Đề tài Lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản

Mục lục

Trang

Danh sách nhóm và Bảng phân công công việc 3

I. Khuôn mẫu ưu thích tính thanh khoản: Cung và cầu trên thị trường tiền tệ 4

1. Thị trường của tiền và thị trường tiền tệ 4

2. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản 5

2.1 – Tính thanh khoản là gì? 5

2.2 – Cơ sở hình thành và nội dung của Lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tính thanh quản 5

II. Thay đổi của lãi suất cân bằng theo khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản 10

1. Dịch chuyển của đường cầu tiền tệ 10

1.1 – Thu nhập 10

1.2 – Mức giá 12

2. Dịch chuyển đường cung tiền tệ 12

3. Ứng dụng phân tích thay đổi của lãi suất cân bằng 13

3.1 – Thu nhập thay đổi 13

3.2 – Thay đổi mức giá 14

3.3 – Thay đổi cung tiền tệ 14

3.4 - Ứng dụng trong thực tế 15

3.5 – Quan điểm của Milton Friedman 15

3.6 - Ảnh hưởng của Cung tiền tệ lên các yếu tố kinh tế 15

III. Nhận xét Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản 18

Tài liệu tham khảo 19

 

docx19 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2655 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại, internet rộng lớn. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản: – Tính thanh khoản là gì? Xét ví dụ: Khoa đang phân vân giữa việc mua 100 cây vàng 9999 SJC với giá 36,820 triệu đồng/lượng và việc mua 1 căn nhà trị giá 3 tỷ 682 triệu đồng, biết rằng cả hai đều có khả năng cho lợi nhuận 8,5%. Khoa sẽ chọn mua cái nào? Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, nếu mua 100 cây vàng thì khả năng nhanh chóng chuyển đổi thành tiền sẽ cao hơn mà không phải chịu chi phí cao (chi phí giao dịch) như mua 1 căn nhà trong trường hợp Khoa cần ngay một số tiền cho việc đầu tư hay tiêu dùng. Như vậy ta có thể kết luận rằng, tính thanh khoản của Vàng cao hơn của Căn nhà. Vậy tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, là khả năng nhanh chóng chuyển tài sản thành tiền mà không phải chịu chi phí cao. Ví dụ, chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu... có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu. Các cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là: tính lỏng, tính lưu động. Một tài sản gọi là thanh khoản khi mà thị trường của tài sản đó có nhiều người mua và người bán.Một tài sản có tính thanh khoản cao thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn.Tài sản có tính thanh khoản càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp. Như vậy, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt. – Cơ sở hình thành và nội dung của Thuyết Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản: – Vài nét về John Maynard Keynes và Kinh tế học Keynes: John Maynard Keynes (5 tháng 6năm 1883 – 21 tháng 4 năm1946) là một nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh.Những ý tưởng của ông hình thành nên Kinh tế học Keynes, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như các chính sách tài chính của nhiều chính phủ. Ông ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế, bởi nhờ đó chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để làm giảm đi những ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế hay bùng nổ kinh tế gây ra. Ông là người khai sinh ra kinh tế học vĩ mô hiện đại. Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes làm trung tâm và lấy Nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cunghàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tưhàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Một số luận điểm chính mà Keynes trình bày trong cuốn Lý thuyết tổng quát gồm: Tiền công có tính cứng nhắc. Mức tiền công được thỏa thuận giữa chủ và thợ là tiền công danh nghĩa chứ không phải tiền công thực tế và mức tiền công này được ghi trong hợp đồng, được công đoàn và được luật pháp bảo vệ. Do đó, mức tiền công không phải là linh hoạt như giới học thuật kinh tế vẫn giả định. Giới chủ chỉ tăng thuê mướn lao động khi tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền công danh nghĩa phải giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy, thì cầu tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại làm tổng doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư mở rộng sản xuất- việc cần thiết để thoát khỏi suy thoái. Kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả sẽ khiến người ta giảm chi tiêu do nghĩ rằng tiền trong túi của mình đang tăng giá trị. Cầu tiêu dùng và tổng cầu giảm. Cứ thế, vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế hình thành. Lãi suất giảm không nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng. Lãi suất giảm, nhưng tiết kiệm chưa chắc đã giảm theo do hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế của giảm lãi suất triệt tiêu lẫn nhau. Và khi tiết kiệm không giảm, thì đầu tư không tăng. Thêm vào đó, đầu tư cố định là đầu tư có kế hoạch dựa vào những dự tính dài hạn; nên không vì lãi suất giảm mà đầu tư tăng. Cái quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn, chính là cung và cầu về tiền. Lãi suất không nên xuống thấp hơn một mức nào đó, vì ở mức thấp đó, các nhà đầu tư không còn muốn giữ trái phiếu mà chuyển sang giữ tiền mặt, tạo nên tình trạng tiết kiệm quá mức trong khi đầu tư lại thiếu. Cầu đầu tư giảm sẽ khiến tổng cầu giảm theo. Có thể đạt được mức cân bằng ngay cả khi có thất nghiệp. Thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Khi kinh tế suy thoái, chính phủ nên đẩy mạnh chi tiêu nhằm tăng tổng cầu như một chính sách chống suy thoái. Và nói chung, chính phủ nên tích cực sử dụng các chính sách chống chu kỳ, chứ đừng nên trông mong vào sự tự điều chỉnh của thị trường. 2.2.2 – Nội dung củaKhuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản: Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản là một trong những lý luận liên quan đến nhu cầu tiền tệ mà John Maynard Keynes đã nêu ra trong tác phẩm nổi tiếng "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ"(tên gốc tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest, and Money) và trở thành một trong những lý luận quan trọng của kinh tế học Keynes. Nội dung của lý luận này được diễn đạt như sau: Nhu cầu về tiền mặt của mọi người gồm hai bộ phận: Một là, nhu cầu tiền mặt cho giao dịch. Lượng cầu tiền mặt này là hàm số thuận của thu nhập. Con người kinh tế điển hình hễ có thu nhập nhiều hơn thì tiêu dùng nhiều hơn. Hai là, nhu cầu tiền mặt cho mục đích đầu cơ. Lượng cầu tiền mặt thứ hai này là hàm số nghịch của lãi suất. Lãi suất càng hấp dẫn thì người ta càng ít giữ tiền mặt. Lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn. Nói cách khác, lãi suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa chuộng tính thanh khoản của tiền mặt (quyết định xu hướng giữ tiền). Phần thu nhập kiếm được nếu không đem tiêu dùng mà để đấy dưới dạng tiền mặt thì không sinh lời. Muốn nó sinh lời thì phải đem đầu tư vào đâu đó, chẳng hạn mua chứng khoán.Giữ tiền mặt thì có cái lợi là tính tính thanh khoản cao.Còn nếu mua chứng khoán thì lại được cái lợi là sinh lãi.Những người lạc quan thì dự tính giá chứng khoán lên (lãi suất giảm) sẽ từ bỏ tiền mặt và mua chứng khoán.Những người bi quan thì dự tính giá chứng khoán giảm (lãi suất tăng) sẽ bán chứng khoán đang giữ đi và nhận tiền mặt về. Chứng khoán sẽ di chuyển từ tay người bi quan sang tay người lạc quan. Giá chứng khoán rốt cuộc cùng bị quy định bởi cả những người lạc quan mua vào và những người bi quan bán ra.Và lãi suất cũng bị quy định cùng bởi mức độ thích tiền mặt của hai loại người này. Keynes dùng cụm từ tiếng Anh "liquidity preference" để chỉ sự ưa chuông tính thanh khoản của tiền mặt. Cụm từ tiếng Anh này còn được dịch ra tiếng Việt thành "sự ham thích giữ tiền mặt", "sự chọn lựa chu chuyển", "sự ưa chuộng tiền mặt", "sự ưa chuộng tính lưu động", "sự ưa thích giữ tiền mặt", "sự ưa thích tài sản dễ thanh tiêu", "lý thuyết ưu tiên cho khả năng thanh toán tiền mặt", hay "lý thuyết thích tiền mặt". Như vậy theo Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản thì lãi suất cân bằng được xác định theo cung và cầu tiền mặt. Các giả thiết của Keynes đưa ra trong khuôn mẫu này là: Người ta dùng hai loại tài sản chính để làm của cải dự trữ của mình: trái phiếu và tiền mặt. Giả thiết này làm cho khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản bỏ qua các tác động của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận dự tính của các loại tài sản thực khác như bất động sản, vàng, xe ô tô… Với giả thiết chỉ có hai loại tài sản nên tổng của cải trong nền kinh tế bằng tổng khối lượng trái phiếu và tiền mặt cộng lại và bằng tổng lượng cung trái phiếu Bs cộng với tổng lượng tiền cung ứng Ms. Tổng lượng trái phiếu mà mọi người muốn mua Bd và số tiền mà mọi người muốn giữ là Md phải bằng với tổng lượng cung trái phiếu và cung tiền do mọi người không thể mua nhiều tài sản hơn số nguồn lực mà họ nắm giữ. Như vậy lượng cung trái phiếu và tiền phải bằng với lượng cầu trái phiếu và tiền: Bs + Ms = Bd + Md Biến đổi phương trình này ta có :Bs – Bd = Md – Ms Từ phương trình trên chúng ta nhận thấy rằng nếu: Thị trường của tiền tệ cân bằng tức là : Md = Ms Thì thị trường trái phiếu cũng phải cân bằng tức là: Bs = Bd Như vậy, việc phân tích khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản (Cung – cầu tiền tệ) cũng tương đương với việc phân tích khuôn mẫu tiền vay (cung – cầu trái phiếu). Tuy nhiên việc phân tích khuôn mẫu tiền vay sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc phân tích tác động của lạm phát dự tính đối với lãi suất thông qua sự tác động của nó tới cung – cầu trái phiếu, còn khuôn mẫu ưu thích tính thanh khoản lại dễ sử dụng hơn khi phân tích tác động của sự thay đổi của mức thu nhập, mức giá và thay đổi của cung tiền tệ đối với sự biến động lãi suất bởi các yếu tố thu nhập, mức giá hay thay đổi cung tiền tệ ảnh hưởng đến lượng tiền cung – cầu trên thị trường và qua đó dẫn đến sự biến động của lãi suất. Giả thiết thứ hai là Tiền mặt không mang lại lợi nhuận và trái phiếu có tỷ suất lợi dụ tính bằng với lãi suất thực. Như vậy khi lãi suất tăng, tỷ suất lợi nhuận dự tính của tiền giảm một cách đáng kể so với trái phiếu và theo Lý thuyết lượng cầu tài sản – Lượng cầu của một tài sản tỷ lệ thuận với suất sinh lời dự kiến của loại tài sản đó so với các tài sản khác, cầu về tiền sẽ giảm xuống, cầu trái phiếu tăng lên. Có thể giải thích giả thiết trên dựa vào khái niệm “Chi phí cơ hội”. Chi phí cơ hội của một loại tài sản (trong trường hợp này là tiền) là khoản lợi nhuận bị mất đi do không nắm giữ loại tài sản thay thế khác. Khi lãi suất tăng, chi phí cơ hội của việc giữ tiền cũng tăng lên (khoản lợi nhuận bị mất đi do không nắm giữ trái phiếu) và tiền trở nên kém hấp dẫn hơn, nhu cầu về tiền sẽ giảm xuống. Giả thiết thứ 3: Lượng cung tiền là do Ngân hàng trung ương kiểm soát và không thay đổi trong ngắn hạn. Lãi suất (%) Từ những giả thiết trên, ta xét đồ thị sau: Lượng tiền M 300 200 100 5 15 I*=10 Ms Md Cân bằng trên thị trường của tiền tệ Đồ thị trên biểu diễn cầu trên thị trường của tiền tệ ứng với mỗi mức lãi suất nhất định, giả định các yếu tổ khác như thu nhập, mức giá không đổi. Tại mức lãi suất 15%, lượng cầu tiền là $100 tỷ. Nếu lãi suất hạ xuống còn 10%, chi phí cơ hội của việc giữ tiền giảm đi (khoản lợi nhuận của việc nắm giữ các tài sản khác, trong trường hợp này là trái phiếu), lượng cầu tiền tăng lên $200 tỷ.Khi lãi suất giảm xuống còn 5%, lượng cầu tiền là $300 tỷ.Đường cầu tiền Md đi qua 3 điểm trên và dốc xuống, thể hiện lượng cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất. Khi lãi suất tăng cầu tiền giảm, lãi suất giảm cầu tiền tăng. Lãi suất luôn có xu hướng đi về điểm cân bằng. Khi lãi suất quá cao (15%), cung tiền của Ngân hàng Trung ương là $200 tỷ, trong khi lượng cầu tiền lại chỉ là $100 tỷ.Lượng tiền dư thừa sẽ được chuyển vào thị trường trái phiếu. Cầu trái phiếu tăng lên làm giá trái phiếu tăng lên và lãi suất giảm đi. Lãi suất sẽ giảm cho đến lúc thị trường trái phiếu và tiền tệ cân bằng và dừng lại ở mức lãi suất là 10%. Ngược lại khi lãi suất ở mức thấp 5% lượng cầu tiền lớn hơn lượng cung tiền mọi người sẽ bán bớt trái phiếu để chuyển sang nắm giữ tiền. Việc bán ra nhiều trái phiếu làm cho giá trái phiếu giảm xuống và lãi suất tăng lên. Lãi suất sẽ tăng cho đến khi thị trường tiền tệ và trái phiếu cân bằng (tức là Ms = Md) tại mức lãi suất i* = 10% Có thể dễ dàng thấy rằng ứng với mỗi một mức cung - cầu tiền sẽ xác định được một lãi suất cân bằng tương ứng. Cho nên có thể nói những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu tiền tệ trên thị trường cũng sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất trên thị trường. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản cho thấy lãi suất cân bằng thay đổi khi các đường cung, cầu tiền tệ dịch chuyển. Thay đổi của lãi suất cân bằng theo khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản: Để nghiên cứu sự thay đổi lãi suất cân bằng bởi một yếu tố kinh tế cụ thể, đầu tiên chúng ta cần nghiên cứu xem yếu tố kinh tế này ảnh hưởng tới đường cung và cầu tiền tệ như thế nào trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi. Dịch chuyển của đường cầu tiền tệ: Lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản của Keynes đã đưa ra cho chúng ta những lý giải về việc lãi suất được xác định như thế nào dựa trên phân tích cung và cầu tiền. Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt cho thấy lãi suất cân bằng thay đổi khi các đường cung, cầu tiền tệ dịch chuyển. Ở đây chúng ta sẽ xem xét về sự dịch chuyển của đường cầu tiền tệ theo sự thay đổi của các yếu tố thu nhập, mức giá. – Thu nhập: Lượng cầu tiền chịu ảnh hưởng của thu nhập. Thu nhập tỷ lệ tương quan với hai động cơ chính cho lượng cầu tiền đó là động cơ giao dịch và động cơ dự phòng. –Động cơ giao dịch: Quan điểm truyền thống của các nhà kinh tế cổ điển cho rằng cá nhân giữ tiền bởi vì tiền là trung gian trao đổi được dùng trong các giao dịch hàng ngày.Keynes cũng nhấn mạnh thành phần này của lượng cung tiền tệ là được xác định chủ yếu bởi mức độ giao dịch của người ta. Ông cho rằng các giao dịch này tỉ lệ tương quan với thu nhập cho nên Keynes đã lấy thành phần giao dịch của lượng cung tiền là tỉ lệ tương quan với thu nhập. Lượng cầu tiền mặt này là hàm số thuậncủa thu nhập: người có thu nhập nhiều hơn thì tiêu dùng nhiều hơn. – Động cơ dự phòng: Ngoài việc giữ tiền cho các giao dịch, người ta còn giữ tiền cho những nhu cầu không định trước. Ví dụ: Bạn đi ngang qua một Shop thời trang có bán giảm giá 50% loại quần mà bạn thích. Nếu bạn không mang theo tiền để dự phòng cho những trường hợp như vậy bạn sẽ không mua được chiếc quần hay không hưởng được lợi ích của việc bán giảm giá này. Tiền dự phòng còn là rất cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp ví dụ bệnh tật hay tai nạn. Quy mô tiền dự phòng muốn giữ được xác định chủ yếu nhờ mức độ các giao dịch mà người ta dự tính thực hiện trong tương lai và các giao dịch này tỉ lệ thuận với thu nhập. Do đó, Keynes cho rằng lượng cầu tiền dự phòng tỉ lệ tương quan với thu nhập. Từ hai nhân tố trên, theo quan diểm của Keynes, có hai nguyên nhân làm cho thu nhập ảnh hưởng tới đường cầu tiền: Thứ nhất, khi nền kinh tế tăng trưởng, tức là hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển,đầu tư gia tăng, thì thu nhập và của cải tăng lên làm cho mọi người có mong muốn giữ tiền nhiều hơn như là tài sản lưu trữ. Việc lưu giữ tiền mặt nhằm nắm bắt được cơ hội đầu tư kinh doanh như đầu tư vào trái phiếu,cổ phiếu,bất động sản… Ví dụ: Nếu anh A có một phần thu nhập cố định từ việc làm chính thức của mình, anh A thấy được sự phát triển của thị trường Chứng Khoán, anh A quyết định giữ lại số tiền lương của mình thay vì gửi vào ngân hàng, vì anh cho rằng tiền anh đầu tư vào chứng khoán sẽ sinh lời hơn nhiều hơn so với lãi suất ngân hàng hoặc có thể đề phòng các rủi ro trong tương lai. Thứ hai, trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, con người sẽ thực hiện nhiều giao dịch cần đến tiền hơn. Chính vì vậy lượng cầu tiền sẽ tăng lên. Ví dụ:Khi thu nhập tăng, con người không chỉ mua những hàng hóa thiết yếu mà còn có nhu cầu mua nhiều mặt hàng khác nhằm đáp ứng những nhu cầu cao hơn mà khi thu nhập thấp người ta không thể mua được, hay khi kinh tế tăng trưởng thì sản xuất phát triển các nhà sản xuất cần lượng tiền nhiều hơn để mua các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Ms Lãi suất i Như vậy khi mức thu nhập gia tăng sẽ làm lượng cầu tiền tăng lên và làm cầu tiền dịch chuyển sang phải. (Đồ thị) Lượng tiền M Md1 Md2 Và ngược lại khi nền kinh tế suy thoái thì sản xuất cũng trì trệ, kém phát triển,thu nhập giảm làm giảm cầu tiền và đường cầu tiền tệ sẽ dịch chuyển sang trái. – Mức giá: Giá cả cũng là yếu tố ảnh hưởng tới đường cầu tiền tệ, những thay đổi của mức giá sẽ làm cầu về tiền thực tế thay đổi nếu cầu tiền danh nghĩa chưa thay đổi. Theo quan điểm của Keynes: mọi người quan tâm đến lượng tiền mình có theo giá trị thực tức là theo lượng hàng hóa và dịch vụ mà lượng tiền này có thể mua được.Vì vậy, khi giá cả tăng lên (chứ không phải do lạm phát dự tính tăng) với một số tiền danh nghĩa (là số tiền mà người ta đang nắm giữ) nhất định không thể mua một lượng hàng hóa như cũ nữa. Ví dụ:Trước kia,chỉ cần 5000 VND để mua một gói mì tôm Omachi, nhưng giờ đây bạn cần tới 6000 VND để mua được gói mì trên.Như vậy vì giá cả tăng lên nên với số tiền là 5000 VND, bạn không thể mua được một gói mì tôm Omachi như trước. Đồng thời, giá cả hàng hóa tiêu dùng cao, người dân sẽ phải tiêu nhiều tiền hơn cho các chi phí sinh hoạt, khoản tiền dành cho tiêu dùng cũng tăng lên.Khi đó, mọi người sẽ muốn nắm giữ một số tiền danh nghĩa nhiều hơn để có thể mua một lượng hàng hóa và dịch vụ như cũ. Như ví dụ trên,thay vì phải có trong người 5000 VND để mua mì thì giờ đây bạn phải cần có 6000vnđ tức là tăng lượng tiền nắm giữ thêm 1000 VND để có thể mua được một gói mì tôm. Vậy, khi mức giá tăng lên làm lượng cầu tiền tăng lên và đường cầu tiền dịch chuyển sang phải. (Đồ thị tương tự như trường hợp thu nhập tăng lên). Dịch chuyển đường cung tiền tệ: Md Lãi suất i Ms2 Ms1 Lượng cung tiền tệ được giả định rằng do Ngân hàng Trung ương (NHTW) kiểm soát hoàn toàn, vì vậy khi NHTWtăng lượng cung tiền thông qua các chính sách nới lỏng tiền tệ,…thì đường cung dịch chuyển sang phải. Lượng tiền M Cung tiền trong nền kinh tế hiện nay phần lớn chịu sự tác động của Chính sách tiền tệ của các NHTW. Để kiểm soát mức cung tiền và do đó điều chỉnh được lãi suất trong nền kinh tế, NHTW có thể sử dụng ba công cụ chính là: Hoạt động trên thị thường mở : làhoạt động mua bán các chứng khoán của chính phủ do NHTW tiến hành nhằm thay đổi lượng tiền mạnh, tạo ra một sự thay đổi trong lượng cung tiền lớn hơn thông qua số nhân tiền (∆M = kM.∆H) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ dự trữ tổi thiểu trên tổng số tiền gửi mà NHTW buộc các tổ chức có nhận tiền gửi phải giữ lại như là một khoản dự trữ. Lãi suất chiết khấu: là mức lãi suất mà các Ngân hàng trung gian phải trả khi vay tiền của NHTW. Cung tiền thay đổi, ngoài những hoạt động nhằm thực thi mục tiêu của Chính sách tiền tệ (mở rộng hoạt động kinh tế trong những thời kỳ thất nghiệp và công suất dư thừa, và giảm bớt hoạt động đó trong những thời kỳ cầu quá lớn và lạm phát) ra, còn chịu ảnh hưởng bởi mức độ phụ thuộc của Ngân hàng trung ương vào chính phủ và chế độ tỷ giá hối đoái của nước đó. Nếu sự phụ thuộc của NHTW vào chính phủ cao thì tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài có thể sẽ tạo sức ép khiến NHTW phải in thêm tiền mua các chứng khoán chính phủ vào để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, dẫn đến tăng cung tiền. Thêm vào đó, một chế độ tỷ giá hối đoái cố định đòi hỏi sự can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại hối thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ, và do vậy cũng sẽ ảnh hướng đến cung tiền. Ứng dụng phân tích thay đổi của lãi suất cân bằng: Dựa trên việc phân tích các yếu tố làm dịch chuyển đường cung và đường cầu tiền tệ (trong khi các yếu tố khác không đổi), chúng ta sẽ cùng phân tích xem khi các yếu tố đó thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất cân bằng. Ms Lãi suất i Lượng cung tiền M – Thu nhập thay đổi: Md2 Md1 I2 I1 Dựa vào đồ thị ở trên ta có thể thấy: khi thu nhập thay đổi (tăng lên) trong chu kì kinh tế phát triển, dẫn đến lượng cầu tiền tăng lên, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải Md1 ® Md2 điểm cân bằng sẽ dịch chuyển lên trên một đoạn chính là giao điểm của Md2và Ms, lãi suất cân bằng là i2>i1 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản trong trường hợp này cho kêt quả như sau:lãi suất cân bằng tăng lên trong chu kì tăng trưởng kinh tế (các yếu tố khác không đổi) khi thu nhập tăng lên. – Thay đổi mức giá: Khi giá cả tăng lên, mọi người sẽ muốn nắm giữ nhiều hơn số tiền danh nghĩa để mua được một lượng hàng hóa như cũ. Điều này cũng có nghĩa là khi giá cả tăng lên, giá trị thực của đồng tiền giảm xuống, nhu cầu tiền tăng lên, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải Md1 ® Md2 điểm cân bằng sẽ dịch chuyển lên trên một đoạn chính là giao điểm của Md2 và Ms, lãi suất cân bằng là i2>i1(đồ thị tương tự như trường hợp thu nhập tăng lên). Như vậy khi giá cả tăng lên, trong khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng lên. – Thay đổi trong cung tiền tệ: Khi lượng cung tiền tệ tăng lên do chính sách mở rộng tiền tệ của Chính phủ, đường cung tiền Ms sẽ dịch chuyển sang phải: Ms1 ®Ms2 . Điểm cân bằng mới là giao điểm của đường cầu tiền Md và đường cung tiềnMs2 có lãi suất cân bằng là i2 <i1. Như vậy :khi lượng cung tiền tăng lên và các yếu tố khác không đổi thì lãi suất sẽ giảm.Vậy muốn giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng thì cần thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ. I2 I1 Lãi suất i Lượng tiền M Md Ms2 Ms1 3.4 - Ứng dụng trong thực thế: Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản đã cho thấy một kết quả quan trọng trong thực tế là việc tăng cung tiền tệ sẽ làm giảm lãi suất. Vì vậy nhiều nhà làm chính sách thường kêu gọi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng khi muốn giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Trong thực tế, khi thị trường có sự thay đổi về lãi suất thì cũng tác động không nhỏ đến tình hình mỗi quốc gia. Khi thị trường trong nước đang bị ngưng đọng và tình hình vĩ mô đang ở trạng thái “chờ” ,yêu cầu nhà nước khuyến khích đầu tư và tiêu dùng khách hàng bằng việc cung cấp những gói công cụ tiền tệ vào thị trường, làm giảm lãi suất và sẽ làm cho tổng chi tiêu quốc nội và GDP tăng lên, cũng như giảm bớt rủi ro trong tín dụng, phục hồi lòng tin và kích thích đầu tư, gia tăng việc làm và giảm thất nghiệp. Bên cạnh đó cũng có những tác động khác, được phân tích trong phần “ảnh hưởng của cung tiền tệ lên các yếu tố kinh tế” . Câu hỏi đặt ra là liệu lượng cung tiền tệ và lãi suất có phải luôn quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là Cung tiền tăng sẽ làm giảm lãi suất? 3.5 –Quan điểm của Milton Friedman: Milton Friedman ( sinh năm 1912) người Mỹ , một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong nữa sau của thế kỉ 20 và được trao giải Nobel kinh tế 1976. Ông là người đầu tiên nêu ra sự phê phán quan điểm “Tăng cung tiền tệ sẽ giảm lãi suất” theo Thuyết Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản. Quan điểm của Milton Friedman thừa nhận tính đúng đắn của khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản trong phân tích cung tiền tệ, tuy nhiên ông cũng chỉ ra rằng sự gia tăng cung tiền ngoài việc tác động trực tiếp lên lãi suất còn có những tác động trực tiếp lên các yếu tố khác như: thu nhập, mức giá và tỉ lệ lạm phát dự tính. Điều đó có nghĩa là Hiệu ứng thanh khoản (hiệu ứng làm giảm lãi suất khi tăng cung tiền tệ) xảy ra dưới điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Tuy nhiên Hiệu ứng thanh khoản xảy ra khi các yếu tố khác không đổi nhưng việc tăng cung tiền tệ sẽ dẫn đến việc thay đổi các yếu tố khác và làm thay đổi lãi suất. Do vậy việc gia tăng lượng cung tiền sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp lên lãi suất. 3.6 - Ảnh hưởng của Cung tiền tệ lên các yếu tố kinh tế: Chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của việc cung tiền lên các yếu tố kinh tế quan trọng như: thu nhập, mức giá và lạm phát dự tính và tác động lên lãi suất cân bằng như thế nào thông qua các hiệu ứng của việc tăng lượng cung tiền tệ. Hiệu ứng thu nhập: chỉ sự tác động của thay đổi giá cả hàng hóa tới lượng cầu thông qua thay đổi sức mua. Vì việc tăng lượng cung tiền tệ là một tác động có tính mở rộng lên nền kinh tế, nó sẽ làm tăng thu nhập và của cải quốc dân. Cả hai khuôn mẫu ưa thích tính thanh khỏan và khuôn mẫu tiền vay đều chỉ ra rằng khi thu nhập tăng lên thì lãi suất sẽ tăng. Vì vậy, hiệu ứng thu nhập của việc tăng cung tiền tệ là sự tăng lên của lãi sất để phản ứng với một mức thu nhập cao hơn. Hiệu ứng mức giá: việc tăng cung tiền sẽ làm mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khỏan dự báo rằng tăng mức giá sẽ làm tăng lãi suất. Vì vậy, hiệu ứng mức giá của việc tăng cung tiền tệ là sự gia tăng lên của lãi suất để phản ứng với việc tăng giá. Hiệu ứng lạm phát dự tính: việc mức giá tăng lên (lạm phát tăng lên) sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát dự tính. Theo khuôn mẫu tiền vay, sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát dự tính sẽ dẫn tới sự tăng lên của lãi suất. Bởi vậy, hiệu ứng lạm phát dự tính của việc tăng cung tiền tệ là sự tăng lên của lãi suất để phản ứng với việc tăng lên của lạm phát dự tính. Lưu ý: + Hiệu ứng mức giá và hiệu ứng lạm phát dự tính là hai vấn đề khác nhau mặc dù chúng có cùng nguồn gốc là từ việc tăng giá do tăng cung tiền. + Lượng cung tiền vào ngày hôm nay tăng lên và gây ra sự gia tăng giá trong suốt năm tới, lãi suất cân bằng sẽ tăng do hiệu ứng mức giá. Chỉ vào cuối năm, khi mức giá đã đạt đến mức cao nhất thì hiệu ứng giá cũng đạt tới mức cao nhất của nó. + Bên cạnh đó, việc tăng mức giá cũng làm tăng lãi suất thông qua hiệu ứng lạm phát dự tính do mọi người dự tính lạm phát sẽ cao hơn trong năm tới khi mức giá bắt đầu tăng. Tuy nhiên, vào cuối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxK09405B-Nhóm 16 - Lý thuyết Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản.docx
  • pptxK09405B-nhom16-Ly thuyet Khuon mau ua thich tinh thanh khoan.pptx
Tài liệu liên quan