Đề tài Lý luận của Lê Nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam hiện nay

Những hợp tác xã được Tổ chức theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thực hiện phân phối theo lao động có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng Sản thì chúng thuộc thành phần kinh tế tập thể mà chúng ta vẫn thường nói là một thành phần XHCN.

Ở nước ta mấy năm nay cũng xuất hiện những Tổ chức hợp tác tương tự như liên doanh liên hộ, tổ hợp dịch vụ, chế biến cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm v.v. Những Tổ chức hợp tác liên doanh mà có sử dụng đất đai của sở hữu toàn dân, có vay vón của Nhà nước, và nhất là có sự kiểm dê kiểm soát của nhà nước, thì với quan niệm rộng theo tư tưởng của Lênin đó cũng đều là hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Chúng ta cần nắm lấy để phát triển nền kinh tế quốc dân.

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận của Lê Nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với những quan hệ kinh tế tiểu tư sản vô chính phủ. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước, vì lẽ ấy, trở thành công cụ để đấu tranh chống tính tự phát tư bản chủ nghĩa, tính tự phát tiểu tư sản, chống tệ đầu cơ, được coi là kẻ thù của của chủ nghĩa xã hội, ở nước tiểu nông tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước là một bước tiến lớn, nhờ nó mà chiến thắng được tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế của giai cấp ấy là cái quan trọng hơn hết. Chính vì thế mà chủ nghĩa tư bản Nhà nước sẽ đưa nước Nga lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất. Chủ nghĩa xã hội Nhà nước còn là công cụ để khắc phục được “kẻ thù chính trong “nội bộ” đất nước, kẻ thù của các biện pháp kinh tế” của chính quyền Xô Viết. Đó là bọn đầu cơ, bọn gian thương, bọn phá hoại độc quyền của Nhà nước. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước còn được xem là công cụ đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và những lệch lạc quan liêu chủ nghĩa. Lênin phân tích về nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa quan liêu ở nước Nga : ấy là tình trạng riêng lẻ, tình trạng phân tán của những người sản xuất nhỏ, cảnh khốn cùng của họ, tình trạng dốt nát của họ, tình trạng không có đường xã, nạn mù chữ, tình trạng không có sự trao đổi giữa Nông nghiệp và Công nghiệp, tình trạng thiếu sự liên hệ và tác động qua lại giữa Nông nghiệp và Công nghiệp. Thông qua Chủ nghĩa tư bản mà giai cấp công nhân có thể học tập được cách tổ chức và quản lý một nền sản xuất lớn. Khi ấy giai cấp công nhân Vô sản Nga, so với bất cứ giai cấp Vô sản ở các nước phát triển nào khác là giai cấp tiên tiến hơn về cấp độ chính trị của nước mình và về sức mạnh cảu chính quyền công nông, nhưng lạc hậu hơn những nước lạc hậu nhất ở Tây Âu về mặt tổ chức một Chủ nghĩa tư bản Nhà nước có quy củ, về trình độ văn hoá, về mức độ chuẩn bị cho việc “thực hiện” Chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước (nếu thực hiện được) sẽ giúp cho chính quyền Xô Viết khắc phục dần được tình trạng lạc hậu ấy. Cũng qua đây mà họ tập được cách tổ chức của “những người thông minh và có kinh nghiệm”, trong những xí nghiệp hết sức to lớn thực sự đảm nhận được việc cung cấp sản phẩm cho hàng chục triệu người. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước thông qua sự “du nhập” của tư bản từ bên ngoài là hình thức du nhập tiến bộ kỹ thuật hiện đại ; qua đó mà hy vọng được trình độ trang bị cao của Chủ nghĩa tư bản. Nếu không lợi dung kỹ thuậtđó thì không xây dựng tốt được cơ sở cho nền đại sản xuất của chính quyền Xô Viết. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước còn mang lại cái lợi là, thông qua sự phát triển nó mà phục hồi được giai cáp công nhân. Nếu chủ nghĩa tư bản được lợi thế thì sản xuất công nghiệp cũng sẽ tăng lên và giai cấp vô sản cũng theo đó mà lớn nhanh lên. Nếu chủ nghĩa tư bản được khôi phục lại thì cũng có nghĩa là sẽ khôi phục lại giai cấp vô sản và taọ ra một giai cấp vô sản công nghiệp, vì chiến tranh, vì bị phá sản nên đã bị mất tính giai cấp, nghĩa là bị đẩy ra khỏi con đường tồn tại giai cấp của mình và không còn tồn tại với tư cách là giai cấp vô sản nữa. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước mà Lênin nêu là một thứ chủ nghĩa tư bản đặc biệt. Nó khác với khái niệm thông thường về chủ nghĩa tư bản Nhà nước vì ở đây Nhà nước nằm trong tay giai cấp vô sản và những đỉnh cao của nền kinh tế thì nằm trong tay Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lênin viết : “Chủ nghĩa tư bản Nhà nước của chúng tôi khác về căn bản so với Chủ nghĩa tư bản Nhà nước của chính phủ tư bản, sự khác biệt chính là ở chỗ Nhà nước của chúng tôi không phải đại diện cho giai cấp tư sản mà đại diện cho giai cấp vô sản”. Từ những điều vừa trình bày về Chủ nghĩa tư bản Nhà nước chúng ta có thể thấy : Chủ nghĩa tư bản Nhà nước không chỉ là một thành phần kinh tế trong kết cấu nền kinh tế quá độ mà còn là sách lược của Nhà nước Vô sản, là con đường để thực hiện sự quá độ lên CNXH trong một nước tiểu sản xuất chiếm ưu thế. 3. Các hình thức của Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước. Lênin đã nêu ra những hình thức cụ thể của Chủ nghĩa tư bản Nhà nước. 3.1. Tô Nhượng : Trong cuốn “Bàn về Thuế lương thực” Lênin quan niệm : “Tô nhượng là một giao kèo, một sự liên kết, liên minh giữa chính quyền Nhà nước Xô Viết, nghĩa là Nhà nước Vô sản với Chủ nghĩa tư bản Nhà nước chống lại thế lực tự phát tiểu tư sản. Người nhận tô nhượng là nhà tư bản Tô nhượng là chính quyền Xô Viết ký Hợp đồng với nhà tư bản. Nhà tư bản tiến hành kinh doanh với tư cách là một bên ký kết, là người thuê tư liệu sản xuất XHCN, và thu được lợi nhuận của tư bản mà mình bỏ ta, rồi nộp cho Nhà nước CHCN một phần sản phẩm. Tô ngượng là hình thức kinh tyế mà hai bên cùng có lợi. Nhà tư bản kinh doanh theo phương thức tư bản cốt để thu được lợi nhuận bất thường, siêu ngạch hoặc để có được loại nguyên liệu mà họ không tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác. Chính quyền Xô Viết cũng có lợi : Lực lượng sản xuất phát triển, số lượng sản phẩm tăng lên. Hình thức Tô nhượng là sự “du nhập” chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài vào. Tất cả khó khăn trong nhiệm vụ này là phải cân nhắc, phải suy nghĩ hết mọi điều khi ký hợp đồng tô nhượng và sau đó phải biết theo dõi việc chấp hành nó. Trong Báo cáo về Tô nhượng, Lênin đã nêu ra những điều cần phải cần phải chú ý như sau: - Để thực hành Chủ nghĩa tư bản Nhà nước (Tô nhượng) cần phải từ bỏ Chủ nghĩa ái quốc địa phương của một số người cho rằng tự mình có thể làm lấy, không chấp nhận trở lại ách nô dịch của tư bản. Lênin nêu rõ càn phải sẵn sàng chịu đựng cả một loạt hy sinh thiếu thốn và bất lợi miễn sao có được sự chuyển biến quan trọng và cải thiện tình trạng kinh tế trong các ngành công nghiệp chủ yếu. - Người tô nhượng có trách nhiệm cải thiện đời sống công nhân trong xí nghiệp tô nhượng sao cho đạt tới mức sống trung bình của người nước ngoài. Cải thiện đời sống cảu công nhân các xí nghiệp tô nhượng và ngoài tô nhượng được xem là “cơ sở của chính sách tô nhượng”. - Ngoài ra người nhận tô nhượng phải bán thêm cho Chính quyền Xô Viết (nếu có yêu cầu) từ 50 đến 100% số lượng sản phẩm tiêu dùng cho các công nhân ở Xí nghiệp Tô nhượng cũng với giá bán như trên, làm như vậy để cải thiện đời sống công nhân khác. - Vấn đề trả lương cho công nhân ở các xí nghiệp tô nhượng sẽ được quy định theo sự thoả thuận riêng của từng hợp đồng. - Điều kiện về thuê mướn, về sinh hoạt vật chất, về trả lương cho công nhân lành nghề và nhân viên người nước ngoài được quy định theo sự thoả thuận tự do giữa hai bên, Công đoàn không có quyền trong việc này. - Đối với công nhân Nga có trình độ cao, nếu các xí nghiệp tô nhượng muốn mời phải có sự đồng ý của các cơ quan chính quyền Trung Ương. - Phải tôn trọng pháp luật của Nga. - Phải nghiêm chỉnh tuân theo những quy tắc Khoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật của nước Nga và của nước ngoài. 3.2. Các Hợp tác xã (HTX) cũng là một hình thức của CNTB Nhà nước. Căn cứ vào những thời điểm lịch sử trước và sau, có thể nhận thấy rằng, thoạt đầu Lênin quan niệm : HTX là hình thức của CNTB Nhà nước. Về sau từ thực tiễn nước Nga, Lênin đã phân biệt tổ chức kinh tế này trong những chế độ khác nhau. Nghĩa là trong thực tế tồn tại hai chế độ HTX : TBCN và XHCN. Chế độ Hợp tác xã TBCN trong lòng chế độ Xô Viết được coi là một hình thức CNTB Nhà nước. ýnghĩa của chế độ hợp tác xã là ở chỗ không phải xoá bỏ người sản xuất nhỏ với lợi ích tư nhân của họ mà là đặt lợi ích đó dưới sự điều tiết của Nhà nước và phục vụ từng lợi ích chung. 3.3. Hình thức đại lý uỷ thác. Lênin coi hình thức này là hình thức thứ ba. Theo hình thức này Nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách là một nhà buôn, trả cho họ một số tièn hoa hồng để họ bán sản phẩm của Nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ. 3.4. Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp, vùng mỏ, rừng, đất. Hình thức này giống hình thức tô nhượng, nhưng đối tượng tô nhượng không phải là tư bản nước ngoài mà là tư bnả trong nước. Hình thức này được coi là hình thức riêng để phân biệt nó với hình thức tương tự nhưng đối tượng thuê chỉ là tư bản trong nước. 3.5. Cho nông dân thuê những hầm mỏ nhỏ. Đây cũng là kiểu cho thuê, nhưng đối tượng thuê theo cách nói của Lênin là những tiểu tư sản. Và chính ở những hầm mỏ nhỏ cho nông dân thuê sản xuất lại đặc biệt phát triển hơn là những xí nghiệp lớn nhất trước kia là của tư bản, ngang hàng với các xí nghiệp tư bản ở Tây Âu. 3.6. Công ty Hợp doanh. Trong báo cáo tại Đại hội IV quốc tế Cộng sản, Lênin đã nói về những thành tựu đạt được do thực hành chế độ chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Khi nói về lĩnh vực thương nghiệp, chính quyền Xô Viết đã cố gắng lập ra những Xông ty Hợp doanh, thành lập theo thể thức tiền vốn một phầm là của tư bản tư nhân, ngoài ra của tư bản nước ngoài và một phần là của chính quyền Xô Viết. Đó là một số hình thức của CNTBNN có thể rút ra từ thực tiễn thực hành chế độ này và được Lênỉntình bày khi thì tập trung, khi thì rải rác ở một số tác phẩm. 4. Kết quả thực hiện CNTB Nhà nước. Sự thực hành CNTBNN đã mang lại những kết quả lớn. Đến tháng 11 năm 1922 Lênin đã trình bày khái quát những thành tựu của chính sách kinh tế mở nói chung, CNTBNN nói riêng như sau: Trước hết và chủ yếu là tình hình giai cấp nông dân. Từ chỗ đói kém, bất bình đến chỗ nông dân chẳng những đã thoát khỏi nạn đói mà còn nộp được thuế lương thực hàng trăm triệu pút. Từ những cuộc bạo động mang tính chất phổ biến năm 1921, nông dân đã hài lòng với tình hình của họ. Công nghiệp nhẹ đang có đà phát triển đời sống của công nhân được cải thiện, tình hình bất mãn của công nhân không còn nữa. Công nghiệp nặng tuy vẫn còn khó khăc nhưng đã có sự thay đổi nhất định. Lý do là không có những khoản cho vay lớn hàng mấy trăm triệu đôla. Chính sách tô nhượng thì hay thật nhưng cho đến lúc ấy (1922) vẫn chưa có một tô nhượng sinh lợi nào trong công nghiệp nặng. Không hy vọng vay được ở các nước giàu có, các nước đế quốc vẫn đang muốn bóp chết Nhà nước XHCN non trẻ. Tuy nhiên, nhờ chính sách kinh tế mới mà thu được một số vốn lớn hơn 20 triệu rúp vàng (nhờ thương nghiệp mà có vốn ấy). Điều quan trọng nữa là tiết kiệm về mọi mặt, kể cả những chi phí về trường học đã cứu vãn công nghiệp. Riêng về chính sách Chủ nghĩa tư bản Nhà nước đã có những tác dụng tích cực nhất định góp phần làm sống động nền kinh tế nước Nga đã bị suy sụp sau chiến tranh. Nhờ tô nhượng với nước ngoài nhiều nhành công nghiệp quan trọng (đặc biệt là nhành khai thác dầu) đã phát triển, nhiều kinh nghiệm tiên tiến với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại của nền sản xuất lớn đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Thông qua hoạt động của các xí nghiệp cho thuê, các xí nghiệp hõn hợp đã góp phần giúp Nhà nước Xô Viết duy trì sự hoạt động sản xuất bình thường ở các cơ sở kinh tế tăng thêm sản phẩm cho xã hội, việc làm cho người lao động. Hình thức đại lý thương nghiệp và các hợp tác xã tư bản chủ nghĩa trong các lĩnh vực sản xuất, tín dụng và tiêu thụ đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ thương nghiệp XHCN, đẩy nhanh quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá, tiền tệ, làm sống động nền sản xuất hàng hoá nhỏ, qua đó cải biến những người tiểu nông, nối liền quan hệ trao đổi Công - Nông nghiệp, Thành thị - Nông thôn. Những kết quả ấy có ý nghĩa tích cực đối với nước Nga Xô Viết. Nó góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế nước Nga sau chiến tranh. Tuy nhiên so với sự mong muốn và mục tiêu ban đầu đặt ra của Lênin thì kết quả thực hành chế độ này vẫn còn rất thấp. Song kết quả lớn nhất là bắt đầu hình thành một khái niệm mới, và CNTBNN đã thực sự là một phần đặc trưng của chính sách kinh tế mới. Và chính nhờ chính sách kinh tế mới mà chính quyền Xô Viết đã giữ được vị trí vững chắc trong Nông nghiệp và công nghiệp và có khả năng tiến lên được. Nông dân vừa lòng Công nghiệp cũng như Thương nghiệp đang hồi sinh và phát triển. Đó là một thắng lợi của chính quyền Xô Viết. Chương II Sự vận dụng lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở việt nam 1. Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế TBNN ở nước ta. Xét về phương diện vật chất, kinh tế, nước ta hiện nay ở mức độ nhất định, chưa có đủ điều kiện để trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ thấu đáo quá trình đi lên chủ nghiẽa xã hội thông qua chủ nghĩa tư bản Nhà nước như Lênin từng vạch ra. Chúng ta cần sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước như một phương tiện để thực hiện sự điịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Với đường lối đổi mới và chủ trương chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đại hội VI và VII của Đảng, kinh tế tư nhân, cá thể ở nước ta đã được mở rộng, hiện cung cấp khoảng 2/3 tổng sản phẩm trong nước. Cần hướng kinh tế này vào con đường chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Sự phát triển kinh tế nói chung và việc thực hành đường lối chủ nghĩa tư bản Nhà nước nói riêng ở nước ta đặt trong cục diện chung của thế giới có nhiều thuận lợi. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở cuối thể kỷ XX đến nay đã mang đến những đảo lộn lớn lao trong cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc thượng tầng, trong thế chế chính trị kinh tế, xã hội, trong quan hệ quốc tế, trong kết cấu giai cấp và xã hội ... Đó là sức mạnh thời đại. Sức mạnh này có thể đưa một nền kinh tế kém phát triển cất cánh lên một cách nhẹ nhàng nếu nước đó biết nắm bắt thời cơ và biết đi đúng hướng. Đất nước ta có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi cho việc bình thường hoá quan hệ kinh tế quốc tế trong đó có sự “du nhập” CNTB từ bên ngoài, từ các nước tư bản phát triển. Nước ta nằm ngay giữa khu vực phát triển năng động nhất của thế giới ngày nay, là vùng vành đai Thái Bình Dương thuộc khu vực Châu á. Về khách quan, các nước phát triển không thể không mở rộng ảnh hưởng và tìm những nguồn đầu tư mới ở vùng này. Chỉ cần có một chính sách hợp tác khu vực đúng đắn với chính sách kinh tế mềm dẻo chúng ta có thể thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài dưới những hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Sự phát triển mạnh mẽ của lượng sản xuất trong một nền sản xuất toàn cầu hoá, trong một nền kinh tế thế giới đang chuyển hoá thành một thể thống nhất, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên. Phụ thuộc lẫn nhau là ta cần người và người cũng cần ta. Các nước công nghiệp phàt triển đang chuyển sang một cơ sở vật chất kỹ thuật mới về cho nên về khách quan họ có nhu cầu chuyển nhượng những kỹ thuật được gọi là truyền thống cho những nước kém phát triển. Điều này cũng tạo ra một só thuận lợi cho chúng ta trong việc thu hút những kỹ thuật đó và các nguồn vốn gắn với kỹ thuật ấy từ các nước phát triển về công nghiệp. Cũng phải nói đến mặt mạnh của đất nước ta có thu hút đối với tư bản nước ngoài. Cái mà chủ nghĩa tư bản thế giới cần là sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường (dĩ nhiên là theo quan điểm của họ), thì chúng ta đã bắt đầu (dĩ nhiên là theo mục đích của ta). Về khách quan, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là cái quan trọng nhất quyết định xu hướng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, quyết định triển vọng phát triển của nền kinh tế nước ta. Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhà nước ta đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế với bên ngoài và đã có những chính sách kinh tế đối ngoại được nước ngoài đánh giá là “rộng mở” và thức thời. Nước ta cũng có một số tài nguyên quý giá, là một thị trường không phải nhỏ. Đặc biệt sự ổn định chính trị là cái mà người nước ngoài có thể tin cậy trong việc đầu tư lâu dài. 2. Những hình thức cụ thể của chủ nghĩa tư bản Nhà nước đang được vận dụng ở nước ta. 2.1. Hình thức liên doanh, liên kết giữa Nhà nước với các chủ sở hữu ngoài quốc doanh ở trong nước hoặc với các chủ sở hữu ử các nước tư bản chủ nghĩa. Sự liện doanh, liên kết được các nhà kinh tế kể cả tư bản chủ nghĩa hiện đại coi là “Một ý tưởng tuyểt vời”. Sự khai thác triệ để tư tưởng về chủ nghĩa tư bản Nhà nước đòi hỏi phải mở rộng khái niệm liên doanh liên kết. Không chỉ liên doanh, liên kết với chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài mà cả chủ nghĩa tư bản nội địa với các cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư nhân dể cả hợp tác tư nhân. Liên doanh, liên kết giữa các nước với nhau đang là xu hướng phát triển kinh tế chung của thế giới. Thực tiễn trong nước và trên thế giới cho thấy để liên doanh đạt hiệu quả cần phải giải đáp một loạt các vấn đề liên quan. Chẳng hạn, liên doanh để sản xuất cái gì ? Ta muốn có mặt hàng xuất khẩu nhưng phải tính đến khả năng cạnh tranh bởi nếu không có mặt hàng xuất khẩu của ta thì các nhà tư bản cũng đã gặp không ít đối thủ cạnh tranh. Không thể không trả lời cho các câu hỏi về thị trường nói chung, thị trường được hưởng và không được hưởng chế độ tối huệ quốc trong thương mại. Địa điểm xây dựng xí nghiệp liên doanh cũng không thể bỏ qua vì có quan hệ đến hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh. Một số vấn đề cần xác định rõ là việc lựa chọn “bạn cùng chơi” ở bên ngoài và cơ sở trong nước ở bên ngoài và cơ sở trong nước liên doanh với nước ngoài. Nên tích cực, chủ độngtìm bạn hàng, đặt quan hệ nhiều hãng, trước hết là các tập đoàn xuyên quốc gia, kinh doanh nhiều ngành. Bởi vì những tập đoàn này có đặc trưng là rất linh hoạt, có những quan hệ bền vững với nhiều nước, có bộ máy tiêu thụ đã được xếp đặt hoàn hảo. Nhưng còn mặt trái của tấm huy chương cần phải lưu ý. Chẳng hạn như trong phân công lao động thì các nước kém phát triển thường được phân công làm những quy trình công nghệ cần nhiều lao động giản đơn, luồng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến không có là bao. Các Công ty liên doanh thường đầu tư lớn vào các nước phát triển để sử dụng tiềm lực khoa học lớn ở nơi đây nhằm đón trước các thành tựu khoa học - kỹ thuật. Như vậy, trong buổi đầu liên doanh cũng khó mà hy vọng vào những nguồn đầu tư lớn từ bên ngoài. Việc lựa chọn cơ sở trong nước để liên doanh với nước ngoài cũng cần phải xem xét cẩn thận nếu không muốn “đánh mất mình”. Ngoài yếu tố phẩm chất chính trị của những nhà quản lý, còn phải tính đến phẩm chất kinh doanh đạt chất lượng cao, nhờ đó mà giành được sự tín nhiệm. 2.2. Công ty cổ phần với tính cách là hình thức kinh tế tư bản Nhà nước và cổ phần hoá xí nghiệp để thành lập xí nghiệp tư bản Nhà nước. Công ty cổ phần xuất hiẹn là một tất yếu khách quan, cho yêu cầu tập trung tư bản và có vai trò rất lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất. Khi xuất hiện Công ty cổ phần có nhiều dạng. Xét theo khả năng chuyển nhượng cổ phiếu mức quy định vốn pháp định tối thiểu, chia Công ty cổ phần làm hai loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty vô danh. Trong điều kiện hiện nay, trong nền kinh tế nhiều thành phần Công ty cổ phần được xem là một tất yếu kinh tế, sự tồn tại của nó không những chỉ là kết quả của quá trình tích tụ vốn mà còn là nhu cầu khách quan của việc củng cố tính hiệu quả nền kinh tế nhiều thành phần nói chung, của quốc doanh nói riêng. Cùng với việc xây dựng các Công ty cổ phần bắt đầu từ việc bán cổ phần và thu hút, Công ty cổ phần còn được thành lập trên cơ sở các xí nghiệp quốc doanh bằng biện pháp “cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước”. Thực chất cổ phần hoá xí nghiệp quốc doanh hiện nay là chuyển từ sở hữu Nhà nước thành sở hữu tập thể, hỗn hợp là làm gọn nhẹ, tối ưu thành phần kinh tế quốc doanh tăng thành phần kinh tế tập thể, cá thể, tư nhân. Nó là giải pháp nhằm thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ của các xí nghịp quốc doanh. Nó còn là giải pháp để góp phần khắc phục tình trạng phổ biến và nghiêm trọng hiện nay là sự thất thoát tài sản, lãng phí dưới nhiều hình thức. Cho nên, cùng với việc sắp xếp lại kinh tế quốc doanh theo hướng củng cố những cơ sở kinh tế cần thiết và có khả năng củng cố, càn thực hiện biện pháp “cổ phần hoá” xí nghiệp quốc doanh. Song, cần và chỉ nên củng cố số ít cơ sở quốc doanh có vị trí then chốt trong nền kinh tế, có nguồn thu lớn cho ngân sách, hoặc ở những ngành lĩnh vực mà tư nhân không muốn hoặc không đủ vốn, đủ sức đầu tư. 2.3. Đặc khu kinh tế. Qua thực tiễn nhiều nước đặc khu kinh tế là một vùng lãnh thổ quốc gia mà trên đó người ta áp dụng chế độ đặc biệt đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại. Mục tiêu của nó là : tăng cường khả năng cạnh tranh của nền sản xuất, tăng cường khả năng xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đẩy nhanh các quá trình khai thác công nghệ kỹ thuật mới và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới. Đặc khu kinh tế là một nội dung quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại, mang tính chất mới của nền kinh tế thế giới. Với vai trò là “cầu nối” nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, các đặc khu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng để biến các đường lối, chủ trương chính sách kinh tế đối ngoại của các nước này thành hiện thực. 2.4 Khu công nghệ chế biến xuất khẩu (khu chế xuất) “Khu công nghiệp chế biến xuất khẩu” là khu công nghiệp được quy định chuyên môn xuất chủ yếu cho xuất khẩu trong đó người ta áp dụng quy chế tự do thuế quan, tự do mậu dịch. Đặc khu kinh tế cũng như khu chế xuất, về thực chất được coi là các hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước, nơi đây không phải chỉ có một loại hình kinh tế tư bản Nhà nước đơn độc, thuần tuý, mà có nhiều hình thức cụ thể, như gồm cả hình thức tô nhượng, liên doanh, cho tư bản nước ngoài thuê.v.v.. Hiện nay ở nước ta đang chủ trương thí điểm thành lập khu chế xuất ở Tân thuận, vì vấn đề còn hết sức mới mẻ nên cần tham khảo kinh nghiệm các khu chế xuất trên thế giới. 2.5. Cho tư bản trong và ngoài nước, cho nông dân thuê các cơ sở sản xuất Kinh doanh và các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân. Đây cũng là một hình thức kinh tế tư bản Nhà nước được Lênin rất coi trọng. Trong cải cách, đổi mới kinh tế hiện nay ở nhiều nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và đã thực hiện hình thức kinh tế này. Không thể liệt kê toàn bộ dạn mục các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước trong nông nghiệp vì quá trình thực hiện mới chỉ vừa bắt đầu. Nhưng việc sử dụng các hình thức kinh tế này trong nông nghiệp cũng phải được coi là “cần thiết, có lợi, đáng mong đợi”. Đó là con đường hữu hiệu nhất để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, chuyển nền sản xuất từ phân tán đến tập trung, từ nền nông nghiệp nửa tự nhiên, tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá. Đó là con đường xã hội hoá sản xuất nông nghiệp trong thực tế. 2.6. Các Tổ chức hợp tác liên doanh với tính cách là các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước. Những hợp tác xã được Tổ chức theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thực hiện phân phối theo lao động có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng Sản thì chúng thuộc thành phần kinh tế tập thể mà chúng ta vẫn thường nói là một thành phần XHCN. ở nước ta mấy năm nay cũng xuất hiện những Tổ chức hợp tác tương tự như liên doanh liên hộ, tổ hợp dịch vụ, chế biến cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm v.v.. Những Tổ chức hợp tác liên doanh mà có sử dụng đất đai của sở hữu toàn dân, có vay vón của Nhà nước, và nhất là có sự kiểm dê kiểm soát của nhà nước, thì với quan niệm rộng theo tư tưởng của Lênin đó cũng đều là hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Chúng ta cần nắm lấy để phát triển nền kinh tế quốc dân. 3. Những hạn chế khi áp dụng CNTBNN vào nước ta. Chỉ nguyên với thực trạng một nước nghèo, kém phát triển đang nằm trong khủng hoảng kinh tế - xã hội, bên ngoài đang bị chính sách bao vây, cấm vận đè nặng, chúng ta quả là đang ở vào vị trí xuất phát không thuận lợi lắm trong cuộc đua kinh tế. Nếu so sánh tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người năm 1987, thì nước ta kém Thái Lan 6 lần, kém Philipin hơn 4 lần, kém Malaixia hơn 13 lần, kém Inđonêxia gần 4 lần. Ta đứng trước nguy cơ là nếu không có một chiến lược đúng, không có những cố gắng vươn lên thì khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa nước ta và các nước láng giềng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa sẽ tăng lên, chứ không giảm. Phải nhìn vào thực trạng nước ta trong bối cảnh quốc tế chung. Tuy có thuận lợi nào đó, song trong bối cảnh quốc tế hiện nay, chúng ta cũng có khó khăn mới. Mặc dù nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường song sự chuyển biến ấy lại xuất phát từ một nền kinh tế chủ yếu là tự nhiên, tự cung tự cấp, hiện vật. Do vậy cái thiếu thốn nhất và ỳ đó gây nhiều khó khăn nhất trong quản lý kinh tế nói chung, quản lý sự hồi sinh, dung nạp, du nhập chủ nghĩa tư bản nói riêng là chưa có thói quen “làm ăn theo kiểu buôn bán”, thiếu trí thức và đội ngũ kinh doanh hiện đạo. Mặc dù đất nước ta có một số tài nguyên thiên nhiên có sức hấp dẫn với người nước ngoài, song trước sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, hai ưu thế của các nước kem và đang phát triển là tài nguyên và sức lao động đã và đang mất đi đáng kể sức hút đối với các Công ty xuyên quốc gia. Các nước này buộc phải lao vào ngành kỹ thuật cao nhưng vấp phải vấn đề vốn và đội ngũ khoa học, kỹ thuật không có hoặc yếu kém. Một khó khăn mới tới là, sự chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Chúng mưu toan thực hiện “diễn biến hoà bình” và hướng công cuộc đổi mới của nước ta đi chệch khỏi con đường xã hội chủ nghĩa. Những mặt trái của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước là những vấn đề hết sức phức tạp, đến mức có thể gây ra sự bất bình của cả một tầng lớp dân cư nào đó trước sự dung nạp,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50028.doc
Tài liệu liên quan