Đề tài Mạng xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ

MỤC LỤC

 

A. MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1. Ý nghĩa khoa học

2. Ý nghĩa thực tiễn

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

IV. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

1. Khách thể nghiên cứu

2. Phạm vi nghiên cứu

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT

1. Giả thuyết nghiên cứu

2. Khung lý thuyết

B. TIẾP CẬN MẠNG XÃ HỘI TRONG NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI

I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

1. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

2. Phương pháp luận nghiên cứu chuyên ngành

II. HỆ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

III. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

C. MẠNG XÃ HỘI VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM SỨC KHOẺ

I. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ Y TẾ

II. THÀNH PHẦN, KIỂU DẠNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG TÌM KIẾM SỨC KHOẺ

1. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới xã hội truyền thống

2. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng

3. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng hỗn hợp

III. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG TÌM KIẾM SỨC KHOẺ

1. Giúp đỡ về vật chất

2. Sự giúp đỡ về thông tin

3. Mạng xã hội với vai trò tình cảm trong quá trình khám chữa bệnh

D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

II. KHUYẾN NGHỊ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mạng xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đóng một phần khá quan trọng. Chất lượng dịch vụ Hành vi chăm sóc sức khoẻ được coi là một hiện tượng xã hội, nó cũng chịu tác động của các yếu tố về nhu cầu. Nói đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ là nói đến nhu cầu được đáp ứng những đòi hỏi về chăm sóc sức khỏe một cách hoàn thiện, với mức sống và trình độ dân trí ngày càng cao thì nhu cầu đặt ra đối với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Nhằm thoả mãn những nhu cầu về chất lượng dịch vụ, thì hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ thường được xem là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu tới việc lựa chọn cơ sở, hình thức khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, đôi khi người ta đặt yếu tố chất lượng xuống sau mối quan hệ. Yếu tố mối quan hệ xã hội/ mạng xã hội Trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ, con người thường có xu hướng thiết lập mối quan hệ đối với bác sĩ hoặc những người có chức năng chăm sóc sức khoẻ của người dân. Bằng quan hệ chức năng, người bệnh có thể tìm thấy sự tin tưởng hơn trong quá trình khám chữa bệnh. Nhà anh có quem một bác sỹ làm ở bệnh viện tư, ở đó họ có dịch vụ khám tại nhà, lần đầu gọi điện mời người ta đến khám thì chưa quen ai cả, sau đó thì mình thiết lập mối quan hệ với chị bác sỹ đến nhà khám cho con mình, xin số điên thoại di động, lần sau khi bọn trẻ có bị ốm đau sổ mũi gì thì chỉ gọi điện cho chị ấy là chị ấy đến.Giờ thì thành thân quen rồi, chị ấy quen khám cho con mình rồi nên mình cũng cảm thấy yên tâm hơn, chứ đưa bọn trẻ con vào bệnh viện cũng ngại lắm. (Nam, 41 tuổi, công nhân viên chức) Ngoài ra, người ta còn sử dụng các mối quan hệ khác để tìm kiếm những thông tin, sự giúp đỡ của người thân, bạn bè… để lựa chọn phương pháp, cách thức chữa trị. “Có bệnh thì vái tứ phương” đặc biệt đối với những người mắc những bệnh khó chữa thì mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong hành vi tìm kiếm sức khỏe. Thông qua các mối quan hệ, người ta tìm kiếm những thông tin, sự giúp đỡ liên quan đến việc chữa trị bệnh tật. Trong báo cáo này, chúng tối đi sâu phân tích sự tác động của yếu tố mạng xã hội đối với hành vi tìm kiếm sức khỏe của người dân. II. THÀNH PHẦN, KIỂU DẠNG MẠNG LƯỚI XÃ HỘI TRONG TÌM KIẾM SỨC KHOẺ Mạng lưới xã hội là một lý thuyết xã hội học hiện đại còn tương đối mới mẻ. Các xu hướng nghiên cứu về mạng xã hội mới chỉ được nhen nhóm và xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn (vào khoảng những năm 60). Việc vận dụng lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng xã hội trong các nghiên cứu thực nghiệm cũng chưa nhiều. Mặc dầu vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của mạng lưới xã hội trên nhiều phương diện. Trong thực tế, lý thuyết mạng lưới xã hội đã từng được vận dụng để nghiên cứu quá trình di cư trong nước và quốc tế, hành vi tìm kiếm việc làm… Tiếp cận mạng lưới xã hội chúng ta không thể không xem xét các thành phần cấu trúc liên mạng. Yếu tố đầu tiên trong mạng đó chính là các chủ thể quan hệ. Chủ thể ở đây có thể được hiểu là những cá nhân, tổ chức, hiệp hội, đảng phái…Một hay nhiều các quan hệ của hai chủ thể liên kết với nhau gọi là một nút (tie). Mạng xã hội là nhóm của các nút. Trong xã hội, không một cá nhân nào không sống trong những nhóm, tập thể nhất định. Theo K. Mark, “con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” chính vì vậy các cá nhân luôn chịu sự tác động chi phối của các mối quan hệ này. Cụ thể hơn, chính các nhóm, tổ chức xã hội mà các cá nhân là thành viên có những tác động, chi phối và qui định các quan hệ của cá nhân. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ là yếu hay mạnh mà sự qui định đó mang tính chất mạnh yếu cũng khác nhau. Trên thực tế, có nhiều cách tiếp cận mạng xã hội. trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận sử dụng cách tiếp cận theo mạng hình dây, hay mạng hình sao để mô tả những kiểu mạng xã hôi khác nhau được hình thành trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Những yếu tố cơ bản nhất tạo nên mạng trong tìm kiếm sức khoẻ đó là các thành viên trong gia đình bao gồm bố mẹ, anh chị em, bà con ruột thịt; những người quen của gia đình, các bạn bè của cá nhân và những người khác; những nhóm, tổ chức xã hội mà họ có những mối liên hệ nhất định trong quá trình sống. Ở góc độ lý thuyết, dựa trên đặc trưng của các mối liên hệ chúng ta có thể khái quát 3 kiểu mạng xã hội: - Kiểu truyền thống: đặc điểm của kiểu mạng lưới xã hội truyền thống là quan hệ của các cá nhân dựa trên quan hệ họ hàng, huyết thống. Kiểu mạng truyền thống xuất hiện từ rất sớm. Emile Durkheim cho rằng đó chính là kiểu đoàn kết cơ giới - đặc trưng cho các xã hội nông nghiệp, lạc hậu. - Kiểu mạng hiện đại: các cá nhân chủ yếu thực hiện các quan hệ chức năng với các cơ quan, tổ chức và với các thiết chế xã hội khác như y ế, giáo dục, pháp luật, tôn giáo, đạo đức…Quan hệ của các cá nhân là quan hệ chức năng, theo Emile Durkheim đó là kiểu đoàn kết hữu cơ, chỉ xuất hiện trong các xã hội công nghiệp hiện đại. - Kiểu mạng lưới xã hội hỗn hợp: đây là kiểu mạng lưới xã hộ được đánh giá là phổ biến nhất hiện nay. Ở kiểu mạng này, các cá nhân không chỉ thiết lập các quan hệ trên cơ sở huyết thống, thân tộc mà còn cộng gộp cả kiểu quan hệ chức năng. Trong xã hội hiện nay, kiểu quan hệ hỗn hợp tỏ ra có hiệu quả cao hơn hẳn so với hai kiểu mạng lưới xã hội trước đó. Cá nhân Quan hệ gia đình Quan hệ chức năng Quan hệ gia đình và quan hệ chức năng Hành vi tìm kiếm sức khoẻ Hình 1: Các kiểu mạng lưới xã hội 1. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới xã hội truyền thống Đặc thù của nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã góp phần quan trọng hình thành nên tính cố kết cộng đồng bền chặt của dân tộc ta. Ngay từ xa xưa, ông cha ta luôn coi trọng các mối quan hệ huyết thống, thân tộc…“một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Ngay từ thời phong kiến, tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” đã trở nên phổ biến và tư tưởng ấy vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Người Việt Nam có câu “có bệnh thì vái tứ phương” nhưng chắc chắn rằng những quan hệ gia đình, họ hàng thân tộc luôn được nhắc tới trước nhất. Ngày nay, cơ chế thị trường đang từng bước thay thế cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng cao hơn một bước, họ có nhiều khả năng hơn trong việc chi trả cho các dịch vụ vhăm sóc sức khoẻ. Nhu cầu tìm kiếm sức khoẻ dần trở thành một nhu cầu thiết yếu, là một nhu cầu tự thân của con người, đặc biệt là ở những nhóm xã hội có thu nhập cao. Các cá nhân thực hiện hành vi tìm kiếm sức khoẻ của mình luôn bắt đầu bằng các mối quan hệ, tận dụng các mối quan hệ sẵn có của mình, đặc biệt là các quan hệ gia đình mạng tính chất bền vững, ổn định. Qua nghiên cứu thực tế tại bệnh viện Bạch Mai - một trong những bệnh viện trực thuộc trung ương lớn nhất cả nước cho thấy, các bệnh nhân có xu hướng tận dụng mối quan hệ sẵn có của mình hoặc tạo dựng những mối quan hệ xung quanh hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Song đối với những bệnh nhân có người thân ruột thịt làm trong bệnh viện thì việc khám chữa bệnh lại trở nên dễ dàng và nhanh chóng, không những thế lại còn rất hiệu quả. Các mối quan hệ này tạo nên những mạng lưới xã hội trong quá trình khám chữa bệnh. “Hầu như cả nhà tôi đều theo nghề y, dược nên việc khám chữa bệnh với tôi cũng không quá phức tạp.. Nếu bệnh nhẹ tôi chỉ cần ở nhà để bố mẹ tôi khám chữa, nhưng bệnh nặng nên tôi phải đến đây vì ở nhà không có thiết bị máy móc hiện đại” ( Nữ, 25 tuổi, nhân viên máy tính) Có thể khẳng định, mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng quá trình tìm kiếm sức khoẻ của mỗi cá nhân (được nhóm nghiên cứu đề cập rõ hơn ở phần sau). Thông qua phỏng vấn sâu một số đối tượng, chúng tôi có thể khẳng định rằng kiểu mạng lưới xã hội truyền thống mà ở đó các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất gia đình, thân tộc được tận dụng rất nhiều trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Khi được hỏi, hầu hết các bệnh nhân đều khẳng định quan hệ của họ với y, bác sĩ hay kĩ thuật viên y tế trong bệnh viện là quan hệ họ hàng, đều là “những người trong gia đình…” “Người trong nhà thì nhờ vả nhau dễ hơn, mà thực sự thì mình cũng thấy tin tưởng hơn khi khám ở chỗ người nhà …” (Nam, 42 tuổi, công nhân) Như vậy có thể lý giải rằng, chính các đặc tính cố kết cộng đồng, các quan niệm của Nho giáo như chữ hiếu, chữ nghĩa có vai trò quan trọng trong việc tác động và chi phối các mối quan hệ. Giúp đỡ nhau không đơn thuần là tự nguyện mà dường như nó trở thành một nghĩa vụ, một chuẩn mực đạo đức ngầm chi phối mỗi cá nhân. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng, các mối quan hệ mang tính chất truyền thống thường tỏ ra rất bền vững. Tuy vậy mức độ tác động, cường độ giao tiếp giữa các chủ thể quan hệ lại thường không tỷ lệ thuận với tính ổn định bền vững của các mối quan hệ, thậm chí đôi khi nó lại mang dáng dấp của một quan hệ xã hội rất lỏng lẻo, kém bền vững. “Tôi chưa bao giờ gặp chị ấy. Chỉ nghe nói rằng chị ấy là con của một ông họ thuộc Chi trên, làm điều dưỡng tại bệnh biện này. Thế là ông bố chồng của tôi nhờ ông ấy nói với chị ấy một tiếng để được giúp đỡ. Dù chưa hề gặp, chưa hề quen biết nhưng chị ấy cũng giúp đỡ rất nhiệt tình…” (Nữ, 38 tuổi, làm nông nghiệp) Trong trường hợp này, rõ ràng mức độ quan hệ và cường độ giao tiếp chưa hề xảy ra nhưng do tác động của các quan hệ gián tiếp khác mà hiệu quả thu được vẫn rất cao. Mạng này có thể được sơ đồ hoá theo hình sau: Người bệnh Điều dưỡng viên Bố chồng Ông họ, thuộc Chi trên Hình 2: Kiểu hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới truyền thống Một đặc điểm có ở hầu hết các kiểu dạng mạng lưới xã hội là quan hệ của hai chủ thể góp mặt trực tiếp trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ (bệnh nhân – y, bác sĩ) thường là các mối quan hệ gián tiếp. Chính vì vậy, mức độ tương tác giữa hai chủ thể quan hệ chỉ thực sự mạnh mẽ trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Sau đó những tương tác này trở nên yếu dần. Để lý giải cho điều này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng và thấy rằng: sau một hành vi tìm kiếm sức khoẻ, bệnh nhân thường ít liên lạc với thầy thuốc phần vì họ đã hết bệnh, phần vì điều kiện ở xa, bận rộn…Theo chúng tôi, ngoài các nguyên nhân trên các mối quan hệ này yếu dần đi bởi vì bản thân nó mang tính chất của các mối quan hệ gián tiếp, thông qua những cá nhân khác. Thứ hai là do những đặc tính trong quan hệ họ hàng, tạo ra “sức mạnh ngầm” chi phối mối quan hệ này. Đôi khi chỉ cần một tiếng nói của ông trưởng họ cũng có thể mạng lại những tác động lớn hơn cả những tương tác liên tục. Cũng như các kiểu mạng xã hội khác, ở kiểu mạng này, các cá nhân luôn có xu hướng duy trì, củng cố các mối quan hệ sau lần gặp gỡ đầu tiên. Điều này được khẳng định bởi hầu hết các đối tượng hỏi, vì nó có lợi cho họ. Cũng có rất nhiều cách để duy trì các mối quan hệ này: “Thỉnh thoảng gọi điện thăm hỏi, cảm ơn. Những dịp lễ Tết ở quê lên chơi thì mang theo quà biếu để trả ơn họ…nếu có việc gì lại có thể nhờ được giúp đỡ…” Một biểu hiện khác của mô hình mạng lưới xã hội theo kiểu truyền thống đó là mạng các quan hệ họ hàng xung quanh bệnh nhân. Kiểu mạng này không hẳn chỉ là quan hệ thầy thuốc bệnh nhân mà trong hành vi tìm kiếm sức khỏe, mạng truyền thống cũng được sử dụng như là một nguồn lực để chia sẻ tình cảm, thông tin, vật chất và tiền bạc, công sức. Người Việt Nam vốn có tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, nên khi trong gia đình có một người bị bệnh thì cả nhà cùng góp công sức, tiền bạc và vật chất ra để giúp đỡ người bệnh. Đây có thể coi là một dạng mạng mang tính tình cảm thuần tuý. Ta cũng bắt gặp kiểu dạng mạng tương tự nhưng là với những người bạn có quan hệ thân thiết. Với kiểu dạng mạng này, cường độ giao tiếp cũng thường xuyên hơn, có thể là hàng ngày hay hàng tuần và hình thức giao tiếp cũng mang tinh chất tình cảm thuần tuý nhiều hơn. “Mỗi khi nhà có việc gì thì mọi người lại xúm lại, mỗi người giúp một ít. Khi bị bệnh như thế này thì sự giúp đỡ của họ hàng, bàn bè thân thích là rất quan trọng, không chỉ về vật chất, mà mọi người đã cổ vũ tinh thần mình rất nhiều, đúng là trong cái rủi lại có cái may, bị ốm như thế này mới thấy được tình yêu thương, gắn bó của mọi người, anh em trong nhà thấy yêu thương nhau hơn, mình cũng nhận ra được nhiều người bạn tốt hơn, những chuyện xích mích giữa mẹ chông nàng dâu không còn nữa…”. (Nữ, 27 tuổi, giáo viên) Như vậy, có thể kết luận rằng, mạng lưới xã hội theo kiểu truyền thống được sử dụng khá phổ biến trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Các mối liên kết trong mạng chịu tác động rất mạnh mẽ của các đặc tính cố kết cộng đồng, các mối quan hệ gia đình, thân tộc. Các yếu tố này đóng vai trò là cầu nối giữa bệnh nhân với các thiết chế y tế trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của cá nhân, giúp cá nhân nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Trong xã hội hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã và đang dần phá vỡ các quan hệ họ hàng thân tộc. Tính cố kết cộng đồng cũng ít nhiều bị suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc giảm vai trò của các yếu tố này trong việc hình thành và phát triển của mạng lưới xã hội theo kiểu truyền thống trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Các quan hệ xã hội truyền thống có xu hướng chuyển sang các quan hệ chức năng. Nói cách khác, bệnh nhân có xu hướng tiếp cận thiết chế y tế thông qua các quan hệ chức năng. 2. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng Các quan hệ chức năng thường được xây dựng trên cở sở các quan hệ trong nội bộ một nhóm, một tổ chức nhất định hay là quan hệ giữa các nhóm, các tổ chức khác nhau. Các quan hệ chức năng bao gồm rất nhiều đầu mối liên hệ và thường mang tính chất công việc. Như vậy ngoài quan hệ gia đình, không ít trường hợp nhờ mối quan hệ mà họ đã xây dựng được trong quá trình sống và làm việc trong một nhóm, tổ chức hay một cộng đồng nhất định như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng hương, quan hệ làng xóm…có thể quan hệ đó là thân thiết, cũng có thể đó là quan hệ xã giao bình thường, họ đều tận dụng sao cho quá trình khám chữa bệnh của mình được thuận lợi và nhanh chóng. “Tôi có quen một bác sỹ trước kia làm ở bệnh viện huyện nhưng sau này được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai, trước khi lên Hà Nội tôi có gọi điện nhờ bác ấy giúp đỡ trong việc khám chữa bệnh cho con trai tôi… ”. (Nam, 35 tuổi, làm nông nghiệp) Mối quan hệ này vốn đã có từ trước và thường được củng cố qua những lần thăm hỏi và ngày càng trở nên thân thiết hơn. Một điển hình khác về mạng lưới chức năng: “Chị làm ở phòng tài vụ, còn anh ấy là phó phòng kinh doanh của công ty. Anh ấy có bạn học cũ là kỹ thuật viên y tế tại Xanhpon nhưng anh này lại quen một đồng nghiệp ở Bạch Mai. Anh bạn chi gọi điện nhờ anh ta đưa chị đến Bạch Mai khám. Thực ra chi khám ở Saint - Paul cũng được nhưng bạn bè khuyên chị nên khám ở Bạch Mai tốt hơn bởi vì ở đó tập trung nhiều các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hoá. Vậy là chị được giới thiệu đến gặp anh kỹ thuật viên y tế của Bạch Mai. Anh ấy đã giúp đỡ chị rất nhiều trong quá trình khám. Bây giờ chị và anh ấy thỉnh thoảng vẫn liên lạc. Chị vẫn giữ số điện thoại của anh ấy…” (Nữ, 32 tuổi, giáo viên). Qua trường hợp này chúng ta nhận thấy rằng, mạng lưới chức năng thường phức tạp và bao gồm nhiều đầu mối quan hệ mang tính chất công việc. Ngoài ra cúng ta cũng cần phải chú ý tới các đầu mối thông tin cũng có những tác động không nhỏ chi phối hành vi tìm kiếm sức khoẻ của các cá nhân. Bệnh nhân (nhân viên ))phòng tài vụ) Phó phòng kinh doanh Kĩ thuật viên tại Saint - paul Kĩ thuật viên tại Bạch Mai Nhóm bạn bè đóng vai trò đầu mối thông tin Hình 3: Điển hình về hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng Trong kiểu hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng, chúng ta còn có thể đề cập đến một kiểu quan hệ chức năng xảy ra giữa các bệnh nhân với nhau - những người có cùng nhu cầu tìm kiếm sức khoẻ. Đây là trường hợp của những bệnh nhân bị suy thận của bệnh viện Bạch Mai. Suy thận là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và ít có khả năng thay thận. Suy thận làm giảm chức năng lọc máu của thận. Để duy trì sự sống, các bệnh nhân suy thận phải thường xuyên đến bệnh viện để lọc máu bằng máy nhân tạo. Trong hoàn cảnh như vậy, những người bệnh đã cảm thông lẫn nhau, họ liên kết và gắn bó với nhau ngày càng chặt chẽ hơn tạo nên một mạng lưới xã hội đặc biệt. Đối với mạng theo quan hệ chức năng, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện ra một dạng vai trò khá đặc biệt trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ của người dân đó là với những bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh mà chưa có các mối quan hệ có sẵn và sự hiểu biết về cơ sở khám chữa bệnh thì họ thiết lập những thông tin về cơ sở khám chữa bệnh thông qua “cò bệnh viện” – “cò bệnh viện” là những người làm dịch vụ môi giới, cung cấp thông tin cho những bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Thông thường, những người này đã có sự thoả thuận với một bác sĩ nào đó trong bệnh viện. Họ đóng vai trò tìm kiếm khách hàng cho các bác sĩ và họ nhận được phần trăm hoa hồng từ phía bác sỹ. “Anh đưa người nhà vào khám bệnh và được yêu cầu phải mổ ngay. Vậy là chờ để lấy quyết định mổ trong bệnh viện, nhưng chờ suốt cả buổi sáng mà không xin được quyết định mổ, may mà khi ra cổng lại gặp một người xe ôm, họ gợi ý sẽ giúp anh với điều kiện anh phải trả cho anh ta một trăm nghìn đồng, anh đồng ý thì được anh ta đưa đi gặp bác sỹ. Người bác sỹ nói cho anh biết lệ phí mổ mất hai triệu rưỡi, nếu đồng ý thì hẹn 5 giờ chiều ngày hôm đó tại bệnh viện Tràng An. Anh đồng ý vì không thể chờ được nữa, thế là chiều hôm ấy người nhà anh được mổ luôn như thoả thuận.” (Nam, 42 tuổi, công nhân) Đối với những bệnh nhân không có những mối quan hệ quen biết từ trước, thì việc thiết lập những quan hệ thông qua hình thức này trở nên khá hiệu quả. Một mạng hình chuỗi được thiết lập và có vai trò to lớn trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân. Bệnh nhân “Cò” bệnh viện Bác sĩ Hình 4: Mạng xã hội được thành lập thông qua các “cò bệnh viện” Thông qua sự môi giới của những “cò bệnh viện” người ta có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ với những bác sỹ trong bệnh viện để việc khám chữa bệnh trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn, thủ tục trở nên gọn nhẹ và thông tin cũng được nắm bắt nhanh chóng và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mối lợi từ việc thiết lập mối quan hệ với “cò bệnh viện” thì cũng không ít trường hợp bệnh nhân và người nhà của họ rơi vào trường hợp “tiền mất tật mang”. CÒ DỊCH VỤ TẠI BỆNH VIỆN Tại các bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, người khám bệnh thường gặp sự mời chào của những người bán sổ y bạ, kiêm luôn nhiệm vụ dẫn dắt bệnh nhân đến những nơi điều trị "tốt" mà tiền công khám bệnh cũng bằng tiền khám dịch vụ trong bệnh viện. Đó chính là hình ảnh thường gặp của "cò" bệnh viện. Báo Kinh Tế - Đô Thị viết về “cò”. Mới 7 giờ 30 sáng nhưng cả vỉa hè trước cổng bệnh viện Mắt Trung ương trên phố Bà Triệu đã chật kín người đến khám bệnh, lẫn vào đó là không ít người tay cầm sổ y bạ mời chào bệnh nhân mua. Phóng viên đã được một người đàn bà "tốt bụng" tư vấn: "Anh đến khám mắt phải không, hiện phòng khám rất đông, có đứng từ giờ đến trưa cũng không chắc đã đến lượt. Muốn nhanh thì khám ở phòng khám tư trước cổng bênh viện. Bác sĩ ở đây đều là những bác sĩ trong bệnh viện và những giáo sư đầu ngành nghỉ hưu ra làm thêm". Khám mắt bình thường tại các cơ sở y tế do "cò" giới thiệu, tiền công khám bệnh cũng chỉ bằng tiền dịch vụ tại bệnh viện. Nhưng đơn thuốc được các bác sĩ kê thì giá lại không rẻ chút nào và còn "tận tình" chỉ bảo ra đúng cửa hàng mình giới thiệu mới mua được. Qua tìm hiểu được biết: những người chỉ khám bệnh, "cò" giới thiệu ra phòng khám tư thì họ "nhân đạo" không lấy tiền công nhưng có lẽ họ ăn tiền hoa hồng của phòng khám. Còn những người có nhu cầu nhập viện thì “cò” chỉ giới thiệu với bác sĩ và lấy mấy chục.nghìn. "Cò" khám bệnh không chỉ xuất hiện tại bệnh viện Mắt Trung ương mà còn xuất hiện tại các bệnh viện lớn trong thành phố như Bạch Mai, Viện K, Việt-Đức. Nếu đến phòng khám đa khoa bệnh viện Bạch Mai với vẻ ngơ ngác, vội vã sẽ có ngay người đến chỉ dẫn: "Phòng khám đông lắm, xếp hàng có mà đến Tết mới tới lượt, muốn khám nhanh không, thằng em có người nhà là bác sĩ trong bệnh viện nên sẵn sàng giúp đỡ". Nhiều bệnh nhân thấy đông, liền nhận lời, tức khắc những "nhân viên bệnh viện" mua phiếu khám dẫn vào phòng khám bệnh. Người bệnh thở phào, thế nhưng khi vừa bước chân ra khỏi phòng khám, lập tức những người này "làm" thủ tục... trả tiền công môi giới khám bệnh với cái giá từ 30-150 ngàn đồng hoặc hơn nữa tùy thuộc vào độ "rắn" của bệnh nhân. Cũng theo KTĐT, những bệnh nhân mất tiền mà được khám vẫn còn là may bởi còn có những người bị lừa lấy tiền mà vẫn không khám được. Báo KTĐ nêu ra trường hợp 1 phụ nữ tên là Nguyễn Thị Tuất, trú tại Nghĩa Thanh, Nghĩa Hưng, Nam Định, bị một cò tên Long lừa đảo, chiếm đoạt 600 ngàn đồng tại bệnh viện Bạch Mai. Long biết chị Tuất đưa người nhà vào khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, liền lân la làm quen và nhận giúp chị gặp trực tiếp bác sĩ để người nhà nhanh được khám. Long yêu cầu chị Tuất phải ứng trước một khoản tiền để hắn "lót tay" cho bác sĩ. Chị Tuất đã đưa cho hắn 2 lần, mỗi lần 300 ngàn đồng để Long lo lót "giúp" nhưng càng đợi càng thấy mất tăm. Nguồn: http:// wwww.ykhoa.net (truy cập lần cuối cùng ngày 24.3.2005) Như vậy, bên cạnh vai trò cung cấp thông tin thì mạng xã hội cũng giúp các cá nhân thiết lập thêm các mối quan hệ mới. Tạo nên mạng hỗn hợp, mạng theo quan hệ chức năng. Đó là quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân thông qua sự giới thiệu của một người quen khác. Đối với những người có người thân hay bạn bè là bác sỹ trong bệnh viện thì việc cung cấp thông tin, và làm thủ tục như là một sự giúp đỡ tất yếu trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân. Việc giúp đỡ có thể là trực tiếp thông qua việc khám chữa cho chính bệnh nhân là người thân của mình. Cũng có thể việc khám chữa cho người nhà lại thông qua một bác sỹ khác do bác sỹ quen biết nhà mình giới thiệu, trong những trường hợp này, mạng xã hội thực sự là một cấu nối giữa bệnh nhân và thầy thuốc trong hành vi tìm kiếm sức khởe của người dân. 3. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng hỗn hợp Mô hình mạng lưới hồn hợp là mạng lưới có sự kết hợp giữa kiểu truyền thống và kiểu hiện đại. Nghĩa là trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ, các cá nhân tận dụng đồng thời cả hai mối quan hệ họ hàng, thân tộc và các quan hệ chức năng dựa trên tính chất công việc. Theo chúng tôi, kiểu mạng xã hội này thường mang lại hiệu quả cao nhất bởi nó tận dụng được cả các quan hệ gia đình và cả các quan hệ chức năng. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi cá nhân đã có sẵn những đầu mối quan hệ xung quanh mình bao gồm cả hai loại quan hệ trên. Chính vì thế, với một mạng lưới các quan hệ xã hội dày đặc và tương đối phức tạp như thế, cá nhân vẫn có thể tìm kiếm được những quan hệ hữu ích cho mình trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ. Theo mô hình này, người có hành vi tìm kiếm sức khoẻ tiếp xúc được với y, bác sỹ trong bệnh viện thông qua các mối liên hệ trung gian chẳng hạn như người quen của người thân trong gia đình, quen qua đồng nghiệp, quen qua bạn bè, qua hàng xóm… Trường hợp đơn giản của mạng hỗn hợp này là việc tận dụng cả hai quan hệ gia đình và quan hệ chức năng. “Bác ruột của mình là bác sỹ trong bệnh viện Bạch Mai nên mình được bác dẫn đến một đồng nghiệp chuyên khoa trong bệnh viện nhờ khám giúp. Mình không cần xếp hàng mua sổ và đóng viện phí; nếu lần sau có đi khám lại chỉ cần liên hệ lại với bác sỹ qua điện thoại. Khi đến khám, mình được bác sỹ tận tình hỏi han về tình trạng bệnh hiện nay với một thái độ thân thiện và nhiệt tình. Không giống như lần trước mình phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà, khi vào khám bệnh bác sỹ tỏ ra rất thờ ơ, thậm chí còn cáu gắt…” (Nữ, sinh viên, 22 tuổi) Như vậy, nữ bệnh nhân này không cần phải xây dựng mối quan hệ từ trước vì bác của chị đã có quan hệ đồng nghiệp với bác sỹ đó và việc củng cố quan hệ này cũng đã có bác của chị. Bên cạnh đó cũng có trường hợp người khám chữa bệnh vẫn duy trì mối quan hệ mà không cần qua người thân của họ. “ Bố mẹ mình ở quê nên ít có điều kiện thăm hỏi bác ấy (bác sỹ trong bệnh viện) nên mình thường xuyên qua lại thăm hỏi và trò chuyện với bác ấy” (Nữ, 20 tuổi, sinh viên) Chồng bệnh nhân Bệnh nhân Anh trai của kế toán viên Bác sĩ Kế toán viên trong bệnh viện Y tá Kĩ thuật viên Hình 5: Mô hình kiểu mạng hỗn hợp trong quá trình tìm kiếm sức khoẻ Mối quan hệ chức năng và bạn bè đồng nghiệp cũng có vai trò lớn đối với người có hành vi khám chữa bệnh, mối liên hệ tưởng chừng như yếu ớt này nhưng thực ra lại đem sự bất ngờ và hiệu quả cao. Theo Mark Granovetter các quan hệ gián tiếp, lỏng lẻo đôi khi lại có những tác dụng to lớn, ông gọi đó là “Sức mạnh của những mối liên hệ yếu”. Trong thực tế chúng ta bắt gặp rất nhiều kiểu quan hệ như thế. Từ một mối quan hệ xã giao nhưng chỉ cần với một cuộc điện thoại, một lần thăm hỏi thì chín những mối quan hệ lỏng lẻo đứng sau các quan hệ bền chặt lại đem lại đáp ứng được những nhu cầu của chủ thể. Đó chính là các quan hệ thông qua quan hệ, hoặc các quan hệ trực tiếp nhưng với c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH20 (11).doc
Tài liệu liên quan