Mục Lục
trang
Phần 1: Mở bài 2
Phần 2: Lý luận của Lê nin về CNTBNN . 3
I: Bàn về CNTBNN 3
I.1. Chủ nghĩa TBNN là gì 3
I.2. Các hình thức của CNTBNN 3
I.3. Vai trò của CNTBNN trong t/k quá độ 6
I.4. Điều kiện để sử dụng CNTBNN 8
II. Lý luận của Lê nin về CNTBNN trong 9 thời kỳ quá độ lên CNXH
II.1. Tình hình nước Nga lúc đó và chính 9 sách thuế lương thực
II.2. Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết sử 11
dụng CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH
II.3. CNTBNN không đối chọi với CNXH 11
II.4. CNTBNN muốn đi lên thì phải thông qua kiểm kê,kiểm soát của toàn dân 12
II.5. CNTBNN là một bước tiến để đi lên CNXH 13
III. Kết quả thực hiện CNTBNN thời Lê nin 13
III.1 Sử dụng CNTBNN ở nước Nga Xô Viết 13
III.2. Sử dụng CNTBNN ở một số nước Đông âu 14
III.3. Sử dụng CNTBNN ở những nước đang p/t 14
Phần 3: Sự vận dụng lý luận của Lê nin về 16
CNTBNN ở Việt Nam
I. Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế 16
TBNN ở nước ta
II. Những hình thức cụ thể của kinh tế TBNN 18
đang được vận dụng ở nước ta
II.1 Góp vốn cổ phần 18
II.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 19
II.3. Đầu tư 100% vốn nước ngoài 19
II.4. Các hình thức khác 19
III. Những tồn tại và hạn chế 19
IV. Những giải pháp 21
IV.1. Về nhận thức 21
IV.2. Những giải pháp về chính sách 21
IV.3. Giải pháp tạo điều kiện cơ sở hạ tầng 22
IV.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 22
IV.5. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước 23
Phần 4: Kết luận 24
Phần 5: Danh mục tài liệu tham khảo 25
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận của Lê-Nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luận đó vào Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong các tầng lớp nhân dân. Việc nhất quán quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước yên tâm bỏ vốn và huy động vốn trong dân để kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần, cũng như việc cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước thông qua việc bán cổ phiếu cho tư nhân, mở ra một triển vọng rất lớn trong việc huy động nguồn vốn nói trên.
I.3.3. CNTBNN tác động vào việc chuển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Việc sử dụng tất cả các hình thức của CNTBNN sẽ thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
- Một là: Thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế.
Trong một nền kinh tế lạc hậu thì ngành công nghiệp chiếm ưu thế cả về tỷ trọng giá trị sản phẩm, tỉ trọng lao động còn trong nông nghiệp thì trồng trọt nhất là cây lương thực đóng vai trò chủ yếu. Việc phát triển CNTBNN nhất là hình thức tô nhượng giữa nhà nước với tư bản tư nhân trong và ngoài nước sẽ tăng nhanh tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong các mặt nói trên, tăng tỉ trọng của nghành chăn nuôi của cây công nghiệp và cây ăn quả giảm tỉ trọng cây lương thực.
Các doanh nghiệp nhà nước lại thường hướng vào những lĩnh vực có trình độ công nghệ cao, do đó còn làm biến đổi cả chất lượng của hàng hoá và giá thành của sản phẩm.
- Hai là: Làm biến đổi cơ cấu vùng kinh tế.
Việc phân bố các doanh nghiệp kinh tế tư bản nhà nước nhất là trong các khu chế xuất và khu công nghiệp hay các đặc khu kinh tế trên nhiều vùng của đất nước sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của từng địa phương, hình thành nhiều đô thị mới làm trung tâm kinh tế XH lôi cuốn cả vùng phát triển theo. Việc đó góp phần khắc phục tình trạng tập trung quá mức dân cư và công nghiệp vào những đô thị lớn tới mức quá tải về giao thông, chỗ ở, về ô nhiễm môi trường… đồng thời giảm bớt khoảng cách, chênh lệch quá xa về trình độ phát triển giữa đô thị lớn với những vùng khác có điều kiện thu hút các dự án đầu tư.
- Ba là: Đổi mới kết cấu thành phần kinh tế.
Cũng chính việc mở rộng các hình thức của CNTBNN đã tạo ra sự cạnh tranh và hợp tác mới, buộc các đơn vị kinh tế khác phải cải tiến để nâng cao hiệu quả nhằm đứng vững trong cạnh tranh và thúc đẩy kinh tế nhà nước phải vươn lên để thực sự giữ vai trò chủ đạo, nhờ đó mà giải phóng được lực lượng sản xuất, huy động được các nguồn lực tiềm tàng của đất nước.
I.3.4. CNTBNN là cầu nối giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế XHCN.
Lê nin cho rằng trong thời kỳ quá độ lên CNXH thì CNTBNN đã gắn kết hai ngành kinh tế: kinh tế TBCN và kinh tế XHCN. Có được mối quan hệ này là do sự điều hành tài tình của các nhà lãnh đạo.
I.4. Điều kiện cần có để sử dụng CNTBNN.
Đề cập tới vấn đề này, Lê nin đã nhiều lần nhấn mạnh đến những điều kiện đảm bảo vận dụng thành công CNTBNN ở một số nước có nền kinh tế chận phát triển. Từ đó chúng ta có thể nêu lên một số điểm cần chú ý để sử dụng có hiệu quả của CNTBNN trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
- Trước hết: phải xây dựng được một nhà nước vững mạnh đặt dưới sự lãnh đạo không chia sẻ của Đảng Cộng Sản thực sự dân chủ và biết quản lý có hiệu quả các quá trình kinh tế-XH. Muốn sử dụng CNTBNN như Lê nin thường nhắc nhở phải có chính sách thật mền dẻo, khi chính sách thật mềm dẻo thì bộ máy nhà nước phải vững mạnh. Sự vững mạnh ấy được tạo nên từ sức mạnh kinh tế, nhà nước nắm và sử dụng có hiệu quả các đài chỉ huy kinh tế, các khối lượng vật tư hàng hoá, các cơ sở kinh tế thuộc sở hứu công cộng, công nghiệp và giao thông vận tải…. Trong nền kinh tế hàng hoá có sự hiện diện của CNTBNN, sức mạnh của nhà nước biểu hiện tập chung ở sức mạnh tài chính, ngân hành, cơ sở công nghiệp lớn, các tư liệu sản xuất cơ bản của XH. Không những thế nhà nước còn phải biết sử dụng thành thạo các công cụ pháp luật và chính sách kinh tế sao cho có hiệu lực để mọi hoạt động của các khu vực kinh tế tư nhân theo định hướng của nhà nước vô sản.
- Thứ hai: Cần có quan niệm đúng về CNTBNN đối với một nước tiểu nông đi lên CNXH. Đó là chiếc cầu phải bắc không có nó không thể tiến thêm được bước nào trên con đường XHCN.
- Thứ ba: Cần phát triển mạnh kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo mục tiêu XHCN. Điều quan trọng ở đây là có chính sách hợp lý để giải phóng và phát triển ở mức đọ cần thiết những hình thức kinh tế tư nhân nói chung, tư bản tư nhân nội địa nói riêng vừa để phát triển lực lượng sản xuất vừa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Thứ tư: Cần có chính sách XH và công tác chính trị tư tưởng tương ứng với tiến trình thực hiện CNTBNN ở nước ta, mà cái nút của vấn đề là giải quyết hợp lý sự chênh lệch về thu nhập giữa người làm trong các cơ sở kinh tế TBNN với người làm trong các cơ sở, xí nghiệp sản xuất còn lại.
II. Lý luận của Lê nin về CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
II.1. Thực trạng của nước Nga Xô Viết và bàn về thuế lương thực (năm 1918)
Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH ở nước Nga theo Lê nin, trong chế độ đó bất cứ ai cũng thừa nhận là có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của CNTB và CNXH. Vậy rõ ràng trong tình hình này CNTBNN về kinh tế cao hơn nhiều so với nền kinh tế hiện nay. CNTBNN không có gì là đáng sợ đối với chính quyền Xô Viết vì nước Xô Viết là một nước mà trong đó chính quyền của công nhân và dân nghèo đã được bảo đảm.
Năm 1918-1920 diễn ra cuộc nội chiến ở Nga tình trạng kinh tế bị tàn phá nặng nề đã kìm hãm sự phục hồi của lực lượng sản xuất làm cho chính giai cấp vô sản hao tổn sức lực. Thêm vào đó, nạn mất mùa năm 1920 đã đẩy nền kinh tế Nga vào tình trạng suy thái nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng đó bắt buộc phải dùng những biện pháp cấp tốc, cấp thiết nhất để cải tiến đời sống nhân dân, không thể làm như vậy được nếu không có sự sửa đổi trong chính sách lương thực. Một trong những điều sửa đổi là thay thế chế độ trưng thu bằng thuế lương thực. Thực chất của việc thay theea đó là hình thức quá độ từ chế độ cộng sản thời chiến sang chế độ trao đổi sản phẩm XHCN bình thường. Chính sự suy thoái nghiêm trọng đó đã là bước quá độ trở thành cần thiết và ccaaps bách vì thế không thể khôi phục được nhanh chóng nền đại công nghiệp. Chỉ có chính sách thuế lương thực mới phù hợp với những nhiệm vụ của giai cấp vô sản, mới có thể củng cố được cơ sở vật chất CNXH và đưa CNXH đến thắng lợi hoàn toàn.
Vậy tại sao phải thay việc trưng thu bằng thuế lương thực? Vì việc trưng thu tỏ ra cực kỳ nặng nề và bất tiện cho người nông dân. Thuế lương thực thấp hơn sơ với việc trưng thu hai lần. Người dân nào cũng biết rõ số thuế phải nộp. Do đó sẽ ít có tình trạng loọng quyền khi thu thuế. Nông dân sẽ càng có lợi trong việc cải thiện kinh doanh của mình, chăm lo thu hoạch.
Như vậy thuế lương thực giúp vào việc cải thiện nền kinh tế nông dân. Bây giờ nông dân sẽ bắt tay vào việc một cách yên tâm hăng hái hơn vì lợi ích của chính mình đó chính là điểm chủ yếu.
II.2. Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết sử dụng CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Như đã nói ở trên, việc thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ “cộng sản thời chiến” sang chíng sách “kinh tế mới “.Có nghĩa là nông dân đã được tự do mua bán những nông sản thừa ngay sau khi đã nộp thuế, mà thuế lương thực chỉ chiếm một phần rất nhỏ các sản phẩm. Tức là “sau khi đã nộp đầy đủ thuế hiện vật, nông dân có quyền tự do trao đổi số lúa mì còn lại của anh ta” .Sự trao đổi mua bán được coi là”một hình thức mới của chủ nghĩa tư bản ,là sự lập lại chủ nghĩa tư bản ở mức độ nào đó ,là một thứ chủ nghĩa tư bản được giai cấp công nhân tự giác cho phép tồn tại và hạn chế .Lê-nin nhấn mạnh nhiều lần rằng nếu có kinh tế nhỏ, có tự do trao đổi là chủ nghĩa tư bản xuất hiện và phát triển, không thể nào tránh khỏi sự thật đó”. Như vậy, chủ nghĩa tư bản nhà nước nếu hiểu một cách ngắn gọn “là một thứ chủ nghĩa tư bản mà chúng ta có thể hạn chế ,có thể quy định giới hạn, chủ nghĩa tư bản Nhà nước gắn liền với Nhà nước, mà Nhà nước chính là giai cấp công nhân, là bộ phận tiên tiến của công nhân, là đội tiên phong của chúng ta”.
Trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới( NEP) ở nước Nga Xô viết, Lê-nin đã chỉ rõ rằng việc khuyến khích tẹ do buôn bán trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong một nước tiểu nông thì tính tự phát tiểu tư sản sẽ chiếm ưu thế. Theo đó sự phát triển của kinh tế tiếp theo tất yếu sẽ là sự phát triển TBCN nhưng không thể ngăn cấm mà chính sách đúng đắn duy nhất là hướng sự phát triển của CNTB vào cong đường CNTBNN. CNTBNN là một bước tiến lớn để chiến thắng tình trạng vô chính phủ và là giải pháp hữu hiệu để tiến lên CNXH bằng con đường chắc chắn nhất. CNTBNN là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho CNXH, là phòng chờ đi vào CNXH, là nấc thang lịch sử mà giữa nó và CNXH không còn nấc thang nào nữa ở giữa.
II.3. CNTBNN không đối trọi với CNXH mà là giai cấp tiểu tư sản cộng với tư bản tư nhân cùng đấu tranh chống lại cả CNTBNN và CNXH.
Giai cấp tiểu tư sản chống lại bất cứ sự can thiệp, kiểm kê và kiểm soát nào của Nhà nước, dù là chủ nghĩa tư bản nhà nước hay chủ nghĩa xã hội nhà nước. “ Đó là sự thật không thể tranh cãi vào đâu được”, một sự thật mà không hiểu nó thì gây ra nhiều sai lầm về kinh tế.
Người tiểu tư sản tàng trữ một số ít tiền, vài nghìn rúp, tích luỹ được một cách “chính đánh” và nhất là một cách không chính đáng trong thời kỳ chiến tranh.Đấy là loại thành phần kinh tế tiêu biểu với tính cách là cơ sở của tệ đầu cơ và chủ nghĩa tư bản tư nhân. Người tiểu tư sản cất giữ vài nghìn rúp là kẻ thù của chủ nghĩa tư bản nhà nước, họ chỉ muốn dùng những khoản tiền ấy cho riêng họ thôi, chống lại dân nghèo, chống lại bất cứ sự kiểm soát chung nào của Nhà nước nhưng số tiền vài nghìn rúp ấy lại đem lại cơ sở hàng tỷ cho tệ đầu cơ đang phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta.
II.4. CNTBNN muốn phát triển đi lên và thúc đẩy sự tiến tới CNXH đều phải thông qua con đường “sự kiểm kê và kiểm soát của toàn đân đối với xản xuất và phân phối sản phẩm”.
Lê-nin đã từng khẳng định vai trò to lớn của sự kiểm kê kiểm soát. ở nước Nga Xô viết, chủ nghĩa tư bản tiểu tư sản chiếm ưu thế, từ chủ nghĩa tư bản tiểu tư sản đi đến CNTBNN với quy mô lớn cũng như đi đến CNXH, đều phải trải qua cùng một con đường, thông qua cùng một cái trạm chung gian, đó là “sự kiểm kê kiểm soát của toàn dân đối vơi sản xuất và phân phối sản phẩm”. Ai không hiểu điều ấy thì người đó sẽ mắc phải sai lầm không thể tha thứ được trên vấn đề kinh tế, hoặc là không biết tình hình thực tế, không nhìn thấy sự vật hiện có, không biết nhìn thẳng vào sự thật, hoặc là chỉ tự hạn chế ở chỗ đem CNTB đối lập một cách trừu tượng với CNXH, chứ không nghiên cứu những hình thức cụ thể và các giai đoạn phát triển của thời kỳ quá độ ấy. Trong lúc ấy, ở nước Nga, chính vì nếu không trải qua một cái gì chung cho CNTBNN và CNXH (sự kiểm kê kiểm soát của toàn dân) thì không thể vượt khỏi tình trạng kinh tế thời đó của nước Nga để vươn lên cho nên dọa người và dọa mình bằng câu “tiến hoá về phía CNTBNN” là một điều hoàn toàn phi lý về lý luận. Cái đó thực ra có nghĩa là suy nghĩ “thoát ly khỏi” con đường thực tế của “tiến hoá”, không hiểu con đường ấy trong thực tiễn, như vậy chẳng khác gì kéo lùi về phía CNTB tiểu tư hữu.
II.5. CNTBNN trong một nước dân chủ-cách mạng thực sự có nghĩa là một bước tiến lên CNXH.
Bởi vì chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì khác hơn là một bước tiến liền ngay sau chế độ độc quyền tư bản nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào CNXH, là nấc thang lịch sử mà giữa nó với nấc thang được gọi là CNXH thì không có một nấc nào ở giữa cả.Chúng ta càng leo cao trên bậc thang chính trị ấy, chúng ta thể hiện càng đầy đủ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản qua các Xô -viết, thì chúng ta càng ít có quyền lo sợ CNTBNN hơn, chẳng lẽ điều đó không rõ ràng hay sao? Đứng trên ý nghĩa vật chất, kinh tế, sản xuất mà xét thì chúng ta còn chưa tính đến “phòng chờ” mà chúng ta chưa đạt tới ấy thì ta không thể vào cửa CNXH được.
III.Kết quả thực hiện CNTBNN thời Lê-nin, những kinh nghiệm ban đầu
III 1.Sử dụng CNTBNN ở nước Nga Xô viết.
Sau một thời gian thi hành chính sách kinh tế mới, tình hình kinh tế ở nước Nga Xô viết đã được cải thiện nhanh chóng. Nông dân chẳng những thoát được nạn đói mà còn nộp thuế lương thực hàng triệu rúp. Công nghiệp nhẹ có đà phát triển, đời sống công nhân được cải thiện. Nhờ tô nhượng với nước ngoài mà phát triển được một số ngành công nghiệp quan trọng. Tô nhượng cùng với công ty hợp doanh đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thêm dự trữ ngoại tệ, mở rộng quan hệ thị trường.Nhờ sách kinh tế mới mà thu được một số vốn lớn hơn 20 triệu rúp vàng( nhờ thương nghiệp mà có vốn ấy). Điều quan trọng là tiết kiệm được về mọi mặt, kể cả những chi phí về trường học để cứu vãn công nghiệp nặng.
Tuy nhiên so với mong muốn và mục tiêu ban đầu đặt ra của Lê-nin thì kết quả thực hành chế độ này vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân quan trọng nhất là chủ nghĩa tư bản đế quốc vẫn tìm cách bóp chết chính quyền Xô viết, vì thế sự hợp tác, sự đầu tư của tư bản nước ngoài vào Liên Xô, không đạt sự mong muốn. Và trong những năm 1923, 1924( năm cuối cùng của Lê-nin) tỷ trọng của chủ nghĩa tư bản nhà nước-với tính cách là một thành phần, một hình thức kinh tê, trong tổng sản phẩm của cả nước chỉ chiếm có 1%. Năm 1923, các xí nghiệp tô nhượng mới sản xuất được khối lượng sản phẩm trị giá 35,1 triệu rúp. Mặc dù chính quyền Xô viết đã “nhượng bộ” đến mức tối đa, tạo những điều kiện thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, song thái độ hợp tác, cùng với mưu đồ của các nước đế quốc câú kết với nhau chống lại Nhà nước Xô viết non trẻ đã cản trở việc áp dụng rộng rãi các hình thức của CNTBNN.
Thời gian thực hiện CNTBNN tuy ngắn ngủi và còn nhiều hạn chế, song điều quan trọng là, lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản Nga dưới sự lãnh đạo thiên tài của Lê-nin đã tìm ra một phương thức, con đường đi lên CNXH ở một nước tiểu nông sau khi áp dụng các phương pháp trực tiếp không thành công. Kết quả lớn nhất là bắt đầu hình thành một khái niệm mới, và CNTBNN đã thực sự là một phần đặc trưng của chính sách kinh tế mới. Và nhờ chính sách kinh tế mới mà chính quyền Xô viết đã giữ được những vị trí vững chắc trong nông nghiệp và công nghiệp và có khả năng tiến lên được. Nông dân vừa lòng, công nghiệp cũng như nông nghiệp đang hồi sinh và phát triển. Đó là một thắng lợi của chính quyền Xô viết.
III.2.Sử dụng CNTBNN ở một số nước Đông Âu.
Thắng lợi quân sự của Hồng Quân Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến sự ra đời của một loạt nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, chỉ sau một thời gian ngắn, giai cấp tư sản ở các nước Đông Âu cơ bản đã được cải tạo bằng các hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhưng phổ biến nhất là hình thức công ty hợp doanh. Kết quả là nền kinh tế của các nước Đông Âu phát triển vượt bậc chỉ sau một thời gian ngắn.
III.3.Sử dụng CNTBNN ở những nước đang phát triển.
Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến việc sử dụng CNTBNN ở các nước đang phát triển, bởi CNTBNN vốn là một phạm trù kinh tế của CNTB. Có thể rút ra những bài học kinh nghiệp của một số các quốc gia trong khu vực trong quá trình phát triển kinh tế.
- Thứ nhất: phải tạo ra một Nhà nước mạnh, một Nhà nước có khả năng đưa ra một định hướng chiến lược, cơ cấu kinh tế có triển vọng kèm theo đó là hệ thống luật pháp và những biện pháp kinh tế hành chính có tính khuyến khích và ràng buộc cao. Một nhà nước mạnh với bộ máy gọn nhẹ, có năng lực với chính sách cởi mở sẽ là điều kiện quan trọng thu hút các nhà đầu tư.
- Thứ hai: đưa ra và thực hiện thành công chiến lược kinh tế mở. Vấn đề mấu chốt là làm sao vừa thu hút được nhiều vốn, kỹ thuật của nước ngoài sử dụng chúng một cách hợp lý có hiệu quả vừa đảm bảo được tính tự chủ của nền kinh tế.
Phần 3
Sự vận dụng lý luận của lê nin về
cntbnn ở việt nam
I. Sự cần thiết và khả năng sử dụng hình thức kinh tế TBCN ở nước ta.
Việc tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan. Trong đó kinh tế TBNN là một thành phần rất quan trọng, nó biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo là kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân. Thông qua quan hệ này, kinh tế TBNN thực hiện vai trò là cầu nối giữa sản xuất nhỏ với sản xuất lớn, là trung gian chuyển từ kinh tế TBCN lên kinh tế XHCN.
Trong đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thành phần kinh tế TBNN được coi trọng và khuyến khích phát triển mạnh mẽ nó đóng góp một phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế XH, biểu hiện ở những kết quả sau:
a). Góp phần huy động vốn cho phát triển kinh tế và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
Để phát triển kinh tế và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước vấn đề là huy động được nguồn vốn tư nhân trong nước và đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là hết sức quan trọng. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá luồng chảy của nguồn vốn FDI(đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) là rất đa dạng với quy mô ngày càng rộng lớn không chỉ ở các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển mà các nước đang phát triển cũng đầu tư trực tiếp vào nhau. ở nước ta theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tư thì kế hoạch 5 năm 1996-2000 cần số vốn cho đầu tư phát triển từ 41- 42 tỉ $, trong đó từ ngân sách nhà nước đảm bảo 21%, huy động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(FDI) là 31% thông qua các hình thức kinh tế TBNN, từ các nguồn vốn khác như vay ODA, huy động tiết kiệm đầu tư từ các doanh nghiệp và của dân cư khoảng 48%. Trong thực tế 10 năm kể từ năm 1989-1999, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng ký trong giấy phép là 35 tỉ $ tăng bình quân gần 49% một năm và thực tế đã được giải ngân khoảng 12-14 tỉ $ bằng 30% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn XH, một kết quả có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn mở đầu của thì kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
b). kinh tế TBNN góp phần đẩy mạnh phát triển kỹ thuật công nghiệp và kinh nghiệm quản lý nền kinh tế đất nước.
Khi khoa học kỹ thuật công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì những nước lạc hậu như nước ta phải tiếp cận, đuổi bắt và đi trước đón đầu như thế nào cho phù hợp và không bị tụt hậu. Với lợi thế về vốn đầu tư và khả năng kỹ thuật công nghệ của các nước phát triển và các nước NICS(các nước đang phát triển) sẽ góp phần đổi mới nhanh chóng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh ở nước ta. Đông thời giàn tiếp thúc đảy các thành phần kinh tế khác phải đổi mới kỹ thuật công nghệ qua cạnh tranh và hợp tác. Thực tế qua 10 năm(1989-1999) cho thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có kỹ thuật công nghệ cao hơn so với các thành phần kinh tế khác nhất là trong ngành công nghiệp. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm tốt hơn, mẫu mã đa dạng phong phú hơn, một số ngành công nghiệp mới đòi hỏi công nghệ cao ra đời từ những doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư từ nước ngoài như: Công nghiệp dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, công nghệ điện tử, viễn thông, thiết bị chính xác….
c). Phát triển kinh tế tư bản nhà nước cũng có nghĩa là phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập, tạo ra việc làm mới cho XH.
Tuy mới ra đời nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn mức tăng chung của nền kinh tế,giữ vai trò quyết định mức tăng trưởng cao và ổn định của ngành công nghiệp, làm tăng thêm quy mô, tốc độ tăng trưởng và phong phú đa dạng các loại hình dịch vụ, du lịch nước ta. Tính đến năm 1999 đã giải quyết trên 35 vạn lao động có việc làm, đảm bảo thu nhập bình quân là 65$ một tháng.
d). Hoạt động của kinh tế TBNN, mà chủ yếu là thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ làm cho sợi dây liên kết giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới chặt chẽ hơn tạo điều kiện và giúp đỡ các thành phần kinh tế trong nước phát triển và mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu.
Đến năm 1998, đã có trên 700 công ty lớn thuộc 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam giá trị trao đổi kinh tế thông qua hoạt động nhập khẩu trong 10 năm trở lại đây (1988-1998) phát triển bình quân 20% một năm trong đó kinh tế TBNN phát triển 28% một năm chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
e). Từ vị trí quan trọng trong sản xuất, kinh tế TBNN có vai trò hết sức tích cực đối với việc ổn định và làm lành mạnh hoá XH.
Thông qua giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần giảm nhẹ áp lực của tiêu cực XH. Mặt khác những hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho XH tăng lên, chungre loại đa dạng phong phú, chất lượng được nâng cao, phong cách phục vụ thuận tiện văn minh góp phần cải thiện và nâng cao đời sống toàn XH.
II. Những hình thức cụ thể của kinh tế TBNN đang được vận dụng ở nước ta.
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta là áp dụng phổ biến hình thức kinh tế TBNN mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước. áp dụng nhiều phương thức góp vốn kinh doanh giữa nhà nước với các nhà kinh doanh tư nhân trong nước. Đến nay các hình thức biểu hiện chủ yếu của kinh tế TBNN ở nước ta là:
II.1. Góp vốn cổ phần.
Là hình thức tham gia góp vốn giữa nhà nước với tư nhân trong và ngoài nước mà đại diện cho nhà nước là các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty và các tổ chức khác của nhà nước như viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, đơn vị sự nghiệp. Đây là hình thức phổ biến nhất chiếm khoảng 65% tổng số dự án và 75% tổng số vốn đầu tư của thành phần kinh tế này.
II.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Là hình thức liên kết sản xuất kinh doanh giữa cơ sở kinh tế có tư cách pháp nhân của nhà nước với tư nhân nước ngoài để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh theo hợp đồng thoả thuận giữa các bên.
Hình thức này thích hợp với những hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn ít, thời gian liên kết hoạt động giữa các bên ngắn thường dưới 5 hoặc 10 năm thậm chí vài tháng. Hình thức này ít phổ biến, chiếm khoảng 5% về số dự án và 3% về vốn đầu tư trong thành phần kinh tế TBNN.
II.3. Đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Là các doanh nghiệp do tư nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn. Thực chất đây là hình thức liên kết giữa nhà nước XHCN với TB tư nhân nước ngoài dưới hình thức tô nhượng.
Các tài nguyên khoáng sản, đất đai và các dịch vụ của nhà nước cho tư bản nước ngoài thuê, mua sử dụng vào sản xuất kinh doanh và chịu sự quản lý của nhà nước XHCN. Hình thức này thích hợp với những ngành sản xuất kinh doanh cớ lợi nhuận cao hoặc ít rủi ro. Tỷ trọng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài ở những năm 1990 chỉ từ 10-15% thì nay chiếm gần 30% về số dự án và trên 20% về vốn đầu tư.
II.4. Ngoài ba hình thức kể trên trong luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam còn cho phép các hình thức khác như: đầu tư, kinh doanh chuyển giao BOT. Những hình thức này đã được áp dụng nhưng còn đang thăn dò thử nghiệm nên tỷ trọng nhỏ chưa đáng kể.
III. Những tồn tại và hạn chế chủ yếu trong hoạt động và phát triển của thành phần kinh tế TBNN.
Từ Đại hội VI quan điểm về phát triển kinh tế TBNN đã được đặt ra nhưng thực tế đi vào đời sống kinh tế XH nước ta chỉ từ sau Đại hội VII(nghĩa là từ năm 1991 lại đây). Tuy thời gian chưa nhiều, trong điều kiện vừa làm vừa rút kinh nghiệm bổ xung song đã đạt được những kết quả đáng kể đồng thời cũng bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế:
III.1. Chủ trương phát triển nguồn vốn FDI thông qua hình thức kinh tế TBNN là đúng đắn và cần thiết, song sự phát triển tràn lan thiếu sự hướng dẫn, định hướng đầu tư dẫn đến hiện tượng mất cân đối trong các thành phần kinh tế khác trong nước xuất hiện.
Chỉ trong thời gian ngắn đã cho đầu tư quá lớn vào một số ngành, tạo ra năng lực sản xuất vượt xa so với nhu cầu trong nước, trong khi đó tiềm năng xuất khẩu không có, gây ra sự lãng phí về vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh của toàn ngành.
Những ngành đầu tư có khả năng thu hồi vốn nhanh, tỷ lệ lãi xuất cao sử dụng nhiều lao động, thì đầu tư 100% vốn nước ngoài là chủ yếu, như ngành dệt 91% vốn là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, ngành may 89,4%, ngành giấy là 83,3%….
III.2. Tuy mới phát triển mạnh ở vài năm gần đây, nhưng cho thấy hiệu quả đầu tư thấp.
Trong quá trình đầu tư góp vốn không ít dự án nước ngoài đưa vào liên doanh với giá thiết bị, vật tư quá cao so với mặt bằng giá thị trường quốc tế. Nhiều dự án đưa vào kinh doanh nhưng cả chi phí đầu vào và giá đầu ra do phía nước ngoài thao túng, đưa vào nhiều chi phí không hợp lý mà phía Việt Nam không kiểm soát được.
III.3. Chủ trương phát triển kinh tế TBNN theo quan điểm nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Nhưng trong liên doanh hợp tác với nước ngoài thì phần vốn của nhà nước ta đã thấp lại còn có xu hướng giảm.
III.4. Cơ chế quản lý đối với thành phần kinh tế TBNN chưa hoàn thiện còn nhiều lúng túng và sơ hở.
Quan hệ quản lý và phân phối lợi ích có nhiều vấn đề bất cập. Những hiện tượng sơ hở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21107.doc