MỤC LỤC
I. TIN. 1
1. Vềtin nói chung . 1
2. Đặc đi ểm tin phát thanh. 1
3. Các dạng tin phát thanh. 2
4. Mô hình tin phát thanh. 3
5. Kỹnă ng làm tin. 4
6. Thểhiện tin phát thanh. 5
7. Theo dõi phả n hồ i. 6
II. TƯỜNG THUẬT. 6
1. Đặc đi ểm của tường thuật phát thanh .6
2. Đặc đi ểm. 7
3. Các dạng tường thuậ t. 8
4. Kỹnă ng làm tường thuật phát thanh . 8
III. PHÓNG VIÊN PHÁT THANH. 10
1. Khái niệm phóng viên. 10
2. Vai trò của phỏng vấn phát thanh. 10
3. Đặc đi ểm. 11
4. Các dạng phỏ ng vấ n trên phát thanh. 11
5. Kỹnă ng làm phỏng vấn phát thanh. 12
IV. PHÓNG SỰPHÁT THANH. 14
1. Nhậ n thức chung . 14
2. Đặc đi ểm của phóng sựphát thanh. 14
3. Các dạng phóng sựphát thanh. 15
4. Kỹnă ng làm phóng sựphát thanh. 16
V. BÌNH LUẬN. 17
1. Đặc đi ểm chung. 17
2. Đặc đi ểm của bình luận. 17
3. Các dạng bình luận phát thanh. 18
4. Kỹnă ng viết . 18
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết và thực tiễn của các thể loại phát thanh sau: Tin – Tường thuật – Phỏng vấn – Phóng sự - Bình luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hăn ở Trung tâm Lao động xã hội II đã hoàn tất
nhằm tạo cho các em niềm vui trọn vẹn Trung Thu. Nói rõ hơn về điều
này ông Ích Phó giám đốc Trung tâm cho biết:
- Phát bằng. Chúng tôi đã chuẩn bị đủ bánh kẹo và lên kế hoạch tổ
chức đón tết Trung Thu vui văn nghệ và phá cỗ cho các cháu… Công việc
này cũng được các bạn sinh viên tình nguyện giúp đỡ nên đã sẵn sàng.
Mong rằng các em có một Tết Trung thu thật có ý nghĩa.
4. Mô hình tin phát thanh
a. Tin hình tháp
1. Chi tiết gây chú ý
2. Chi tiết liên quan đến sự kiện
3. Chi tiết quan hệ trực tiếp với sự kiện
4. Chi tiết quan trọng nhất
Ví dụ: Trưa 21.11.2007, tại quốc lộ I đoạn Đức Giang, Gia Lâm đi
Long biên đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nạn nhân là anh
Bùi Thế Toản, sinh năm 1979 ở Cầu Giấy, Hà Nội. Những người dân
chứng kiến hiện trường cho biết anh Toản bị một xe máy khác vượt lên
2
1
3
4
4
lấn đường không làm chủ được tốc độ nên anh đã điều khiển xe lao vào
sau xe ô tô, anh Toản bị xe ô tô cán chết.
b. Tin tháp ngược
1. Chi tiết quan trọng nhất
2. Chi tiết quan hệ trực tiếp với sự kiện
3. Chi tiết liên quan với sự kiện
4. Chi tiết gây chú ý
Ví dụ: đêm diễn thứ 2 trong Lifeshow của Birain đã diễn ra tối qua
tại nàh thi đấu Quân khu 7 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tới xem buổi biểu
diễn có hơn 5000 khán giả. Ca sĩ đã trình bày những ca khúc nổi tiếng của
anh (Why, …). Hát cùng Birain còn có các ca sĩ nổi tiếng như A, X, D…
c. Tin hình chữ nhật
1. Chi tiết 1
2. Chi tiết 2
3. Chi tiết 3
4. Chi tiết 4
Loại tin này thường để nói về các sự kiện chính trị hay liên quan
đến các nguyên thủ quốc gia do các chi tiết độc lập ngang bằng nhau
không chi tiết nào quan trọng hơn chi tiết nào.
Ví dụ: Hôm qua Ngân hàng thế giới đã quyết định viện trợ cho Châu
Phi hơn 50 triệu USD để các nước ở đây giải quyết vấn đề bệnh AIDS.
Năm ngoái cũng Ngân hàng thế giới cũng cho Nam Phi vay dài hạn 20
triệu USD để giúp nước này mua thuốc chữa bệnh AIDS cho người nghèo.
Châu Phi hiện là châu lục có số lượng người mắc bệnh AIDS cao nhất thế
giới, chiếm 1/3 trong tổng số hơn 60 triệu bệnh nhân AIDS trên thế giới.
5. Kỹ năng làm tin
a- Nắm bắt tình hình: Yêu cầu này đòi hỏi bắt buộc với người làm
tin phát thanh. Để có điều đó phải bám sát cuộc sống để phát hiện đúng,
trúng vấn đề, đồng thời qua đài, báo phóng viên biết được đề tài nào đã
được khai thác vấn đề nào còn bỏ ngỏ .
2
1
3
4
1
2
3
4
5
b- Lựa chọn đề tài chủ đề:
Chọn đề tài tiêu biểu mới xảy ra vấn đề nóng hổi trong vô tận các
vấn đề đề tài đáp ứng yêu cầu gói gọn trong một không gian, thời gian cụ
thể.
Chủ yếu là các sự kiện có ý nghĩa xã hội, định hướng cho người
nghe, giúp họ hiểu biết về các sự kiện xã hội. Nhà báo lựa chọn đề tài dựa
trên nhu cầu của cơ quan.
Chon chủ đề: Chủ đề của tin là vấn đề, ý đồ, ý định của người viết,
là tư tưởng của tin, là thần của sự kiện mà người viết muốn thông qua để
phát biểu với công chúng.
Ví dụ: Phóng viên đi thâm nhập thực tế thấy có lò tái chế dầu thải ở
một địa phương thì chủ đề có thể là “giá xăng lên đến dầu thải cũng trở
thành món hời” hoặc “vấn đề ô nhiễm môi trường”.
c. Săn tin:
+ Phát hiện nguồn tin: Phát hiện nguồn tin qua đài báo, các phương
tiện truyền thông. Đọc báo, nghe đài, xem tivi… phóng viên biết cái gì đã
được phản ánh, góc cạnh nào mình có thể khai thác.
- Qua tổng kết, báo cáo, tuyên ngôn… nguồn tin từ thính giả qua
các cơ quan tổ chức… có trách nhiệm.
+ Tiếp cận và khai thác dữ liệu.
Đây là yêu cầu cần thiết. Phóng viên phải thẩm tra xác minh nguồn
tin để đưa đến thính giả thông tin chính xác. Yêu cầu nhà báo không làm
việc qua loa đại khái, dễ làm khó bỏ. Tóm lại là phải luôn cảnh giác với
chính mình, không thụ động chờ tin.
+ Thẩm tra dữ liệu, xác định ý nghĩa xã hội của nó.
Tin không chỉ cung cấp thông tin mà còn phỉa có ý nghĩa nhất định
với xã hội. Ngoài tính cụ thể, chính xác cần lựa chọn chi tiết xác đáng.
6. Thể hiện tin phát thanh
6
a- Thể hiện phương thức và mô hình: Tùy thuộc vào vấn đề, sự kiện
để lựa chọn dạng tin có tiếng động hay không có tiếng động. Ví dụ: Khi
đưa tin xăng lên giá không cần tiếng động; về cuộc họp hay hoạt động thì
cần tiếng động.
b- Những thao tác kỹ thuật nghiệp vụ phát thanh cần chú ý.
Cần phóng viên khai thác tài liệu nhanh bằng cách đặt câu hỏi và
bấm máy đúng lúc, hướng micrô về người trả lời. Đặt câu hỏi ngắn, trực
tiếp đi vào bản chất vấn đề.
c- Tạo lập văn bản và hoàn chỉnh bản tin .
Tin có tiếng động thì quá trình soạn thảo văn bản đơn giản hơn. Tuy
vậy cần nghe lại băng ghi âm văn bản viết ra hướng vào cùng một chủ đề.
Đây là quá trình lựa chọn cách thể hiện phù hợp, nhất quán và có sự hòa
hợp về âm thanh và lời nói giữa phóng viên và nhân vật.
Biên tập để tin rút gọn, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ nghe.
7. Theo dõi phản hồi
Phóng viên viết tin phải quan tâm đến phản hồi tin của mình. Qua
nhận xét của ban biên tập, đồng nghiệp, người nghe, của cơ sở được đề
cập phóng viên có thể đánh giá được chất lượng thông tin và tính chính
xác của nó. Thông tin còn cho biết việc đưa tin có kịp thời và ý nghĩa chỉ
đạo hoạt động.
II. TƯỜNG THUẬT
1. Đặc điểm của tường thuật phát thanh
Trong báo chí nói chung, tường thuật là một thể loại thuộc nhóm
các thể loại thông tấn.
Theo PGS.TS. Đinh Hường: tường thuật là một trong những thể loại
thuộc nhóm báo chí thông tấn, trong đó nhà báo thuật, tả, bình một cách
tường tận, chi tiết sinh động diễn biến của một sự kiện quan trọng xảy ra
bằng cách chứng kiến hoặc tham gia vào quá trình diễn biến sự kiện đó -
Các thể loại báo chí thông tấn.
7
Còn theo Th.S Bùi Tiến Dũng: “Tường thuật là một thể loại thuộc
nhóm thông tấn tái hiện một cách chi tiết, đầy đủ, hệ thống và sinh động
một sự kiện đã hoặc đang xảy ra, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định.
Tác giả tường thuật phải chứng kiến phải tham gia trực tiếp, trọn vẹn vào
sự kiện”.
Đây là những khái niệm tường thuật cho báo chí nói chung. Khu
việt trong phạm vi loại hình báo chí phát thanh. Th.S Vũ Thúy Bình đưa
ra định nghãi: Tường thuật phát thanh là tác phẩm báo chí sử dụng các
chất liệu âm thanh để thuật, tả, bình một cách tường tận những diễn biến
chủ yếu của một sự kiện quan trọng xảy ra, đang xảy ra giúp người nghe
tiếp nhận sự kiện như đang được chứng kiến.
2. Đặc điểm
Hiện nay, sau tin thì tường thuật là thể loại mũi nhọn nhất đưc[j sử
dụng thường xuyên trên đài phát thanh. Xu hướng chung là tường thuật
giảm cường độ sử dụng trên báo in. Tăng trên phát thanh truyền hình. Nó
có những đặc điểm sau:
a. Về nội dung:
Đối tượng phản ánh là các vấn đề sự kiện tiêu biểu có ý nghĩa đặc
sắc trọng đại.
Các sự kiện đó có thể là lễ khai mạc, hội nghị, trận đấu bóng đá, các
hoạt động thể thao.
Nội dung thông tin nằm trong dòng chủ lưu, bắt buộc phải phát
thông tin rộng rãi đa số người nghe.
Sự kiện trong tường thuật được thông tin đầy đủ, theo tiến trình về
không gian, thời gian, địa điểm. Lợi thế của tường thuật là nhà báo viết
trước được sự kiện sẽ xảy ra vì vậy công tác chuẩn bị tốt hơn.
Tính nóng hổi tức thì trực tiếp của tường thuật tạo lên những cảm
xúc đồng thời và hành động mang tính xã hội.
Không khí trong tường thuật phải chân thực, cuốn hút. Làm nên
điều này không chỉ do yếu tố âm thanh mà hơn hết là ở khả năng, tài năng
8
của nhà báo. Nhà báo Đình Khải với những tác phẩm tường thuật nổi bật
giàu cống hiên thực sự đã làm được điều không dễ dàng này.
Thể loại kết hợp các thủ pháp tả, thuật, bình, trên cơ sở lấy thuật là
chính. Mục tiêu của tường thuật là đem lại thông tin do âm thanh truyền
tải.
Phong cách và giọng điệu cá nhân của nhà báo thể hiện rõ qua ngôn
từ năng lực diễn đạt, khả năng gọi tên, mô phỏng sự việc… với mỗi sự
kiện cụ thể phóng viên cần chọn giọng điệu thể hiện phù hợp.
3. Các dạng tường thuật
a- Tường thuật trực tiếp là tường thuật một cách đầy đủ, toàn bộ sự
kiện tới người nghe cùng lúc cùng thời với thời điểm đang diễn ra sự
kiện.
Thế mạnh: chi tiết, đầy đủ, hay, hấp dẫn.
Hạn chế: dài, tốn kém.
b. Tường thuật gián tiếp, tường thuật thu âm rút gọn.
Đây là loại tường thuật được phát trong các chương trình thời sự chỉ
nêu những điểm chính, có vài lời phát biểu.
Tường thuật được ghi băng sau cắt gọt biên tập lại cho phù hợp với
nội dung và thời lượng của chương trình.
Điểm mạnh: ngắn, được biên tập cắt gọt nên thông tin có điểm
nhấn, chi phí ít.
Hạn chế: thính giả thấy không có sự sát thực và yếu tố sinh động .
4. Kỹ năng làm tường thuật phát thanh
a. Các bước thao tác nghiệp vụ
- Nắm bắt tình hình và hoàn cảnh xuất hiện sự kiện tường thuật: đây
là một lợi thế của tường thuật vì phóng viên biết trước sự kiện xảy ra ở
đâu và thời điểm diễn ra sự kiện. Thông thường những sự kiện được
tường thuật đều nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan phát thanh.
Nắm bắt tình hình, phát hiện sự kiện có ý nghĩa để phản ánh là việc làm
9
quan trọng của phóng viên. Nắm bắt tốt tình hình để phóng viên có lựa
chọn đề tài hay tạo nên uy tín của cơ quan phát thanh.
- Nghiên cứu tài liệu: Sau khi đã xác định được chủ đề của tường
thuật, phóng viên phải tìm kiếm được tối đa thông tin về chính sự kiện về
những vấn đề liên quan những nhân chứng hoặc người tham gia trực tiếp
vào sự kiện về khung cảnh và điều kiện diễn ra sự kiện.
Ví dụ: Khi mà tường thuật một trận đấu bóng đá thì người tường
thuật phải nêu ra thời điểm, không gian, khung cảnh và cùng với tường
thuật diễn biến trận đấu phải nêu giới thiệu xen kẽ về những cẩu thủ nổi
bật.
- Lập đề cương kịch bản: Đây là có ý nghĩa quan trọng quyết định
thành công công và thất bại của tác phẩm tường thuật. Nó là cái sườn để
phóng viên nương vào đó diễn tả chi tiết khung cảnh thực hiện, đồng thời
giúp phân chia thời lượng đảm bảo cho quá trình thông tin đầy dủ, khách
quan, sinh động, hấp dẫn và có sức thuyết phục hơn.
- Nghiên cứu hiện trường, chuẩn bị phương tiện, vật tư kỹ thuật,
nhân lực, tư liệu tiếng động.
Không gian phải được tính toán đến việc khai thác đầy đủ những
thông tin và tiếng động cần thiết, phải bố trí các máy ghi âm lưu động tại
các điểm đáng chú ý, tránh tình trạng bỏ xót thông tin. Lựa chọn dạng
thức tường thuật để bố trí nhân lực. Thông thường, một ê kíp thực hiện
tường thuật gồm một đạo diễn - phóng viên - trợ lý sản xuất - dẫn chương
trình - kỹ thuật viên. Trong đó, đạo diễn là trưởng nhóm sản xuất, người
lập đề cương kịch bản và tạo sự liên kết giữa các thành viên.
Bút viết, các giấy tờ, số điện thoại và các phương tiện cần được
chuẩn bị đầy đủ.
b- Yêu cầu về năng lực nghề nghiệp
- Phẩn chất chính trị,
- Năng lực quan sát, nắm bắt thần thái của sự kiện.
10
- Tri thức sâu rộng khả năng thẩm định tức thời: Sự hiểu biết sâu
rộng giúp sự nhận biết giá trị của sự kiện nhanh hơn, chính xác hơn. Tri
thức của vốn sống thực tế là điều kiện tiên quyết để phóng viên khẳng
định giá trị sự kiện một cách chính xác, tức thời.
- Năng lực nói trước máy.
- Sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
- Khả năng tổ chức phối hợp kíp tường thuật.
c- Theo dõi phản hồi và rút kinh nghiệm.
Theo dõi phản hồi từ người nghe là việc làm có ý nghĩa, nó giúp
điều chỉnh để hoạt động nói để ngày càng phù hợp hơn.
III. PHÓNG VIÊN PHÁT THANH
1. Khái niệm phóng viên
- Phóng viên là một thể loại thuộc nhóm thông tấn, trong đó trình
bày cuộc nói chuyện với một nhà báo, một nhóm nhân vật về những vấn
đề được xã hội quan tâm để đưa thông tin, được công bố trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
- Một phương thức, cách thức thu thập thông tin của các thể loại
báo chí.
2. Vai trò của phỏng vấn phát thanh
- Phỏng vấn phát thanh đáp ứng được nhu cầu về thông tin nhanh,
một sự kiện xảy ra, nhà báo đến hiện trường phỏng vấn một số nhân vật là
có thể phát trên sóng phát thanh. Nhất là khi các phương tiện kỹ thuật
được sử dụng phổ biến như hiện nay thì khả năng phát trực tiếp rất khả
thi.
- Qua phát thanh, nhà báo mở rộng giao lưu va nâng cao tính chiến
đấu. Nhiều phỏng vấn đến độ “khẩu chiến”, kéo dài hơn thời lượng bình
thường và người nghe vẫn ham thích. Làm được điều này phụ thuộc vào
người nói và người được chọn trả lời.
11
- Phỏng vấn phát thanh có khả năng biểu cảm nội tâm con người.
Một nhân vật trước một sự kiện đang diễn ra tác động trực tiếp vào anh ta
sẽ bộc lộ nội tâm rất mãnh liệt chỉ chờ lời như “cởi tấm lòng” mình ngay.
Ví dụ: Trước thềm Seagames 22 tại Việt Nam (2003) khi được
phỏng vấn về công tác chuẩn bị cho Seagames câu trả lời của trưởng đoàn
thể thao Việt Nam đã làm cho thính giả nức lòng và có cảm giác thực sự
sống trong không khí nồng nhiệt ấy.
Chính vì đặc điểm này nhà báo có thể được coi là người ghi sử hàng
ngày.
- Với nghệ thuật đặt câu hỏi, câu trả lời, thông qua chất giọng, khả
năng “đời thường hóa” các sự việc, sự kiện chính trị - xã hội của phỏng
vấn phát thanh rất lớn. Điều này là do cách thể hiện tự nhiên đời thường
mà vẫn tạo nên sức hấp dẫn của nhà báo trong tác phẩm.
3. Đặc điểm
- Phỏng vấn có hình thức dễ phân biệt so với các thể loại khác do nó
có dạng hỏi - đáp. Trên phát thanh nó được trình bày bằng giọng nói của
nhà báo và người trả lời phỏng vấn.
- Các yếu tố tham gia thực hiện cuộc phỏng vấn là con người và
phương tiện kỹ thuật, sử dụng phương tiện truyền thông radiô bằng sóng
để truyền tải nội dung.
4. Các dạng phỏng vấn trên phát thanh
a. Phỏng vấn một người: là hình thức phỏng vấn phổ biến nhất, dễ
làm, có điều kiện đi sâu vào nội tâm con người theo chủ đề đã được thống
nhất từ trước. Chẳng hạn phỏng vấn một người nông dân về mùa màng
hay phỏng vấn một khách Vip về vấn đề liên quan đến ông ta hay do ông
ta đảm trách.
Bắt buộc trong phỏng vấn phải có chủ đề.
b. Phỏng vấn nhiều người: là từ hai người trở lên nhưng thường
dưới 10 người.
12
Phỏng vấn này có một chủ đề thống nhất, nhà báo dẫn dắt, gợi mở
và nêu các câu hỏi khác nhau tới các khách mời.
Ví dụ: Phỏng vấn của Trần Hoa “20.10 trầm lặng”. Phỏng vấn 3
người. Đầu tiên phỏng vấn một phụ nữ về tình trạng không được tôn trọng
trong quan hệ với gia đình, chồng… Phỏng vấn tiếp theo với hội trưởng
Hội Phụ nữ Việt Nam về giải pháp bình đẳng giới cuối cùng phỏng vấn
một chi hội trưởng Phụ nữ thực hiện thành công mô hình bình đẳng giới.
Lưu ý: Phóng viên hỏi theo thứ tự lôgic của chương trình và hướng
vào một chủ đề.
5. Kỹ năng làm phỏng vấn phát thanh
a- Chọn chủ đề phỏng vấn.
Phỏng vấn phải có chủ đề. Chủ đề của phỏng vấn là vấn đề mới xuất
hiện hay đang phát sinh mâu thuẫn cần giải quyết. Vấn đề này được nhiều
người quan tâm, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định, có tính thời sự và
cần được giải đáp cấp bách.
Chủ đề không quá rộng, tốt nhất là hẹp và rõ ràng để có điều kiện
lật đi lật lại vấn đề.
Tóm lại chủ đề phỏng vấn phải là những vấn đề cốt lõi, có nội dung
cơ bản. Chủ đề quyết định chất lượng tác phẩm và tính hấp dẫn của nó vì
nó là tiền đề để xây dựng kịch bản cho phỏng vấn.
b- Chọn người phỏng vấn.
- Vấn đề “Chọn mặt gửi vàng” thể hiện ở khâu này. Với những
phỏng vấn hấp dẫn, nhà báo phải thận trọng, chọn đúng người, đúng việc
để thể hiện cuộc phỏng vấn. Tiêu chuẩn chọn:
+ Cương vị, trách nhiệm của người được chọn phải tiêu biểu cho
vấn đề định nêu trong phỏng vấn.
+ Người trả lời có kiến thức và thực tế về vấn đề phỏng vấn đề cập.
+ Người trả lời phỏng vấn có khả năng ứng xử linh hoạt, nói không
cần văn bản.
13
+ Người trả lời phỏng vấn không nói ngọng, nói lắp, nếu tiếng địa
phương thì cần cân nhắc.
c. Phương pháp đặt câu hỏi.
Câu hỏi ngắn không đưa ra quá nhiều câu hỏi. Kinh nghiệm của
những nhà báo đi trước cho ra những nguyên tắc sau:
- Câu hỏi có khả năng tạo ra “sự bùng nổ” thông tin.
Ví dụ: Khi phóng viên chương trình âm nhạc phỏng vấn ca sĩ Tùng
Dương: “cuộc thi Việt Nam Idol đã lần lượt chia tay với các thí sinh được
Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao khi chưa tới đêm trung kết. Dương nghĩ
gì về điều này? (Tùng Dương là một ca sĩ chú trọng về nghệ thuật trong
âm nhạc và cũng là thí sinh được hội đồng nghệ thuật đánh giá cao trong
“Sao mai điểm hẹn 2004”). Câu hỏi này khiến nhân vật phải bày tỏ ý kiến,
qua đó khán giả đối chiếu với nhân vật để có thông tin xác đáng nhất nên
khả năng bùng nổ thông tin cao.
- Suy nghĩ, tìm tòi để có chi tiết độc đáo đưa vào câu hỏi phỏng
vấn.
- Âm điệu cũng thể hiện thái độ. Nhà báo cần thể hiện sự khiêm tốn
và trí tuệ trong câu hỏi để chinh phục người phỏng vấn và bạn nghe đài.
Tóm lại: câu hỏi nên ở dạng mở, ngắn gọn, có khả năng thúc bách
cung cấp thông tin ở người trả lời. Không được đưa ra câu hỏi đóng, câu
khẳng định đưa ra câu hỏi, câu đa nghĩa, câu hỏi kép, không hỏi dồn dập,
không đưa ra lời bình luận trong câu hỏi, không kích bác câu hỏi dự
tính trung lập.
d. Phương pháp tạo kịch tính:
Thực chất là tạo tình huống gây cấn bằng cách lật lại vấn đề nhằm
truy tìm tận gốc bản chất sự kiện vấn đề.
Kịch tính có được bởi những xung đột về quan điểm về nhận thức
giữa nhà báo và người trả lời.
Năng lực tạo kịch tính là biểu hiện sự thông minh, sức bật trí tuệ
của nhà báo.
14
e. Tạo sự giao lưu đồng cảm.
Không giống các thể loại khác, phỏng vấn mang tính phụ thuộc vào
và sự đồng thuận giữa nhà báo và người trả lời phỏng vấn. Cần gây ra
thiện cảm giữa người trả lời và nhà báo để làm cho nội dung thông tin
được nhiều hơn.
Tuy nhiên, vẫn hướng vào một chủ đề và tạo không khí lôi cuốn,
hấp dẫn.
f. Trong phỏng vấn phải nói chứ không đọc
Sự chuẩn bị là cần thiết. Nhưng không phải là viết ra văn bản mà
nói để khán giả cảm nhận đúng không khí giao lưu đối thoại trong tác
phẩm phỏng vấn.
IV. PHÓNG SỰ PHÁT THANH
1. Nhận thức chung
Khái niệm phóng sự được người Anh sử dụng đầu tiên với ý nghĩa
mô tả (những đám cháy, trận lụt, những cuộc họp Quốc hội, chiến
tranh…). Khởi đầu, phóng sự được viết ra là nhằm thỏa mãn sự hiếu kỳ,
sự khao khát của công chúng về những thông tin lý thú, độc đáo ở những
sự kiện nóng hổi.
Trong phóng sự cái tôi tác giả có xuất hiện với bút pháp giàu chất
văn học bên cạnh tính thời sự của tác phẩm.
Ở nước ta ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX một loạt phóng sự
đã xuất hiện trên báo chí (báo in). Từ sau năm 1930, báo chí cách mạng
đã cho ra đời những tác phẩm phóng sự dồi dào chất liệu hiện thực vừa
mang tính chiến đấu cao. Nhìn chung phóng sự là thể loại có chiều sâu, có
tính khuynh hướng rõ rệt. Ở Việt Nam cũng có những người viết phóng sự
nổi tiếng như: Vũ Trọng Phụng, Huỳnh Dũng Nhân, Văn Ba…
2. Đặc điểm của phóng sự phát thanh
- Phóng sự phát thành thường tuân thủ theo lối đơn tuyến, tránh
những tình tiết đan xen quá phức tạp. Chi tiết tiêu biểu được lựa chọn để
tái hiện hình ảnh rõ ràng tới người nghe.
15
- Số lượng nhân chứng trong tác phẩm phát thanh ít hơn với phóng
sự trên báo in. Trong phóng sự phát thanh, ý kiến phát biểu trực tiếp của
nhân chứng chỉ thường chiếm không quá 50% dung lượng tác phẩm.
- Sử dụng lối văn nói giầu chất khẩu ngữ, với câu ngắn, từ ngữ trực
tiếp, đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu và lối đối thoại giữa nhà báo với người
nhân chứng.
- Sử dụng tiếng động và lời nói do nhân chứng trực tiếp phát biểu.
Điều này làn nên tính xác thực, sinh động, khách quan và dễ gần gũi với
quần chúng như hơi thở cuộc sống.
- Có dung lượng ngắn so với báo in: trung bình 5-6 phút.
- Phóng sự phát thanh có sử dụng âm nhạc, nhạc nền, nhạc xen, hay
ca khúc minh họa.
Kết luận: Phóng sự từ báo in đến phóng sự trên phát thanh là một sự
biến đổi theo hướng mới mẻ đơn giản và hiệu quả hấp dẫn hơn.
3. Các dạng phóng sự phát thanh
Do đặc trưng loại hình báo phát thanh có những dạng phóng sự sau:
a- Phóng sự vấn đề: Có nhiệm vụ phản ánh những vấn đề tiêu biểu,
xác thực và yêu cầu thời sự trong cuộc sống. Dạng này luôn chiếm một tỷ
lệ lớn nhất trong các dạng phóng sự được sử dụng trên báo chí phát thanh
nước ta hiện nay.
b- Phóng sự sự kiện: phóng sự này có khả năng đáp ứng yêu cầu
thời sự tốt hơn phóng sự vấn đề vì các sự kiện được chọn phản ánh là các
sự kiện vừa xảy ra, có mối liên hệ rộng lớn và điển hình. Phóng sự sự
kiện bám sát sự kiện trong quá trình phát sinh phát triển của nó. Với
nhiệm vụ diễn tả quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng
vẻ sinh động và phức tạp của nó, đôi khi còn đề cập cả nguyên nhân và
vấn đề đặt ra sau nó; ở dạng phóng sự này tiếng động hiện trường có vai
trò quan trọng tạo nên không khí bối cảnh sự kiện.
c- Phóng sự chân dung: Phóng sự này phản ánh về những con người
tiêu biểu của cuộc sống. Con người là các cá nhân hoặc tập tể.
16
Thể loại này là sự kết hợp giữa ký chân dung và phóng sự. Phóng sự
chân dung có thể phản ánh chân dung cá nhân và chân dung tập thể; đặt
chân dung con người trong một bối cảnh cụ thể điển hình nào đó nhằm tạo
nên bức tranh sinh động vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể, thông
qua những điểm mạnh - đó là chân dung người thật việc thật tạo nên sức
hấp dẫn của tác phẩm.
4. Kỹ năng làm phóng sự phát thanh
a- Các bước thực hiện:
Không có một trình tự nhất định nào khi thực hiện một phóng sự
phát thanh. Tuy nhiên kinh nghiệm viết phóng sự chỉ ra các thao tác sau:
- Xác định chủ đề, đề tài: phóng viên tìm và phát hiện, khám phá đề
tài ngay từ chính cuộc sống. Xác định đề tài đồng thời tạo một ấn tượng
sâu đậm về những điều sẽ viết. Lựa chọn đúng sự việc, vấn đề để phản
ánh sẽ làm tác phẩm được chú ý hơn.
- Khai thác dữ liệu.
Một tác phẩm chỉ thể hiện một vần vốn hiểu biết của tác giả. Bởi
vậy phóng viên càng có kinh nghiệm, tri thức, vốn văn hóa thì tác phẩm
càng có chiều sâu và giá trị lâu bền. Kiến thức còn xác lập cho nhà báo có
cái nhìn độc lập trước hiện thực. Cùng theo đó phải xác định chi tiết quan
trọng then chốt để tạo ra những điểm mạnh trong tác phẩm.
- Thể hiện tác phẩm: khó nhất khi viết một phóng sự là xác định
“cái tứ” và phẩn mở đầu tác phẩm. Chúng là thứ chủ yếu quyền rũ người
đọc bằng chính sự nổi bật hấp dẫn quan trọng và lôi kéo.
Mở đầu càng độc đáo càng có khả năng gây ấn tượng. Cái tôi xuất
hiện trong tác phẩm dựa theo mạch viết quyết định, ngôn ngữ bút pháp
phát huy hết sức mạnh vốn có bên trong của nó kết hợp cùng kịch tính
chính xác thời sự và năng lực định hướng của tác phẩm.
Cho nhân chứng xuất hiện trực tiếp tham gia thông tin là một thủ
pháp hay, tạo ra độ tin cậy cho tác phẩm. Hãy để cho họ xuất hiện như
những con người chứ không phải như những ý kiến.
17
Về thời lượng, một tác phẩm phóng sự trung bình từ 5-6 phút, có
tiếng động và giọng nói nhân vật.
b- Phẩm chất nghề nghiệp của người làm phóng sự phát thanh.
Có “năng khiếu phóng sự” bên cạnh sự nhiệt tình tâm huyết. Điều
này thể hiện ở khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, lựa chọn đề tài…
và diễn tả một cách tinh tế có sức lôi cuốn thuyết phục trước người nghe
đài.
Phóng viên nắm vứng tiêu chí thể loại này.
Phóng viên có vốn tri thức sâu rộng và vốn kinh nghiệm phong phú
để xử lý đúng đắn những vấn đề cuộc sống đặt ra.
Luôn tìm tòi cách thể hiện mới.
V. BÌNH LUẬN
1. Đặc điểm chung
Là một trong những thể loại cơ bản của nhóm chính luận báo chí, nó
được sử dụng để nhìn nhận, định giá một sự kiện, hiện tượng của đời sống
xã hội, nhằm mục đích suy nghĩ và nhận thức của công chúng, một vài tác
giả quan niệm bình luận như một công cụ phản tuyên truyền, được sử
dụng để bẻ gẫy các luận điểm của đối phương bằng lý lẽ và chứng cứ của
mình - Trần Quang - Các thể loại báo chí chính luận.
Khu biệt trong phạm vi phát thanh bình luận được cho rằng là thể
tài báo chí nhằm giải thích, lý giải một sự kiện hay hiện tượng nào đó,
hướng dẫn dư luận công chúng và được truyền đạt tới người tiếp nhận
bằng phương pháp truyền thông radiô.
2. Đặc điểm của bình luận
Là tác phẩm có cả yếu tố bình và luận. Bình là dựa trên căn cứ đi
đến luận cứ. Căn cứ xuất phát từ sự kiện, sự việc (như lụt nội, sự kiện thể
thao, tuyên bố chính trị,…)
Sự kiện qua quan điểm của người bình thành luận. Tuy vậy không
phải tự một sự kiện mà có thể đưa ra luận điểm. Từ một sự kiện phải xâu
18
chuỗi các sự kiện cùng dạng để tạo ra căn cứ, tạo ra luận điểm vững chắc
thuyết phục. Các sự kiện nêu ra là chứng cứ để thiết lập chứng kiến.
Mục đích cuối cùng của bình luận là tìm ra nguyên nhân, bản chất
của sự kiện sự việc (giải thích tại sao và như thế nào?)
Từ những luận cứ, luận điểm, luận chứng… tác giả đưa ra định
hướng, cách nhìn nhận đánh giá nhằm làm cho vấn đề sáng tỏ và phát
triển theo chiều hướng đúng.
Bình luận phát thanh có dung lượng ngắn (theo nguyên tắc phát
thanh càng nói dài càng nhớ ít, riêng bình luận có thể càng nói nhiều
người nghe càng không hiểu).
Về cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề.
Về ngôn ngữ dùng lối văn giầu tính khẩu ngữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý thuyết và thực tiễn của các thể loại phát thanh sau- Tin – Tường thuật – Phỏng vấn – Phóng sự - Bình luận (22 trang).pdf