Đề tài Lý thuyết chung về vai trò của ngân hàng thương mại trong hoạt động của thị trường chứng khoán

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ( NHTM ) VÀ VAI TRÒ CỦA NHTM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (TTCK) 2

1.1. Tổng quan về NHTM 2

1.1.1. Định nghĩa 2

1.1.2. Đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 2

1.1.3. Vị trí của NHTM trong hệ thống tài chính 3

1.1.4. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển kinh tế 3

1.2. Tổng quan về thị trường chứng khoán ( TTCK ) 4

1.2.1. Khái niệm 4

1.2.2. Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán 5

1.2.3. Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính 5

1.2.4. Vai trò của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế 5

1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán 6

1.3.1. NHTM tạo hàng hoá cho TTCK 6

1.3.2. NHTM là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường chứng khoán 10

1.3.3. Vai trò đầu tư trực tiếp trên TTCK của NHTM 15

1.3.4. Hoạt động của ngân hàng thương mại tạo tính thanh khoản cho TTCK 16

1.3.5. NHTM góp phần điều hoà cung cầu, ổn định thị trường chứng khoán 17

1.3.6. Sự tham gia cuả NHTM góp phần đảm bảo nguyên tắc hoạt động của TTCK 17

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÒ CỦA NHTM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK VIỆT NAM HIỆN NAY 18

2.1. Thực trạng về TTCK Việt Nam hiện nay 18

2.2. Thực trạng về vai trò của NHTM trong TTCK Việt Nam 19

2.2.1. Cơn sốt cổ phiếu ngân hàng thương mại 19

2.2.2. Kế hoạch CPH ngân hàng 24

2.2.3. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước 25

2.2.4. Vai trò đầu tư trực tiếp của NHTM 26

2.2.5. Thực trạng về vai trò của công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng đối với. TTCK nước. ta 26

2.2.6. Một số dịch vụ của NHTM nhằm hỗ trợ cho TTCK 27

2.2.7. NHTM góp phần điều hoà cung cầu và ổn định TTCK 28

2.3. Hạn chế và nguyên nhân khiến các NHTM chưa phát huy được vai trò trên TTCK 28

2.4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của NHTM trong việc phát triển TTCK. Việt Nam 29

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết chung về vai trò của ngân hàng thương mại trong hoạt động của thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cổ phiếu của một công ty nào đó với giá “rẻ nhất” tại thời điểm quy định thì ngân hàng sẽ không nhất thiết phải mua cổ phiếu đó tại sở giao dịch chứng khoán, mà có thể lấy chúng từ dự trữ của mình để bán cho khách hàng. Tất nhiên trong các trường hợp như vậy, ngân hàng phải nắm vững tỷ giá chính thức để xác định mức giá bán cho khách hàng. 1.3.2.2. NHTM cung cấp các dịch vụ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trên TTCK a, Dịch vụ lưu giữ quản lý hộ chứng khoán Tại pháp lệnh ngân hàng đã viết: “ NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ về cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng khoán và các giấy tờ có giá khác”. Chứng từ có giá ở đây là các cổ phiếu, trái phiếu... nó có giá trị như tiền nên cần được bảo quản và lưu trữ cẩn thận. Những nhà đầu tư cầm chứng khoán trong tay với khối lượng lớn sẽ không đảm bảo an toàn, họ có nhu cầu nhờ ai đó quản lý hộ. NHTM là một tổ chức rất có ưu thế về lĩnh vực này vì đă từng thực hiện các nghiệp vụ quản lý hộ vàng bạc, đá quý và những tài sản giá trị khác. Nghiệp vụ lưu giữ, bảo quản chứng khoán cho khách hàng của NHTM là dịch vụ cho thuê két sắt đối với những cá nhân, những công ty, xí nghiệp có nguồn chứng khoán lớn muốn tìm kiếm một nhu cầu an toàn hoặc đối với các ngân hàng nhỏ không đủ phương tiện giữ chứng khoán cho khách hàng, có thể gửi chứng khoán tại ngân hàng lớn. Về phía ngân hàng thương mại khi thực hiện dịch vụ lưu giữ, bảo quản hộ chứng khoán hộ khách hàng có ích lợi như: NHTM có thể sử dụng chứng khoán lưu giữ, bảo quản hộ thế chấp cho một khoản vay của ngân hàng hoặc mở rộng các dịch vụ khác cho khách hàng ( nhận lãi chứng khoán hộ, giao hoán và thanh toán chứng khoán...) theo sự uỷ quyền của khách hàng. Khi thực hiện dịch vụ này, ngân hàng thu được khoản phí dịch vụ từ khách hàng. Trong tương lai dịch vụ này sẽ không ngừng được mở rộng, nó trở thành một nguồn lợi lớn cho khách hàng mà gần như không bị rủi ro. Về phía khách hàng nhờ ngân hàng lưu giữ chứng khoán giúp họ tiết kiệm được chi phí, đảm bảo an toàn đồng thời được ngân hàng cung cấp các dịch vụ khác có liên quan đến chứng khoán. b, Thực hiện thanh toán các chứng khoán. Nghiệp vụ thanh toán nối tiếp dịch vụ quản lý chứng khoán đã nêu trên. Ngân hàng có thể mở cho khách hàng của mình các tài khoản chứng khoán để theo dõi việc mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán cho khách hàng, kể cả việc thu hồi lãi, thu cổ tức. Rõ ràng, những tài khoản chứng khoán sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường của khách hàng. Các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, các trung gian môi giới không phải bận tâm với việc lưu giữ và theo dõi việc mua bán một số lượng khổng lồ các cổ phiếu, trái phiếu hàng ngày. Ngân hàng sẽ đảm bảo cho khách hàng việc này. Nhờ ngân hàng tổ chức thực hiện thanh toán chứng khoán, hoạt động mua, bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn và không phải di chuyển qua lại một số lượng lớn cổ phiếu, trái phiếu rất công kềnh và tốn kém. Chính nhờ có ngân hàng, mà phần lớn các giao dịch chứng khoán thực hiện bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng nên nhu cầu tiền mặt không lớn lắm. c, Công tác thanh toán bù trừ Hoạt động giao dịch chứng khoán được diễn ra liên tục trên sở giao dịch chứng khoán, bên cạnh đó sự luân chuyển vốn làm sao phải theo kịp với sự chuyển của chứng khoán. Chúng ta biết rằng hoạt động trên TTCK hết sức sôi động, nếu tất cả các khoản thanh toán đều thực hiện bằng tiền mặt thì có lẽ sở giao dịch chứng khoán đã biến thành một “ngân hàng” và hoạt động giao dịch tiền mặt ngày càng tăng lên theo sự gia tăng của giao dịch chứng khoán. Để giải quyết được nhược điểm này, người ta áp dụng thanh toán bằng chuyển khoản, đã giảm đi một gánh nặng lớn, theo đó tất cả những người mua bán, các nhà môi giới, kinh doanh chứng khoán đều có tài khoản ở ngân hàng, khi các giao dịch mua bán kết thúc thì mỗi người sẽ nhận được các giấy báo nợ, báo có mà không phải quan tâm đến vấn đề tiền mặt nữa, đây là một bước tiến mới giúp TTCK trôi chảy hơn. Mặt khác, các nhà đầu tư, các nhà môi giới, các chuyên gia chứng khoán phải thực hiện rất nhiều giao dịch trong ngày do đó để giản tiện người ta áp dụng việc thanh toán bù trừ để đơn giản hoá việc thanh toán. Thanh toán bù trừ chứng khoán là hoạt động luân chuyển chứng khoán trên các tài khoản lưu ký dưới sự điều hành của trung tâm lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán. Công tác thanh toán bù trừ đều do các ngân hàng đảm nhận, nếu công tác này được tiến hành tốt sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của TTCK. Thanh toán và bù trừ được thực hiện theo các trình tự sau: Người mua, người bán, nhà môi giới đều có tài khoản tại một ngân hàng. Sau khi các lệnh mua bán được nhà môi giới thực hiện, lúc này sẽ có một hoá đơn được lập để xác định việc mua bán ( về số lượng, giá cả) để gửi đến ngân hàng nhờ thanh toán hộ. Căn cứ vào hoá đơn này, ngân hàng sẽ ghi nợ cho người mua và ghi có cho người bán và những người được hưởng hoa hồng, đây là trường hợp thanh toán đơn giản nhất. Tất nhiên theo yêu cầu của khách hàng thì có thể được thanh toán ngay sau một thời gian nhất định, thường thì sau từ một đến hai ngày vì không thể thực hiện được tất cả giao dịch chứng khoán được ngay. Nếu khách hàng muốn thanh toán nóng thì phải trực tiếp tới ngân hàng còn thường thì do người môi giới chuyển đến ngân hàng để thanh toán, khách hàng có thể nhận giấy báo nợ, báo có tại ngân hàng hay tại các công ty chứng khoán. Người mua, người bán, người môi giới không mở tài khoản tại một ngân hàng, lúc này phải tham gia thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước, các hoá đơn mua bán đều được gửi về ngân hàng người mua và ngân hàng người bán mở tài khoản để thanh toán, sau đó ngân hàng bên mua và bán tham gia thanh toán bù trừ, trong trường hợp này thì phải mất từ hai đến ba ngày khách hàng mới có thể nhận các giấy báo nợ, báo có. Dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ của các NHTM hỗ trợ cho hoạt động của TTCK diễn ra đều đặn, suôn sẻ. Thanh toán chứng khoán thực sự là một khâu quan trọng trong hoạt động mua,bán chứng khoán đặc biệt là trên TTCK thứ cấp. Ngân hàng có thể kết hợp với trung tâm giao khoán và thanh toán chứng khoán để hoàn thiện hệ thống lưu giữ và thanh toán chứng khoán. d, Dịch vụ nhận lãi chứng khoán hộ khách hàng Các chứng khoán khách hàng gửi ngân hàng bảo quản hộ có thể là trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu, cổ phiếu công ty. Thông thường các chứng khoán này trả lãi vào cuối năm và các chủ chứng khoán nhờ ngân hàngnhận hộ lãi khi đến kỳ hạn trả lãi. Để thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản tạm gọi là tài khoản lưu giữ chứng khoán bên cạnh tài khoản tiền gửi và nếu người nhận lãi và người trả lãi ( các công ty cổ phần, kho bạc) đều có tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng thì việc nhận và trả lãi diễn ra rất đơn giản cụ thể: ngân hàng chỉ việc trích số tiền từ bên nợ của tài khoản tiền gửi của đơn vị trả lãi để trả cho người nhận lãi và ghi có tài khoản tiền gửi của người nhận lãi. Nếu người trả lãi và người nhậnlãi có tài khoản ở hai ngân hàng thương mại khác nhau thì cũng không có gì phức tạp khi nước ta đã có hệ thống thanh toán liên ngân hàng và hệ thống thanh toán bù trừ khá hoàn chỉnh. Ngoài ra ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền gửi là lãi chứng khoán, làm tăng thêm vốn của NHTM để cho vay. Mặt khác nó góp phần làm kích thích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Thông thường, ngân hàng chỉ thực hiện các dịch vụ bảo quản và nhận lãi chứng khoán hộ khách hàng có khối lượng chứng khoán lớn và không nhận đối với khách hàng có số lượng chứng khoán nhỏ vì tốn tiền chi phí , đôi khi số tiền nhận lãi chứng khoán không đủ để trả phí dịch vụ cho Ngân hàng. Ngân hàng quản lý chứng khoán hộ cũng tương tự như quản lý tiền gởi của khách hàng, nghĩa là mọi nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán đều do ngân hàng thực hiện, nhưng phải dựa trên cơ sở các lệnh của khách hàng đưa ra hoặc uỷ nhiệm hợp pháp của khách hàng. 1.3.2.3. Hoạt động của công ty chứng khoán trực thuộc NHTM tạo cầu nối giữa nhà đầu tư và TTCK a, Nghiệp vụ môi giới chứng khoán Công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán hoặc tại thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình. Thông qua hoạt động môi giới, công ty chứng khoán sẽ chuyển đến cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nôi giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhà đầu tư mua chứng khoán. Và trong những trường hợp nhất định, hoạt động môi giới sẽ trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời cho nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo. b, Nghiệp vụ tự doanh Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC. Mục đích của hoạt động tư doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiên giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ môi giới và nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình. Thậm chí luật pháp ở một số nước còn quy định có hai loại hình công ty chứng khoán là công ty môi giới chứng khoán chỉ làm chức năng môi giới và công ty chứng khoán có chức năng tự doanh. c, Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng uỷ thác tiền cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp nhận hoặc yêu cầu ( mức lợi nhuận kỳ vọng, rủi ro có thể chấp nhận...). d, Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng. Nhà tư vấn phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra các lời khuyên với khách hàng, vì với lời khuyên đó khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thu lỗ, thậm chí phá sản, còn người tư vấn thu về cho mình khoản thu phí về dịch vụ tư vấn ( bất kể tư vấn đó có thành công hay không ). e, Các nghiệp vụ phù trợ - Lưu ký chứng khoán: là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. Khi thực hiện dịch vụ này, công ty chứng khoán sẽ nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán. - Quản lý thu nhập của khách hàng ( quản lý cổ tức ): xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán ẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức cuả chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. - Nghiệp vụ tín dụng: Đối với các TTCK phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ. Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho khoản vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do công ty chứng khoán ứng tiền trước thanh toán. Đến kỳ hạn thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số gốc vay cùng với lãi cho công ty chứng khoán. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty sẽ phát mãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ. - Nghiệp vụ quản lý quỹ: ở một số TTCK, pháp luật về TTCK còn cho phép công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Theo đó, công ty chứng khoán cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản cuả quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. Công ty chứng khoán được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư. 1.3.3. Vai trò đầu tư trực tiếp trên TTCK của NHTM Danh mục đầu tư chứng khoán của NHTM gồm: Những chứng khoán được nắm giữ nhằm tạo ra thu nhập chính. Mức đầu tư chứng khoán thường xếp hàng thứ hai sau các khoản cho vay và có khi thay cho các khoản cho vay. Các chứng khoán nắm giữ nhằm tạo thanh khoản. Phần lớn chứng khoán mà các định chế tài chính mua vào đều có một thị trường thứ cấp năng động. Nhờ vậy mà chúng dễ dàng bổ sung tính thanh khoản cho NHTM khi cần thiết hoặc có thể chuyển đổi thành các dạng ngân quỹ trong tương lai gần, trước khi đến hạn thanh toán với mức rủi ro thấp và có sẵn tính khả thi. Đầu tư chứng khoán là loại hình phổ biến nhất trong tài sản có của các NHTM ở các nước đã phát triển. Bản thân chứng khoán rất đa dạng về thể loại. Nhưng chúng ta chỉ xem xét khái lược về các chứng khoán dưới giác độ nó là một loại đầu tư của các NHTM. Chứng khoán là một loại phiếu nợ được ghi trên giấy dưới hình thức một chứng từ. Chứng khoán có hai loại: trái phiếu của chính phủ hoặc các doanh nghiệp và cổ phiếu của các công ty cổ phần. Đầu tư vào chứng khoán của chính phủ thường chiếm bộ phận lớn trong các loại đầu tư chứng khoán của NHTM. Vì chứng khoán của chính phủ được xem là loại tài sản an toàn nhất. Dù rằng hầu hết các chính phủ trên thế giới đều có mức thâm hụt ngân sách ngày càng tăng và phải liên tục vay mượn của nhân dân bằng cách phát hành trái phiếu. Nhưng chính phủ luôn có khả năng trả nợ đã vay qua phát hành trái phiếu vì khi cần thiết nó hoàn toàn có thể ra lệnh cho ngân hàng trung ương in tiền mặt để trả nợ mà chỉ tốn ít thời gian. Thật ra không phải lúc nào cũng có thể và cũng nên in tiền mặt, nên chính phủ quyết định vay nợ của nhân dân bằng cách phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách và chi dùng. Mua bán chứng khoán với mục tiêu kiếm lợi, buộc NHTM phải cân nhắc kỹ nên mua loại chứng khoán nào, mua vào lúc nào và bán vào lúc nào để có khả năng thu lợi nhuận cao nhất. Để giải quyết một loạt câu hỏi trên, ngân hàng phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, thẩm định tính khả thi của chứng khoán sẽ mua bán với các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật trong mua bán chứng khoán, ngành nghề kinh doanh của công ty, khả năng điều hành của ban giám đốc, khả năng sinh lợi hiện tại và tương lai, chiến lược phát triển...Kết hợp với khả năng phán đoán, nhận xét trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập trên thị trường để lựa chọn loại chứng khoán mua, bán. Họ thường chọn chứng khoán của các công ty kinh doanh tốt để mua vì chứng khoán của các công ty này có ít rủi ro và tính thanh khoản cao. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải phân tích lựa chọn thời điểm nào để mua bán chứng khoán sao cho có lợi nhất. Thông thường, ngân hàng mua lúc hạ giá, bán lúc giá đã lên cao nhất hoặc bán lúc giá hạ để giảm lỗ khi dự đoán thị giá chứng khoán đó sụt không níu kéo được, không nên bán khi giá chứng khoán tiếp tục tăng. 1.3.4. Hoạt động của ngân hàng thương mại tạo tính thanh khoản cho TTCK 1.3.4.1. Giao dịch các sản phẩm phái sinh Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Như vậy, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh ( đầu cơ ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời sẽ tăng tính thanh khoản của thị trường. 1.3.4.2. NHTM mở rộng cho vay cầm cố chứng khoán Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết ( thường là thời gian nhận tài trợ ). Cầm cố chứng khoán là hình thức theo đó người sở hữu chứng khoán phải chuyển quyền kiểm soát chứng khoán cho ngân hàng trong thời gian nhận tài trợ. Cách cầm cố chứng khoán: Khách hàng làm đơn vay và xin cầm cố chứng khoán; các chứng khoán này có thể sang tên ngân hàng hoặc được ngân hàng lưu giữ với cam kết chuyển lại cho khách hàng. Ngân hàng chuyển đơn chuyển nhượng tới công ty đăng ký chứng khoán để công ty chuyển tên sang cho ngân hàng. Các chứng khoán này thuộc sở hữu ngân hàng. Khi khách hàng trả đủ nợ, ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển nhượng lại. Các chứng khoán vô danh thì không thể làm thủ tục chuyển nhượng. Do nhiều yếu tố tác động đến khiến cho hoạt động này của NHTM ngày càng được mở rộng và phát triển. Các yếu tố đó là: Thị trường chứng khoán nóng lên, nhu cầu mua cổ phiếu của người dân tăng vọt, nên rất nhiều người đă dùng cổ phiếu vay vốn ngân hàng để kinh doanh chứng khoán. Lãi suất tiền gửi ngắn hạn tăng cao ( thậm chí có ngân hàng còn cao hơn lãi suất trung hạn ), do đó các ngân hàng huy động được vốn ngắn hạn nhiều, vốn trung và dài hạn ít, thêm vào đó lãi suất cho vay tăng vượt quá mức lợi nhuận trên vốn bình quân của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các NHTM xuất hiện tình trạng dư vốn cho vay. Từ các yếu tố trên, nhiều NHTM đã cầm cố cổ phiếu cho vay đáp ứng được nhu cầu đầu tư chứng khoán của người dân và nhu cầu của chính TTCK. 1.3.5. NHTM góp phần điều hoà cung cầu, ổn định thị trường chứng khoán Vai trò này của NHTM được thể hiện một cách rõ rệt và tích cực thông qua các hoạt động: Điều hoà quan hệ cung cầu chứng khoán: NHTM là chủ thể quan trọng cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán, là người tạo thị trường có thể làm tăng nhu cầu hoặc giảm nhu cầu chứng khoán khi cần thiết. Với cơ chế giao dịch đó, NHTM tham gia điều hoà cung cầu chứng khoán một cách nhanh nhạy. Hoạt động của NHTM tạo ra sự ổn định của thị giá chứng khoán: Khi NHTM tham gia mua bán một khối lượng chứng khoán lớn sẽ làm thay đổi giá trị chứng khoán theo những chiều hướng nhất định. Hơn nữa, NHTM chủ động thay đổi mức tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến thị giá chứng khoán bằng những hoạt động này các NHTM góp phần ổn định thị giá chứng khoán và TTCK. Trợ giúp cho các công ty niêm yết, ổn định tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán: Sự ổn định và phát triển của TTCK phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,đặc biệt là các công ty niêm yết và tâm lý của công chúng - những nguồn nắm giữ chứng khoán.Các NHTM còn thực hiện việc ổn định TTCK thông qua việc trợ giúp cho các công ty niêm yết khi họ gặp khó khăn về tài chính rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán, quyền tự chủ của họ trên thị trường. Hoạt động của NHTM góp phần nâng cao chất lượng GDCK cả về thời gian, độ chính xác và an toàn cần thiết. NHTM luôn hoàn thiện các nghiệp vụ GDCK. Điều này không chỉ giúp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, mà còn hạn chế rủi ro, bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư, thị trường hoạt động an toàn. 1.3.6. Sự tham gia cuả NHTM góp phần đảm bảo nguyên tắc hoạt động của TTCK Mỗi NHTM có thể tổ chức các bộ phận hoặc công ty chứng khoán độc lập. Từ đó họ sẽ đi sâu vào nghiệp vụ giao dịch đảm nhận. Khách hàng có quan hệ tiền gửi và vay vốn của NHTM có thể mua bán chứng khoán qua công ty chứng khoán của ngân hàng. Đây là lợi thế cho các khách hàng vì ngân hàng có thể thực hiện toàn bộ GDCK. Song điều quan trọng hơn là các NHTM luôn đảm bảo nguyên tắc trung gian trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. NHTM có thể đảm bảo cung cấp các thông tin chính xác, hạn chế những hiện tượng lừa đảo trong kinh doanh chứng khoán. NHTM góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện nguyên tắc công khai và công bằng thông qua chức năng kiểm soát. Các hành vi buôn bán tay trong, đầu cơ bất chính sẽ được phát hiện và hạn chế khi có sự tham gia của NHTM vào hoạt động của TTCK. Phần 2 Đánh giá về vai trò của NHTM trong hoạt động của TTCK Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng về TTCK Việt Nam hiện nay Thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay đă có những bước tiến khả quan. Theo đánh giá của hãng kinh tế Bloomberg, chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam ( VN- Index ) - tính theo đồng đôla- đã tăng 66% trong năm nay, mức cao nhất trong số 413 chỉ số của các TTCK Châu á. Các chỉ số của TTCK Trung Quốc đứng ở vị trí tiếp theo. Theo đó hãng này nhận định TTCK Việt Nam là một trong những thị trường chứng khoán triển vọng nhất Châu á. Theo ước tính của công ty quản lý quỹ Dragon Capital, trong năm 2006 có khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài đổ vào TTCK Việt Nam. Đặc biệt từ trung tuần tháng 7-2006, với việc Ngân hàngThương Mại Cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Tp. HCM với số vốn điều lệ gần 1900 tỷ đồng đã trở thành doanh nghiệp có số vốn lớn nhất niêm yết cổ phiếu và cũng làm cho quy mô hoạt động của trung tâm từ 1.5 tỷ USD tăng lên 2.0 tỷ USD. Dự báo tới đây một loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn và hấp dẫn như: ACB, Vinaphone, Bảo Việt, Cao su Dầu Tiếng, một số công ty cổ phần thuộc lĩnh vực hàng không, được niêm yết sẽ làm cho số vốn trên trung tâm giao dịch Chứng khoán T.p HCM lên tới 10 tỷ USD. Theo dự báo, giá trị thị trường chứng khoán sẽ chiếm khoảng 20%- 30% GDP của Việt Nam từ mức 6% như hiện nay trong vòng 4 năm tới. Tuy nhiên, TTCK nước ta còn nhiều hạn chế như: quy mô của thị trường chứng khoán hiện nay còn quá nhỏ, bình quân đạt doanh số giao dịch 7-10 triệu USD/ ngày, trong khi đó củaThái Lan là 314 triệu USD, của Mỹ - NYSE, đạt 60 -70 tỷ USD/ ngày, Đài Loan đạt 3tỷ USD/ ngày, Hồng Kông là 3,2 tỷ USD...Theo Công ty chứng khoán Vietcombank, tại trung tâm giao dịch chứng khoán T.p HCM hiện có khoảng 49 cổ phiếu được niêm yết với tổng giá trị thị trường là 3,1 tỷ USD. Trong khi đó, nước láng giềng Thái Lan có 458 cổ phiếu được niêm yết với tổng giá trị 132,3 tỷ đô la. Tại Trung Quốc có tới 1381 công ty được niêm yết trên hai trung tâm giao dịch chứng khoán với tổng giá trị cổ phiếu là 650 tỷ đô la. Bên cạnh đó tính thanh khoản của các cổ phiếu tại thị trường này chưa cao nên TTCK Việt Nam chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa cơ chế để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp xúc đối với TTCK Việt Nam còn nhiều hạn chế: Họ chỉ được mua tối đa 49% lượng cổ phiếu của các công ty được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán T.p HCM và nắm tối đa 30% cổ phiếu của Sacombank. Các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài cũng chỉ được mua cổ phiếu ở Việt Nam thông qua một công ty chứng khoán được đăng ký tại nước này và phải có tài khoản ngân hàng bằng đồng Việt Nam. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phiếu trên TTCK Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài như Vietnam Growth Fund ( vốn 193 triệu đô la ) và Vietnam Dragon Fund (vốn 96 triệu đô la ). Cả hai quỹ này đều do Công ty Quản lý quỹ Dragon thành lập và điều hành. 2.2. Thực trạng về vai trò của NHTM trong TTCK Việt Nam 2.2.1. Cơn sốt cổ phiếu ngân hàng thương mại Trong khi cơ hội đầu tư ở các kênh khác đang mất dần lợi thế như giá vàng biến động thất thường, thị trường bất động sản trầm lắng, khó giao dịch...nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng kinh doanh mới đó là mua bán cổ phiếu. Bằng chứng là những tháng đầu năm 2006, trên TTCK, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên của tháng sau so với tháng trước tăng khoảng 30%. Chỉ số VN- Index tăng liên tục từ mức 327,67 điểm vào phiên ngày 15/2/2006 lên 612,11 điểm phiên ngày 3/5/2006 ( tăng khoảng 86,8% ), nhiều nhà đầu tư tham gia vào TTCK hơn, biểu hiện qua số lượng tài khoản tính đến tháng 5 /2006 tăng 35% so với cuối năm 2005 ( tăng từ 31000 tài khoản lên 42000 tài khoản ). Tuy nhiên xu hướng mua bán cổ phiếu chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp, chưa có sự phân tích thấu đáo, đánh giá thực lực của thị trường. Các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân (chiếm khoảng 99% thị trường) chủ yếu mua bán theo cảm tính, tạo nên sự mất cân đối cung cầu hàng hoá, khiến giá cổ phiếu tăng giảm bất thường. Với diễn biến đó, giá cổ phiếu ngân hàng cũng được các nhà đầu tư đánh giá cao.Nhiều nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến cổ phiếu ngân hàng từ khi hàng loạt các NHTMCP triển khai tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu và được một số ngân hàng nước ngoài mua cổ phần. Mặc dù đến nay, ngoài NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank và NHTMCP á Châu ACB được niêm yết trên TTCK thành phố HCM và Hà Nội, các NTMCP khác vẫn chưa được niêm yết, nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh và khoảng 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả của các NHTM đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư khiến giá trị thị trường của các cổ phiếu này luôn ở mức cao. C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0918.doc
Tài liệu liên quan