Theo quan điểm của tâm lí học học tập, hoạt động nhận thức của học sinh trong
quá trình học tập có thểdiễn ra trên các bình diện khác nhau: Bình diện hành động đối
tượng - thực tiễn, bình diện trực quan trực tiếp, bình diện trực quan gián tiếp và bình
diện nhận thức khái niệm ngôn ngữtrong đó vai trò của ngôn ngữtăng dần và vai trò
của trực quan Giảm dần.
1. Bình diện hành động đối tượng -thực tiễn: Ví dụsửdụng các thiết bịthí nghiệm
dùng cho thí nghiệm của học sinh.
2. Bình diện trực quan trực tiếp:Ví dụnhưviệc sửdụng các vật thật, các ảnh
chụp, các thiết bịdùng cho thí nghiệm của giáo viên, các phim học tập quay các cảnh thật.
3. Bình diện trực quan gián tiếp:Khi sửdụng các thí nghiệm mô hình, các phim
hoạt hình, các phần mềm máy vi tính mô phỏng các hiện tượng, quá trình Vật lí, các
mô hình vật chất, các hình vẽ, sơ đồ.
4. Bình diện nhận thức khái niệm - ngôn ngữ:Các phương tiện dạy học nhưsách
giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các phần mềm vi lính dùng cho ôn tập tạo
điều kiện cho học sinh hoạt động nhận thức trên cơsởcác khái niệm, các kết luận khái
quát, tức là hoạt động trên bình diện khái niệm - ngôn ngữ.
Trong thực tiễn dạy học Vật lí ởtrường phổthông hiện nay cho thấy tiềm năng của
phương tiện dạy học trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh chưa
được khai thác đầy đủ. Đó là một trong các nguyên nhân làm cho kiến thức của học
sinh hời hợt, không bền vững, ít có khảnăng vận dụng. Đểnâng cao chất lượng nắm
vững kiến thức của học sinh, người giáo viên Vật lí cần nghiên cứu nắm vững ưu
nhược điểm của từng loại phương tiện dạy học, biết phối hợp hài hoà chúng khi dạy
học từng kiến thức, kỹnăng cụthể, vừa làm cho quá trình dạy học hiệu quả, vừa tránh
được sựphức tạp khi sửdụng các phương tiện dạy học không hợp lí.
168 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận dạy học Vật lý ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng các giả thuyết thường được thực
hiện nhờ thí nghiệm. Chú ý lựa chọn thí nghiệm kiểm chứng sao cho hiện tượng thí
nghiệm được đơn nhất, thiết bị thí nghiệm đơn giản, tiến hành thí nghiệm ngắn gọn
hợp lí, kết luận rút ra từ thí nghiệm xuất hiện một cách logic và nằm trong phạm vi
kiến thức mà học sinh có thể hiểu được.
3. Kiểm tra, vận dụng kết quả
Các công việc cụ thể của giai đoạn này là
a) Thảo luận kết quả và đánh giá;
b) Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu;
c) Phát biểu kết luận
d) Đề xuất vấn đề mới
Trong giai đoạn này chú ý cho học sinh vận dụng sáng tạo các tri thức đã thu nhận
được, tức là vận dụng để giải quyết những tình huống mới, khai thác với những tình
huống mới gặp phải khi thu nhận kiến thức.
3.5.4. Ví dụ về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Vận đụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để thiết kế tiến trình xây dựng
kiến thức "Định luật bảo toàn động lượng" (theo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực
hiện chương trình, SGK lớp 10 THPT, Vật lí nâng cao - Bộ GD&ĐT, HN.2006).
71
- Từ mối liên giữa các lực tương tác theo định luật III Niu-tơn, biểu diễn các lực theo
định luật Niu-tơn (theo a ). biểu diễn các a theo ∆v , ∆ v theo v của vật trước và sau
tương tác, ta sẽ thấy được mối liên hệ giữa các vận tốc của hai vật trong hệ trước và
sau tương tác.
- Định luật III Niu-tơn: 12F = - 21F ; Định luật II Niu-tơn: 12F = m2 2a , 21F = m1 1a
Biểu thức tính:
t
vv
t
va
t
vv
t
va ∆
−=∆
∆=∆
−=∆
∆= 11112222 ';'
m2 2a = - m1 1a ⇒ t
vvm
t
vvm ∆
−−=∆
− 11
1
22
2
'' ⇒ m2 2'v - m2 2v = m1 1'v + m1 1v
⇒ Kết luận: m1 1v + m2 2v = m1 1'v + m2 2'v
m1 1v + m2 2v = m1 1'v + m2 2'v
- Khái niệm động lượng: Động lượng của một vật chuyển động là đại lượng đo
bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật p = mv.
- Định luật bảo toàn động lượng: Véc tơ tổng động lượng của hệ kín được bảo toàn.
Căn cứ vào tiến trình nêu trên có thể xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể.
Khi hai vật tương tác với
nhau, mỗi vật đều thu được
gia tốc, nghĩa là vận tốc của
mỗi vật bị thay đổi.
Có hệ thức nào biểu thị mối liên hệ
giữa các vận tốc của hai vật trong
hệ trước và sau tương tác không?
Xét trường hợp xe 1 chuyển động không
có ma sát với vĩ va chạm và gắn chặt vào xe
2 đứng yên
* Từ kết luận trên suy ra hệ quả
m1 1v = (m1 + m2) 'v , hai xe cùng chuyển
động với 'v theo chiều của 1v , suy ra
s
mm
ms
21
1' += (trong cùng t)
* Tiến hành thí nghiệm với thiết bị cần
rung điện, đo s' và s: hệ quả được xác nhận.
(hình vẽ thí nghiệm)
Sử dụng phần mềm phân tích
phim video để kiểm nghiệm tính
đúng đắn của kết luận trên cho
trường hợp va chạm của hai vật
trên một mặt phẳng nằm ngang.
m2= 0,3kg m1 = 0,2kg
72
3.5.5. Các mức độ của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Tuỳ theo mức độ tham gia của học sinh vào quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn
đề người ta phân chia dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thành bốn mức độ.
Mức 1: Giáo viên nêu vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề; Học sinh thực hiện cách
giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc
của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống, học sinh phát hiện và xác
định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp, học sinh thực
hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên cùng học
sinh đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nẩy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc
của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh
giá chất lượng và hiệu quả.
73
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG TIỆN DẠV HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Phương tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng, thiết bị dạy học) là các vật thể hoặc một
tập hợp các vật thể mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học để nâng
cao hiệu quả của quá trình này.
Các phương tiện dạy học theo nghĩa rộng có thể bao gồm: Các thiết bị dạy học,
phòng dạy học, phòng thí nghiệm, bàn ghế, các phương tiện kỹ thuật... Dưới đây ta sẽ
nghiên cứu một số phương tiện dạy học Vật lí chủ yếu.
4.1. CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
4.1.1. Các phương tiện dạy học truyền thống
Trong dạy học Vật lí, các phương tiện dạy học sau đây thường được xem là các
phương tiện dạy học truyền thống.
1. Các vật thật trong đời sống và kĩ thuật.
2. Các thiết bị thí nghiệm dùng để tiến hành các thí nghiệm của giáo viên và các thí
nghiệm của học sinh.
3. Các mô hình vật chất.
4. Bảng
5. Tranh ảnh và các bản vẽ sẵn.
6. Các tài liệu in: Sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn thí nghiệm và các
tài liệu tham khảo khác.
1.2. Các phương tiện dạy học hiện dại
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các phương tiện dạy học cũng đã
được hiện đại hoá để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, hô trợ lao động dạy
học của người giáo viên. Trong thực tế dạy học Vật lí hiện nay có các phương tiện dạy
học nghe - nhìn sau đang được sử dụng tương đối rộng rãi.
1. Phim học tập: Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên truyền hình,
phim video.
2. Các phần mềm máy vi tính mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng. quá trình Vật lí
luyện tập cho học sinh giải bài tập và giải quyết các vấn đề học tập trên náy vi tính,
tiến hành các thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm hiện đại, trong đó náy vi tính như
là máy đo, xử lí các kết quả thí nghiệm. Các thiết bị nghe nhìn hường được trang bị là:
Đèn chiếu, máy chiếu phim, máy thu hình, máy sang và hát băng hình, máy chiếu LCD
đa năng, máy vi tính...
74
Các phương tiện dạy học sử dụng trong dạy học Vật lí là rất đa dạng và phong )hú.
Trong số đó, các thiết bị thí nghiệm dùng cho thí nghiệm của giáo viên và thí lghiệm
của học sinh có.vai trò quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được, vì nó hể hiện đặc
thù của Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm và sự cần thiết cho lọc sinh thấy được
các hiện tượng Vật lí thực trong đời sống và trong kĩ thuật.
4.2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.2.1. Các chức năng của phương tiện dạy học theo quan điểm của lí luận dạy học
Theo quan điểm lí luận dạy học, các phương tiện dạy học có các chức năng sau:
1. Sử dụng phương tiện dạy học để tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận
thức của học sinh, đặc biệt trong giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu
Nhiều thí nghiệm Vật lí đơn giản, các đoạn phim video... có thể được sử đụng để
giới thiệu vấn đề học tập, tạo tình huống có vấn đề, kích thích hứng thú nhận thức,
phát triển kĩ năng quan sát của học sinh.
2. Sử dụng phương tiện dạy học để hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Các phương tiện dạy học như thiết bị thí nghiệm Vật lí, mô hình, tranh ảnh, sách
giáo khoa, phim học tập, các phần mềm máy vi tính... được sử dụng để cung cấp các
cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái
niệm, định luật Vật lí, mô phỏng các hiện tượng, quá trình Vật lí vi mô, giới thiệu các
ứng dụng của các kiến thức Vật lí trong đời sống và kĩ thuật. Các thí nghiệm thực hành
được sử dụng ngay trong khi nghiên cứu tài liệu mới để tăng cường hoạt động tự lực
và rèn luyện kĩ năng thực hành thi nghiệm cho học sinh.
3. Phương tiện dạy học có thể được sử dụng để củng cố kiến thức, kĩ năng của học
sinh (ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá)
Khi củng cố, ôn tập kiến thức có thể sử dụng các phương tiện dạy học để nâng cao
hiệu.quả của hoạt động này. Có thể trong quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng mới
do nhiều nguyên nhân học sinh chưa tri giác thật sự đầy đủ hoặc độ ghi nhớ chưa được
bền vững vì vậy việc sử dụng các phương tiện dạy học trong quá
trình này là cần thiết. Tuy nhiên, cũng như bản thân việc củng cố và ôn tập kiến
thức cần phải tổ chức một cách sáng tạo, tránh sự lặp lại giản đơn gây nhàm chán dẫn
đến giản hiệu quả của việc củng cố, ôn tập.
4. Sử dụng phương tiện dạy học để kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã thu
được
Việc khai thác tiềm năng của các phương tiện dạy học để kiểm tra, đánh giá kiến
thức, kĩ năng của học sinh trong dạy học Vật lí hiện nay vẫn chưa được đầy đủ đặc biệt
là các phấn mềm máy vi tính.
5. Phương tiện dạy học góp phần phát triển năng lực nhận thức của học sinh
75
Khi tổ chức cho học sinh tiến hành các thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm thực
hành là cơ hội tốt nhất để giáo viên phát triển các năng lực nhận thức của học sinh
Trong quá trình thí nghiệm, học sinh phải tiến hành một loạt các hoạt động trí tuệ -
thực tiễn như lập phương án, kế hoạch thí nghiệm, vẽ sơ đồ thí nghiệm, lập bảng giá trị
đo, bố trí và tiến hành thí nghiệm, thu nhận và xử lí kết quả thí nghiệm (bằng số, bằng
đồ thị), tính toán sai số, xét nguyên nhân của sai số. Thông qua các hoạt động đó các
phẩm chất cá nhân của học sinh được hình thành.
6. Việc sử dụng phương tiện dạy học đem lại hiệu quả xúc cảm, thẩm mĩ cho học
sinh do những đặc tính bên ngoài (hình dạng, màu sắc), cách bố trí, do hình ảnh, các
hiện tượng quan sát được trái với quan niệm của học sinh hoặc không được nhìn thấy
hàng ngày.
7. Hiệu quả của việc điều khiển quá trình nhận thức của học sinh sẽ được nâng
cao nếu các phương tiện dạy học được thiết kế, chế tạo và được giáo viên nghiên cứu
sử dụng một cách hợp lí. Có thể thấy rõ điều này khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm
Vật lí, các phần mềm dạy học và sự phối hợp giữa chúng.
8. Phương tiện dạy học góp phần thực hiện một trong các nhiệm vụ dạy học Vật lí
là phát triển tối ưu nhân cách của từng học sinh
Để phát triển tối ưu nhân cách từng học sinh thì cần cá biệt hoá học sinh trong quá
trình hoạt động hoạt động trí tuệ - thực tiễn của họ. Có hai khả năng cá biệt hoá học
sinh: Biến đổi mức độ yêu cầu đặt ra cho từng học sinh (thể hiện ở nội dung, nhiệm vụ
học tập; Biến đổi mối quan hệ giữa hoạt động chỉ đạo của giáo viên và hoạt động tự
lực của học sinh. Việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học Vật lí có khả năng
thực hiện hai khả năng nêu trên. Trước hết giáo viên khai thác khả năng phân hoá học
sinh thông qua việc lựa chọn phương tiện dạy học, tiếp đến đặt ra các nhiệm vụ khác
nhau cho từng đối tượng học sinh, quan tâm giúp đỡ các học sinh yếu, khuyến khích
hoạt động tự lực, sáng tạo đối với học sinh khá giỏi... Ngoài ra, bản thân các phương
tiện dạy học cũng tạo ra hiệu quả phân hoá học sinh phụ thuộc vào hứng thú và năng
lực từng học sinh.
4.2.2. Các chức năng của phương tiện dạy học theo quan điểm tâm tí học học tập
Theo quan điểm của tâm lí học học tập, hoạt động nhận thức của học sinh trong
quá trình học tập có thể diễn ra trên các bình diện khác nhau: Bình diện hành động đối
tượng - thực tiễn, bình diện trực quan trực tiếp, bình diện trực quan gián tiếp và bình
diện nhận thức khái niệm ngôn ngữ trong đó vai trò của ngôn ngữ tăng dần và vai trò
của trực quan Giảm dần.
1. Bình diện hành động đối tượng - thực tiễn: Ví dụ sử dụng các thiết bị thí nghiệm
dùng cho thí nghiệm của học sinh.
2. Bình diện trực quan trực tiếp: Ví dụ như việc sử dụng các vật thật, các ảnh
chụp, các thiết bị dùng cho thí nghiệm của giáo viên, các phim học tập quay các cảnh
76
thật...
3. Bình diện trực quan gián tiếp: Khi sử dụng các thí nghiệm mô hình, các phim
hoạt hình, các phần mềm máy vi tính mô phỏng các hiện tượng, quá trình Vật lí, các
mô hình vật chất, các hình vẽ, sơ đồ.
4. Bình diện nhận thức khái niệm - ngôn ngữ: Các phương tiện dạy học như sách
giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các phần mềm vi lính dùng cho ôn tập tạo
điều kiện cho học sinh hoạt động nhận thức trên cơ sở các khái niệm, các kết luận khái
quát, tức là hoạt động trên bình diện khái niệm - ngôn ngữ.
Trong thực tiễn dạy học Vật lí ở trường phổ thông hiện nay cho thấy tiềm năng của
phương tiện dạy học trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh chưa
được khai thác đầy đủ. Đó là một trong các nguyên nhân làm cho kiến thức của học
sinh hời hợt, không bền vững, ít có khả năng vận dụng. Để nâng cao chất lượng nắm
vững kiến thức của học sinh, người giáo viên Vật lí cần nghiên cứu nắm vững ưu
nhược điểm của từng loại phương tiện dạy học, biết phối hợp hài hoà chúng khi dạy
học từng kiến thức, kỹ năng cụ thể, vừa làm cho quá trình dạy học hiệu quả, vừa tránh
được sự phức tạp khi sử dụng các phương tiện dạy học không hợp lí.
4.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Từ các chức năng của phương tiện dạy học đã nêu ở trên, có thể rút ra một số định
hướng chung về phương pháp sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học Vật lí ở nhà
trường phổ thông.
1. Ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học cần sử dụng phối hợp các phương
tiện dạy học trên các bình diện khác nhau của hoạt động nhận thức. Chẳng hạn, khi
dạy học các ứng dụng kiến thức Vật lí trong đời sống và kĩ thuật, cần sử dụng phối hợp
các phương tiện dạy học: Vật thật hoặc bức ảnh chụp vài thật, thí nghiệm của giáo viên
hoặc của học sinh về nguyên tắc hoạt động của thiết bị, mô hình chức năng của thiết
bị, hình vẽ về sơ đồ bố trí thí nghiệm, về nguyên tắc hoạt động của thiết bị (tranh vẽ
hoặc tấm bản trong chiếu lên tường nhờ máy chiếu) hoặc phần mềm máy vi tính minh
hoạ cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của thiết bị.
2. Gắn việc sử dụng phương tiện dạy học với các hoạt động trí tuệ - thực tiễn của
học sinh, tạo ra các kích thích đa dạng về mặt Cơ học, âm học, Quang học... phù hợp
với quá trình thu nhận và xử lí thông tin của học sinh, kích thích sự tranh luận tích cực
của học sinh về đối tượng nhận thức.
3. Việc sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình hình thành và vận dụng kiến
thức phải góp phần làm sáng tỏ tính biện chứng giữa cái chung và những cái riêng, cái
giống nhau và cái khác nhau của các hiện tượng, quá trình Vật lí.
4. Việc sử dụng phương tiện dạy học phải góp phần làm tăng tính chính xác và tính
77
hệ thống của các kiến thức mà học sinh lĩnh hội. Cụ thể: Việc sử dụng phương tiện dạy
học thích hợp sẽ làm sống lại các sự kiện cảm tính - cụ thể mà học sinh đã tri giác
trong đời sống hàng ngày để không những tận dụng vốn kinh nghiệm mà còn nhằm
phát hiện và góp phần khắc phục các sai lầm của học sinh. Ví dụ: Tiến hành thí
nghiệm với thiết bị thí nghiệm mới về định luật Pa-xcan để loại bỏ sự nhầm lẫn phổ
biến của học sinh về tính chất của chất rắn và chất lỏng trong sự truyền áp suất và áp
lực tác dụng từ ngoài; Sử dụng các thí nghiệm về sự rơi của các vật trong không khí và
trong ống thuỷ tinh dã hút hết khí để bác bỏ quan niệm sai lầm dựa vào kinh nghiệm
hàng ngày "vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ" của học sinh. Đặc biệt, khi sử dụng nhiều
lần một số phương tiện dạy học ở nhiều chương, nhiều phần khác nhau của chương
trình Vật lí sẽ tạo điều kiện làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức mà học sinh đã
lĩnh hội.
4.4. GHI VÀ VẼ HÌNH TRÊN BẢNG
Mặc dù hiện nay có các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học của giáo viên như
máy vi tính và đèn chiếu... song đối với người giáo viên Vật lí các kĩ năng ghi và vẽ
hình trên bảng vẫn rất cần thiết.
4.4.1. Yêu cầu nội dung và kĩ thuật ghi chép trên bảng
Ghi chép và hình vẽ trên bảng kèm theo lời trình bày của giáo viên là một phương
tiện bổ trợ nhưng rất quan trọng và hiệu quả trong việc tập trung chú ý của học sinh
lên cái chính trong nội dung của bài học, nó hỗ trợ cho việc chia nhỏ và chính xác hoá
các tri giác của học sinh, suy nghĩ trên nội dung học tập và củng cố nội dưng đó trong
từ nhớ của học sinh, khắc sâu và làm rõ loạc các vấn đề thảo luận... Việc ghi chép và
vẽ hình cẩn thận, hợp lí trên bảng trong thời gian giảng bài của giáo viên sẽ giúp cho
người giáo viên phân chia tài liệu phức tạp, khối lượng lớn của bài học thực hành ra
các phần, tách ra được cái chính, thể hiện rõ ràng, trực quan các thời điểm trình bày tài
liệu. Nhờ đó tạo thuận lợi cho việc phát triển tư duy logic của học sinh và trí nhớ thị
giác của họ. Vì vậy ngoài việc sử dụng các phương tiện trực quan khác nhau như bảng,
biểu mẫu, phim ảnh, đèn chiếu, người giáo viên vẫn cần phải ghi và vẽ hình trên bảng.
Việc ghi bảng và vẽ hình đúng phương pháp sẽ góp một phần đáng kể vào việc
nâng cao chất lượng của một giờ học.
1. Ghi chép trên bảng cần đảm bảo một suyễn cầu cơ bản sau
a) Việc ghi chép cần có hệ thống, phản ánh được quá trình phát triển của vấn đề do
giáo viên trình bày.
b) Vạch rõ được bản chất vật lí của vấn đề nghiên cứu, nhất là các suy luận Toán
học.
c) Tập trung được sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cần thiết, quan trọng.
d) Củng cố được tài liệu nghiên cứu trong giờ học.
78
e) Hướng dẫn được học sinh ghi chép vào vở và học tập ở nhà.
2. Nội dung ghi trên bảng
Để thoả mãn yêu cầu trên, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện trực quan
khác Giáo viên có thể ghi lại trên bảng những điểm sau:
a) Dàn bài (tên đề mục và các mục nhỏ).
b) Các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị.
c) Những công thức và những hệ quả suy ra từ những công thức đó.
d) Những số liệu thu dược từ thí nghiệm và những kết luận rút ra từ thí nghiệm.
e) Bài giải mẫu (bài tập Vật lí).
g) Những thuật ngữ mới, tên các nhà bác học, tài liệu lịch sử và kĩ thuật
h) Bài làm về nhà (số mục phải đọc theo sách giáo khoa, số bài tập trong sách giáo
khoa hay sách bài tập...).
Tuỳ nội dung cụ thể của từng bài học mà ghi chép trên bảng những điểm cần thiết,
phù hợp với các yêu cầu nêu trên. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo nội dung ghi bảng
ngay từ khi soạn kế hoạch chi tiết cho mỗi bài học.
Nói chung nên phân chia nội dung ghi chép trên bảng làm hai phần: Một phần cần
giữ lại trên bảng trong suốt giờ học (dàn bài, công thức, định nghĩa, định luật, đồ thị,
hình vẽ quan trọng nếu cần thiết...), một phần có thể xoá đi khi đã dùng xong (chẳng
hạn những phép tính, những hình vẽ trung gian...). Phần giữ lại ghi ở một bên bảng
dưới dạng tóm tắt, phần thứ hai tuỳ theo kích thước của bảng mà lường trước việc xoá
bảng đúng lúc cần thiết.
Kích thước và hình vẽ phải đủ lớn để cho học sinh toàn lớp có thể quan sát được
Nên dùng phần mẫu để làm nổi bật những điểm cần chú ý. Tránh viết tắt, đặc biệt
những cách viết tắt gây ra sự hiểu sai, tránh viết sai văn phạm hoặc mắc lỗi chính tả
khi viết.
Tuy nhiên cũng cần tránh nhữg xu hướng lạm dụng việc trình bày trên bảng, trình
bày dày đặc các công thức và biến đổi Toán học. Kết quả của cách ghi bảng như vậy là
học sinh không xác định được trọng tâm của bài, không tập trung được vào phương
pháp lập luận giải thích vấn đề, vì vậy, chỉ nên ghi trên bảng các kết luận từng giai
đoạn của quá trình suy luận sau khi học sinh đã hiểu rõ phương pháp giải quyết vấn đề
nêu ra.
4.4.2. Yêu cầu về vẽ hình trên bảng
Hình vẽ mà giáo viên thực hiện trên bảng có mục đích chủ yếu làm sáng tỏ bài
tảng của giáo viên. Hình vẽ là phương tiện trực quan quan trọng bên cạnh lời giảng
của giáo viên. Vì vậy khi vẽ hình người giáo viên cần lưu tâm trước hết tới tính chất
79
Sư phạm của chúng, sau đó là mặt mĩ thuật của hình vẽ. Sự hạn chế về thời gian trong
một tiết học đòi hỏi phải vẽ hình trên bảng sao cho được nhanh chóng. Vì thế trước hết
cần quan tâm theo những yêu cầu cơ bản sau:
1. Hình vẽ phải đơn giản rõ ràng để học sinh có thể thấy được những điểm chủ
yếu, đồng thời cũng để cho giáo viên và học sinh có đủ thời gian vẽ ngay tại lớp không
ảnh hưởng tới tiên trình bài học
Muốn cho hình vẽ được đơn giản và rõ ràng, trong nhiều trường hợp sao chép lại
những hình vẽ trong sách giáo khoa mà giáo viên phải cải biến, tước bỏ một số chi tiết
không cần thiết hoặc chuyển từ cách vẽ này sang cách vẽ khác trong những trường hợp
thật cần thiết (ví dụ từ cách vẽ phối cảnh sang cách vẽ chiếu...).
Để làm nổi bật một số chi tiết quan trọng, chủ yếu trên hình vẽ có thể dùng phấn
màu hay dùng những nét đặc biệt. Chẳng hạn, có thể dùng nét đậm vẽ vòng dây phía
ngoài và nét nhỏ vẽ vòng dây phía trong.
2. Hình vẽ trước hết phải thể hiện rõ được nguyên tắc Vật lí của đối tượng đang
nghiên cứu sau đó đến những chi tiết về kĩ thuật
Trên hình vẽ phải nổi bật những cơ cấu chủ yếu của máy móc, dụng cụ mà ở đó thể
hiện được hiện tượng cần nghiên cứu.
3. Hình vẽ phải đúng kĩ thuật hoạ hình
Trong dạy học Vật lí người ta dùng 3 cách vẽ sau:
a) Vẽ chiếu vuông góc: Theo cách vẽ này các tia sáng đều coi như vuông góc với
mặt hình vẽ, do vậy ta chỉ nhìn thấy mặt ngoài của vật theo một phương nào đó hoặc
từ đằng trước lại hoặc từ trên xuống. Cách vẽ này được dùng khi cần phân biệt sự bố
trí trước sau;
b) Vẽ cắt: Cách này mô tả hình dạng
của vật trong mặt phẳng bổ dọc hay bổ
ngang, thường được sử dụng khi cần thấy rõ
cấu tạo bên trong của máy móc, dụng cụ:
(ví dụ: vẽ cắt để nghiên cứu cấu tạo của loa
điện động hình 1).
c) Vẽ phối cảnh: Cách vẽ này cho thấy
hình dạng của vật trong không gian, phân
biệt rõ vị trí của các bộ phận sắp xếp trong
không gian ba chiều.
80
Trong cách vẽ phối cảnh, những bộ phận nào ở xa sẽ nhỏ, những bộ phận nằm
trong cùng một mặt phẳng song song với mặt phẳng hình vẽ thì giữ nguyên tỉ lệ kích
thước, những bộ phận đường vuông góc với mặt phẳng hình vẽ quy tụ lại ở một điểm
gọi là chú điểm. Chú điểm có thể ở rất xa để các đường vuông góc với mặt phẳng hình
vẽ song song với nhau. Hình 2 là cách phối cảnh hình lập phương với chú điểm ở gần
và ở rất xa.
Cách vẽ phối cảnh nói chung là khó, đòi hỏi nhiều thời gian, vì thế chỉ dùng khi
hai cách trên không cho phép mô lả đầy đủ hình dạng và cấu tạo của vật.
Việc chọn cách thể hiện hình vẽ này hay hình vẽ khác tuỳ thuộc vào yêu cầu giảng
dạy từng trường hợp cụ thể, nhiều khi phải phối hợp hai cách vẽ mới mô tả được hết
cấu tạo và hoạt động của dụng cụ.
Trong các hình vẽ cần chú ý lấy tỉ lệ đúng hoặc gần với thực tế, phù hợp với tương
quan của từng thiết bị thực hoặc giữa các phần của chúng.
4. Cần phối hợp giữa việc vẽ và giới thiệu hình vẽ đồng bộ với việc trình bày bằng
lời của giáo viên, hình vẽ xuất hiện đúng lúc cần thiết để minh hoạ được cho lời giải
thích của giáo viên
Trường hợp hình vẽ phức tạp có thể vẽ trước ở bảng con hoặc giấy khổ lớn, những
chỉ vẽ mờ, hoặc chưa điền các kí hiệu và khi giảng thì mới tô đậm lên điền các kí hậu
thích hợp vào đó.
Hiện nay máy vi tính và đèn chiếu là các phương tiện hiện đại đã được trang bị ở
hầu hết các trường phổ thông, vì vậy việc vẽ hình và sử dụng các hình vẽ tĩnh hoặc
động, chiếu lên màn hình lớn là hoàn toàn có thể thực hiện được. Điều này góp phần
nâng cao hiệu quả trực quan trong dạy học, đồng thời giảm đáng kể thời gian dành cho
việc vẽ hình, ghi bảng, người giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tổ chức các hoạt
động dạy học.
4.5. SỬ DỤNG CÁC VẬT THẬT
Trong dạy học Vật lí, các vật thật có thể được sử dụng để nghiên cứu các hiện
tượng, quá trình Vật lí. Ví dụ: Có thể sử dụng các đồ chơi, các dụng cụ đo dùng trong
gia đình như cân, đồng hồ, nhiệt kế...; Để nghiên cứu các ứng dụng của kiến thức Vật
81
lí trong đời sống và kĩ thuật.có thể dùng các dụng cụ sẵn có trong đời sống, chẳng hạn
các dụng cụ cơ học như kìm, kẻo; Các dụng cụ điện. Rau chuông điện, đi-na-mô xe
đạp, đèn gìn...; Các dụng cụ quang học như máy ảnh, ống nhòm, kính lúp...
Các vật thật có ý nghĩa quan trọng trong dạy học Vật lí, nó giúp khai thác tốt các
kinh nghiệm sống hàng ngày của học sinh, đồng thời là bằng chứng sinh động về việc
vận dụng các kiến thức Vật lí vào thực tiễn. Có thể sử dụng các vật thật ở các giai đoạn
khác nhau của quá trình dạy học. Để sử dụng hiệu quả các vật thật vào quá trình dạy
học, người giáo viên cần nghiên cứu kĩ đặc điểm các vật này sao cho đảm bảo tính trực
quan và làm rõ được bản chất các hiện tượng, quá trình Vật lí nằm trong nguyên lí hoạt
động của các vật này.
4.6. CÁC THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
Các thiết bị thí nghiệm có vai trò quan trọng đối với dạy học Vật lí, chúng tạo điều
kiện để xây dựng các thí nghiệm nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống, trực quan các
hiện tượng, quá trình Vật lí, hình thành các khái niệm, định luật Vật lí, tạo điều kiện
nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí.
Người ta phân biệt hai loại thiết bị thí nghiệm: Thiết bị thí nghiệm biểu diễn dùng
để tiến hành các thí nghiệm của giáo viên và thiết bị thí nghiệm thực hành dùng cho
các thí nghiệm của học sinh.
4.6.1. Thiết bị thí nghiệm biểu diễn
Đặc điểm của các thiết bị thí nghiệm biểu diễn là chúng được chế tạo với kích
thước đủ lớn sao cho học sinh trong cả lớp có thể quan sát được rõ các chi tiết quan
trọng của thiết bị, tri giác đầy đủ các hiệu ứng Vật lí diễn ra trong thí nghiệm. Các thiết
bị thí nghiệm này có thể được trang bị các dụng cụ đo với các phép đo khá chính xác.
Các thiết bị thí nghiệm biểu diễn có thể được chế tạo để sử dụng một cách độc lập
(ví dụ: Bộ thí nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thông.pdf