Đề tài Lý luận nhà nước và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

MỤC LỤC

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

I. Lý luận về nhà nước 2

1.Nguồn gốc và bản chất của nhà nước. 2

1.1. Nguồn gốc của nhà nước 2

1.2. Bản chất của nhà nước. 3

2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước. 3

2.1.Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. 3

2.2. Nhà nước có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. 4

2.3. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. 4

3.Chức năng của nhà nước. 4

3.1. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. 4

3.2. Chức năng đối nội và đối ngoại. 5

4.Các kiểu và hình thức. 5

4.1. Các kiểu hình thức nhà nước trong lịch sử. 5

4.2. Hình thức nhà nước. 7

5. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cột trụ của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 8

II. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 9

1.Vai trò của nhà nước qua các giai đoạn lịch sử 9

2.Vai trò quản lí của nhà nước trong nền kinh tế thị trường 10

2.1 . Xây dựng một hệ thống chính sách vĩ mô ổn định , hợp lí 12

2.2. Vai trò tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và bình đẳng 13

2.3, Vai trò bảo hộ 14

2.4,Vai trò can thiệp,điều chỉnh, bổ sung thị trường 15

3,Sự cần thiết phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước XHCN Việt Nam 16

4, Đặc trưng ,bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 17

5. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lí của nhà nước ở Việt Nam 19

C. KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận nhà nước và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như chính thế quân chủ và chính thể cộng hoà, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Đây là kiểu nhà nước ra đời đầu tiên trong lịch sử- Đó là nhà nước của giai cấp chủ nô, thực hiện sự bóc lột đốI vớI nô lệ bằng sự cưỡng bức trực tiếp sức lao động của những người nô lệ. *) Nhà nước phong kiến. Đây là nhà nước của giai cấp phong kiến thực hiện sự bóc lột thông qua địa tô và lao dịch. Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung ở phương Tây ở hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước phổ biến, quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập và phân tán. MỗI chúa phong kiến là ông vua trên lãnh thổ của mình. Chúa phong kiến nhỏ chỉ là chủ hầu của chúa phong kiến lớn. Hoàng đế là chúa phong kiến lớn nhất nhưng chỉ có thực quyền trên lãnh thổ của mình, ít có khả năng chi phối lãnh địa khác. Ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Dù dưới hình thức nào nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô. *) Nhà nước tư sản. Đây là nhà nước của giai cấp tư sản thực hiện sự bóc lột đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động bằng cách bóc lột giá trị thặng dư, bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản có 2 hình thức chính, đó là : hình thức cộng hoà và hình thức quân chủ lập hiến. V.I Lênin đã chỉ ra rằng “ Những hình thức của tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một, chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luân thế nào cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”. *Nhà nước vô sản. Chủ nghĩa Mác_Lênin đã chỉ ra rằng nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt” Nhà nước không còn nguyên nghĩa” là nhà nước” nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường thủ tiêu, xỏa bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài. 4.2. Hình thức nhà nước. Khái niệm: Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp- xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước. Hình thức nhà nước bao gồm 2 yếu tố: hình thức chính thể và hình thức cấu trúc. *) Hình thức chính thể: có 2 dạng cơ bản là hình thức quân chủ và chính thể cộng hoà. +) Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần trong tay người đứng đầu nhà nước, hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi ( thế tập ). Nhà nước theo chính thể quân chủ gọi là nhà nước quân chủ. Quân chủ tuyệt đối: là hình thức chính thể quân chủ mà quyền lực xã hội được tập trung hết vào trong tay nhà vua và được duy trì theo kiểu cha truyền con nối ( ví dụ nhà nước phong kiến Trung Quốc ). Quân chủ lập hiến ( quân chủ hạn chế ): là hình thức chính thể quân chủ mà quyền lực tối cao của Nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước và một phần được trao cho một cơ quan khác ( như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). Quân chủ đại nghị: quyền lực của các nguyên thủ quốc gia ( vua, hoàng đế ) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, sự thống nhất của một quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế.” Nhà vua trị vì nhưng không cai trị”. Hiện nay đang tồn tại ở một số nước như Nhật Bản, Anh, Thụy Điển,… +) Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định. Chính thể cộng hòa có hai hình thức chủ yếu là cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. Chính thể cộng hòa đại nghị: nghị viện là một thiết chế quyền lực trung tâm, nghị viện có vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. Ở đây các nguyên thủ quốc gia ( tổng thống ) do nghị viện bầu ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ do các Đảng chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm chính phủ. Có một số nước tổ chức theo chỉnh thể cộng hòa đại nghị đó là cộng hòa Liên bang Đức, cộng hòa Áo, Italia… Chính thể cộng hòa tổng thống: nguyên thủ quốc gia ( tổng thống ) có vai trò và vị trí rất quan trọng. Tổng thống do nhân dân trực tiếp, ( gián tiếp thông qua đại cử tri ) bầu ra. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ. Ví dụ, nước Mỹ theo chính thể cộng hòa. Ngoài ra, còn tồn tại hình thức cộng hòa lưỡng tính vừa mang tính chất cộng hòa đại nghị vừa mang tính chất cộng hòa tổng thống. Chính thể cộng hòa lưỡng tính có đặc điểm sau: + Nghị viện do nhân dân bầu ra. + Trung tâm bộ máy quyền lực là tổng thống. Tổng thống cũng do nhân dân bầu, có quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện, quyền thành lập chính phủ, hoạch định chính sách quốc gia. + Chính phủ có thủ tướng đứng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng thống và nghị viện. *)Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xcs lập các mối quan hệ giữa các đơn vị ấy với nhau cũng như giữa các cơ quan Nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương.Có 2 hình thức cấu trúc nhà nước là :nhà nước liên bang và nhà nước đơn nhất. +) Nhà nước đơn nhất:là nhà nước có chủ quyền chung ,có một hệ thống pháp luật thống nhất ,có một quốc hội và một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương dến địa phương.Ví dụ nhà nước Việt Nam, Trung Quốcđang tồn tại hình thức nhà nước đơn nhất . +Nhà nước liên bang : là nhà nước được hình thành từ hai hay nhiều nước thành viên (hay nhiều bang hợp lại).Trong nhà nước liên bang ,ngoài các cơ quan nhà nước và cơ quan quản lí nhà nước, hệ thống pháp luật nói chung cho toàn liên bang, thì mỗi nhà nước thành viên còn có hệ thống pháp luật và cơ quan quản lí nhà nước riêng.Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,Cộng hòa liên bang Đức, Nga….là những nhà nước liên bang. 5. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cột trụ của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, quản lý kinh tế bằng kế hoạch, bằng chính sách kinh tế và các công cụ điều tiết khác. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh công nông và đội ngũ trí thức làm nền tảng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tổ chức và hoạt động của mình, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm sự thống nhất tổ chức và hành động phát huy đồng bộ và kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả cộng đồng và từng cá nhân, của cả nước và từng địa phương, của cả hệ thống bộ máy và của từng yếu tố cấu thành nó. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự thống nhất hữu cơ chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Trước mắt chúng ta cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước; cải cách nền hành chính nhà nước, bao gồm cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp. II,VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.Vai trò của nhà nước qua các giai đoạn lịch sử Vai trò của nhà nước trong đời sống kinh tế luôn là mối quan tâm của mọi thời đại: Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị được sử dụng để duy trì trật tự xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của nó.Chức năng ban đầu của nhà nước là quản lý hành chính bao gồm các lĩnh vực: +Quản lý lãnh thổ, thiết lập mối quan hệ bang giao với các nước láng giềng. + Quản lý trật tự xã hội, sắp xếp mối quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp, các cộng đồng sao cho phù hợp với ý chí của giai cấp đã sản sinh ra nó. Trong thời kì công xã nguyên thủy thì nền kinh tế là nền kinh tế tự nhiên, nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp.Thời kì này, hầu như chưa có khái niệm vai trò của nhà nước. Trong thời đại chiếm hữu nô lệ, nhà nước chủ nô kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã trực tiếp dùng quyền lực của mình can thiệp vào việc phân phối của cải được sản xuất ra; cac thủ đoạn bạo lực phi kinh tế ở đây được sử dụng làm công cụ để chiếm đoạt, cưỡng bức kinh tế Trong thời kì phong kiến, nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, khép kín, sản xuất nhỏ.Tuy nhiên, nhà nước đã đứng ra tập hợp nhân dân khai hoang ruộng đất mới, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiêp đề ra các chính sách ruộng đất phù hợp qua các thời kì. Nhìn chung , vai trò kinh tế của nhà nước qua các thời kì là khác nhau tùy thuộc vào quá trình phát triển của đất nước. Song điều đó khẳng định là sự can thiệp và quản lí của nhà nước đôi với nền kinh tế kinh tế thị trường là thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế một đặc trưng của nền kinh tế hiện đại Đầu những năm 30 của thế kỉ XX ,những cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra thường xuyên đã chứng tỏ “Bàn tay vô hình” không thể đảm bảo những điều kiện nhất định cho kinh tế thị trường phát triển. Hơn nữa, trình độ xã hội hóa sản xuất phát triển ngày càng cao đã chỉ ra cho các nhà kinh tế học thấy rằng : Cần có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình hoat động của nền kinh tế, điều tiết nền kinh tế. Nhà kinh tế người Anh Keynes đã đưa ra lí thuyết “Nhà nướcđiều tiết nền kinh tế thị trường” .Theo ông,sự can thiệp của nhà nước ở cả tầm vi mô và vĩ mô sẽ khắc phục được tình trạng khủng hoảng thất nghiệp, tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế . Để đối phó với các khuyết tật của cơ chế thị trường, các nền kinh tế hiện đại đã phối hợp giữa “Bàn tay vô hình” của thị trường và “Bàn tay hữu hình”của nha nước.Theo P.A Samuelson chính phủ có 4 chức năng chính trong nền kinh tế thị trường là: (1) Thiết lập khuôn khổ pháp luật. (2) Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trương hoạt động có hiệu quả. (3) Bảo đảm sự công bằng. (4) Ổn định nền kinh tế vĩ mô Đến năm 1986 nước ta đã thực hiện cải cách nền kinh tế cho nên vai trò kinh tế của nhà nước được xác định một cách rõ ràng. Nó có chức năng hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Những khuyết tật này có thể là do những tác động bên ngoài gây nên như ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp không phải trả giá cho sự hủy hoại đó hoặc là những thất bại của thị trường do tình trạng độc quyền phá hoại tự do cạnh tranh và cuối cùng là sự phân bố bất bình đẳng do hệ thống thị trường mang lại. 2.Vai trò quản lí của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Thị trường là phạm trù kinh tế xã hội phức tạp, một lĩnh vực khoa học vẫn đang có sự trao đổi nghiên cứu nhằm đạt được một sự thống nhất về lí luận và thực tiễn, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp quản lí, khai thác những tiềm năng của nó để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phầnvận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch , tập trung bao cấp trước kia, thị trường được xem xét , nhìn nhận thông qua quá trình tái sản xuất xã hội theo các công đoạn : - Sản xuất - Trao đổi, lưu thông - Tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thị trường được xem như một hệ thống thống nhất của cả quá trình tái sản xuất xã hội, trong đó sản xuất – kinh doanh đựợc gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy có thể hiểu: thị trường là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh , là nơi phát sinh và giải quyết các quan hệ cung cầu . Dưới góc độ quản lí nhà nước, thị trường được xem xét , phân loại theo một số tiêu thức sau đây: - Thị trường nội địa (thị trường trong nước) và thị trường ngoài nước ( thị trường khu vực , thị trường quốc tế), - Thị trường phân theo các lĩnh vực hoạt động kinh tế : Thị trường tài chính tiền tệ (thị trường vốn), thị trường bất động sản , thị trường sức lao động, thị trường hàng hóa nói chung … - Thị trường phân theo nhóm hàng hóa cụ thể, như: Thị trường xăng dầu , thị trường nhà đất, thị trường hàng nông sản… Thị trường nội địa ( thị trường trong nước ) là một hệ thống kinh tế thống nhất trong nền kinh tế của mỗi một quốc gia .Phát triển thị trường nội địa đồng nghĩa với phát triển nền kinh tế quốc dân . Đây là một vấn đề, một nhiệm vụ quan trọng và khó nhất đối với chính phủ của các nhà nước trên thế giới . Một nền kinh tế phát triển nhanh hay chậm, phát triển cân đối, bền vững hay phát triển không ổn định (nền kinh tế nóng theo dạng bong bóng xà phòng ) nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố quản lí cuả nhà nước có vai trò quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của thị trường và toàn bộ nền kinh tế . Khi nói đến vai trò quản lí của nhà nước đối với quá trình phát triển của nền kinh tế cũng có nghĩa là nói đến vai trò , khả năng , mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường, vào quá trình vận động của nền kinh tế. Sự can thiệp này đến đâu , bằng biện pháp gì , vào lĩnh vực nào trong từng thời điểm, để một mặt vừa định hướng cho sự phát triển đúng đắn của thị trường, mặt khác vẫn khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của cơ sở và các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế. Nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung , bao cấp trước kia đã tuyệt đối hóa vai trò quản lí của nhà nước, phủ nhận vai trò tự điều tiết của thị trường. Từ quản lí vĩ mô đến quản lí vi mô đều do bàn tay quản lí của nhà nước điều hành thông qua các cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ từ Trung ương đến địa phương và các đơn vị cơ sở bằng hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh cứng nhắc. Cơ chế tập trung bao cấp đã sinh ra bộ máy quản lí cồng kềnh và hàng nghìn doanh nghiệp quốc doanh luôn dựa vào sự bao cấp của nhà nước, dẫn đến hậu quả là sản xuất kinh doanh không có lãi, thị trường không phát triển . Nhận thức sớm được những mặt hạn chế của cơ chế cũ, Đảng và Nhà nước đã kịp thời chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường theo tinh thần nội dung của nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII là “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa , vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước” Chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung , bao cấp sang cơ chế thị trường là bước đi đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Song điều đáng chú ý ở đây là chúng ta vẫn giữ vững vai trò tự điều tiết của thị trường như các học thuyết kinh tế học cổ điển và lí thuyết “ bàn tay vô hình “ mà A. Smith đã nêu ra. Thực tế phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm qua cho thấy “ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường , có sự quản lí của Nhà nước “ là một mô hình phát triển hợp lí , vì nó có sự kết hợp giữa “thị trường” và “Nhà nước”, tức là có sự kết hợp giữa “bàntay vô hình” và “bàn tay hữu hình” của Nhà nước để tạo nên một thể chế quản lí mới có tính hiệu quả cao hơn . Vấn đề cần nghiên cứu trao đổi ở đây là vai trò quản lí của Nhà nước trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường hiện nay được thể hiện như thế nào, Nhà nước cần và không cần can thiệp vào những lĩnh vực nào của thị trường? Từ thực tế quản lí đã rút ra được trong những năm qua , kết hợp với những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã cho thấy vai trò quản lí của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau : 2.1 . Xây dựng một hệ thống chính sách vĩ mô ổn định , hợp lí Nhằm định hướng cho thị trường phát triển theo đúng mục tiêu, đồng thời tạo lòng tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Bài học thực tế của các nước phát triển đã cho thấy : hệ thống chính sách vĩ mô, hệ thống pháp luật đầy đủ , ổn định sẽ là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế phát triển bền vững, lành mạnh , đúng định hướng, đồng thời nó còn là cơ sở tạo ra một sân chơi bình đẳng , rộng rãi cho các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước.Với ý nghĩa đó , trong những năm thực hiện đường lối đổi mới vừa qua, nhà nước ta đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật (đến nay đã có 43 luật, bộ luật, 45 pháp lệnh và hàng trăm văn bản pháp quy khác được ban hành ) nhằm đáp ứng kịp thời cho công tác quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với việc hoàn chỉnh phải bổ sung hệ thống văn bản pháp luật những chính sách điều hành quản lí vĩ mô cũng không ngừng được củng cố hoàn thiện và tạo nên một cơ chế quản lí mới, trong đó chức năng quản lí vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường , đồng thời quyền chủ động ở cơ sở và các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Ở một chừng mực nào đó, nhà nước đã thể hiện đúng vai trò chức năng là người trọng tài điều khiển chứ không trực tiếp tham gia vào cuộc chơi trong không gian của thị trường. Cơ chế quản lí mới đã có sự phân định rõ chức năng quản lí hành chính của nhà nước về kinh tế của các bộ , ngành với chức năng quản lí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó là việc giảm dần cơ chế bộ chủ quản đã tạo cho các công ty , các doanh nghiệp quốc doanh có nhiều quyền tự quyết định trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời phía nhà nước đã giảm được gánh nặng bao cấp. Đây chính là một bước hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế vĩ mô,thiết lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế , tạo cơ sở cho sự phát triển của thị trường trong nước. 2.2. Vai trò tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và bình đẳng Môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn được biểu hiện thông qua nhiều yếu tố như: hạ tầng cơ sở tốt, hệ thống pháp luật đầy đủ , ổn định, nền hành chính rõ ràng và bộ máy công quyền trong sạch , lành mạnh…những yếu tố trên đều do nhà nước(và chỉ có nhà nước) tạo dựng nên nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế . Môi trường kinh doanh thuận lợi còn được thể hiện ở sự lành mạnh , bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế , giữa các doanh nghiệpcác tổ chức, cá nhân hoạt động trong một không gian kinh tế .Bởi vì kinh tế thị trường lấy cạnh tranh làm cơ sở , động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường, nhà nước cần tạo ra một cơ chế khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Nhưng muốn có cạnh tranh lành mạnh trước hết phải hạn chế và chống độc quyền, bởi vì độc quyền là “bản án tử hình” của cơ chế thị trường dù đó là độc quyền nhà nước hay độc quyền tư nhân. Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy đối với những nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như ở nước ta hiện nay, thì cạnh tranh thực sự chưa đi vào tiềm thức trong hoạt động kinh tế, chưa trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Trong khi đó ,độc quyền nhà nước vẫn đang ngự trị trong nhiều lĩnh vực. Độc quyền nhà nước lại chủ yếu dựa trên quyền lực hành chính chứ không phải dự trên năng lực hoạt độngkinh tế,bởi vì chính các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước hoạt động không hiệu quả.Độc quyền dựa trên quyền lực hành chính được xem như rào cản hành chính đối với cạnh tranh .Theo một số học giả Trung Quốc ( là nước có mô hình kinh tế gần giống với Việt Nam ) thì cí hai hình thức độc quyền chủ yếu dựa trên quyền lực hành chính là độc quyền ngành và độc quyền địa phương. Độc quyền ngành ,hay còn gọi là độc quyền theo chiều dọc là độc quyền của các bộ quản lí chuyên ngành ,hoặc của các tổng công ty ,các công ty ,các tập đoàn kinh tế lớn(của nhà nước)vừa có chức năng quản lí hành chính nhà nước ,vừa là nhà sản xuất kinh doanh trên một lĩnh vực hay một số ngành nào đó.Có thể xem họ là những chủ thể hành chính –kinh tế ,bởi vì họ vừa có quyền lực ,vừa có nhiều lợi thế về vốn ,về địa vị pháp lí ,lại luôn nhận được những ưu đãi đặc biệt từ phía chính phủ hoặc chính quyền địa phương.Nhờ những lợi thế đó cho nên trong hoạt đọng sản xuất kinh doanh ,họ “tự nhiên” có được thế mạnh trên thị trường .Một số ngành như :Bưu chính viễn thông , Điện lực, các Tổng công ty 90, Tổng công ty 91….hiện nay là những chính là những hình thức độc quyền theo ngành. Độc quyền địa phương còn đựợc gọi là độc quyền theo chiều ngang, là hình thức bảo hộ sản xuất địa phương bằng những biện pháp hành chính nhằm ngăn cấm những hàng hóa và dịch vụ từ địa phương khác xâm nhập vào địa phương của mình . Đây là hành vi chia nhỏ thị trường , gây mất cân đối trong thị trường trong phạm vi toàn quốc, làm suy yếu thị trường trong nước . 2.3, Vai trò bảo hộ Để thị trường phát triển , Nhà nước cần có sự bảo hộ hợp lí đối với một số lĩnh vực và ngành hàng trong nước . Bởi vì , Nhà nước là chr thể quản lí cao nhất ,là người đại diện cho quyền lợi ích của cả cộng đồng quốc gia ,chỉ có Nhà nước mới có đủ tư cách, sức mạnh , tiềm lực để thực hiện quyền bảo hộ . Thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và bộ máy hàn chính, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mọi tổ chức cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường như quyền sở hữu(dù là quyền sở hữu tư nhân hay sở hữu Nhà nước) , quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật,bảo vệ bản quyền và nhãn hiệu hàng hóa …Theo nghĩa bao quát hơn ,hình thức bảo hộ của nhà nước còn được thể hiện ở sự baỏ hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ bên ngoài ,bảo vệ những quyền lợi của công dân ,các tổ chức doanh nghiệp trong nước khi có sự tranh chấp với các tổ chức ,các tập đoàn kinh tế nước ngoài. Trong giai đoạn hiện nay , tuy xu thế “hội nhập” , “mở cửa” đang diễn ra một cách mạnh mẽ ,nhưng vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước vẫn luôn là biện pháp, là chính sách có ý nghĩa quan trọng , thuộc tầm quản lí vĩ mô của chính phủ. 2.4,Vai trò can thiệp,điều chỉnh, bổ sung thị trường Trong nền kinh tế thị trường , Nhà nước không những chỉ giữ vai trò bảo hộ, khuyến khích, tạo lập môi trường kinh doanh, mà còn có khả năng can thiệp , điều chỉnh , bổ sung cho thị trường, hướng thị trường vận động, phát triển theo đúng mục tiêu quản lí. Đây là một vấn đề thực tế, một nhiệm vụ quan trọng thuộc chức năng quản lí của nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn không ít quan điểm cho rằng : Nhà nước không thể và cũng không nên can thiệp vào thị trường. Điều tiết thị trường là khả năng tác động , can thiệp của Nhà nước (chủ thể quản lí)vào quá trình vận động của thị trường nhằm loại bỏ hoặc hạn chế những ảnh hưởng xấu của thị trường , hướng thị trường vận động và phát triển theo đúng mục tiêu đã định . Trong thực tế không có Nhà nước nào lại không có tác động , can thiệp ít hay nhiều vào thị trường, làm biến đổi thị trường . Chỉ có điều là sự can thiệp , tác động đến mức nào , hình thức và biện pháp can thiệp ra sao, hiệu quả của sự can thiệp đó đến đâu? Lại là vấn đề khác phụ thuộc vào tình huống của thị trường , vào khả năng điều hành của Chính phủ và thực lực của nền kinh tế mà Nhà nước đang lắm giữ. Thực tế quản lí cho thấy, trong những năm qua Nhà nước đã có những biện pháp can thiệp kịp thời vào thị trường nên những tác động xấu do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực trong những năm 1997-1998, những tổn thất do thiên tai , bão lụt …đã không ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế ở nước ta. Thông thường, sự tác động, can thiệp của Nhà nướcvào thị trường được thực hiện bằng quyền lực hành chính thông qua các biện pháp hành chính . Biện pháp hành chính là hình thức sử dụng quyền lực hành chính của Nhà nước tác động vào thị trường, hướng thị trường vận động theo mục tiêu định trước phù hợp với đường lối phát triển kinh tế .Tuy nhiên,cơ chế tập trung bao cấp trước kia đã quá lạm dụng quyền lực hành chính vào trong quản lí , không thừa nhận quy luật vận động khách quan trong sự vận động của thị trường .Do vậy, nền kinh tế được điều hành chủ yếu theo ý chí chủ quan của chủ thể quản lí (Nhà nước), dẫn đến hậu quả là thị trường bị thu hẹp , các quy luật kinh tế không phát huy được tác dụng , nền kinh tế không phát triển. Thực tiễn quản lí cho thấy , muốn điều tiết thị trường có hiệu quả cần phải kết hợp hài hòa các biện pháp hành chính với các biện pháp kinh tế thông qua các công cụ quản lí là pháp luật, các chính sách kinh tế như : chính sách thuế , chính sách giá cả , chiến lược đầu tư, chính sách tiêu dùng…Trong cơ chế thị trường , biện pháp kinh tế đã ngày càng trở thành các biện pháp cơ bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctr12.doc
Tài liệu liên quan