Chúng ta đang phải chứng kiến sức tàn phá ghê gớm của ô nhiễm môi trường tới không chỉ cảnh quan nông thôn Việt Nam, mà còn đối với sức khỏe của chính những người dân. Hãy nhìn những làng quê đang bóc đi cái vẻ hồn hậu, chất phác vốn có để khoác lên mình tấm áo kệch cỡm của một tên trọc phú. Và bên trong cái vẻ béo tốt giả tạo ấy chính là sự kiệt quệ của những vùng quê đang bị bóc lột, bòn rút đến những giọt máu cuối cùng. Hậu quả của nó thì đã nhỡn tiền : Ô nhiễm đổ lên những cánh đồng, những dòng sông quê, còn bệnh tật đang đổ lên đầu những người dân nông thôn. Còn họ, những người nông dân thì chỉ biết đứng nhìn.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mảng tối trong bức tranh nông thôn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề môi trường nông thôn cũng được đề cập như là một trong những ưu tiên đặc biệt.
1.3Vai trò của vùng nông thôn
Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.
Cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.
Cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị.
Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ
Phát triển nông thôn tạo điều kiện ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội.
Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn về các mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội.
2.Thực Trạng Đói Nghèo:
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh: Gender Development Index-GDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực.
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế . Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.
2.1-Số Liệu Cụ Thể Về Tỷ Lệ Nghèo Đói Trên Cả Nước:
Theo bảng ta có thể thấy:
-đến năm 2008 tỷ lệ nghèo dói ở khu vực nông thôn là 18.7%.
-vùng nghèo nhất là: trung du miền núi phía bắc 31.6%.
-Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưng tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 còn 27,5% năm 2004 và còn 18,7% năm 2008 (số liệu từ tổng cục thống kê)
2.1.1-Nguyên nhân:
Thiếu vốn
Thiếu đất sản xuất
Thiếu lao động
Thiếu kinh nghiệm
Bệnh tật
Tệ nạn xã hội
Dân số tăng nhanh
2.1.2-Giải pháp:
1. Có chính sách vay vốn cho người nông dân làm ăn để thoát nghèo.
Về thủ tục cho vay:
Thủ tục cho vay hộ nghèo đơn giản.
-Không phải thế chấp tài sản.
-Chỉ phải điền vào đơn xin vay theo mẫu đã được ngân hàng in sẵn. Trong đơn nêu rõ mục đích vay tiền, số tiền xin
vay và cam kết của hộ vay vốn đối với ngân hàng
. Chính sách đất đai và các chương trình khác
Ban hành luật đất đai 2003 để hỗ trợ cho các hộ nghèo về tư liệu sản xuất. Cụ thể là luật này đã quy định tại điều 78-luật đất đai năm 1993,được phép cho các hộ gia đình khó khăn neo đơn hoặc thiếu sức lao động được quyền cho thuê lại quyền Sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích trồng cây hàng năm,đất nuôi trồng thủy sản.
có các chính sách đào tạo lao động hợp lí.
3.Thực Trạng Những Vấn Đề Môi Trường Bức Xúc ở Nông Thôn:
Các vấn đề môi trường nổi cộm nhất tại khu vực nông thôn liên quan đến tập quán và thay đổi trong thâm canh nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, tăng sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, mở rộng tưới tiêu dẫn, vấn đề cung cấp nước sạch, vấn đề vệ sinh môi trường, đặc biệt các hoạt động sản xuất hàng hóa trong các làng nghề dẫn đến các ảnh hưởng tới môi trường khu vực.
Hơn nữa, một lượng lớn chất thải chăn nuôi, vệ sinh môi trường không được cải thiện và việc không đủ nguồn nước sạch tác động đến sức khoẻ của người dân khu vực nông thôn qua các con đường nước uống, thực phẩm, qua đường hô hấp.
Bên cạnh những bệnh dịch thường xuyên gặp như ỉa chảy, tả, kiết lỵ, một số năm gần đây, xuất hiện các dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, viêm não cấp có căn nguyên từ nguồn nước bẩn, lan truyền qua đường tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc do thuốc trừ sâu, bệnh tật do các chất độc tích luỹ.
Các bệnh dịch cúm A, dịch cúm gà lan tràn từ Nam ra Bắc, trên nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng, nông thôn (Tết Giáp Thân) gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe doạ tới sức khoẻ dân cư nông thôn. Đợt dịch cúm gà lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam đã diễn ra từ cuối tháng 12-2003 tới cuối tháng 3-2004 do vi rút H5N1 đã gây ra thiệt hại lớn tới ngành chăn nuôi gia cầm và làm cho các gia đình chăn nuôi gia cầm ở nông thôn điêu đứng.
Dịch cúm này đã lan rộng trên 57 tỉnh thành, 38 triệu con gà và gia cầm trong tổng số 250 triệu gia cầm cả nước bị thiêu huỷ. Toàn bộ số gia cầm bị tiêu huỷ được đổ xuống hố sâu ít nhất 2 - 3m, và chôn lấp theo đúng kỹ thuật vệ sinh được hướng dẫn "lót nilông to trước khi thả gia cầm bị dịch bệnh, tránh chất thải thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm nguồn nước.
Sau khi đã thả gia cầm xuống hố phải phủ đất, phun hóa chất nồng độ cao hoặc vôi bột để khử khuẩn". Nhưng ở một số địa phương do không tuân thủ đúng hướng dẫn trên nên có những hố chôn gia cầm đã có hiện tượng bốc mùi hôi thối, thẩm thấu nước ra ngoài, đe dọa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực dân cư lân cận.
3.1 Kinh hoàng ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam
Vấn đề đầu tiên phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn.
Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản, chứ không phải nước sạch như đã được xử lý ở các thành phố lớn, thì tỷ lệ người dân nông thôn, nhất là khu vực miền núi còn rất thấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau :
3.1.1 Bảng tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
TT
Vùng
Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch (%)
1
Vùng núi phía Bắc
15
2
Trung du Bắc bộ & Tây Nguyên
18
3
Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung
35 – 36
4
Đông Nam bộ
21
5
Đồng bằng sông Hồng
33
6
Đồng bằng sông Cửu Long
39
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nguồn nước (tạm coi là) sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số được cấp nước sạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển, gây tử vong, nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau :
Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát.
Nhìn chung, lượng phân bón hoá học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1 ha gieo trồng, bình quân 80 – 90 kg/ha (cho lúa là 150 – 180kg/ha), so với Hà Lan – 758 kg/ha, Nhật – 430kg/ha, Hàn Quốc – 467kg/ha, Trung Quốc – 390 kg/ha. Tuy nhiên, việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do : Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; Bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón N – P – K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là những áp lực chính cho nông dân và môi trường đất.
Ngoài ra, ở miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập quán sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào canh tác. Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm : thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ chuột, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với mọi sinh vật, tồn dư lâu dài trong môi trường đất – nước, gây ra ô nhiễm, tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước.
Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc BVTV, mà phải nhập khẩu để gia công, hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai, đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước.
Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 – 40% sản lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần. Chính vì vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. Từ môi trường đất, nước và nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài, gây các bệnh như ung thư, tổn thương về di truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc BVTV cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt, thuốc BVTV làm cho trẻ thiếu ôxi trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.
Điều đáng quan tâm là tình hình ngộ độc thực phẩm do các hoá chất độc, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng không chỉ riêng ở nông thôn, mà còn cả ở các thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguồn gốc từ nông thôn.
Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hàng năm, khoảng 10% khối lượng thuốc được nhập lậu theo đường tiểu ngạch. Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không đảm bảo và vẫn lưu hành trên thị trường.
Thứ hai là việc sử dụng còn tuỳ tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc.
Thứ ba là do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh - thành trên cả nước. Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - Bộ Tư lệnh Hoá học (2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV tồn đọng có nhiều chất nằm trong số 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ.
Và cuối cùng là việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tuỳ tiện, không có nơi bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong chuồng nuôi gia súc.
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh – thành và đông đúc nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472 làng nghề các loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây, Thái Bình và Bắc Ninh… Trong đó, các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân làng nghề. Kết quả phân tích chất lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình cho thấy, đa số các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt BOD5, COD đều vượt tiêu chuẩn từ 2 – 5 lần.
Ô nhiễm không khí : Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó, lượng bụi và các khí CO, CO2, SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong nhiều làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (Khai Thái – Hà Tây), vôi (Xuân Quan – Hưng Yên), hàng năm sử dụng khoảng 6.000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò, 250 tấn bùn, 10m3 đá sinh ra nhiều loại bụi, SO2, CO2, CO, NOx và nhiều loại chất thải nguy hại khác, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng tới hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh và Hưng Yên…
Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu tập trung ở các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên cứu của Đề tài KC.08.06 cho thấy, một số mẫu đất ở làng nghề tái chế chì thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên cho thấy : hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68 – 69,68 ppm; hàm lượng Pb2+ từ 147,06 – 661,2 ppm. Hàm lượng các kim loại nặng trong nước cũng rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Bên cạnh đó, có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra 0,4 – 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến, nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu là tập trung để phân huỷ tự nhiên và gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.
3.1.2-Bảng biểu tình hình phát sinh chất thải rắn :
Các loại chất thải rắn
Toàn quốc
Đô thị
Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm)
12.800.000
6.400.000
6.400.00
Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)
128.400
125.000
2.400
Chất thải không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)
2.510.000
1.740.000
770.000
Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm)
21.000
-
-
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
-
71
20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày)
-
0,8
0,3
(Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – Chất thải rắn)
Thời gian gần đây, vùng nông thôn Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ ngồn rác, nước và khí thải xả ra từ các khu công nghiệp trên cả nước. Chính nguồn rác, nước và khí thải này cũng đang phá hủy nghiêm trọng sự trong lành của môi trường nông thôn Việt Nam.
3.2-Cứu môi trường nông thôn : Bất lực?
Chúng ta đang phải chứng kiến sức tàn phá ghê gớm của ô nhiễm môi trường tới không chỉ cảnh quan nông thôn Việt Nam, mà còn đối với sức khỏe của chính những người dân. Hãy nhìn những làng quê đang bóc đi cái vẻ hồn hậu, chất phác vốn có để khoác lên mình tấm áo kệch cỡm của một tên trọc phú. Và bên trong cái vẻ béo tốt giả tạo ấy chính là sự kiệt quệ của những vùng quê đang bị bóc lột, bòn rút đến những giọt máu cuối cùng. Hậu quả của nó thì đã nhỡn tiền : Ô nhiễm đổ lên những cánh đồng, những dòng sông quê, còn bệnh tật đang đổ lên đầu những người dân nông thôn. Còn họ, những người nông dân thì chỉ biết đứng nhìn.
Tài nguyên đất ở các vùng nông thôn vẫn đang tiếp tục bị suy thoái trầm trọng, làm biến đổi các tính chất đất và không còn tính năng sản xuất. Các loại hình thoái hoá đất chủ đạo ở nước ta là : xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất, suy thoái vật lý (mất cấu trúc, đất bị chặt, bí, thấm nước kém), suy thoái hoá học (mặn hoá, chua hoá, phèn hoá), mất chất dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ, đất bị chua, xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng như Fe3+, Al3+ và Mn2+, hoang mạc hoá, ô nhiễm đất cục bộ do chất độc hóa học, khu công nghiệp và làng nghề, suy thoái và ô nhiễm đất ở khu khai thác mỏ.
Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng loạt những dòng sông quê kêu cứu vì mức độ ô nhiễm đã gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Những nguồn nước ngầm cung cấp cho người dân nhiễm sắt, nhiễm chì, nhiễm phèn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và vô vàn loại chất độc hóa học do các khu công nghiệp, các làng nghề thải ra vào lòng đất. Ở những dòng sông, những ao hồ ở các vùng quê, những loài vật thủy sinh như tôm, cua, cá, ốc, ếch và thậm chí ngay một loài sống dai như đỉa thì đến bây giờ, chỉ còn thấy lại trong kí ức của những già ở các vùng thôn quê.
Trên khắp các vùng nông thôn mọc lên những làng ung thư, làng bệnh tật. Những thứ bệnh “nan y” vốn dĩ chỉ có những người lười vận động, phải chịu nhiều chất độc hại mà thường chỉ ở các thành phố mới mắc phải thì nay trút xuống vai những người nông dân nhọc nhằn, nghèo khó. Không hiếm những người nông dân phải bán cả gia sản để về thành phố chữa chạy và cũng không ít những người khác phải ngậm ngùi chờ chết vì không có tiền để chống lại những căn bệnh tử thần.
Đã nhiều năm nay, báo chí nói nhiều đến việc ô nhiễm môi trường ở nông thôn, những hiểm họa từ ô nhiễm môi trường mà những người nông dân đang phải gánh chịu, nhưng thực tế, không ai làm gì để giải quyết tình trạng đó. Chúng không giảm đi, mà càng ngày càng tăng lên với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
Chúng ta hãy tự hỏi, chúng ta đang bất lực trước những hiện trạng này, hay chúng ta thờ ơ đứng nhìn nó. Chúng ta phải làm gì khi nghĩ về những người nông dân, hơn 70% dân số của chúng ta đang phải đối mặt?
GS-TS Lê Văn Khoa, PGS-TS Hoàng Xuân Cơ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Hà Nội)
3.3-Ý Kiến Của Người Dân:
Lâu nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phản ánh về ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị, khu công nghiệp… Song tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn lại đang ở mức báo động. Nhiều nơi đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Bạn đọc đóng góp một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Bạn đọc Huyền Như (Thái Bình): Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và nhiều nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà Tây, Thái Bình và Bắc Ninh…
Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (hơn 70%). Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân làng nghề. Kết quả phân tích chất lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt BOD5, COD đều vượt tiêu chuẩn từ 2 đến 5 lần.
Bạn đọc Nguyễn Hải Hà (Thanh Hóa): Rác thải ở nông thôn hiện nay cũng đang là vấn đề nóng. Nếu như ở các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ngày thì tại nông thôn, lượng rác thải ra của mỗi người dân cũng vào khoảng 0,6- 0,7kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày sẽ có khoảng 30-35 nghìn tấn rác thải cần được xử lý, thu gom.
Tuy vậy, do ý thức của người dân còn kém, cho nên lượng rác thu gom mới chỉ đạt 50%, hiện nay chủ yếu người dân tự xử lý rác bằng cách đào hố chôn, đốt, hoặc thải bừa bãi ra các sông, ao, hồ. Tại các vùng có làng nghề, nghề tiểu, thủ công nghiệp phát triển thì việc “phóng” rác bên lề đường, ngõ xóm đang rất phổ biến, gây không ít khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người và cảnh quan nông thôn. Vệ sinh môi trường hiện nay không còn là vấn đề của mỗi cá nhân.
Do vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần có sự hợp tác của tất cả các thành viên trong xã hội, từ trường học đến các cơ quan ban, ngành trong cả nước cùng vào cuộc. Bên cạnh đó, phải đầu tư hơn nữa cho các công trình vệ sinh công cộng, nhất là vấn đề thu gom rác thải ở các địa phương.
Bạn đọc Hồ Hải Vinh (Nghệ An): Hiện nay ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn đang ở mức báo động. Do việc xử lý chất thải, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật… làm cho nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. Ðây chính là nguyên nhân dẫn đến người dân các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh. Ðể cải thiện mức độ ô nhiễm môi trường nông thôn theo ý kiến nhà chuyên môn, biện pháp quan trọng nhất là thông qua vận động cộng đồng để thay đổi tập quán, thói quen xả rác tùy tiện của người dân nông thôn.
Giải pháp này không chỉ phù hợp điều kiện kinh tế hiện nay mà còn có tính chiến lược, lâu dài. Cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường trong mô hình xây dựng nông thôn mới, đồng thời cung cấp dịch vụ thu gom rác thuận tiện cho người dân.
Mặt khác, để gom rác thải hiệu quả, cần phải có đội ngũ với phương tiện, trang thiết bị và nhân lực đầy đủ. Tuy nhiên, ở các vùng chưa tổ chức được lực lượng, cách làm hiệu quả và đơn giản nhất là không vứt rác bừa bãi; tận dụng khu đất vườn, ruộng để xử lý rác thải hữu cơ; hạn chế dùng các sản phẩm gây nguy hại cho môi trường như: túi ni-lông, các loại bao bì bằng nhựa…
Nguồn: nhandan.com.vn
3.4-Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam năm 2008:
Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở các tỉnh. Tỷ lê %
Nhiên liệu dùng cho sinh hoạt. (%)
Các loại công trình vệ sinh (%)
Các phương pháp xử lý rác thải được áp dụng (%)
4. Giải Phápphát Triển Nông Thôn Bền Vững:
Vận dụng WTO vào Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO từ 11-1-2007, đã thực hiện nhiều điều chỉnh quản lý và lộ trình này sẽ được tiếp tục cho đến năm 2010. Việc thực thi các cam kết, tận dụng thành công những cơ hội và giảm tới mức thấp nhất các thách thức, khó khăn khi gia nhập WTO bên cạnh nỗ lực của người dân, doanh nghiệp, còn phụ thuộc rất lớn vào Chính phủ trong việc điều chỉnh quản lý các chính sách “Hộp xanh” và Phát triển mới thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO.
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng và đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Ngoài việc đáp ứng về cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng với 85 triệu dân, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2006 đã đạt trên 7,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005.
Một số ngành hàng đã có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, lâm sản…Có được những thành công đó, một mặt là nhờ đóng góp của người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp, mặt khác là do có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Các chính sách nổi bật trong nông nghiệp có thể kể đến là xây dựng cơ chế chính sách khoán ruộng đất, rừng cho người nông dân; tạo điều kiện thông thoáng để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, Chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Chính phủ cũng được từng bước được nâng lên và điều chỉnh dần theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các chính sách của ta vẫn còn nhiều điểm bất cập so với nhu cầu của ngành nông nghiệp cũng như là so với các cam kết trong WTO.
Bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra các yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trường, cắt giảm thuế và tiến tới thực hiện một khu vực phi thuế quan. Việt Nam không được thực hiện các biện pháp trợ cấp làm bóp méo thương mại, đặc biệt là các biện pháp trợ cấp xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam khi gia nhập WTO còn phải thực hiện những biện pháp ngặt nghèo hơn các nước khác như: Kiểm dịch động thực vật, sở hữu trí tuệ và các rào cản kỹ thuật thương mại.
4.1 Duy trì chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh những chính sách “Hộp xanh mới”
Hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc chính sách hộp xanh và hộp phát triển (là các chính sách WTO cho phép các nước đang phát triển được phép áp dụng), vì vậy có thể tiếp tục duy trì.
Theo số liệu thống kê đàm phán gia nhập WTO, cơ cấu chính sách hỗ trợ trong nước cho ngành nông nghiệp (giai đoạn 1999-2001) cho thấy các chính sách thuộc nhóm hộp xanh (được phép áp dụng) của Việt Nam chiếm 84,5% tổng nhóm hỗ trợ trong nước, tập trung chủ yếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông, các chương trình hỗ trợ vùng, hỗ trợ khắc phục thiên tai, dự trữ công vì mục đích đảm bảo an ninh lương thực. Các chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm tra giám sát dịch bệnh và sâu bệnh, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số chi hỗ trợ trong nhóm hộp xanh, mới chiếm tỷ lệ khoảng 1-3%.
Các chính sách hỗ trợ trong nhóm chương trình phát triển Việt Nam đang áp dụng chiếm 10,7% tổng nhóm hỗ trợ trong nước. Chủ yếu dưới các hình thức hỗ trợ cho 1 số chương trình hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất cho mía đường, sản xuất sữa, chăn nuôi; hỗ trợ lãi suất thấp cho người nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (bỏ trồng cây thuốc phiện).
4.2 Nhóm Chính sách “Hộp xanh” năm 2001:
Nguồn: WTO document WT/ACC/SPEC/VNM/3/Rev.5, Bénédicte Hermelin(2005).
Ở nông thôn Việt Nam hiện nay, vẫn còn hơn 78% hộ nông thôn vẫn dựa vào nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông, lâm nghiệp do quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra rất chậm, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và cây lúa vẫn là nguồn sống của nông dân. Kết quả hoạt động “Rà soát các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Hiệp định nông nghiệp và đề xuất chính sách phù hợp với quy định của WTO” do Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (Bộ Thương mại hợp tác với Uỷ ban Châu Âu) cho thấy, nhiều ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mang_toi_trong_buc_tranh_nong_thon_hien_nay_6629.doc