân sẽ có một người lớn chăm sóc nghĩa là người trong độ tuổi lao động không kể người đó là người nhà hay người đi thuê. Được tính theo công thức sau: TC3 =∑ TNBQ * (SBNi – SBNDCi) * tlld TNBQ là thu nhập bình quân của người nhà bệnh nhân SBNi là số người mắc bệnh i ở khu vực nghiên cứu tại thời điểm điều tra. SBNDCi tổng số người mắc bệnh i ở vùng đối chứng đã quy về cùng mặt bằng dân số với vùng nghiên cứu. tlld là tỉ lệ lao động vùng nghiên cứu điều tra Tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp của dân cư sống gần các khu công nghiệp đô thị (khu công nghiệp Thượng Đình – Thanh Xuân chiếm 14.6% ) cao gấp 2.3 lần so với nông thôn. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản ở công nghiệp ( Khu Thượng Đình (Hà Nội) là 6,4%) cao gấp 2,9 lần so với vùng đối chứng (xã Phú Thị, Gia Lâm (Hà Nội) là 2,8%). Bảng 1.5. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân KCN Thượng Đình và người dân ở xã Phú Thị, Gia Lâm – Hà Nội Bệnh Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng ô nhiễm Thượng Đình (%) Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng đối chứng (%) Viêm phế quản mãn 6,4 2,8 Viêm đường hô hấp trên 36,1 13,1 Viêm đường hô hấp dưới 17,9 15,5 Triệu chứng về mắt (hội chứng SBB - sick 28,5 16,1 Hội chứng về mũi (hội chứng SBS) 17,5 13,7 Triệu chứng về họng (hội chứng SBS) 31,4 26,3 Triệu chứng về da (hội chứng SBS) 17,6 6,5 Triệu chứng thần kinh thực vật (hội chứng SBS) 30,6 21,5 Triệu chứng đáp ứng thần kinh (hội chứng SBS) 40,7 37,7 Rối loạn chức năng thông khí phổi 29,4 22,8 Ghi chú: khám 1.218 người khu dân cư tiếp giáp KCN Thượng Đình và 792 người nhóm đối chứng ở xã Phú Thị, Gia Lâm – Hà Nội Nguồn: dự án nâng cao chất lượng không khí tại các nước đang phát triển ở Châu Á, 2004. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở QUẬN THANH XUÂN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thông tin chung: Diện tích: 9,13 km2   Dân số: 206.000 người năm 2007 Mật độ dân số: 18.990 người/km2   Vị trí địa lý Thanh Xuân là một quận của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Quận nằm ở cửa ngõ phía tây, là quận mới được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1996, bao gồm những phần tách ra từ quận Đống Đa, huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì. Quốc lộ số 6 đi các tỉnh miền Tây Bắc bắt đầu từ Ngã Tư Sở đi qua quận này. Những điểm quan trọng nhất về quận Thanh Xuân: Khu Trung Hòa Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính (phần còn lại tại quận Cầu Giấy) đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của thành phố. Khu nhà ở Thanh Xuân: là khu nhà ở xây dựng theo phương pháp bê tông lắp ghép tấm lớn, gồm nhiều tòa nhà cao năm tầng, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Khu nhà hiện đang có dự án nâng cấp lên đến 25 tầng. Trong tương lai đây sẽ là một trung tâm hiện đại của quận. Ngã tư Sở: nổi tiếng về nạn tắc đường ở Hà Nội, đang được cải tạo và mở rộng. Đường Nguyễn Trãi: tập trung một số trường đại học (như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Hà Nội (trước là Đại học Ngoại ngữ Hà Nội)...) là một con đường rộng, lượng bụi rất lớn, có nhiều cây xanh nhưng mật độ dân cư và cụm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá, ôtô nên lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn. Hành chính Quận Thanh Xuân có 11 phường gồm: Bảng 2.1. Các phường quận Thanh Xuân Phường Hạ Đình Phường Kim Giang Phường Khương Đình Phường Khương Mai Phường Khương Trung Phường Nhân Chính Phường Phương Liệt Phường Thanh Xuân Bắc Phường Thanh Xuân Nam Phường Thanh Xuân Trung Phường Thượng Đình Bảng 2.2: Cơ cấu hành chính: Trụ sở UBND quận: Số 9 Khuất Duy Tiến-Thanh Xuân Bắc Chủ tịch HĐND: Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh Phó Chủ tịch HĐND: Ông Nguyễn Bình Lưu Uỷ viên Thường trực HĐND: Ông Trần Mạnh Hoan Chủ tịch UBND: Ông Hoàng Công Hồng Phó Chủ tịch UBND: Ông Hoàng Nam Sơn Phó Chủ tịch UBND: Bà Hồ Thị Tú Uỷ viên Ủy ban: Ông Nguyễn Văn Hữu Uỷ viên Ủy ban: Bà Trương Thị Quỳnh Mai Uỷ viên Ủy ban: Ông Trịnh Cao Phong Uỷ viên Ủy ban: Ông Phan Hữu Tố Uỷ viên Ủy ban: Ông Lê Mạnh Tuấn Hình 1: Bản đồ quận Thanh Xuân 2.1.2. Kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân      Kinh tế phát triển, tốc độ năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 14,93% năm. Xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, quản lý đất đai có nhiều tiến bộ. Đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, trụ sở làm việc, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, hệ thống chợ... Tạo nên bộ mặt đô thị ngày một khang trang, đời sống kinh tế văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét. Thông qua Đại hội Đảng nhiệm kỳ 1 (1997-2000) và nhiệm kỳ (2000-2005) và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng được nâng lên, tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh năm sau cao hơn năm trước; sau bầu cử HĐND các nhiệm kỳ 1999-2004, 2004-2009 hiệu lực quản ý điều hành của chính quyền các cấp ngày càng hiệu quả. Chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chuyển biến tích cực về tổ chức, nội dung và phương thức họat động, ngày càng đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng. Phong trào thi đua lao động sản xuất công tác, phong trào nhân đạo từ thiện đi vào chiều rộng và chiều sâu, góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Quận. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, chuyển biến tích cực. Nhân dân yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự phát triển của Quận. Cùng với sự phát triển của Thủ đô, nhiệm vụ xây dựng và phát triển toàn diện của Quận Thanh Xuân trong những năm tới rất nặng nề, đòi hỏi sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành quản lý, tổ chức thực hiện của chính quyền Quận phường, sự nỗ lự phấn đấu của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; ý thức trách nhiệm cao, không ngững đổi mới phong cách lãnh đạo, điều hành, tổ chức thẹc hiện của đội ngũ cán bộ quận và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. HĐND và UBND Quận khóa 3 nhiệm lý 2004-2009 được kiện toàn thông qua cuộc bầu cử HĐND các cấp ngày 25/4/2004. Nhiệm vụ quan trọng của HĐND và UBND quận khóa 3 là căn cứ vào sự lãnh đạo của Thành ủy, Nghị quyết của HĐND, sự lãnh đạo của UBND Thành phố và Nghị quyết của Quận ủy để quyết định những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý đô thị, an ninh quốc phòng và xây dựng bộ máy Nhà nước trên địa bàn Quận . 2.2. Thực trạng ÔNKK Quận Thanh Xuân Có nhiều nguồn gây ra ô nhiễm môi trường ở quận Thanh Xuân được thể hiện trong bảng sau: Bảng2.3: Lượng phát thải từ các nguồn phát thải trên địa bàn quân Thanh Xuân: Nguồn phát thải PM (tấn/năm) SOx (tấn/năm) NOx (tấn/năm) CO (tấn/năm) VOC (tấn/năm) Trạm xăng - - - - 0.006 Xây dựng dân cư 179 - - - - Xây dựng dân dụng 120.93 - - - - Đun nấu hộ dân cư 45.11 676.79 26.04 780.9 86.76 Nguồn đường 2438.88 - - - - Nguồn di động 148.79 59.01 733.81 - - Cơ sở sản xuất 20.14 324.01 45.01 4.98 0.24 Tổng cộng 2952.85 1059.81 804.86 785.88 87.006 Theo số liệu của trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội. Đơn vị tư vấn là trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường. Với số liệu trên thì tương quan % phát bụi PM giữa các nguồn phát thải trên địa bàn Thanh Xuân: xây dựng dân 4 chiếm 6%; xây dựng dân dụng 4%; đun nấu hộ gia đình 2%; nguồn đường 82%; nguồn di động 5%; cơ sở sản xuất 1%. Con số tính toán cho thấy gần 3000 tấn bụi phát thải trên địa bàn quân Thanh Xuân mỗi năm. Khoảng 90% phát thải bụi là từ nguồn di động nguồn đường, nguồn gây ô nhiễm chính là từ hoạt động giao thông. Và cụ theerr dưới đây là những nguồn gây ÔNKK: 2.2.1. Hoạt động giao thông. Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá ÔNKK Thông số phân tích Đơn vị TCVN (5937-2005) Nhiệt độ 0C - Độ ẩm % - Tốc độ gió m/s - Hướng gió - - Áp suất mBar - Độ ồn dBA 75 Bụi PM10 µg/m3 - CO µg/m3 30000 SO2 µg/m3 350 NOx µg/m3 200 C6H6 µg/m3 22 Bụi Pb µg/m3 - Bụi As µg/m3 - Luật bảo vệ môi trường VN Căn cứ vào tiêu chuẩn cho phép về các thông số phân tích ở trên, ở Thanh Xuân, ngã tư sở và một số vị trí quan trọng khác có ô nhiễm về tiếng ồn, bụi, và nồng độ một số khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép: Tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,05 – 1,15 lần tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do lượng xe tham gia giao thông quá đông, diễn ra suốt ngày, cụ thể các loại xe lưu thông trên các đường quận Thanh Xuân: Thực hiện bởi Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường với tổng số xe trong biểu được tính dựa trên 13 lần đếm, đếm theo thời điểm, cứ đếm 15 phút lại nghỉ 10 phút, thời điểm đếm là sáng từ 7h đến 9h, 10h-11h, chiều từ 13h-15h. Riêng đường Trường Chinh và Nguyễn Trãi thì đếm 24h/24h. Bảng 2.5: Lượng xe máy, ô tô, xe buýt, … lưu thông hàng ngày trên các đường thuộc quận Thanh Xuân STT Tên đường Loại xe 4-16 chỗ xe 24 chỗ trở lên Xe tải Xe container Xe Bus Xe máy 1 Lê Văn Lương 1909 60 478 0 207 15338 2 Kim Giang 470 37 239 0 55 10638 3 Nguyễn Tuân 1303 105 593 0 276 12125 4 Khuất Duy Tiến 895 224 589 27 76 9610 5 Khương Đình 600 24 390 0 30 11491 6 Hoàng Minh Giám 750 77 300 0 130 7750 7 Lương Thế Vinh 228 6 187 0 0 7090 8 Bùi Xương Trạch 43 0 24 0 0 5045 9 Khương Trung 45 2 0 0 0 11220 10 Lê Trọng Tấn 554 14 53 0 38 16176 11 Định Công 515 0 311 0 142 12068 Tổng cộng 7312 549 3164 27 954 118551 Nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Nồng độ bụi PM10 tại các ngã tư đều cao hơn các tiêu chuẩn cho phép. Tại ngã tư sở nồng độ bụi lên đến sấp xỉ 300 mg/m3 nguyên nhân cao như vậy là do có nhiều xe cộ qua lại và gây ùn tắc giao thông tại những giờ cao điểm. Để tính toán lượng phát thải của nguồn di động căn cứ vào hệ số ô nhiễm của các loại xe: Bảng 2.6: Hệ số ô nhiễm của các loại xe Loại xe Đơn vị SPM SO2 NOX CO VOC Xe ô tô chạy xăng Tấn 0,69 20S 11,87 78,6 8,59 Xe buýt và xe tải chạy dầu DO Tấn dầu 4,1 20S 41,75 21,5 9,3 Xe máy Tấn 2,0 20S 4,5 525 80 Nguồn tiêu chuẩn của WTO Bảng 2.7: Ước tính lượng phát thải bụi do hoạt động giao thông năm 2007: Loại xe Xe 4-16 chỗ Xe 24 chỗ trở lên Xe tải Xe Container Xe buýt Xe máy Xe/ngày 3072 123 1997 0 154 58834 W (tấn) 3 5 25 25 10 0,12 Phát thải 21.694 1.867 30.340 0 6.601 3.324 Tổng 65.082 9.335 75.850 0 66.010 39.888 Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Như vậy mỗi năm tại quận Thanh Xuân có khoảng 216.675,9 tấn bụi do các phương tiện cơ giới tạo ra, đây là một khối lượng lớn mà người hứng chịu là chính những người tham gia giao thông và những người sống ven mặt đường. Cụ thể là thiệt hại cả về kinh tế, sức khỏe con người và các ảnh hưởng khác. 2.2.2. Về hoạt động xây dựng Quận Thanh Xuân đang bước vào giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, hầu như về nhà cửa, trụ sở các công ty, ... các hoạt động này diễn ra rất mạnh tạo ra lượng bụi rất lớn, tiếng ồn, ... gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh khu vực đó. Nhiều năm qua, người dân quận Thanh Xuân nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung không còn "lạ lẫm" gì với bụi đất, phế thải xây dựng vương vãi mỗi khi thức dậy vào buổi sáng song bụi trong không khí cao gấp 2 - 3 lần, thậm chí lên đến 7 lần chỉ số cho phép thì thật đáng báo động. Mặc dù, một số cơ quan chức năng của Hà Nội đã có nhiều cố gắng nhưng... "Bụi vẫn hoàn bụi". Phần lớn các xe tải ngày đêm cày xéo trên con đường này nhưng không được che chắn cẩn thận nên đất đá, phế thải vương vãi khắp mặt đường dẫn đến bụi... khủng khiếp. Bụi ở các tuyến phố Khuất Duy Tiến, Lương Thế Vinh, Phạm Hùng,... đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân riêng đường Trường Chinh, Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, kết quả quan trắc đợt 2 có giảm nhưng cũng vượt 4 lần CTCP. Như vậy do những chiếc xe tải khổng lồ chở những nguyên vật liệu xây dựng đã làm vương vãi cát, bùn đất, … cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm bụi tại quận Thanh Xuân. Mặt khác các dự án và công trình đô thị trọng điểm được triển khai xây dựng tại quận, mặc dù đã có quy định đối với các đơn vị thi công khi ký hợp đồng thì phải trích 1% tổng giá trị công trình để chi vào việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà các chủ công trình đã phớt lờ hoặc cố tình trốn tránh trách nhiệm khiến cho bụi càng trở nên trầm trọng. 2.2.3. Về hoạt động công nghiệp Hoạt động công nghiệp tại quận cũng đóng góp phần rất lớn gây ra ÔNKK tại quận Thanh Xuân. Trên địa bàn quận có 22 nhà máy, xí nghiệp, hàng năm sử dụng một lượng lớn nguyên liệu như: than, dầu, khí ga. Khi sử dụng các năng lượng đó đã thai vào không khí lượng khí thải lớn gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống quanh vùng đó. Bảng 2.8: Thời gian thông số hoạt động và lượng nhiên liệu tiêu thụ của các cơ sở sản xuất thuộc nguồn điểm (năm 2008) Stt Tên cơ sở sản xuất Tháng HĐ/ năm Than Dầu Khí gas 1 Công ty cổ phần cao su Sao Vàng 420 tấn 443.6 tấn 2 Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Quang Trung 10 0.55 tấn 3 Viện công nghiệp giấy và xenlulo 10 5 tấn 4 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thủy tinh Hà Nội 2 25 tấn 200 lít 5 Bột giặt Lix 11 6 Công ty cổ phần in Thống Nhất 8 1000 lít 7 Dệt may 19-5 12 45 tấn 8 Công ty cổ phần xà phòng Hà Nội 12 825 lít 9 Công ty nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình 10 83 tấn 10 Công ty TNHH cao su Đồng Tiến. 10 2 tấn 11 Công ty cổ phần Đại Kim 12 1 tấn 12 Công ty TNHH thực phẩm An Thịnh 12 1 tấn 13 Bóng đèn phích nước Rạng Đông 10 80 tấn 14 Nhà máy VIHA 12 3000 lít 15 Công ty cổ phần dệt len mùa đông 7 60 tấn 200 lít 16 Nhà máy thuốc lá Thăng Long 10 155 tấn 17 Khoa dược bệnh viện y học cổ truyền 10 200 lít 18 Công ty cổ phần nhuộm Hà Nội 12 3 tấn 19 Công ty TNHH in Việt Hà. 12 100 lít 20 Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ điện Trần Phú 12 1.472 tấn 186 kg 21 Công ty Cơ khí Sơn Hà 12 2664.7 kg 22 Công ty cổ phần kỹ nghệ Kim Sơn 12 70 lít Nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường – sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội. Như vậy trên địa bàn quận Thanh Xuân có 22 công ty, nhà máy lớn nhỏ sử dụng lượng than, dầu và khí ga rất lớn. Lượng than sử được sử dụng nhiều nhất là Công ty cổ phần cao su Sao Vàng với 420 tấn than/năm. Sử dụng nhiều dầu nhất là Nhà máy VIHA với 3000 lít/năm. Lượng khí ga sử dụng nhiều nhất là công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông với 80 tấn/năm. Những công ty, nhà máy này đã thải ra không khí lương khí độc như: SO2, CO ... khi những khí này xâm nhập vào cơ thể con người nó sẽ lan tỏa rất nhanh và gây nguy hiểm cho những người này. 2.2.4. Hoạt động dân sinh Các hộ dân trong quận hầu hết đều đun nấu bằng than, ga và một số hộ dân vẫn dùng củi để đun nấu. Đây là nguồn góp phần gây ÔNKK của quận. Tổng phát thải từ hoạt động đun nấu của 300 hộ dân của quận Thanh xuân được nghiên cứu: phát thải CO2 là 3226,68 kg/năm; phát thải bụi 186,43 kg/năm; phát thải SO2 2796,44 kg/năm; phát thải NOx là 107,59 kg/năm; phát thải VOC là 358,52 kg/năm. (nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường). 2.3. Nguyên nhân. Trên địa bàn quận, hệ thống hạ tầng chưa hoàn thiện, một số con đường vành đai đang quy hoạch dở (đường Khuất Duy Tiến, Kim Giang) nên bụi không khí rất lớn. Thanh Xuân cũng là một quận công nghiệp, tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp (như khu công nghiệp Cao – Xà - Lá, xí nghiệp Dệt len Mùa Đông, Bóng đèn phích nước Rạng Đông...) đã góp phần làm tăng lượng bụi, trong đó có nhiều loại bụi khí thải độc hại. Các nguyên nhân chủ yếu là: - Do hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển: hạ tầng đô thị chậm hơn gia tăng dân số. - Quy hoạch công nghiệp chưa phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Hầu hết những công ty hoạt động chỉ nhằm mục đích lợi nhuận không quan tâm đến yếu tố môi trường. - Do ô nhiễm các làng nghề trong vùng đang ở mức báo động. Các làng nghề của Thanh Xuân không có nhiều nhưng mức độ ô nhiễm của các làng nghề nói chung đều ô nhiễm rất nặng, cần có biện pháp xử lý kịp thời. - Phương tiện giao thông cơ giới phát triển nhanh với các loại xe không đạt tiêu chuẩn môi trường, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí và tiếng ồn. - Ô nhiễm nguồn nước mặt và quản lý chất thải rắn chưa tốt cũng là nguyên nhân góp phần gây ra ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân 2.4. Xử lý ÔNKK ở quận Thanh Xuân Chính quyền quận Thanh Xuân đã phối hợp với hợp tác xã Môi trường Thành Công tưới rửa đường 2 lần một ngày trên những tuyến đường chính và vận động các tầng lớp nhân dân dọn vệ sinh thường xuyên, liên tục vào thứ 7 hàng tuần, các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp vào chiều thứ 6. Chi phí thu gom rác thải và rửa đường hoàn toàn do ngân sách của quận. Phối hợp với Trung tâm quan trắc của sở tài nguyên môi trường Hà Nội tiến hành đo đạc nồng độ ô nhiễm theo định kì ,mỗi năm 1 lần. Phối hợp với cục cảnh sát môi trường, tổ cảnh sát bảo vệ môi trường của quận (được thành lập năm 2006 đi kiểm tra và rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh, những tuyến đường đang thi công và các vị trí thu gom rác thải Thực hiện di dời các nhà máy trên địa bàn quận ra khỏi khu vực nội thành theo quyết định 74 của thành phố: xí nghiệp Dệt len Mùa Đông – một đơn vị gây bụi không khí lớn nằm trên đường Nguyễn Tuân hiện đang di dời đến tỉnh Hà Tây cũ.... Với 2 bên bờ sông Tô Lịch, chính quyền quận cũng chỉ phối hợp với Sở Giao thông công chính thực hiện dự án thoát nước và lát bờ trên sông Tô Lịch, còn thi công trên bề mặt đường hoàn toàn do Sở Giao thông thưc hiện. Khi phát hiện ô nhiễm môi trường ở các nhà máy, UBND quận thông báo cho cac ban quản lý dự án, nhắc nhở họ có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường như tưới nước ngay trên nền đường mình vừa lu lên để giảm lượng bụi. Song để giải quyết ô nhiễm cần phải có thời gian và sự phối hợp của nhiều cơ quan chuyên trách về môi trường. Hơn nữa, chính các ban quản lý dự án giao thông phải chỉ đạo các đơn vị thi công làm sao có giải pháp thi công hợp lý, khoa học để thực hiện đúng tiến độ và giảm thiểu ô nhiễm không khí. Chính quyền quận phải thường xuyên phối hợp đôn đốc các chủ dự án trên địa bàn thực hiện nhanh tiến độ thi công của các công trình xây dựng. 2.6. Thực trạng sức khỏe người dân quận Thanh Xuân Đời sống của con người ngày càng được nâng cao về vật chất và tinh thần, thu nhập bình quân của người dân cũng ngày được cải thiện. Thế nhưng cùng với mặt tích cực ấy là mặt tiêu cực, và ÔNKK là một ví dụ, ÔNKK ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người đặc biệt tại các đô thị mức độ ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng. Theo kết quả thực tế cho thấy thời gian những người sống ở đô thị từ 10 năm trở nên có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp nhiều hơn những người sống ở đó dưới 3 năm. Từ các kết quả trên ta tính được số người mắc bệnh do ÔNKK của quận Thanh Xuân so với vùng đối chứng. Bảng 2.9: Số người nhiễm bệnh tại quận Thanh Xuân do ảnh hưởng của ÔNKK năm 2007 và 2008 Đơn vị (người) Tên bệnh SNNB quận Thanh Xuân Số người nhiễm bệnh vùng đối chứng SNNB do ÔNKK Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Viêm phế quản mãn 11.072 12.456 4.844 5.363 6.228 7.093 Viêm đường hô hấp trên 62.453 64.875 22.663 24.566 39.790 40.309 Viêm đường hô hấp dưới 30.967 33.908 26.815 29.064 4.152 4.844 Triệu chứng về mắt (hội chứng SBB – sick) 49.305 52.073 27.853 28.891 21.452 23.182 Hội chứng về mũi (hội chứng SBS) 30.275 31.486 23.701 24.566 6.574 6.920 Triệu chứng về họng (hội chứng SBS) 54.322 57.263 45.499 46.364 8.823 10.899 Triệu chứng về da (hội chứng SBS) 30.448 33.389 11.245 11.937 19.203 21.452 Triệu chứng thần kinh thực vật (hội chứng SBS) 52.938 56.052 37.195 39.617 15.743 16.435 Rối loạn chức năng thông khí phổi 67.643 69.719 65.221 66.605 2.422 3.114 Nguồn tự xử lý Bảng trên cho thấy số người mắc bệnh của quận Thanh Xuân cao hơn nhiều so với vùng đối chứng (xã Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội) CHƯƠNG III: ĐỊNH GIÁ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN QUẬN THANH XUÂN VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 3.1. Mối quan hệ giữa ÔNKK và sức khỏe cộng đồng Trong thế kỷ XX vừa qua đã xảy ra một số thảm họa ô nhiễm môi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111323.doc
Tài liệu liên quan