MỤC LỤC
I/mở đầu.1
II/nội dung.2
A/ cơ sở lý luận vấn đề
1/ sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá.2
2/ sự phát triển của lênin: kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội.13
B/ sự vận dụng lý luận ở việt nam(1986 tới nay).17
1/ đặc điểm kinh tế- xã hội việt nam trước đổi mới(1975-1986).17
2/ sự phát triển kinh tế thị trường ở việt nam(1986 tới nay).19
III/ Kết luận.30
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta từ khi đổi mới tới nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hàng hoá và những dịch vụ lắp đặt bảo hành sửa chữa bằng phương thức thanh toán băng thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế... cạnh tranh có nhiều loại: cạnh tranh giữa người mua và người bán cạnh tranh giữa người bán với nhau hoặc giữa những người mua với nhau, cạnh tranh nội bộ ngành và giữa các ngành với nhau, giữa các quốc gia và quốc tế.
Trong nền sản xuất hàng hoá, cạnh tranh có vai trò to lớn. Nó buộc người sản xuất-kinh doanh thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhũng phương pháp công nghệ mới, nhạy bén, năng động tổ chức quản lý có hiệu quả... thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ bảo thủ kém hiệu quả vì mất đi cơ chế có tác dụng đào thải đi cái lạc hậu, bình tuyển cái tiến bộđể thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Bên cạnh vai trò to lớn đó, cạnh tranh cũng để lại tác hại:cạnh tranh làm xuất hiện và phát triển các hình thức đầu cơ, làm hàng giả, trốn lậu thuế, ăn cắp bản quyền, mua chuộc hối lộ,... vừa vi phạm pháp luật, vừa làm đồi bại các quan hệ xã hội. Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận và lợi ích riêng làm các nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, nền kinh tế luôn ở trạnh thái bất ổn định vì khủng hoảng thất nghiệp, lạm phát làm tăng phân hoá giàu nghèo...
Quy luật cung cầu
Hoạt động của quy luật giá trị không chỉ được biểu hiện qua sự vận động của giá cả trên thị trường do tác động của cạnh tranh, mà còn biểu hiện thông qua quan hệ cung cầu.
Cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định. Người tiêu dùng ở đây bao gồm dân cư các doanh nghiệp nhà nước và cả doanh nghiệp nước ngoài. Tiêu dùng báo gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. lượng cầu phụ thuộc vào nhiều nhân tốchủ yếu như: thu nhập sức mua của tiền tệ, giá cả , lãi xuất... trong các nhân tố đó giá cả hàng hoá là nhân tố tác động trực tiếp và tỷ lệ nghịch với lượng cầu. Giá cả hàng hoá cao thì cầu về hàng hoá đó thấp, ngược lại giá cả hàng hoá thấp lượng cầu hàng hoá đó sẽ cao.
Cung là khối lượng hàng hoá , dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán ra trên thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất, chi phí sản xuất xác định. Lượng cung phụ thuộc vào khả năng sản xuất vào sản lượng, chất lượng các nguồn lực, các yếu tố sản xuất được sử dụng, năng suất lao động và các chi phí sản xuất.
f/ Những ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường có những ưu thế sau đây:
Trước hết cơ chế thị trường kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất. Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận siêu ngạch làm mục tiêu hoạt động. động lực này đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên hạ thấp chi phí lao động cá biệt xuống thấp hơn chi phí lao động xã hội cần thiết.đièu này đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động trên cơ sơ áp dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ.
Hai là,cơ chế thị trường có tính năng động và khả năng thích nghi nhanh chóng.
Sở dĩ như vậy là vì: trong kinh tế thị trường tồn tạimột nguyên tắc là ai đưa ra thị trường một loại hàng hoá mới và sớm nhất sẽ thu được lợi nhuận nhiều nhất. điều đótất yếu đòi hỏi phải năng động thường xuyên và thường xuyên đổi mới.
Ba là trong điều kiện kinh tế thị trường hàng hoá rất phong phú và đa dangj.do vậy nó tạo điều kiện thuận lọi cho việc thoả mãn ngày càng tốt hơnnhững nhu cầu vật chất, văn hoá và sự phát triển của mọi thành viên trong xã hội.
Cơ chế thị trường có những khuyết tật mà bản thân nó không thể tự giải quyết được.
Trước hết phải nói tới những căn bệnh gắn liền với sự vận động của cơ chế thị trườngđó là: khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp ,lạm phát, phân hoá giàu nghèo và gây ô nhiễm môi trường.....Do mức cung hành hoá vượt quá mức cầu có khả năng thanh toán, cho nên dẫn tới tình trạng dư thừa hàng hoá. Nguyên nhân của tình trạng trên là do mâu thuãn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN. Mâu thẫn này được thể hiện ở tính kế hoạch cao độ trong từng doanh nghiệp với tính vô chính phủ trên toàn bộ nền sản xuất xã hội. Xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn mâu thuẫn với sức mua có hạn của quần chúng. Mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản. ngắn liền với khủng hoảng kinh tế là nạn thất nghiệp của người lao động-căn bệnh nan giải của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường tạo ra sự phân hoá giai cấp do đó cũng làm tăng thêm mâu thuẫn giai cấp. Tác động của các quy luật kinh tế thị trường đã dẫn đến tình trạng một số người phát tài giàu có, còn một số người khác bị phá sản trở thành những người làm thuê. Sự đối kháng về lợi ích kinh tế là cơ sở của đấu tranh giai cấp. Một khuyết tật khác của cơ chế thị trường là gây ô nhiễm môi trường sinh thái, tàn phá đất đai, rừng... do chạy theo lợi nhận.Vì vậy xã hội cần có sự kiểm tra , điều tiết, định hướng một cách có ý thức đối với sự vận động của cơ chế thị trường. đó là những lý do cần thiết phải thiết lập vai trò quản lý nhà nước ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường.
2/ sự phát triển của lê nin: kinh tế thị trường trong CNXH
A/Hoàn cảnh ra đời của NEP
không bao lâu sau cách mạng tháng mười việc thực hiện kế họach xây dựng CNXH của lê nin bị dán đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Trong thời kỳ này lê nin đã thực hiện chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của chính sách cộng sản thời chiến là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành cho họ mức ăn tối thiểu. đồng thời xoá bỏquan hệ tiền tệ xoá bỏ việc mua bán lương thực tự do trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của nhà nước xô viết. Nhờ đó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được nhà nước xô viết. Tuy nhiên khi hoà bình lặp lại, chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bắt đầu vào giai đoạn phát triển. Vì vậy khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc. điều dó dòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách kinh tế mới của lê nin được đề xướng để đáp ứng yêu cầu này, nhằn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới.
B/ Nội dung của NEP
Nội dung của NEP là một hệ thống gồm nhiều mắt khâuliên hoàn có mối liên hệ bên trong như một dây truyền không thể thiếu khâu nào. tất cả các khâu tạo thành cơ chế kinh tế cho phép nhà nước tháo gỡ khó khăn, điều hành sự vận động của kinh tế xã hội
-khâu thứ nhất: thuế lương thực
có thể coi đâylà khâu đầu, là bước quá độ từ trạng thái hỗn loạn sang cơ chế kinh tế mới. điều này được xuất phát từ điều kiện nước nga lúc bấy giờ; giai cấp nông dân và nông nghiệp là nguồn nuôi sống xã hội. Khó khăn rất lớn mà nhà nước nga vấp phải là thiếu lương thực. Nạn đói 1921 càng làm tăng khó khăn đó. Vì vậy mục đích của thuế lương thực là một trong những biện pháp cấp tốc cương quyết nhất để cải thiện đời sống nông dânvà nâng cao lực lượng sản xuất. Thực hiện thuế lương thực, xoá bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa có ý nghĩa là cchuyển từ biện pháp hành chính thuần tuý sang biện pháp kinh tế, thuế lưong thực vai trò trong bước quá độ đó. Tác dụng kích thích của thuế lương thực đối với nông dân sản xuất và có điều kiện cải tiếnđời sôngs của mình là ở mức thuế thấp. Mức thuế lương thực đã giảm xuống thấp hơn mức trưng thu gần 1/2thủ tục thu thuế được giản đơn hoá. Do mức thuế thấp nên năn 1921 chỉ thu được 240 triệu pút lúa mì so với 423 triệu pút trước đây. nhưng để bù lại do nông dân hăng hái sản xuất, mở rộng diện tích nên tổng sản lượng lương thực của xã hội và các nông sản khác được tăng lên. nhà nước qua con đường trao đổi có được khối lượng thực nhiều hơn. ngoài ra do mức thuế ổn định người nông dân nào cũng biết trước só thuế hải nộp nên cố gắng sản xuất vượt quá mức độ. Nhà nước thu thuế dễ dàng thuận lợi, là yếu tố mạnh mẽ để khôi phục nền nông nghiệp sau chiến tranh.
-khâu thứ hai :khôi phục và phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp thông qua trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Muốn cải thiện đời sống nông dân và công nhân thì không thể dựa vào nền nông nghiệp gia trưởng mang tính tự cung tự cấp mà chỉ có thể dựa vào nền nông nghiệp hàng hoá. Trong thời kỳ áp dụng chính sách cộng sản thời chiến xu hướng hiện vật hoá được duy trì và tăng lên, xu hướng hàng hoá bị kìm hãm. ý nghĩa và tác dụng cần có của thuế lương thực không thể phát huy được trong nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Vì số nông sản tăng lên một mức độ nào đó nếu không trao đổi thì nó mất tác dụng kích thích. Do đó thuế lương thực là một bước quá độ từ chế độ cộng sản thời chiến đến chế độ trao đổi xã hôị chủ nghĩa bình thường về sản phẩm. Khác với chế độ giao nộp, trưng thu dựa trên mệnh lệnh trong thời kỳ thực hiện chính sách cộng sản thời chiến, cơ chế ; cơ chế kinh tế hàng hoá cho phép đạt được những mục tiêu sau : đáp ứng nhu cầu nhièu mặt của sản xuất , tiêu dùng nông dân và xã hội. Thông qua trao đổi hàng hoá thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp vừa đi vào sản xuất chuyên canh , vừa phát triển kinh doanh tổng hợp, nhờ đó các lực lựợng sản xuất trong nông nghiệp dược khôi phục và phát triển. đó là con đường để nhà nước để nhà nước giải quyết vấn đề lương thự một cách vững chắc. sản xuất lương thực ngày mang tính chất hàng hoá thì nông dân có lợi hơn nên vừa mở rộng diện tichs canh tác vùa thâm canh vì đầu tư thêm vốn và lao động. Kết quả là tổng số lương thực cửa xã hội tăng lên, khối lượng lương thực vào tay nhà nước qua con đường trao đổi và thu thuế cũng ngày tăng. Khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá trongnông nghiệp làm sống động lại các ngành kinh tế và toàn bộ sinh hoạt của xã hội ở thành thị, nông thôn .
Như vậy quan điểm của lê nin “bắt nguồn từ nông dân “ được cụ thể hoá trong hai chính sách liên hệ, gắn bó không thể tách rời nhaulà thuế lương thực và trao đổi hàng hoá. Vì vậy nhiệm vụ của người làm công tác lương thực trrở thành phức tạp hơn. một mặt đó là nhiệm vụ của thuế vụ. thu thuế nhanh chừng nào hợp lý từng nào hay chừng ấy. Mặt khác đó là nhiệm vụ kinh tế chung. Cần cố gắng hướng dẫn hợp tác xã, giúp đỡ tiểu công nghiệp, phát huy tinh thần chủ đạo và tính sáng tạo ở cơ sở để tăng cường và củng cố sự trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa kinh tế trao đổi hàng hoá, lê nin đã nêu rõ sự so sánh sau đây: từ trước tới nay người làm công tác lương thực chỉ biết có một chỉ thị chủ yếu thu đủ 100% mức lương thực trưng thu. Ngày nay chỉ thị đã khác: thu đủ 100% thuế lương thực trong thời gian ngắn nhất, rồi thu đủ 100% nữa bằng cách đổi sản phẩm của đại và tiểu công nghiệp. Hiệu quả của công tác được đánh giá theo quan điểm mới như sau “người nào thu được 75% thuế lương thực và 75% (của trăm thứ hai) bằng cách đổi sản phẩm của đại và tiểu công nghiệp đã làm một công tác có ích cho nhà nước hơn người thu 100% thuế và 55% ( của trăm thứ hai) bằng cách trao đổi. Như vậy chính sách thuế lương thực của lê nin còn bao hàm tư tưởng chuyển sang kinh doanh lương thực được coi như một đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển sản xuất lương thực và sản xuất nông nghiệp nói chung. Theo nghĩa đó nhà nước đã đem lại sự giúp đỡ to lớn về tài chính và kỹ thuật cho nông dân
-khâu thứ ba: khôi phục và tổ chúc sản xuất lại nền công nghiệp phù hợp với nhu cầu của nông nghiệp và nông dân
Một trong những điều kiện trao đổi hàng hoá là cần quỹ hàng hoá công nghiệp có cơ cấu phù hợp với nhu cầu nông thôn. theo tư tưởng của lê nin khôi phục sẩn xuất công nghiệp có hai yêu cầu quan trọng: một là có đủ hàng hoá trao đổi hàng hoá với nông dân để kích thích nông nghiệp. Hai là tập hợp hai giai cấp nông dân đang phân tán vì đói và thiếu việc làm, củng cố kỷ luật lao động, duy trì sản xuất lao động cần thiết để phát huy công nghiệp và giai cấp công nhân. để thực hiện hai yêu cầu đó cần tìm tòi những khả năng thực tế. Một là phải sắp xếp lại, lựa chọn những ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp nông nghiệp, đặc biệt chú trrọng phát triển tiểu thủ công nghiệp là thứ công nghiệp không đòi hỏi phải đầu tư lớn để tìm nguyên liệu. Hai là nhà nước phải dành một số vốn đầu tư nhất định. Nhìn một cách tổng quát quá trình khôi phục sản xuất công nghiệp có những đặc điểm và tính qui luật sau :
Một là khôi phục công nghiệp trên cơ sở kỹ thuật cũ
Hai là phạm vi khôi phục sản xuất công nghiệp cân đối với nguồn tài chính, nhiên liệu và nguyên liệu
Ba là bước đi của quá trình khôi phục công nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu nông nghiệp và nông thôn có tính đến khả năng tích luỹ ngay trong quá trình khôi phục. Trước hết khôi phục công nghiệp nhẹ và nông nghiệp thực phẩm, là những ngành gắn bó với nông nghiệp về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp đó là khôi phục công nghiệp thân, các ngành công nghiệp nặng được khôi phục chậm hơn
Bốn là sử dụng cơ cấu nhiều thành phần trong khôi phục công nghiệp. Hình thức cơ bản của việc sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phầnlà những hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, hình thức tô nhượng trong công nghiệp, hình thức hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ, hình thức tư nhân tư nhân làm đại lý cho nhà nước trong thương nghiệp, hình thức nhà nước cho tư nhân thuê xí nghiệp .... thực chất của những hình thức đó là “ những mắt xích trung gian có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bước chuyển từ chế độ gia trưởng, từ tiểu sản xuất lên xã hội chủ nghĩa”
Năm là chuyển từ cơ chế tập trung bằng mệnh lệnh sang cơ chế hạch toán kinh tế theo nguyên tắc tâpj trung dân chủ
-khâu thứ tư: quá trình lưu thông theo quan điểm NEP bao gồm
+điều tiết việc mua bán và lưu thông tiền giấy
+tổ chức thương nghiệp nhà nước bán buôn và bán lẻ
+ổn định các quan hệ hàng hoá tiền tệ giữa các cơ quan kinh tế nhà nước
+sử dụng hợp tác xã để củng cố quan hệ thương mại giữa thành thị và nông thôn
+phát triển các quan hệ tín dụng
người vạch rõ nhiệm vụ bộ máy quản lý kinh tế “ chúng ta phải học tập cách điều tiết quan hệ buôn bán trên phạm vi cả nước, đó là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng không phải là không thực hiện được”
-khâu thứ năm: ổn định tiền tệ, củng cố nền tài chính xô viết
khôiphục kinhtế theo quan điẻm của NEP đã tạo điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề tài chính tiền tệ. Các xí nghiệp đi vào hạch toán kinh tế không đòi hỏi kinh phí từ ngân sáchnhà nước, đồng thời nộp lại một phần lợi nhuận vào ngân sách. Hoạt động ngoại thương phục hồi, bắt đầu bổ sung vàng cho nhà nước xô viết. đó là một mặt của tình hình, nhưng mặt khác các hoạt động sản xuất và lưu thông càng mở rộng, kinh tế hàng hoá phục hồi và phát triển thì càng đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tài chính tiền tệ một cách cấp bách. Ngay sau khi cách mạng thành công LÊ NIN đã chỉ ra nhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác tài chính như biện pháp kiểm kê, kiểm soát việc chi tiêu, hạn chế các chi phí sản xuất,chi phí cho bộ máy nhà nước. Nhà nước chủ trương tổ chức tài chính quốc gia, điều tiết giá cả nhằm thiết lập quan hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn. tất cả những phương hướng ấy là tiền đề cải cách tài chính tiền tệ. Nhưng nhiều biện pháp của LÊ NIN không được thực hiện vì nội chiến xảy ra. Tuy vậy quan điểm tài chính dựa trên kinh tế hàng hoá của lê niin đã nhất quán. ngay trong thời kỳ thực hiện chính sách cộng sản thời chiến, khi có nhiều ý kiến cho rằng không cần dùng đến tiền tệ, hình thức hàng-tiền nữa , thì lê nin cũng chỉ ra rằng trong thời đại chuyên chính vô sản và chế độ công hữu vè tư liệu sản xuất, tài chính nhà nước phải trực tiếp dựa trên cơ sở lưu thông của một bộ phận thu nhập nhất định cuả độc quyền nhà nước. Việc cân đối thu chi có thể thực hiện được trên cơ sở tổ chức việc trao đổi hàng hoá đúng đắn.
trong hệ thống các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, từ thuế lương thực đến trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp với công nghiệp, thì việc ổn định đồng tiền thì trở thành khâu cuối cùng, có tác dụng củng cố kết quả toàn bộ hệ thống, chuyển hẳn nền kinh tế quóc dân sang quĩ đạo mới và bước vào một giai đoạn phát triển ổn định vững chắc.
C/ ý nghĩa của nep
chính sách kinh tế mới của lê nin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trước hết nó khôi phục được nền kinh tế xô viết sau chiến tranh. Chỉ có một thời gian ngắn đã tạo ra bước phát triển quan trọng biến “nước nga đói” thành một đất nước có nguồn lựcdồi dào. từ đó nó khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà lê nin đã vạch ra. Chính sách kinh tế mới của lê nin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý thuyết nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển kinh tế hàng hoá tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là nông dân là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của đảng ta nhất là từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ v đến nay đã thể hiện nhận thức vận dụng quan điểm của lê nin trong chính sách kinh tế mới. Tất nhiên do thời gian và không gian xa cách nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng có thể có sự khác nhau về bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong kgi tiến hành ở nước ta
B/ sự vận dụng lý luận vào việt nam (1986 tới nay)
1/ đặc điểm kinh tế xã hội ở việt nam trước đổi mới (1975-1986)
đây là thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình đất nước chịu đựng những đảo lộn kinh tế và xã hội với những quy mô lớn sau cuộc chiến tranh ác liệt lâu dài, với những diễn biến trong tình hình thế giới có mặt không thuận lợi. đây là thời kỳ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ một cách tàon diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả là tập trung là cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc vào những năm 70 đầu những năm 80. đại hội đảng toàn quốc lần thứ v của đảng sản việt nam dã đánh giá tình hình đất nước từ năm 1976 đến 1980 là thời kỳ nền kinh tế ở tình trạng trì truệ. Trên mặt trận kinh tế đất nước ta đứng trước nhiều vấn đề kinh tế gay gắt. kết quả thực hiện kinh tế 5 năm(1976-1980) chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. sản xuất phát triển chậm trong khi dân số phát triển nhanh. Thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội, một phần tiêu dùng xã hội phải vay và dựa vào viện trợ, nền kinh tế chưa được tích luỹ. Lưong thực và các hàng tiêu dùng thiết đều thiếu. Tình hình cung ứng vật tư, tình hình giao thông vận tải rất căng thẳng. Nhiều xí nghiệp sử dụng công suất ở mức thấp. Chênh lệch lớn giữa thu và chi, giữa hàng và tiền, giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Thị trường và vật giá không ổn định. Số người người lao động chưaq dược sử dụng vẫn còn đông. đời sống nhân dân lao động vẫn còn nhiều khó khăn. tình hình ấy có nguyên nhân khách quan như nền kinh tế đang chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh lâu dài, phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới để bảo vệ tổ quốc, viện trợ từ bên ngoài giảm so với thời kỳ chiến tranh. Nhưng nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội vẫn là mô hình kinh tế không phù hợp với qui luật kinh tế khách quan. Mô hình kinh tế đó đã phát triển ở mức cao và đã áp dụng trong phạm vi cả nước cho nên hậu quả càng nặng nề trên qui mô lớn. Chính khó khăn của đất nước buộc đảng ta phải phải suy nghĩ, phân tích tình hình và nguyên nhân, tìm tòi các giải pháp, từ đó thực hiện đổi mới các cơ sở, địa phương, đề ra những chính sách cụ thể, có tính chất đổi mới từng phần như: khăng định sự cần thiết nền kinh tế nhiều thành phần ở miền nam trong một thời gian nhất định; cải cách một phần mô hình hợp tác xã qua chỉ thị khoán sản phẩm đến nhóm và ngưòi lao động trong hợp tác xã; cải tiến công tác kế hoạch hoá và toán kinh tế ở các xí nghiệp quốc doanh nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất- kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp; hai lần cải cách giá và lương, coi đó là khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển hẳn sang nền kinh tế hạch toán kinh doanh xãhội chủ nghĩa. Mặc dù không thành công trong phạm vi cả nước, song quá trình cải cách đã đề cập đến việc dứt khoát bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện hoạch toán kinh doanh xãhội chủ nghĩa, đã đề cập đến vấn đề kế hoạch và thị trường, vận dụng các qui luật sản xuất hàng hoá... tóm lại đã có quan niệm chủ trương ban đầu đổi mới cơ chế kinh tế cũ theo tư tưởng làm cho sản xuất bung ra, nghĩa là đổi mới quan hệ sản xuất để giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển sản xuất. Từ những thay đổi bộ phận mô hình kinh tế cũ như trên đất nước đã thu dược những thành tựu đáng khích lệ. Nhờ chỉ thị 100 mà nông dân xã viên nhiệt tình thực hiện khoán mới, mô hình hợp tác xã có sự thay đổi. Khi có quyết định 25/cp thì kế hoạch hoá tập trung có sự suy yếu một phần. Khi chủ trương kế hoạch hoá theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, quyết định về hai giá, thu hẹp diện tích các mặt hàng được cung cấp thì cơ chế bao cấp cũng bắt đầu chuyển đổi. điều đáng ghi nhất ở thời kỳ này là tư duy mới từng bước được hình thành và phát triển, biểu hiện chủ yếu ở nghị quyết hội nghị lần thứ sáu của ban chấp hành trungương khoá IV, nghị quết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, nghị quyết hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương khoá V và cuối cùng là nghị quết bộ chính trị khoá V về các vấn đề kinh tế. đến đây quan niệm cốt lõi của mô hình kinh tế mới về cơ bản đã hình thành . sự phát triển tiệm tiến này đã dẫn đến bước nhảy vọt trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI về mô hình nền kinh tế mới. đại hội quyết định đường lối đỏi mới và đường lối đổi mới đó đi vào cuộc sống nhanh chóng vì đó là một đường lối đúng, được chuẩn bị từ trước không chỉ về mặt nhận thức, lý luận mà cả về mặt tổ chức thực tiễn.
2/ sự phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (1986 tới nay)
a/Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế hàng hoá ở việt nam
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam, sự tồn tại của sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan. Bởi vì trong nền kinh tế nước ta lực lượng sản xuất xãhội còn rất thấp, đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế rất khách nhau, sự phân công lao động xãhội gắn với sự tồn tại nhiều chủ thể sở hữu khác nhau như các chủ thể kinh tế độc lập. Trong những điều kiện đó việc trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể sản xuất với nhau không thể thưc hiện nguyên tắc nào hơn là nguyên tắc trao đổi ngang giá, tức là thực hiện trao đổi hàng hoá thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hoá.ơ nước ta trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì phải xãhội hoá và chuyên môn hoá lao động. Quá trình ấy chỉ có thể diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hoá. Sản xuất càng xãhội hoá, chuyên môn hoá thì càng đồi hỏi phát triển sự hợp tác và trao đổi hoạt động trong xã hội, càng phải thông qua sự trao đổi hàng hoá giữa các đơn vị sản xuất để đảm bảo những nhu cầu cần thiết của những loại hoạt động sản xuất khác nhau. Chỉ có đẩy mạnh sản xuất hàng hoá mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động. Kinh tế tự nhiên do bản chất của nó chỉ duy trì tái sản xuất giản đơn. trong cơ chế kinh tế cũ, vì coi thường quy luật giá trị nên các cơ sở kinh tế cũng thiếu sức sống và động lực để phátetriển sản xuất. Sử dụng sản xuất hàng hoá là sử dụng qui luật giá trị , qui luật này buộc mỗi người sản xuất chịu trách nhiệm về hàng hoá do mình sản xuất ra. Chính vì thế mà nền sản xuất trở nên sống động. Mỗi người sản xuất chịu sức ép buộc phải quan tâm tới sự tiêu thụ trên thị trường, sao cho sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận và từ đó họ mới được thu nhập. Phát triển sản xuất hàng hoá là sự phát triển của sản xuất xã hội, cũng có nghĩa là sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người. ậ nông thôn nước ta sự phát triển kinh tế hàng hoá và việc tăng tỷ lệ hàng hoá nông sản, đã làm cho hàng hoá bán ra của nông dân nhiều lên, thu nhập tăng lên, đòng thời các ngành nghề ở nông thôn cũng ngày một phát triển, tạo cho nông dân nhiều việc làm. đó cũng là điều diễn ra ở thành phố, đói với những người lao đọng ở thành thị. Phát triển sản xuất hàng hoá có thể đào tạo ngày nhiều cán bộ quản lý và lao động. Muốn thu hút được lợi nhuận, họ cần phải vận dụng nhiều biện pháp để quản lý kinh tế, thúc đẩy khoa học kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, làm cho sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế. Qua cuộc cạnh tranh trên thị trường, những nhân tài quản lý kinh tế và lao động thành thạo xuất hiện ngày càng nhiều và đó là một dấu hiệu tiến bộ kinh tế. Như vậy phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. đó là con đường đúng đắn để phát tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50269.doc