Tại công ty Việt Hà trong bảng thanh toán lương không nêu rõ hệ số lương của người lao động, như vậy người sử dụng thông tin không những không biết hệ số lương của người lao động mà còn không kiểm tra được việc tính lương cơ bản có chính xác hay không. Mặt khác các khoản BHXH, BHYT mà người lao động phải nộp doanh nghiệp tính chung là 6% lương cơ bản. Việc làm này về mặt số liệu là hoàn toàn chính xác nhưng không thấy rõ được người lào động phải đóng góp bao nhiêu vào BHXH, bao nhiêu vào BHYT.
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo công nhân mới được áp dụng khá triệt để, Công ty có hơn 3/5 số công nhân qua đào tạo vè nghiệp vụ chuyên môn. Bậc thợ trung bình quân của công nhân sản xuất hiện nay là 4,5. Hàng năm, công ty đều tiến hành hoạt động tuyển thêm kỹ sư giỏi, cử cán bộ, cá nhân có năng lực đi học các khoá ngắn hạn hoặc các trường đại học.
Hiện nay tổng số lao động của công ty đã lên tới con số 330 người. Trong đó trình độ đại học chiếm 20%, trình độ cao đẳng chiếm 3%, còn trình độ lao động phổ thông chiếm 77%.
2.1.3.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh
Một số đặc điểm chính về sản phẩm bia hơi của công ty
Kể từ năm 1993 trở lại đây, sản phẩm chính của công ty là bia hơi, công nghệ Đan Mạch. Bia là một loại nước uống được sản xuất từ một loại hạt này mầm gọi là Malt và hoa Hublon (hoa tạo hương bia), những nguyên liệu này công ty chủ yếu phải nhập ngoại. Vào cuối thập niên 50 khi bia lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường miền Bắc, đây vẫn là một thứ đồ uống hoàn toàn xa lạ với công chúng và do đó sản lượng tiêu thụ rất ít. Dần dần, người ta nhận thấy tác dụng của bia đối với sức khoẻ và nó trở nên thông dụnh hơn.
Ngày nay, bia đã trở thành một thứ nước uống rất được ưa chuộng, không những trong những ngày hè nóng bức mà còn được tiêu dùng trong những tháng mùa đông khô hanh. Đặc biệt trong dịp lễ tết, hội hè, bia đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được. Chính vì vậy mà ngành sản xuất bia ngày càng phát triển.
Đặc điểm công nghệ sản xuất bia
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động thì hệ thống máy móc trong thiết bị phải được đặc biệt quan tâm sao cho phù hợp với năng lực của công ty và phù hợp với khả năng tiêu dùng của thị dùng.
Nguyên vật liệu cho sản xuất bia gồm:
Malt đại mạch
Hoa Hublon
Nước
Ngoài ra còn dùng nguyên liệu thay thế như: bột mỳ, bột gạo, bột ngô, đường
Quy trình công nghệ sản xuất bia của công ty bao gồm: Chế biến (nghiền, nấu và đường hoá), lên men, chiết bia và bảo quản thành phẩm.
- Chế biến: Gạo xay nhỏ, trộn với nước, nâng nhiệt độ qua các giai đoạn hồ hoá 86 0C, rồi đưa vào dịch hoá, dun sôi 1200C trong 1 giờ. Một phần thóc Malt sau khi làm sạch ngâm riêng sau đó xay, trộn lẫn với dịch hoá tạo thành quá trình đạm hoá. Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo và Malt thành đường, dung dịch này trải qua 1 khâu lọc để làm trong.
- Len mên: Dung dịch có độ đường quy định, sau khi đun sôi và lọc trong sẽ được hạ nhiệt độ và bắt đầu lên men theo công nghệ lên men ngắn ngày. Quá trình lên men chia thành 2 bước:
Bước 1: (Lên men chính) Cho men vào dung dịch nước mạch nha, quá trình này sẽ biến đường thành cồn và khí CO2, nhiệt độ lên men từ 14 đến 160C
Bước 2: (lên men phụ) Sau khi kết thúc lên men chính thì chuyển sang lên men phụ nhằm mục đích bão hoà CO2 và ổn định thành phần hoá học của bia. Chất lên men sẽ lắng lại ở khâu lên men chính. Thời gian lên men phụ 2 đến 3 ngày, được bảo quản trong nhiệt độ 20C, lúc này bia đã ở dạng thành phẩm bia hơi.
- Chiết bia: Sau khi kết thúc quá trình lên men phụ, bia ở nhiệt độ 20c được chiết ra bom và bảo quản trong phòng lạnh.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng phòng tài chính
kế toán
Kế
toán
tiền mặt
và
TSCĐ
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
nguyên
vật
liệu
Thủ
quỹ
Hạch
toán
tiền
lương
và
BHXH
Hạch
toán
CP và
tính
giá
thành
Hạch
toán
bán
hàng
và
Thu
Nhâp
Kế toán tổng hợp
Phó phòng TC - KT
Lập
báo
cáo
TC
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty sản xuất KDĐT và DV Việt Hà
Đội ngũ kế toán của công ty gồm 7 người với 100% cán bộ có trình độ đại học.
- Trưởng phòng TC - KT: Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách ban đầu, chế độ báo cáo kiểm kê định kỳ. Tổ chức bảo quản hồ sơ, đồng thời theo dõi phần kế toán tổng hợp và các phần kế toán khác. Ngoài ra trưởng phòng còn có nhiệm vụ cân đối thu chi, cân đối tài chính, tham mưu cho giám đốc đưa ra kế hoạch tài chính trong năm.
- Phó phòng kế toán: Phụ trách phần kế toán tổng hợp, lập BCTC theo từng kỳ hạch toán, đối chiếu và kiểm tra số liệu với kế toán viên.
- Các kế toán viên: Được giao nhiệm vụ cụ thể một hoặc một số phần hành kế toán nhất định.
+ Nhân viên kế toán tiền mặt và tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi thu - chi tiền mặt hàng ngay, phản ánh ghi chép tình hình tăng giảm tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
+ Nhân viên kế toán thanh toán: Theo dõi và hạch toán các khoản công nợ, các khoản thanh toán với ngân hàng và trách nhiệm đối với Ngân sách Nhà Nước.
+ Nhân viên kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, tình hình thu mua, quản lý, xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu.
+ Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu chi hàng ngày, xuất tiền khi cần thiết và quản lý quỹ của doanh nghiệp.
2.1.4.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán
Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại bộ máy kế toán tập trung ở công ty. ở các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng tưc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở các phân xưởng rồi gửi chứng từ vế phòng TC- KT. Những nhân viên này không trực thuộc biên chế của phòng TC - KT mà thuộc biên chế phân xưởng. Căn cứ vào chứng từ do nhân viên hạch toán phân xưởng gửi về và các chứng từ kế toán thu thập được từ các bộ phận khác có liên qua, phòng TC - KT tiến hành toàn bộ công tác kế toán theo chế độ Nhà Nước đã ban hành.
Thực tiễn cho thấy hình thức tổ chức công tác kế toán này đã phát huy được đầy đủ những ưu điểm của nó, đặc biệt trong công tác kế toán của công ty đã hoàn toàn được vi tinh hoá.
2.1.4.3 Hình thức kế toán - hệ thống sổ kế toán
Hiện nay công ty Việt Hà đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào nhật ký chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái tài khoản.
Ngoài ra để thuận tiện ghi chép kế toán công ty còn mở sổ tổng hợp của tất cả các tài khoản để tập hợp số liệu từ sổ chi tiết, bảng phân bổ trước khi ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái.
Hiện nay công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà đang sử dụng phần mềm kế toán Fast với hệ thống sổ như sau:
- Kế toán thanh toán: Sử dụng sổ tổng hợp, sổ chi tiết TK131, 331, bảng kê số 1, 2, 11, nhật ký chứng từ số 7, 8, 10.
- Kế toán tiền mặt và tài sản cố định: Sử dụng sổ tổng hợp TK 111, nhật ký chứng từ số 1, sổ chi tiêt tài sản cố định, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Kế toán nguyên vật liệu: Sử dụng sổ tổng hợp, sổ chi tiết TK152,153, bảng kê số 3, nhật ký chứng từ số 7, bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ - dụng cụ.
- Hạch toán tiền lương và BHXH: Từ những bảng chấm công của tổ sản xuất và bộ phận gửi lên, kế toán tiến hành tập hợp và tính toán lương, các khoản phụ cấp và trích BHXH, bảng thanh toán lương. Kế toán sử dụng bảng kê số 4, bảng kê số 5, bảng kê số 7.
- Hạch toán bán hàng và thu nhập: Sử dụng sổ chi tiết bán hàng, bảng kê số 8, nhật ký chứng từ số 8
- Hạch toán chi phí và tính giá thành: Sử dụng bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7.
2.1.4.4 Một số đặc điểm khác
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền Việt Nam (VND).
Niên độ kế toán được sử dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 trong năm dương lịch.
Kỳ hạch toán được tiến hành theo quý.
Phương pháp tính khấu hao cơ bản được áp dụng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ngày 12/12/2003. Theo đó mức trích khấu hao trung bình cho tài sản cố định theo công thức sau:
Mức trích khấu hao bình quân năm
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng
2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành ở công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
2.2.1 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất
2.2.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty Việt Hà
Chi phí sản xuất tại Công ty Việt Hà được phân loại theo mục đích, công dụng và chia thành các khoản mục sau.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ
- Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục này bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung: Khoản mục này bao gồm các chi phí phục vụ và quản lý sản xuất phát sinh trong phạm vi các phân xưởng như: Chi phí vật liệu, tiền công, khấu hao máy móc, chi phí dịch vụ mua ngoại, chi phí bằng tiền khác
Cách phân loại chi phí này là cơ sở cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo khoản mục, từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích tình thực hiện kế hoạch giá thành trong công ty.
2.2.1.2 Tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất
Công ty Việt Hà tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất khá chặt chẽ. Tuỳ tính chất của từng loại chi phí mà có các biện pháp quản lý khá hợp lý.
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu xuất dùng phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, căn cứ vào nhu cầu thực tế và có sự giám sát của phòng kế hoạch vật tư, KCS và phòng TC - KT.
Đối với chi phí nhân công: Công ty coi trọng công tác chấm công, ngoài việc theo dõi quản lý của quản đốc, thống kê phân xưởng thì phòng bảo vệ giám sát chặt chẽ ra vào của cán bộ, công nhân viên trên cơ sở đó tạo điều kiện cho phòng TC - KT quản lý chặt chẽ chi phí nhân công.
Đối với chi phí sản xuất chung: Đều có sự giám sát của các bộ phận có liên quan.
Như vậy, việc tổ chức công tác quản lý chi phí tại công ty bia Việt Hà được thực hiện rất chặt chẽ, điều này sẽ làm giảm việc gia tăng các loai chi phí không cần thiết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm.
2.2.2 Nguyên tắc khi hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
Khi hạch toán chi phi sản xuất kinh doanh kế toán cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
Chỉ hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp những chi phí nguyên vật liệu, nửa thành phẩm mua ngoài sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ và dịch vụ. Còn các loại chi phí khác không sử dụng trực tiếp cho sản xuất thì không được hạch toán vào khoản mục chi phí này.
Chỉ hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp những khoản chi trả cho công nhân trực tiếp sản xuất còn những khoản phải trả cho công nhân viên không trực tiếp sản xuất thì không được hạch toán vào khoản mục này.
Chỉ hạch toán vào chi phí sản xuất chung những khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất.
2.2.3 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Xác định đúng đối tượng chi phí sản xuất là công việc đầu tiên của kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp tới việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới tính chính xác của các thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất là quá trình sản xuất được tổ chức hoàn toàn ở phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào quá trình công nghệ sản xuất là quy trình phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau, sau mỗi giai đoạn sản xuất bán thành phẩm được chuyển sang giai đoạn tiếp theo để tiếp tục chế biến mà không nhập kho hoặc xuất bán, cuối cùng thu được thành phẩm là bia. Do vậy đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tương ứng với từng phân xưởng sản xuất.
Hiện nay công ty Việt Hà có dây chuyền sản xuất đặt tại hai phân xưởng khác nhau là phân xưởng bia và phân xưởng nước tại mỗi phân xưởng này sản xuất ra một loại sản phẩm. Cụ thể là phân xưởng bia sản xuất thành phẩm là bia hơi, phân xưởng nước sản xuất sản phẩm là nước khoáng Opal. Do vậy khi công ty tập hợp chi phí sản xuất trong điều kiện kế toán máy thì ban đầu phải mã hoá các thành phẩm này. Cụ thể:
Sản phẩm bia hơi đựơc mã hoá là: TPB
Sản phẩm nước khoáng được mã hoá là: TPN
Công ty hiện sản xuất hai sản phẩm và hai sản phẩm này hoàn toàn độc lập nhau nhưng luận văn chỉ đề cập đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đối với sản phẩm Bia Hơi.
2.2.4 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
2.2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cấu thành nên giá thành của sản phẩm. Do vậy việc tập hợp chi phí phải chính xác và đầy đủ.
Nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra bia hơi bao gồm: Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Trong đó:
- Nguyên vật liệu chính bao gồm: Malt, gạo, hoa Hublon, enzym, hoá chất nấu, mem bia, bột trợ lọc, giấy lọc, hoá chất tẩy rửa.
- Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Hoá chất, cát lọc nước, than hoạt tính, hoá chất xử lý nước, ga NH3 các loại dầu mỡ bôi trơnphục vụ cho quá trình sản xuất.
Chứng từ hạch toán ban đầu
Phiếu xuất kho
Phiếu chi tiền mặt
Giấy báo nợ của ngân hàng
Hoá đơn GTGT
Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản:
TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621 mở chi tiết như sau:
TK 6211 Phân xưởng Bia
TK 6212 Phân xưởng Nước
Ngoài ra còn có một số tài khoản liên quan như:
TK152 Nguyên vật liệu
TK111 Tiền mặt
TK112 Tiền gửi ngân hàng
TK141 Tạm ứng
..
Quy trình nhập liệu
Khi phòng kế toán nhận được các chứng từ ban đầu (phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng) thì kế toán nguyên vật liệu nhập các chứng từ này vào máy. Quá trình nhập liệu chứng từ này tương tự nhau. Cụ thể đối với phiếu xuất kho, xuất cho sản xuất như sau:
Ban đầu ta vào phân hệ hàng tồn kho, sau đó vào hệ cập nhật số liệu và vào phiếu xuất kho. Khi máy cho ra màn hình giao diện thì ta nhập các thông tin cần thiết vào:
Ô “mã chứng từ”: Nhập mã chứng từ, mã này đã được khai báo ở phần khai báo danh mục chứng từ. VD ta nhập số 4 nghĩa là xuất cho sản xuất.
Ô “địa chỉ” ta nhập địa chỉ nơi nhận. VD phân xưởng sản xuất Bia.
Ô “người nhận hàng” ta nhập tên người nhận. VD Anh Minh
Ô “diễn giải” ta nhập xuất cho sản xuất
Ô “số phân xưởng” ta nhập mã số của phân xưởng nhận. VD nhập 1 là phân xưởng Bia
Ô “Ngày hạch toán” ta nhập ngày xuất vật tư. VD 07/11/2005
Ô “Tk Nợ” ta nhập 6211
Ô “Tk Có” ta nhập 1521
Ô “số lượng” ta nhập số lượng thực xuất. VD 47.000
Sau đó ta nhấn nút “Lưu”.
Màn hình giao diện số: 1
Trình tự kế toán
Ghi sổ chi tiết
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kế hoạch vật tư quy định, nhân viên phân xưởng viết giấy đề nghị lĩnh vật tư cho phân xưởng sản xuất. Sau khi xem tính hợp lý về số lượng và chủng loại vật tư của giấy đề nghị lĩnh vật tư, phòng kế hoạch vật tư sẽ viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho sẽ được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch vật tư
Liên 2: Lưu tại kho
Liên 3: Chuyển sang phòng tài chính - kế toán
ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất tồn kho của từng nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ về nhập, xuất vật tư, thủ kho ghi vào cột số lượng thực xuất, ngày, tháng, năm và ký nhận cùng người lĩnh vật tư. Sau đó thủ kho sẽ phân loại chứng từ và cuối ngày ghi vào thẻ kho.
Liên 3 của phiếu xuất kho sau khi chuyển sang phòng kế toán và được kế toán nguyên vật liệu cập nhật vào máy tính.
Công ty sxkd đầu tư và Mãu số:02-Vt
dịch vụ Việt hà QĐ số:1141 TC/CĐKT
Ngày 1-11-1995 của BTC
phiếu xuất kho Số: 034
Ngày 07 tháng 11 năm 2005
Nợ: 6211
Có: 1521
Họ tên người nhận hàng: Anh Minh địa chỉ (bộ phận): PX bia hơi
Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất bia hơi
Xuất tại kho: Kho sản xuất
Số TT
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, HH)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Malt
NO1
Kg
75.000
75.000
2
Gạo tẻ
NO2
Kg
46.100
46.100
3
Hoa Hublon
NO3
Kg
653,2
653,2
4
CO2
HC01
Kg
1.800
1.800
Cộng:
Thủ kho
Người nhận hàng
Phụ trách cung tiêu
Xuất ngày 07 tháng 11 năm 2005
Kế toán trưởng
Biểu 1: phiếu xuất kho
Trong trường hợp nguyên vật liệu đã xuất kho nhưng đến cuối quý không sử dụng hết thì không phải nhập lại kho mà để dư trên tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (TK154).
Khi kế toán nguyên vật liệu nhập phiếu xuất kho vào máy thì chỉ nhập số lượng thực tế xuất kho còn đơn giá và thành tiền thì không nhập. Vì đến cuối quý mới tính được giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo công thức:
Trị giá thực tế NVL xuất kho
=
Số lượng NVL xuất kho
x
Giá đơn vị bình quân
Đơn giá bình quân
=
Trị giá TT của NVL tồn ĐK + Trị giá TT của NVL nhập TK
Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Vi dụ: Đối với Malt: Xem xét trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu chính Quý VI/2005 ta có:
Số lượng (kg) Giá trị (đồng)
Tồn đầu kỳ 140.020 878.485.480 Nhập trong kỳ 270.800 1.698.186.800
Đơn giá bình quân Malt
Xuất kho
=
878.485.480+1.698.186.800
140.020+270.800
= 6.272 (đồng)
Cuối quý, máy tính sẽ tự cập nhật đơn giá xuất vật tư này vào cột đơn giá trên phiếu xuất vật tư, từ đó tính được giá trị xuất vật tư.
Để theo dõi nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ một cách cụ thể và để phục vụ yêu cầu quản lý vật tư, máy tính lập sổ chi tiết vật tư, sổ này chi tiết đến từng danh điểm, mã vật tư. Sổ chi tiết theo dõi mặt số lượng của nhập, xuất, tồn, giá trị nhập đồng thời đến cuối quý sẽ cho biết giá trị xuất kho và tồn kho cuối kỳ.
Ví dụ: Để theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu Malt kế toán theo dõi trên sổ chi tiết như sau:
Đơn giá xuât kho bình quân của Malt quý III/2005 là: 6.272 đồng. Như vậy, cuôi quý máy tính sẽ tự động tính được giá trị Malt xuất kho của hoá đơn sô 034 là:
75.000 x 6.272 = 470.400.000 (đồng)
Đồng thời từ số tổng hợp trên phiếu xuất vật tư, máy tính tự tổng hợp lên bảng kê chi tiết xuất vật tư. Số này không chi tiết theo danh điểm vật tư mà chi tiết theo nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Mục đích của bảng kê chi tiết xuất vật tư là theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu chính hay nguyên vật liệu phụ cho sản xuất theo các phiếu xuất vật tư. Trình tự ghi bảng kê xuất vât tư là ghi theo thời gian
Biểu số 2
Bảng kê chi tiết xuất vật tư
Loại vật tư: Nguyên vật liệu chính
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
Đơn vị: đồng
Số TT
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
1
020
5/10/2005
Xuất vật tư A. Tuấn nhận
6211
222.656.000
2
021
8/10/2005
Xuất vật tư C. Hương nhận
6211
161.002.240
14
034
7/11/2005
Xuất vật tư A.Minh nhận
6211
672.387.400
Tổng
4.320.527.200
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Có thể thấy bảng kê chi tiết xuất vật tư tổng giá trị nguyênvật liệu chính xuất dùng của hoá đơn số 034 ngày 7/11/2005 là: 672.387.400 đồng.
Để việc vào sổ tổng hợp TK621 cũng như bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được rõ ràng và tránh sai sót nhầm lẫn, cuối quý máy tinh sẽ tự động vào bảng kê chi tiết của bút toán TK621. Bảng kê chi tiết bút toán TK621 được lập riêng cho hai loại sản phẩm là bia hơi và nước khoáng.
Cơ sở để lập bảng kê chi tiết TK621 là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, các chứng từ tiền mặt, tạm ứng liên quan.
Trình tự bảng kê chi tiết TK621 cũng được lập theo thời gian.
Bảng kế này dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh tại từng phân xưởng. Mẫu biểu sô 3
Để theo dõi tổng hợp CPNVLTT c/*
ủa cả hai phân xưởng kế toán theo dõi trên sổ kế toán tổng hợp TK621. Cơ sở để lập sổ này là: Bảng kê chi tiết bút toán TK621 tại hai phân xưởng sản xuất Bia và Nước. Sổ tổng hợp TK621 dùng để theo dõi tổng hợp phát sinh bên Nợ và bên Có TK621, ngoài ra còn được lập nhằm mục đích để đối chiếu với sổ cái TK621 vào cuối quý. Biểu số 4
Ghi sổ tổng hợp
Song song với việc lập bảng kế chi tiết xuất vật tư thì từ các chứng từ xuất kho ban đầu kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong quý. Do giá trị nguyên vật liệu xuất kho đến cuối quý mới tính được nên bảng phân bổ này chỉ được lập và cuối quý. Mẫu biểu số: 5
Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cuối quý máy tính sẽ tự động lập Bảng kê số 4. Cụ thể là lấy dòng ghi Nợ TK621 ứng với cột ghi Có TK152, TK153 sẽ ghi vào dòng Nợ TK621 ứng với cột ghi Có TK152, TK152 trên bảng kế số 4. Bảng kế số 4 cung cấp thông tin về trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chi tiết cho hai phân xưởng là phân xưởng bia và phân xưởng nước. Mẫu biểu số: 6
Từ số liệu tổng cộng trên dòng ghi Nợ TK621, ghi Có TK152, TK153 máy sẽ tự động ghi vào dòng Nợ TK621, Có TK152, TK153 trên Nhật ký chứng từ số 7. Nhật ký chứng từ số 7 phản ánh trị giá xuất kho tổng hợp cho cả hai phân xưởng sản xuất. Nhật ký chứng từ số 7 sẽ là căn cứ để cuối quý ghi lên Sổ cái TK621. Mẫu biểu số 7
Sổ cái TK621 ghi Có các tài khoản đối ứng với TK621 trong từng quý cũng như số phát sinh Nợ và phát sinh Có TK621 và số dư đầu năm, cuối năm, số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ. Số liệu trên sổ cái là cơ sở để máy tính lập Báo cáo tài chính. Mẫu biểu số 8
2.2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
Chi phí công nhân trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp, chiếm khoảng 20 -21%. Các khoản lương và khoản trích theo lương được thực hiện như chế độ kế toán hiện hành.
Khoản trích theo lương
Hiện nay quỹ BHXH của công ty được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 5% do người lao động đóng góp. Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại công ty trong trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ chế độ thai sản được tính trên mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng “Thanh toán BHXH” để làm cơ sở thanh toán với quỹ BHXH.
Công ty thực hiện trích quỹ BHYT là 3% trên lương cơ bản của người lao động, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% do người lao động đóng góp.
KPCĐ của công ty được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng lương thực tế phải trả cho người lao động và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Hiện nay, công ty thực hiện hình thức trả lương theo thời gian. Trong đó lương cơ bản của công nhân sản xuất tính theo thang bảng lương của Nhà nước. Còn lương công việc ngày do công ty xây dựng, mức lương công việc ngày của từng công nhân được công ty xây dựng dựa trên trình độ tay nghề cũng như thâm niên làm việc của họ. Tương tự như vậy, dựa vào thâm niên làm việc và trình độ tay nghề của từng công nhân sản xuất mà hệ số cấp bậc lương của từng công nhân khác nhau.
LCB = HSCB x 3500
Trong đó: LCB lương cơ bản
HSCB hệ số cấp bậc
Với công nhân sản xuất, trước khi tính lương phải trả cần phải tính lương cơ bản ngày với quy định ngày công chuẩn là 22 ngày công. Khi đó:
Lương cb ngày
=
Lương cơ bản
=
LCB
Ngày công chuẩn
22
Cách tính lương đối với công nhân sản xuất như sau:
Lương chính = (Lương cb ngày + Lương cv ngày) x Số ngày công thực tế
Tổng lương = Lương chính + Lương phép + Lương phụ
Thực lĩnh = Tổng lương - BHYT, BHXH
Trong đó: BHYT, BHXH = 6% LCB
Còn lĩnh = Thực lĩnh - phí công đoàn - tạm ứng - khấu trừ + truy lĩnh
Việc tính lương tại công ty đều do máy thực hiện sau đó máy kết xuất ra Bảng thanh toán tiền lương. Phần hành này do kế toán tiền lương thực hiện.
Ví dụ như công nhân Lê Thị Thanh Hà HSCB là 3,8; số ngày công 22; lương cơ bản ngày 20.455 đồng; phụ cấp độc hại là 80.500 đồng. Đã lĩnh tạm ứng 800.000 đồng và được truy lĩnh 20.000 đồng. Khi đó lương tháng 11 của chị Thanh Hà được tính như sau:
LCB = 3,8 x 350.000 = 1.330.000
Lương cb ngày
=
1.330.000
=
60.454 (đồng)
22
Lương chính = (60.454 + 20.455) x 22 = 1.779.998 (đồng)
Tổng lương = 1.779.998 + 80.500 = 1.860.498 (đồng).
Thực lĩnh = 1.860.498 - 1.330.000 x 6%
= 1.860.000 - 79.800 = 1.780.698 (đồng)
Còn lĩnh = 1.780.698 - 800.000 + 20.000 = 1.000.698 (đồng )
Chứng từ hạch toán ban đầu
Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng
Tỷ lệ trích trước BHXH, BHYT, KPCĐ để xác định số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp công ty sử dụng một số tài khoản sau:
TK622- Chi phí nhân công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV CPSX Bia 06.doc