Mục lục
Lời nói đầu . 1
Chương 1. khái quát chung về ly hôn . 4
1.1 Khái niệm về ly hôn . 4
1.2 Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển . 5
1.2.1 Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam . 5
1.2.2 Thời kì Pháp thuộc . 10
1.2.3 Giai đoạn từ 1945 đến nay . 11
1.2.3.1 Từ năm 1945 – 1954 . 11
1.2.3.2 Từ năm 1955 – 1975 . 13
1.2.3.3 Từ năm 1976 đến nay 16
Chương 2. ly hôn theo luật hôn nhân Và gia đình việt nam năm 2000 19
2.1 Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 20
2.1.1 Khái niệm căn cứ ly hôn . 20
2.1.2 Nội dung căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 21
2.2 Các trường hợp ly hôn do luật định . 30
2.2.1 Thuận tình ly hôn . 30
2.2.1 Ly hôn theo yêu cầu của một bên 33
2.3 Hậu quả pháp lý của ly hôn . 36
2.3.1 Quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng . 36
2.3.2 Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn . 38
2.3.2.1 Đối với tài sản riêng của mỗi bên . 38
2.3.2.2 Đối với tài sản chung của vợ chồng . 40
2.3.3 Giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn . 44
2.3.4 Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi cha mẹ ly hôn. 45
Chương 3. Thực tiễn áp dụng luật hôn nhân & GIA ĐìNH năm 2000 về ly hôn và một số kiến nghị Hoàn thiện pháp luật về ly hôn 49
3.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân & Gia đình 2000 về ly hôn . 49
3.2. Vấn đề áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân & Gia đình 2000 trong quá trình xét xử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hôn 53
Tài liệu tham khảo
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12982 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược đãi, hành hạ nhau, như : Thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau, như : Có quan hệ ngoại tình, đã được người chồng hoặc người vợ hay bà con thân thích của họ, hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình. (Mục 8, điểm a.1, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000).
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 của Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao . Trên thực tế cho thấy, nếu đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục có quan hệ sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. (Mục 8, điểm a.2, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000).
Ngoài ra, mục đích của hôn nhân không đạt được theo Mục 8, điểm a.3, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 là không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Mục đích của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ muốn chung sống với nhau suốt đời, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững trên cơ sở giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Con người tiến tới hôn nhân với mục đích mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc. Do vậy, khi mục đích hôn nhân “không đạt được” thì quan hệ hôn nhân thường có tác động ngược lại. Khi đó chấm dứt hôn nhân được giải quyết bằng việc ly hôn.
Mục đích của hôn nhân nói chung xuất phát từ bản chất của hôn nhân. Toà án không thể dựa vào mục đích của hai người kết hôn mà xem xét có đạt được hay không để giải quyết ly hôn. Phần lớn mục đích của nam và nữ trước khi kết hôn là hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững nhưng cũng có nhiều cuộc hôn nhân được xác lập bắt đầu từ những mục đích khác nhau. Dù cho họ từng kết hôn với mục đích nào đi chăng nữa thì mục đích của hôn nhân bền vững, hạnh phúc vẫn là tiêu chuẩn cao nhất mà bất kỳ ai kết hôn cũng hướng tới. Tuy nhiên, mục đích của vợ hay chồng đôi khi cũng ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình nếu như nó không đạt được sau khi kết hôn. Mục đích của hai người không phải bao giờ cũng giống nhau. Hôn nhân có thể đem đến cho người này nhưng lại không làm thoả mãn mục đích của người kia hoặc cả hai người. Vì vậy, điều cần thiết là phải hiểu được mục đích của hôn nhân. Nhà làm luật ở đây muốn nói đến mục đích cốt lõi của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Hôn nhân với mục đích rất phong phú và có thể thay đổi nhưng mục đích của hôn nhân lại mang tính cố định duy nhất. Bất cứ một cuộc hôn nhân nào, nếu không đạt được mục đích đó thì việc duy trì nó là không cần thiết và vợ chồng có thể được ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp ly hôn giữa anh Nguyễn Văn Nam và chị Bùi Thanh Tú tại TAND quận Đống Đa. Anh Nam và chị Tú kết hôn với nhau năm 1991, năm đầu họ chung sống với nhau rất hạnh phúc và có với nhau một cháu gái. Chị ở nhà nội trợ còn anh làm lái xe, thường xuyên vắng nhà. Do vậy, anh ít khi về thăm nhà và không quan tâm đến hai mẹ con chị. Trong 8 năm kéo dài như vậy đã khiến cho chị Tú nghi ngờ. Chị đã điều tra và phát hiện anh đã có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác. Do vậy, lần nào anh về thăm nhà là vợ chồng anh chị lại cãi cọ, đánh đập nhau. Sự việc này kéo dài tự năm 1998 đến năm 2001, anh Nam có đơn xin ly hôn, TAND quận Đống Đa và TAND TP Hà Nội đã bác đơn. Đến năm 2003, anh Nam lại có đơn xin ly hôn với ly do là từ năm 1998 đến nay, quan hệ vợ chồng anh không hàn gắn được, tình nghĩa vợ chồng không còn và việc này đã kéo dài qua lâu nên thiết tha xin ly hôn. Chị Tú cũng thừa nhận quan hệ vợ chồng đã chấm dứt vào năm 1998. Từ năm 1999 đến nay, mỗi lần anh Nam về nhà lại liên tục hành hạ, đánh đập chị. Chị thấy tình cảm vợ chồng không còn nhưng không nhất trí ly hôn vì không muốn làm ảnh hưởng đến con cái. Như vậy, ta có thể thấy quan hệ hôn giữa anh Nam và chị Tú đã mâu thuẫn trầm trọng, cả hai người đều thừa nhận vợ chồng không còn tình cảm với nhau nữa. Qua nhiều lần hoà giải và hai lần xử bác đơn xin ly hôn, vợ chồng anh chị cũng không hàn gắn lại được. Hơn nữa anh chị lại thường xuyên cãi chửi nhau. Cuộc hôn nhân chỉ còn là hình thức làm cho hai người rằn vặt, đau khổ. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững nhưng điều đó không đạt được đối với anh chị mà cả hai người đều không được sống một cách yên ổn. Bản án số 02/LHST ngày 14/8/2003 của TAND huyện Gia Lâm đã quyết định: xử cho ly hôn giữa anh Nam và chị Tú, chấm dứt một cuộc hôn nhân tan vỡ đã kéo dài mà không đạt được mục đích 1. TAND huyện Gia Lâm, Bản án sơ thẩm số 02/LHST ngày 14/8/2003
.
Trong quá trình giải quyết ly hôn cần phải có sự phân biệt giữa căn cứ ly hôn với nguyên nhân, lý do và động cơ xin ly hôn của đương sự. Nguyên nhân ly hôn là những hiện tượng, sự kiện tác động đến hôn nhân và làm cho hôn nhân tan vỡ, ly hôn là kết quả tất yếu của mối quan hệ nhân quả với nguyên nhân nào đó phát sinh trong cuộc sống vợ chồng chẳng hạn như tính tình vợ chồng không hợp, ngoại tình…. còn lý do ly hôn chỉ là cái cớ mà đương sự dựa vào đó để Toà án giải quyết ly hôn. Trong nhiều trường hợp, lý do ly hôn cũng đồng thời là nguyên nhân ly hôn. Còn số ít, để tránh việc phải nêu ra nguyên nhân, động cơ thầm kín, họ thường tìm những lý do nào đó hợp lý để che lấp đi nguyên nhân thực sự dẫn đến ly hôn.
Khác với nguyên nhân và lý do ly hôn, động cơ ly hôn thường mang tính tiềm ẩn. Đó là trường hợp tâm lý bên trong của đương sự, thúc đẩy đương sự xin ly hôn. Vợ chồng khi ly hôn thường có xu hướng che đậy động cơ ly hôn, cho dù động cơ có chính đáng hay không. Có thể lấy ví dụ sau: Một đôi vợ chồng cưới nhau đã 10 năm mà không có con, chị vợ biết mình không có khả năng sinh đẻ, chị quyết định xin ly hôn chồng để giải toả tâm lý cho mình và tạo điều kiện cho anh chồng có cơ hội kết hôn với người khác. Qua điều tra, Toà án nhận thấy hai bên vợ chồng vẫn thực sự yêu thương nhau, có thể khắc phục được tình trạng nên đã kiên trì thuyết phục anh chị đoàn tụ.
Việc giải quyết ly hôn hay không là dựa vào căn cứ ly hôn theo quy định tại Điều 89, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Toà án muốn giải quyết cho đương sự ly hôn hay không ly hôn thì phải căn cứ vào thực trạng hôn nhân của họ. Việc tìm hiểu nguyên nhân, lý do, động cơ ly hôn là rất cần thiết nhằm mục đích giải quyết linh hoạt các vụ án, xác định căn cứ ly hôn thật chính xác, hạn chế đến mức thấp nhất việc ly hôn, bảo vệ và củng cố hạnh phúc gia đình.
ở một số nước trên thế giới, cơ sở của việc giải quyết vấn đề ly hôn lại có sự kết hợp giữa thực trạng của hôn nhân và yếu tố lỗi để giải quyết việc ly hôn.
Theo Bộ luật dân sự Pháp, Điều 243 quy định: “Vợ hoặc chồng có thể xin ly hôn khi nêu ra toàn bộ những sự việc bắt nguồn từ bên vợ hoặc chồng làm cho cuộc sống chung không thể tiếp tục”. Theo quy định này, một bên vợ hoặc chồng làm đơn đến Toà án xin ly hôn trong đó có nêu lỗi của bên kia và nếu bên kia thừa nhận lỗi trước Toà thì Toà sẽ tuyên ly hôn và theo Điều 230 BLDS Pháp quy định: “Nếu hai vợ chồng cùng xin ly hôn thì không phải nói rõ lý do”, trong trường hợp này, căn cứ cho ly hôn được xác định nếu việc ly hôn do một bên xin với lý do bên kia làm cho cuộc sống chung không thể tiếp tục và bên kia chấp nhận thì thẩm phán tuyên bố cho ly hôn mà không cần xem xét với yếu tố lỗi. Như vậy, trong trường hợp này ly hôn được giải quyết theo sự thoả thuận của đương sự. Điều đó cũng phù hợp với bản chất của hôn nhân khi pháp luật của Pháp coi hôn nhân là một hợp đồng như những hợp đồng dân sự khác. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự Pháp cũng có xét đến tình trạng hôn nhân trên thực tế của vợ chồng, Toà án sẽ xử cho ly hôn, nếu tính tình của một người đã thay đổi đến mức không thể sống chung được nữa và theo những dự đoán có lý nhất, không thể được khôi phục trong tương lai. Bên cạnh việc xác định về tình trạng đời sống chung tan vỡ, còn phải xét đến thời gian sống riêng biệt của hai vợ chồng, pháp luật quy định khoảng thời gian đó là 6 năm (Điều 237 BLDS Pháp ) 1. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Pháp năm 1998, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
. ở Canađa, luật pháp về ly hôn có sự kết hợp giữa căn cứ ly hôn trong việc xác định yếu tố lỗi và thực trạng hôn nhân. Hôn nhân được coi là tan vỡ khi hai vợ chồng sống riêng rẽ đã hơn một năm và lí do là hôn nhân bị rạn nứt, khi hai vợ chồng có quan hệ ngoại tình với người khác hoặc khi vợ hoặc chồng có đối xử ngược đãi cả về tinh thần lẫn thể chất làm bên kia không thể chịu đựng được. Trường hợp đó Toà án sẽ cho ly hôn 2. Luật ly hôn của Canada năm 1985
. Còn theo luật Hôn nhân và gia đình ở Singapore, ly hôn chủ yếu dựa vào yếu tố lỗi trong đó việc xác định hôn nhân tan vỡ, không thể phục hồi căn cứ vào việc một bên ngoại tình thông dâm mà bên kia không thể tha thứ, khoan dung để chung sống với nhau được, một bên bị tệ bạc quá đáng, có sự ruồng bỏ không chung sống liên tục trong 2 năm và không có ý định quay trở lại hoặc đã ly thân trong 3 năm (nếu bên kia đồng ý), 4 năm (nếu bên kia không chấp nhận) 3. Luật Hôn nhân và gia đình Singapore
. Theo Luật dân sự Nhật Bản, chồng hoặc vợ có thể ly hôn nhưng qua thoả thuận hoặc ly hôn theo trình tự xét xử. Đối với trường hợp ly hôn theo trình tự xét xử, chồng hoặc vợ chỉ có quyền kiện đòi ly hôn trong những trường hợp sau: Nếu một trong hai người bị người kia ngược đãi, hành hạ thậm tệ; một trong hai người có hành vi không chung thuỷ; nếu một trong hai người trong 3 năm liền không rõ còn sống hay đã chết; một trong hai người bị bệnh tâm thần mà không có khả năng chữa trị; tồn tại lý do dẫn đến các bên không thể tiếp tục hôn nhân 4. Luật dân sự Nhật Bản
.
Qua tổng kết thực tiễn giải quyết các án kiện ly hôn của Toà án cho thấy số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở nước ta trong đó thì đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng của nó. Tình trạng bạo lực trong gia đình xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Có trường hợp do cuộc sống vật chất quá khó khăn. Có trường hợp do ghen tuông, nghi ngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập nhau. Tệ cờ bạc, nghiện ngập cũng là lý do dẫn đến tình trạng vợ chồng đánh đập, ngược đãi nhau. Đa phần bạo lực trong gia đình dẫn đến tình trạng vợ chồng ly hôn, có trường hợp dẫn đến án mạng. Ví dụ: vụ Hà Văn H ở huyện S, Thành phố H do bị vợ cằn nhằn về việc đánh bạc nên đã thường xuyên đánh đập vợ. Do không chịu đựng được, chị đã đem theo con bỏ về nhà mẹ đẻ. H đã đến nhà mẹ vợ đâm chết vợ và làm mẹ vợ bị trọng thương….
Hiện tượng vợ chồng ngoại tình cũng dẫn đến cuộc sống vợ chồng lâm vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài”. Cùng với nạn bạo lực trong gia đình, việc vợ chồng ngoại tình cũng trở thành nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 10% số vụ ly hôn do vợ chồng ngoại tình. Hành vi ngoại tình của vợ chồng có thể là nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và mâu thuẫn gia đình cũng là lý do dẫn đến vợ chồng ly hôn.
Thông thường những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa vợ và chồng nhưng cũng có thể mâu thuẫn phát sinh giữa vợ, chồng với cha mẹ, anh, chị em của một trong hai bên. Những mâu thuẫn này có thể rất nhỏ, chỉ là do bất đồng quan điểm trong sinh hoạt hàng ngày, trong việc đối xử với các thành viên trong gia đình, trong việc nuôi dậy con cái. Nhưng do vợ chồng chưa thực sự thông cảm, không thiện chí lại cố chấp nên những mâu thuẫn ngày càng tăng dẫn đến một trong hai bên hoặc cả hai bên không thể chịu đựng được nhau và họ đã yêu cầu Toà án cho họ được ly hôn.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 89 của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn” (khoản 2, Điều 78, Bộ luật dân sự năm 2005 ). Như vậy, quyết định tuyên bố mất tích của Toà án được coi là căn cứ ly hôn nếu người vợ hoặc chồng của người bị mất tích yêu cầu được ly hôn. Quy định này hoàn toàn phù hợp với mục đích của hôn nhân. Nếu một trong hai vợ chồng bị tuyên bố mất tích có nghĩa là họ đã biệt tích 2 năm không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Chính sự vắng mặt đó của một trong hai vợ chồng đã làm cho quan hệ hôn nhân của họ tồn tại chỉ là hình thức. Giải quyết ly hôn trong trường hợp này nhằm bảo vệ quyền cho người vợ hoặc người chồng ở nhà về các lợi ích nhân thân và lợi ích tài sản, đồng thời cũng nhằm củng cố mối quan hệ gia đình. Trong trường hợp người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố vợ hoặc chồng họ mất tích và yêu cầu ly hôn, nếu có đủ điều kiện thì Toà án tuyên bố người đó mất tích và giải quyết ly hôn cho họ. Nếu chưa đủ điều kiện tuyên bố mất tích thì Toà án bác yêu cầu tuyên bố mất tích và cũng bác yêu cầu ly hôn của người kia. Trường hợp việc tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích đã xảy ra trước đó, sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc chồng mất tích có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó mới có yêu cầu ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn ( mục 8 điểm b, Nghị quyết số 02/2000/ NQ - HĐTP ).
2.2 Các trường hợp ly hôn theo luật định
2.2.1 Thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng 1. Luật sư - Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ - Thạc Sĩ Ngô Thị Hường : Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, Tr. 160 – 162
.
Theo Điều 90 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và các con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định”.
Việc chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn phải được tiến hành ở Toà án nhân dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hôn chính đáng của hai bên vợ chồng.
Giải quyết ly hôn trong trường hợp hai vợ chồng có yêu cầu thuận tình ly hôn, cần lưu ý rằng sự tự nguyện của hai vợ chồng không phải là căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân mà sự tự nguyện của hai vợ chồng yêu cầu chấm dứt hôn nhân chỉ là cơ sở để Toà án xét xử. Cho nên, dù hai vợ chồng đã thuận tình ly hôn, việc xét xử vẫn phải theo đúng bản chất của sự việc, tức là phải dựa trên căn cứ ly hôn theo luật định. Có như vậy mới đảm bảo được lợi ích của vợ chồng, con cái và lợi ích của xã hội.
Đối với những trường hợp vợ chồng xin thuận tình ly hôn nhưng thực tế quan hệ vợ chồng chưa phải đã đến mức "tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được" thì Toà án không ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, vì trái với nguyên tắc của luật Hôn nhân và gia đình. Bảo đảm "thật sự tự nguyện ly hôn" là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội.
Cũng trong Điều 90, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
Mục 9 của Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về thuận tình ly hôn đã chỉ rõ:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải, mục đích là để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau. Nếu hoà giải thành tức là vợ chồng rút đơn thuận tình ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải thành, sau 15 ngày kể từ ngày Toà án lập biên bản hoà giải thành mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (khoản 2, Điều 44 và khoản 2, Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự). Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên Toà khi có đủ các điều kiện sau:
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
- Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con (Mục 9 điểm a, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000).
Trong trường hợp hoà giải không thành, các bên thực sự tự nguyện ly hôn nhưng không thoả thuận được về việc chia tài sản hoặc việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành và về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời mở phiên Toà xét xử theo thủ tục chung (Mục 9 điểm b, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000).
Trong những năm gần đây, đã xuất hiện một số trường hợp xin thuận tình ly hôn giả tạo, lừa dối cơ quan pháp luật, nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Họ tự nghĩ ra những mâu thuẫn và lý do ly hôn nhìn bề ngoài có vẻ chính đáng nhưng thực tế họ lại không mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng và giữa họ không hề có mâu thuẫn. Nếu không điều tra kỹ, dễ dẫn đến trường hợp Toà án có thể kết luận là đã có đủ căn cứ để công nhận thuận tình ly hôn. Như vậy, chúng ta đã mắc lừa họ và họ sẽ đạt được mục đích riêng như thuận tình ly hôn giả để chuyển hộ khẩu; phụ cấp người ăn theo; lấy vợ lẽ nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người khác. Vì vậy, trong những trường hợp này, Toà án cần xử bác đơn xin ly hôn của đương sự, đồng thời nghiêm khắc phê phán, giáo dục đương sự với những hành vi sai trái đó.
2.2.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Ly hôn theo yêu cầu của một bên (của một bên vợ hoặc một bên chồng) là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân 1. Luật sư - Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ - Thạc Sĩ Ngô Thị Hường : Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, Tr. 160 – 162
.
Điều 91, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết ly hôn”.
Về nguyên tắc, Toà án chỉ xét xử ly hôn nếu xét thấy quan hệ vợ chồng đã ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, giải quyết ly hôn trong cả hai trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn hoặc do một bên vợ hoặc một bên chồng yêu cầu ly hôn đều giống nhau về bản chất. Bản án và quyết định ly hôn của Toà án đều là việc Toà án xác nhận một cuộc hôn nhân đã “chết”, không thể tồn tại được nữa. Trong trường hợp một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn thì chỉ có một bên vợ, chồng tự nguyện và nhận thức được quan hệ hôn nhân đã tan vỡ, còn bên kia - người chồng, vợ không muốn ly hôn vì không nhận thức được mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng hoặc có thể nhận thức được nhưng lại xin đoàn tụ vì động cơ nào đó.
Về trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng, Nghị quyết số 02/2000/NQ/HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn tại mục 10 như sau :
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ không thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 - Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện kiểm sát không phản đối thì Toà án quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. (Mục 10, điểm a, Nghị quyết số 02/2000/NQ/HĐTP ngày 23/12/2000).
Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên Toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung (Mục 10, điểm b, Nghị quyết số 02/2000/NQ/HĐTP ngày 23/12/2000).
Đối với trường hợp người vợ, chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn, theo mục 8, điểm b Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau :
Theo quy định tại khoản 2, Điều 89: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mắt tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
- Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này, nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn, nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
- Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này, Toà án giải quyết cho ly hôn.
- Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người bị tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo quy định tại Điều 79 Bộ luật dân sự 2005.
trong các trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu mà Toà án các địa phương đã thụ lý và giải quyết thì tỉ lệ đơn của vợ và chồng là ngang nhau. Nhìn chung, qua việc giải quyết các yêu cầu ly hôn cho thấy quan hệ vợ chồng đã có những mâu thuẫn trầm trọng và các bên không thể chung sống với nhau được nữa, một bên không yêu cầu ly hôn chỉ vì không nhận thức và đánh giá đúng thực chất của quan hệ vợ chồng hoặc có thể đã đánh giá và nhận thức đúng thực chất quan hệ vợ chồng nhưng không muốn ly hôn vì một động cơ nào đó. Trong các trường hợp này, Toà án xét xử chỉ căn cứ vào thực chất của quan hệ vợ chồng. Do đó, dù bên không làm đơn yêu cầu ly hôn và không đồng ý ly hôn, Toà án vẫn có thể quyết định cho vợ chồng ly hôn khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ.
Ngoài ra trong trường hợp hai vợ chồng xin thuận tình ly hôn, sau khi điều tra, hoà giải, Toà án xét thấy một bên vợ, chồng không tự nguyện ly hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối ly hôn, hoặc do sĩ diện, tự ái dẫn đến xin thuận tình ly hôn thì Toà án cần xử bác đơn xin thuận tình ly hôn mà không giải quyết theo thủ tục một bên vợ, chồng có yêu cầu ly hôn.
2.3 Hậu quả pháp lý của ly hôn
Ly hôn ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng, của các con và lợi ích của xã hội. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn Toà án phải thận trọng để có quyết định đúng đắn. Đồng thời, các cơ quan nhà nước cần có những biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn tới gia đình và xã hội.
2.3.1 Quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng
Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thoả thuận hay k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.doc