MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lý luận và thực tiễn áp dụng qui định về hành vi lừa dối trong luật kinh doanh bảo hiểm 2
I. Lý luận: 2
1.Sự cần thiết khách quan của qui định về hành vi lừa dối: 2
2. Lý luận: 2
II. Thực tiễn: 4
1.Thực trạng: 4
2. Hậu quả của hành vi lừa dối: 8
3. Giải pháp: 9
KẾT LUẬN 10
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý luận và thực tiễn áp dụng qui định về hành vi lừa dối trong luật kinh doanh bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, lĩnh vực Bảo hiểm của nước ta trong những năm vừa qua cũng xó những bước tiến vượt bậc. Thị trường bảo hiểm ngày càng được mở rộng, đóng góp vào GDP ngày càng cao, vốn đàu tư trở lại nền kinh tế ngày càng nhiều, vai trò của Bảo hiểm ngày càng được khẳng ddinhj trên thực tế.
Nếu như trước kia chỉ có công ty Bảo Hiểm Việt Nam (Bảo Việt), có sứ mạng tạo nền móng cho một ngành kinh tế mới của đất nước. Thì đến năm 1993 khi nghị định số 100/CP của chính phủ được ban hành ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm đã thai nghén cho một thị trường bảo hiểm phát triển, với nhiều loại hình kinh doanh, với nhiều tổ chức trong và ngoài quốc doanh ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, chấm dứt tình trạng “một mình một chợ” của Bảo Việt. Tiếp đến Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời ngày 9/12/2000 đánh dấu sự hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý cho hoạt động kinh doanh Bảo hiểm tại Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một trong những hoạt động kinh doanh dịch vụ. Bởi vậy khi thực hiện khâu sản phẩm kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn và một điểm đáng chú ý được đề cập dưới đây là hành vi lừa dối trong kinh doanh bảo hiểm . Hành vi lừa dối trong kinh doanh bảo hiểm đã được quy định chi tiết trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Tuy nhiên do đặc thù của ngành kinh doanh bảo hiểm _ ngành kinh doanh có chu kỳ đảo ngược, nên đã dẫn đến rất nhiều hiện tượng trục lợi, gian lận trong bảo hiểm. Chính vì vậy trong Luật kinh doanh bảo hiểm đã đưa ra một số điều khoản quy định chi tiết về hành vi lừa dối này.
Trên cơ sở những tài liệu, sách báo, tạp chí và các văn bản pháp luật tìm thấy được, những thông tin mà chúng em đưa ra dưới đây còn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy chúng em mong dược sự đóng góp của thấy để đề tài được hoàn chỉnh và đầy đủ nội dung hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Lý luận và thực tiễn áp dụng qui định về hành vi lừa dối trong luật kinh doanh bảo hiểm
I. Lý luận:
1.Sự cần thiết khách quan của qui định về hành vi lừa dối:
Hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng. Vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên bị lừa dối cũng như đảm bảo cho việc thực hiện các nguyên tắc giao kết hợp đồng: tự do, tự nguyện, bình đẳng, trung thực…thì khi một trong các bên có hành vi lừa dối họ sẽ phải chịu một chế tài nhất định theo qui định của pháp luật.
2. Lý luận:
Một hành vi lừa dối thường được xác định dựa trên những tiêu chí sau:
Đưa ra thông tin sai lệch về một sự việc.
Bản thân người đưa ra thông tin biết rõ rằng thông tin đó sai lệch sự thật.
Chủ ý làm cho người nghe tin vào thông tin đó.
Người nhận thông tin đã tin tưởng vào thông tin đó nên giao kết hợp đồng.
Có thiệt hại xảy ra.
Theo điều 132 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 có qui định: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ 3 nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch dân sự đó”.
Còn theo Luật dân sự Pháp: Hành vi lừa dối gồm 2 yếu tố cấu thành: - Yếu tố ý đồ: Lừa dối là một hành vi cố ý, bên này chủ ý lừa dối bên kia.
-Yếu tố hiện thực: Phải có thủ đoạn gian dối_ sự cố ý không cung cấp thông tin quan trọng mà nếu biết được thông tin đó thì người kia đã không kí kết hợp đồng.
Theo khoản 1 điều 12 luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có qui định: “ Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm “.
Theo đó hợp đồng bảo hiểm là một loại hợp đồng bảo hiểm chuyên biệt. Vì vậy hậu quả pháp lý của hành vi lừa dối sẽ chịu sự điều chỉnh của luật riêng_ Luật kinh doanh bảo hiểm.
Đối với hành vi lừa dối Luật kinh doanh bảo hiểm có những qui định sau:
Nếu là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm sẽ áp dụng Điều 19 Khoản 2: “ Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường.
+ Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo qui định tại điểm C khoản 2 Điều 18 của Luật này ( Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm ).
Nếu là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của doanh nghiệp bảo hiểm thì áp dụng điều 19 khoản 3: “ Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật “.
Còn là hành vi lừa dối khác thì áp dụng Điều 22 khoản 1: “ Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
+ Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
+Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại.
+ Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm xảy ra.
+ Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng.
+ Các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.
So với Bộ luật dân sự thì luật kinh doanh bảo hiểm có điểm khác ở chỗ: Cùng là hành vi lừa dối nhưng Luật kinh doanh bảo hiểm lại qui định 2 hậu quả pháp lý khác nhau ( Bộ luật dân sự chỉ qui định một hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu).
Như vậy để bảo vệ cho bên bị lừa dối thì hành vi “ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật không thể áp dụng hợp đồng vô hiệu theo Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm bởi: Nếu áp dụng chúng ta đã vô hình tiếp tay cho người mua bảo hiểm thoải mái cung cấp thông tin sai sự thật khi giao kết hợp đồng để nhận được tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại, do đó mục đích bảo vệ người bị lừa dối không đạt được; các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng không được đảm bảo; doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thể hoạt động bình thường.
Vậy phải chăng qui định tại Điều 19 khoản 2 điểm a và Điều 22 khoản 1 điểm d của Luật kinh doanh bảo hiểm là mâu thuẫn nhau? Hoàn toàn không phải như vậy vì : Hành vi lừa dối theo Điều 19 khoản 2 điểm a là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm, đây là hành vi lừa dối cụ thể. Còn tại Điều 22 khoản 1 điểm d là hành vi lừa dối khác chỉ được áp dụng đối với những hành vi lừa dối không được qui định tại Điều 19 khoản 2 điểm a.
II. Thực tiễn:
1.Thực trạng:
Hiện tượng khách hàng có hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm đang diễn ra ngày càng phổ biến và được biểu hiện:
Người được bảo hiểm chết do các bệnh có thời gian tiến triển bệnh lý kéo dài như: ung thư, lao, xơ gan, suy thận, suy tim….
Người được bảo hiểm chết khi hợp đồng có hiệu lực trong những năm đầu.
Người được bảo hiểm đã điều trị bệnh ( thuộc trường hợp những bệnh không chấp nhận bảo hiểm ) trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực dưới tên người khác.
Điển hình là vụ: Bà M mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của công ty D với số tiền bảo hiểm 40 triệu đồng. Dựa trên hồ sơ sức khỏe tự khai, bà M hoàn toàn đủ tiêu chuẩn và công ty bảo hiểm đồng ý bảo hiểm nhân thọ cho bà M. Saukhi phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm cho bà được 23 ngày, công ty bảo hiểm nhân thọ nhận được yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm vì bà M đã “ đột tử”. Gia đình bà M gửi cho công ty bảo hiểm một giấy chứng tử của bà M với nguyên nhân là “ đột tử “, một bản tường trình về tình huống tử vong, chứng minh bà M trước khi qua đời hoàn toàn “ khỏe mạnh” , không có bệnh tật gì ( có xác nhận của công an thị trấn nơi bà M cư trú ). Sau tám tháng liên tục điều tra, công ty bảo hiểm phát hiện bà M nhập viện điều trị bệnh u não 3 lần với một tên khác ( là tên người chị bà M mà người này vẫn sống khỏe mạnh tại một địa phương khác).
Hoặc một thủ đoạn khác là người đã qua đời nhưng chưa khai tử, thân nhân liền lập hồ sơ mua bảo hiểm cho người quá cố. Sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực,gia đình mới tiến hành khai tủ cho người quá cố,thay đổi ngày qua đời sao cho khớp đúng vào thời gian hợp đồng có hiệu lực, nộp các giấy tờ liên quan, làm thủ tục yêu cầu công ty bảo hiểm đền tiền. Thậm chí có xảy ra những trường hợp “ khổ nhục kế” mà nhiều người cho là cố tình hủy hoại cơ thể sau khi mua bảo hiểm với số tiền lớn.
Ví dụ như trường hợp “ tai nạn giao thông” của ông Vũ Quang Uông (sinh năm 1945) trú tại xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương bị tai nạn ở phố Giẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, làm ông Uông bị gãy chân trái cho chiếc xe máy đè lên. Sau đó ông Uông được đưa về bệnh viện Việt Đức cứu chữa. Ông liên tục đề nghị được “cắt chân” nhưng bị bệnh viện từ chối. Cuối cùng thông qua người thân là Vũ Quang Huy ông Uông được chuyển vào Bệnh viện Quân y 7 và đã được cắt 1/3 cẳng chân trái do bị nhiễm trùng ngoại tử . Trước khi bị nạn ông Uông đã mua hợp đồng bảo hiểm của Prudential nếu bị tai nạn phải cắt 1 chân hoặc tay thì được bồi thường lên tới 750 triệu . Việc mua các hợp đồng bảo hiểm được chính con trai của ông Uông là Vũ Trung Thành thực hiện. Sau gần 7 tháng từ khi tai nạn từ khi tai nạn Thành mới báo cho Prudential làm thủ tục bồi thường cho bố (?). Khi công an Hải Dương xác định “ Chưa đủ cơ sở để kết luận ông Vũ Quang Uông bị tai nạn giao thông đường bộ” Prudential đã từ chối thanh toán bảo hiểm. Vụ việc được ông Uông khởi kiện ra tòa, và tòa án nhân dân Hải Dương đã xử buộc Prudential phải bồi thường cho ông Uông 750 triệu đồng…
Hợp đồng bảo hiểm có số tiền lớn so với khả năng tài chính , hoàn cảnh kinh tế của người tham gia bảo hiểm.
Tiểu biểu cho trường hợp này là ông Lê Đình Thảo mua Bảo hiểm nhân thọ có giá trị bảo hiểm cao nhất tỉnh Long An gây xôn xao dư luận. Ông Thảo đứng tên hai hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dài hạn (21 năm) ở loại hình “An gia tài lộc” tổng giá trị bảo hiểm lên đến trên 2,05 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm phải đóng trên 270tr đồng/năm. Điều ngạc nhiên là ông Thảo không phải là người giàu có chỉ buôn bán bánh kẹo kiếm cơm từng bữa đang sống trong một căn nhà cấp 4 và đi vay mượn tiền để mua bảo hiểm với giá trị lớn như vậy. Hiện nay ông Thảo đang phải đối mặt với nguy cơ mất hàng trăm triệu đồng khi không đủ tiền để tiếp tục đóng phí. Và ông Thảo nói rằng mình bị bà Vũ Phương Doanh lừa (Bà Doanh là Đại lý bảo hiểm của công ty BHNT Long An). Ngược lại, bà Doanh khẳng định ông Thảo tự nguyện mua bảo hiểm…
Rủi ro xảy ra liên quan đên nhiều hợp đồng bảo hiểm được phát hành vào thời điểm gần nhau.
Quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm và người được bảo hiểm ít ràng buộc về mặt huyết thống.
Người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm không cung cấp các thông tin về quá trình điều trị bệnh trước khi tử vong, kê khai chung chung về người chết như: chết do bệnh già, chết do đột tử tại nhà, không rõ nguyên nhân, không có ai chứng kiến.
Một vụ án đã từng gây rất nhiều tranh cãi. Tháng 5/2004 ông H mua 1 hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp 15 năm mệnh giá 50trđ. Tháng 12/2004 người nhà ông H thông báo là ông H đã chết và yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Qua hồ sơ và xác minh tại bệnh viện công ry BHNT được biết ông H chết vì đột quỵ và nhồi máu cơ tim đồng thời qua hồ sơ bệnh án của ông H công ty biết rằng trước lúc đó khoảng 2 năm ông H có nhập viện điều trị bệnh lao phổi, thông tin này hoàn toàn không có trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Công ty BHNT đã từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm hủy hợp đồng bảo hiểm của ông H và hoàn lại cho khách hàng toàn bộ số phí ông H đã đóng. Bà D là người thụ hưởng đã khiếu nại về việc không chi trả số tiền bảo hiểm với lý do là việc ông H bị tử vong là do đột quỵ chứ không phải là do có bệnh lý từ trước đây.
Các thông tin về rủi ro xảy ra và quá trình cấp cứu, điều trị không logic giữa các giấy tờ và chứng từ do người yêu cầu quyền lợi bảo hiểm cung cấp.
Khai báo rủi ro xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt tự ngã, tai nạn xảy ra trong đêm, không có mặt của công an.
Trong số những biểu hiện trên, hiện tượng trục lợi bảo hiểm thường diễn ra phổ biến nhất là việc khách hàng kê khai không trung thực về tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm _một phần của hợp đồng bảo hiểm.
Thực tế đã có không ít những vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan đến người mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhưng lại được tòa án tuyên là hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, bị hủy bỏ và doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả lại số phí đã nộp cho người mua bảo hiểm .
Một vụ điển hình là vụ tranh chấp giữa công ty bảo hiểm P và bà Trần thị C do tòa án nhân dân xã B xét xử nội dung như sau:
Ngày 22/11/2002 trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm công ty đã giao kết hợp đồng bảo hiểm với bà C ( người được bảo hiểm trùng là người mua bảo hiểm ). Ngày 16/12/2003 bà C đã bổ sung thông tin là “ đã và đang điều trị bệnh tim mạch từ năm 20 tuổi”.
Theo báo cáo này công ty bảo hiểm đã tiến hành kiểm tra sức khỏe của bà C và kết quả cho thấy bà bị bệnh tim_ bệnh thuộc trường hợp không chấp nhận bảo hiểm. Trên thực tế tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm bà C đã cố ý không kê khai đúng tình trạng bệnh tật của mình bằng việc trả lời “không” với tất cả các câu hỏi trong giấy yêu cầu bảo hiểm, trong khi sự thật khách quan là bà đã và đang phải điều trị bệnh tim bẩm sinh từ năm 20 tuổi ( Ghi nhận trong hồ sơ bệnh án). Rõ ràng, hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về tình trạng bệnh tật của bà là hoàn toàn thỏa mãn các dấu hiệu theo điều 19 khoản 2 điểm a Luật kinh doanh bảo hiểm và công ty có quyền đình chỉ việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm không hoàn lại số phí bảo hiểm đã nộp tính đến ngày đình chỉ cũng như không chịu trách nhiệm về những rủi ro đã phát sinh theo điều 4 điểm 4.1.2 điều khoản hợp đồng bảo hiểm mà bà đã ký với công ty. Tuy nhiên tòa án nhân dân thị xã B đã nhận định bà C không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của mình theo điều 19 khoản 2 điểm a Luật kinh doanh bảo hiểm để đình chỉ thực hiện hợp đồng và tuyên: Hủy hợp đồng bảo hiểm buộc công ty hoàn trả cho bà C toàn bộ số phí bảo hiểm đã nộp.
Đối chiếu với vấn đề lý luận nêu trên trong việc xét xử của tòa án nhân dân thị xã B là chưa phù hợp với qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm để các cơ quan đưa ra những bản án phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
2. Hậu quả của hành vi lừa dối:
Theo hiệp hội bảo hiểm Anh quốc (ABI) báo cáo trên UK Insuarance Frunud Gian lận bảo hiểm đã tiêu tốn của các nhà bảo hiểm xấp xỉ 1,5 tỷ Bảng Anh 1 năm, hậu quả là mỗi đơn bảo hiểm phải tăng phí xấp xỉ 5%. Người ta hi vọng rằng các biện pháp chống lại trục lợi bảo hiểm ở Anh có thể tiết kiệm được cho các nhà bảo hiểm khoảng 50-200 triệu Bảng mỗi năm.
Có quan điểm sai trái cho rằng hành vi lừa dối ( Gian lận bảo hiểm ) là tội hình sự “ Không có nạn nhân” hoặc là 1 tội hình sự “Khó phát hiện” thực ra gian lận bảo hiểm đánh vào túi tiền của tất cả mọi người. Hành vi này dẫn đến:
Phí bảo hiểm cao hơn và giá hàng hóa dịch vụ cao hơn. Số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra để đấu tranh chống hành vi lừa dối và chi trả các khoản tiền gian lận sẽ dồn lên vai cộng đồng bảo hiểm dưới hình thức phí bảo hiểm cao hơn “Hành vi lừa dối” cũng dẫn đến giá cả hàng hóa và dịch vụ cao hơn bởi doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chuyển phí mua bảo hiểm cao hơn vào hàng hóa họ bán cho khách hàng.
Giảm khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp đặt các yêu cầu cao hơn khi khai thác bảo hiểm và thu hẹp phạm vi bảo hiểm để giảm bớt thiệt hại do hành vi lừa dối.
Việc thanh toán những yêu cầu đòi bồi thường chính đáng sẽ bị chậm lại.
Các doanh nghiệp bảo hiểm thường cảnh giác với những hành vi gian lận, lừa dối do đó sẽ điều tra rất kỹ khi họ nghi ngờ có những hành vi này. Qui trình giải quyết bồi thường rất chặt chẽ sẽ được áp dụng để hạn chế gian lận, lừa dối chắc chắn sẽ cho việc giải quyết bồi thường chính đáng bị chậm lại.
3. Giải pháp:
- Cần nhanh chóng đưa ra văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng Điều 19 và Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm để có thể bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của bên mua bảo hiểm cũng như của các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo trung thực và bình đẳng trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích chung của cộng đồng và góp phần tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động.
- Do mục đích của khách hàng khi giao kết hợp đồng tất yếu là để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường do đó Điều 19 khoản 2 chỉ cần qui định: “ Hành vi lừa dối là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm” là rõ nghĩa và đầy đủ nội dung.
- Các cơ quan nhà nước có chức năng kiểm soát giao dịch bảo hiểm cần đề ra những biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe khách hàng.
- Bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm phải thống nhất và kiên định biện pháp xử lý khi khách hàng có hành vi lừa dối nói trên để tự bảo vệ mình và hạn chế hiện tượng trục lợi bảo hiểm đang diễn ra ngày càng nhiều với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Kết luận
Từ những lý luận và thực tiễn đã đưa ra ở trên, ta có thể thấy rằng hành vi lừa dối trong kinh doanh bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm đã được quy định ở Điều 19 khoản 2 điểm a và một số điều khoản khác… của Luật kinh doanh bảo hiểm. Nhưng vẫn còn xảy ra hành vi gian lận và lừa dối trong kinh doanh bảo hiểm. Nhưng hanhhf vi này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp bảo hiểm, làm giảm lợi nhuận kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế, tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp; và tác động xấu đến khách hàng: những khách hàng trung thực sẽ bị thiệt hại về quyền lợi, bởi vì phí bảo hiểm mà họ phảI nộp lại dùng chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra; Đến xã hội làm tha hoá bieens chất cán bộ nhà nước, làm cho môI trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng. từ đó còn dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội. Bởi vậy nhà nước và các cơ quan đề ra các văn bản hướng dẫn việc áp dụng các dự luật quy định về những hành vi lừa dối này. Hơn thế nữa, cần tuyên truyền phổ biến cho dân chúng hiểu biết về pháp luật nói chung và Luật kinh doanh bảo hiểm nói riêng, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO.
Mục lục
Trang
Lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về hành vi lừa dối trong luật kinh doanh bảo hiểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36003.doc