Đề tài Lý thuyết và điều khiển mô hình bóng và thanh

PHẦN A: GIỚI THIỆU

Tựa đề tài. i

Nhận xét giáo viên hướng dẫn. ii

Nhận xét giáo viên phản biện. iii

Lời cảm ơn. iv

Mục lục. v

PHẦN B: NỘI DUNG

Chương I: TỔNG QUAN

1.1 Lời nói đầu Trang 1

1.2 Nhiệm vụ luận văn Trang 2

1.2.1 Mục tiêu đề tài Trang 2

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu. Trang 3

1.3 Giới thiệu về mô hình Bóng và Thanh. Trang 4

1.4 Khả năng ứng dụng Trang 6

1.5 Các công trình nghiên cứu về đề tài Trang 6

Chương II: LÝ THUYẾT TIẾP CẬN

2.1 Động lực học mô hình bóng và thanh Trang 11

2.2 Lý thuyết động cơ DC Trang 14

2.3 Lý thuyết điều khiển PID Trang 16

2.4 Vi điều khiển PIC 18F4520 Trang 22

2.4.1 Giới thiệu chung Trang 22

2.4.2 USART module Trang 27

2.4.2.1 Truyền dữ liệu Trang 28

2.4.2.2 Nhận dữ liệu Trang 29

2.4.2.3 Tốc độ BAUD của USART Trang 30

2.4.3 ADC modul Trang 31

2.4.4 CCP module Trang 32

2.4.4.1 Capture Trang 33

2.4.4.2 Compare Trang 34

2.4.4.3 PWM Trang 34

2.4.5 ECCP module Trang 35

2.5 Cảm biến góc và cảm biến vị trí Trang 36

2.5.1 Cảm biến góc ( Encoder) Trang 36

2.5.2 Cảm biến siêu âm Trang 39

2.6 Giao tiếp cổng nối tiếp và phần mềm vẽ đồ thị Trang 43

2.6.1 Giao tiếp cổng nối tiếp Trang 43

2.6.2 Phần mềm vẽ đồ thị Teechart7 Trang 49

Chương III: TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG

3.1 Các thông số trong mô hình mô phỏng Trang 52

3.1.1 Thông số Bóng và thanh Trang 52

3.1.2 Thông số động cơ Trang 52

3.2 Mô phỏng Matlab Trang 53

3.2.1 Điều khiển vị trí của bóng trên thanh Trang 53

3.2.2 Điều khiển vị trí ( góc quay) của MOTOR Trang 60

 

 

Chương IV: THI CÔNG

4.1 Thiết kế cơ khí Trang 67

4.2 Thiết kế mạch điện tử Trang 73

4.2.1 Mạch công suất điều khiển động cơ Trang 73

4.2.1.1 Mạch nguồn Trang 74

4.2.1.2 Mạch cầu H – full bridge Trang 74

4.2.1.3 Bộ đệm và mạch điều khiển MOSFET Trang 77

4.2.1.4 Mạch MOSFET thắng Trang 78

4.2.1.5 Mạch bảo vệ ngắn mạch Trang 79

4.2.2 Cảm biến góc và cảm biến vị trí Trang 80

4.2.2.1 Cảm biến vị trí – Điện trở dây Trang 80

4.2.2.2 Cảm biến góc – Encoder Trang 82

4.2.3 Bộ vi điều khiển trung tâm – PIC 18F4520 Trang 83

4.2.3.1 Mạch điều khiển trung tâm Trang 83

4.2.3.2 Phương pháp thực hiện PID trên PIC Trang 85

4.3 Lưu đồ giải thuật chương trình trên PIC18F4520 Trang 88

4.4 Lưu đồ giải thuật chương trình trênVB6 Trang 92

4.5 Hình ảnh kết quả đạt được Trang 97

4.6 Đánh giá và nhận xét kết quả Trang 101

Phần C: PHỤ LỤC.

1. Code chương trình trên PIC 18F4520 Trang 1

(sử dụng phần mềm MPLAB v8.0 và C18 complier v3.16)

2. Code chương trình trên VB6 Trang 40

3. Hướng dẫn sử dụng mô hình Trang 51

4. Tài liệu tham khảo Trang 54

 

doc10 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5863 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý thuyết và điều khiển mô hình bóng và thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN B Chương I TỔNG QUAN Lời nói đầu Ngày nay, khoa học kỹ thuật đạt rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực điều khiển tự động hóa. Các hệ thống điều khiển được áp dụng các quy luật điều khiển cổ điển, điều khiển hiện đại, cho tới điều khiển thông minh, điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo. Kết quả thu được là hệ thống hoạt động với độ chính xác cao, tính ổn định bền vững, và thời gian đáp ứng nhanh. Trong điều khiển công nghiệp, bộ điều khiến PID là sự lựa chọn chung, tối ưu nhất cho các hệ thống điều khiển có hàm truyền (phương trình trạng thái) như điều khiển vị trí, điều khiển vận tốc, điều khiển mức… Đề tài ‘ ball and beam’, điều khiển chính xác vị trí của quà bóng (ball) trên thanh (beam) với các bộ điều khiển PID vị trí và PID góc. Đề tài ‘ ball and beam’ là cầu nối giữa lý thuyết điều khiển và hệ thống thực. Đây là một đề tài hay, kết hợp giữa kỹ thuật thu thập tín hiệu và các bộ điều khiển vòng kín nhằm tạo ra một hệ thống có tính tự động hóa. Hệ thống chương trình này không chỉ áp dụng vào một ứng dụng cụ thể như mô hình ‘ ball and beam’, mà còn có thể mở rộng ra cho nhiều ứng dụng điều khiển thăng bằng khác như: Điều khiển giữ thăng bằng cho Robot đi bằng hai chân. Hệ thống điều khiển thăng bằng máy bay, tên lửa. Các hệ thống điều khiển tốc độ, điều khiển vị trí ứng dụng trong công nghiệp. 1.2 Nhiệm vụ luận văn. 1.2.1 Mục tiêu đề tài. Mục tiêu của đề tài là xây dựng mô hình bóng và thanh. Điều khiển cân bằng và điều khiển vị trí của quả bóng trên thanh nằm ngang. Trong thời gian nhận đề tài, mục tiêu thực hiện đề tài được đề ra như sau: Tìm hiểu về các mô hình ‘ball and beam’ đã có, tìm hiểu nguyên lý cân bằng. Tính toán các tham số động lực học, hàm trạng thái (space – state) của mô hình. Khảo sát phương pháp dùng kỹ thuật xử lý ảnh xác định khoảng cách, vị trí. Xây dựng mô phỏng trên Matlap 7 Simulink, và visualbasic 6. Thiết kế bản vẽ, xây dựng và lắp ráp mô hình thực. Lựa chọn cảm biến góc (encoder), và cảm biến vị trí quả bóng. Thiết kế mạch điều khiển trung tâm nhằm xử lý các tín hiệu đo và đưa ra các tín hiệu điều khiển. Thiết kế mạch cầu ‘H’, bốn MOSFET điều khiển động cơ. Thiết kế mạch phanh (thắng) động cơ. Thiết kế mạch khuếch đại tín hiệu, mạch lọc tín hiệu, mạch phát hiện quá dòng trên động cơ.. Bộ hiển thị trên LCD graphich 64x128. Xây dựng, lập trình thuật toán PID, điều khiển động cơ DC. 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu. Tiếp cận, xây dựng mô hình lý thuyết gồm có. Tiếp cận các mô hình tương tự. Tiếp cận lý thuyết điều khiển. Mô phỏng hệ thống với thông số thực . Tiếp cận, xây đựng mô hình thực: Thiết kế mô hình cơ khí. Các phương pháp cảm biến góc và vị trí. Thiết kế mạch điều khiển. Lập trình các vòng điều khiển. Chạy mô hình thực và hiệu chỉnh các thông số. Ghi chép lại đầy đủ các lần hiệu chỉnh, chọn ra thông số ổn định nhất. 1.3 Mô hình ball and beam Mô hình “ball and beam” thường dùng trong phòng thí nghiệm của các trường đại học. Mô hình bao gồm một thanh nằm ngang (beam), một quả bóng (ball), một động cơ DC, cảm biến đọc vị trí quả bóng và cảm biến xác định góc nghiêng của thanh. Thanh nằm ngang (beam), thường có độ dài trong khoảng [ 0.5 , 1.0] met. Chất liệu của thanh được làm bằng nhựa hoặc, nhôm, gỗ. Quả bóng (ball), hình tròn, trọng lượng trong khoảng [100g , 250g]. Quả bóng thường được thay thế bằng viên bi sắt nhỏ, hay bi nhựa. Bề mặt nhẵn, khi chuyển động ma sát phải rất nhỏ (có thể bỏ qua được). Điều khiển vị trí của bóng trên thanh bằng cách thay đổi góc nghiêng của thanh so với phương ngang bằng một động cơ. Cảm biến xác định vị trí quả bóng, dùng cảm biến khoảng cách, cảm biến độ dịch chuyển . Cảm biến xác định góc nghiêng của thanh có thể sử dụng cảm biến góc nghiêng, hoặc encoder. Có hai dạng mô hình. Dạng 1: Hình 1.1 Mô hình Ball beam dạng 1 “Ball” là quả bóng cần điều khiển vị trí. Quả bóng được đặt trên thanh Beam. là góc nghiêng của thanh beam được tạo ra làm quả bóng chuyển động. “Gear” là cơ cấu truyền động, là một đĩa tròn. Trục động cơ gắn vào tâm của đĩa. “Lever Arm” là cơ cấu tay nâng thanh beam, gắn trực tiếp trên đĩa tròn, cách trục động cơ khoảng “d”. - Ưu điểm của mô hình này là: Động cơ có mô men nhỏ hơn để điều khiển vì có sử dụng đòn bẩy. Nhược điểm của dạng này là khó trong thuật toán điều khiển. Dạng 2: Hình 1.2 Mô hình Ball beam dạng 2 Dạng này thanh được đỡ ở trung tâm. Trục quay được gắn cố định trên thanh và quay được trên giá đỡ. - Ưu điểm của dạng này là dễ xây dựng mô hình và thuật toán điều khiển đơn giản. Nhược điểm của mô hình này là phải sử dụng động cơ có mô men lớn để điều khiển góc quay của thanh. Nguyên lý hoạt động chung: Bóng di chuyển được trên thanh nhờ tác dụng của trọng lực khi thanh bị nghiêng so với phương nằm ngang. Cảm biến xác định vị trí của Bóng và đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ thay đổi góc nghiêng của thanh để cho Bóng di chuyển đến vị trí mong muốn. 1.4 Khả năng ứng dụng: Dùng làm mô hình học tập trong trường học. Thực nghiệm các bộ điều khiển PID, LQR, LQG. Là cầu nối cho các hệ thống điều khiển vị trí và điều khiển góc quay như điều khiển cánh tay robot với thị giác camera, điều khiển băng tải với các bộ điều khiển thông minh. Trong thực tế rất nhiều bài toán điều khiển cân bằng như điều khiển thân máy bay không bị chao đảo, điều khiển quỹ đạo tên lửa, điều khiển Robot đi bằng hai chân như con người … 1.5 Các công trình nghiên cứu đã thực hiện. Trường đại học kỹ thuật Hong kong. (Link tham khảo [23]) Năm 2006, mô hình ‘ball and beam’ thuộc đề tài luận văn của sinh viên Wei Wang thực hiện, đã đưa vào làm mô hình thí nghiệm trong trường. Hình 1.4.1 Mô hình Ball Beam tại trường ĐHKT Hongkong Với cơ cấu truyền động gián tiếp qua dây cua roa và tay nâng. Ưu điểm của hệ thống là tránh được sự ảnh hưởng của động cơ khi động cơ quay nhanh và đảo chiều liên tục. Dây chuyền động qua đĩa quay có bán kính lớn, làm hệ thống đáp ứng nâng cao, hạ thấp tay nâng nhanh chóng. Nhược điểm của hệ thống: Thanh nằm ngang, cánh tay nâng và đĩa quay tương đối nặng, do đó khi đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ cấn phải tính mô men quay của động cơ khi có tải nặng. Hệ thống chịu ảnh hưởng nhiều về độ chính xác của quá trình lắp ráp cơ khí. Phương pháp xác định vị trí của quả bóng là dùng cảm biến từ. Một cuộn dây dài nằm dọc phía dưới thanh ‘beam’, cấp nguồn điện AC 12V vào cuộn dây, khi ball ( bằng kim loại) lăn trên bề mặt cuộn dây, dòng điện cảm ứng sinh ra và biến thiên, từ đó xác định được tỷ lệ khoảng cách. Phương pháp xác định vị trí này dễ bị nhiễu khi có vật kim loại đặt gần thanh ‘beam’, và tính toán dòng điện biến thiên khá phức tạp. Công ty Megachem. (Link tham khảo [24]) Công ty Megachem là một công ty chuyên sản xuất các thiết bị dành trong học tập. Đặc biệt chuyên về các mô hình trong lĩnh vực điều khiền hệ thống. Công ty Megachem đã có nhiều sản phẩm như: mô hình điều khiền cánh tay rô bốt 3 tới 5 bậc tự do, mô hình điều khiển hệ thống con lắc ngược, mô hình điều khiển mức, và một số mô hình điều khiển băng tải, … Tháng 11 năm 2005, công ty Megachem đã giới thiệu mô hình hệ thống ‘ball and beam’. Mô hình có thanh ‘beam’ dài tới 1m. động cơ gắn trực tiếp tại trung tâm của thanh ‘beam’. Phương pháp xác định vị trí quả bóng là dùng hai cảm biến siêu âm họ SRF05. Ưu điểm của hệ thống: Thiết kế cơ khí đơn giản hơn, giảm bớt tải trên trục động cơ. Động cơ có thể đáp ứng nhanh. Xác định vị trí của quả bóng chính xác hơn do dùng cảm biến siêu âm có chùm tia hẹp, và khả công suất thu phát xa. Nhược điểm của hệ thống: Khi động cơ quay nhanh và đảo chiều liên tục, làm rung hệ thống, dễ ảnh hưởng tới góc quay của cảm biến góc (encoder) và giá thành cao. Hiện nay cặp cảm biến siêu âm SRF khoảng cách nhỏ hơn 3m có giá 60 USD. Và giá bán của mô hình ‘ball and beam’ này là 300 USD. Hình 1.4.2 Mô hình Ball Beam tại công ty Megachem. Trường đại học Phía Bắc Florida Tháng 7 năm 2007. Đề tài luận văn của hai sinh viên Ms Ming Gao và Mr Sani- Hasim. Hình 1.4.3 Mô hình Ball Beam ĐH Bắc Florida Trong hệ thống ‘ball and beam’ này. Động cơ gắn dưới đế, truyền động gián tiếp qua tay nâng. Thanh ‘beam’ chuyển động quay quanh trục giữa. Phương pháp xác định vị trí quả bóng dùng cảm biến siêu âm. Nhưng hai cảm biến siêu âm này không phải là do một cặp thu và phát, cả hai cảm biến đều là loại phát, hoạt động độc lập với nhau. Ưu điểm của phương pháp này: Tính toán vị trí quả bóng chính xác, tính trung bình của hai cảm biến. Trong trường hợp bị mất tín hiệu của một trong hai cảm biến thì vẫn có thể xác định được vị trí quả bóng. Trường đại học kỹ thật Australia. (Link tham khảo [25]) Tháng 5 năm 2008, nhóm sinh viên của trường đại học kỹ thuật Australia đã áp dụng kỹ thuật xử lý ảnh vào trong mô hình “ball and beam”. Trong mô hình “ball and beam” này, thanh “beam” là một máng rộng, hình chữ “V”, máng có độ dài 50cm và được phủ màu đen. Quả bóng ‘ball’ là một viên bi nhựa màu trắng, đường kính 30 mm. Trục động cơ được gắn trực tiếp vào điểm giữa của máng. Hình 1.4.4 Mô hình Ball Beam ĐHKT Australia Phương pháp xác định vị trí quả bóng không dùng các loại cảm biến, mà áp dụng kỹ thuật xử lý ảnh. Một camera thuộc loại ‘webcam on board’, tức là camera gắn trực tiếp trên bo mạch điều khiển. Hình 1.4.5 Wedcam on board ĐHKT Australia Camera được gắn trên cao, độ cao thích hợp sao cho vùng chụp của camera đủ chiều dài của thanh “beam”. Ưu điểm của phương pháp này: Thiết kế cơ khí đơn giản. Không bị nhiễu điện trong quá trình đọc vị trí. Mang tính tự động hóa và tính linh hoạt cao. Tuy nhiên: Mạch điều khiển phức tạp. Độ nhạy và độ chính xác của camera phụ thuộc nhiều vào ánh sáng môi trường làm việc. Độ dài của thanh “beam” phải giới hạn trong phạm vi chụp của camera. Màu sắc của quả bóng phải là màu trắng hơn rất nhiều so với màu của máng và màu nền trong mô hình. Tốc độ xử lý ảnh để lấy vị trí chậm hơn so với các phương pháp dùng cảm biến.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong I tong quan.doc
  • docBIA.doc
  • docCHUONG~2.DOC
  • docCHUONG~3.DOC
  • docCHUONG~4.DOC
  • rarCode Chuong Trinh.rar
  • docMODAU.doc
  • docPHULUC.doc