MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SENSORY MARKETING . 4
I. KHÁI QUÁT VỀ SENSORY MARKETING . 4
1. Định nghĩa . 4
2. Cơ sở hình thành Marketing dựa trên giác quan . 4
3. Sự hình thành của Sensory Marketing . 6
4. Ƣu điểm và hạn chế của doanh nghiệp khi sử dụng Sensory Marketing 6
4.1. Ưu điểm . 6
4.2. Hạn chế . 10
III. SENSORY MARKETING THEO CÁC GIÁC QUAN . 12
1. Thị giác . 12
1.1. Cấu tạo và cơ chế hoạt động . 12
1.2. Tác động của thị giác lên quyết định mua hàng . 13
1.3. Phân loại các công cụ tác động lên thị giác trong hoạt động sensory
marketing . 13
2. Khứu giác . 20
2.1. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của cơ quan khứu giác . 20
2.2. Tác động của khứu giác lên quyết định mua hàng . 20
2.3. Phân loại các công cụ tác động lên khứu giác . 23
3. Thính giác . 26
3.1. Cấu tạo và cơ chế hoạt động. 26
3.2. Tác động của thính giác lên hành vi của con người . 27
3.3. Phân loại các công cụ tác động lên thính giác trong hoạt động Sensory
Marketing . 28
4. Vị giác . 32
5. Xúc giác . 35
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG . 38
SENSORY MARKETING TẠI VIỆT NAM . 38
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SENSORY MARKETING TẠI VIỆT NAM . 38
II. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SENSORY MARKETING THEO CÁC GIÁC QUAN
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM . 40
1. Các công cụ tác động lên thị giác . 40
1.1. Nhóm công cụ tác động lên sản phẩm . 41
1.2. Nhóm công cụ tác động lên không gian nền . 46
1.3. Về công cụ thiết kế logo . 50
1.4. Nhóm công cụ tác động lên quảng cáo . 50
2. Các công cụ tác động lên khứu giác . 52
2.1. Nhóm công cụ tác động lên sản phẩm . 52
2.2. Nhóm công cụ tác động lên không gian nền . 54
3. Các công cụ tác động lên thính giác . 56
3.1. Điệp khúc quảng cáo . 56
3.2. Giọng nói, tiếng nói . 57
3.3. Âm nhạc . 59
3.4. Môi trường âm thanh . 61
4. Các công cụ tác động lên vị giác . 61
5. Các công cụ tác động lên xúc giác . 62
CHƢƠNG III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
MARKETING DỰA TRÊN GIÁC QUAN TẠI VIỆT NAM . 64
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG SENSORY MARKETING TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 64
1. Yếu tố bên ngoài . 64
1.1.Yếu tố kinh tế . 64
1.2. Yếu tố khoa học công nghệ . 66
1.3. Yếu tố văn hóa, xã hội . 66
1.4. Yếu tố pháp luật . 67
2. Yếu tố bên trong . 69
2.1. Các chính sách mục tiêu, chiến lược chung của doanh nghiệp trong từng
giai đoạn . 69
2.2. Tài chính doanh nghiệp . 70
2.3. Nguồn nhân lực . 71
II.TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN MARKETING DỰA TRÊN GIÁC QUAN . 71
TẠI VIỆT NAM . 71
1. Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng Sensory
Marketing . 71
1.1. Khó khăn . 72
1.2. Thuận lợi . 74
2. Triển vọng phát triển Sensory Marketing tại Việt Nam . 76
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SENSORY MARKETING TẠI VIỆT NAM . 77
1. Cá biệt hóa sản phẩm . 77
2. Nghiên cứu tâm lý khách hàng . 79
3. Nâng cao năng lực nhân viên phát triển sản phẩm và đội ngũ Marketing
80
4. Thực hiện đồng bộ chiến lƣợc Marketing trên tất cả các khía cạnh . 81
KẾT LUẬN . 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84
1. Tài liệu tiếng Việt . 84
2. Tài liệu tiếng Anh . 84
3. Các trang web . 85
95 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Marketing dựa trên giác quan: Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựa trên giác quan
có khả năng tác động đến người tiêu dùng một cách toàn diện. Đây là lí do nhiều tập đoàn
trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng Marketing dựa trên giác quan như một chiến lược
Marketing chủ yếu. Dưới đây là danh sách 20 công ty thành công nhất khi áp dụng hình
thức Marketing này
Xếp
hạng
Tên công ty Tỷ lệ áp dụng
sensory
marketing trong
hoạt động
marketing (%)
Xếp
hạng
Tên công ty Tỷ lệ áp dụng
sensory
marketing trong
hoạt động
marketing (%)
1 Singapore Airlines 96,3 11 Nike 67,5
2 Apple 91,3 12 Absolu Odka 65,0
3 Walt Disney 87,6 13 Coca Cola 63,8
4 Mercedes-Ben 78,8 14 Gillette 62,5
5 Marlboro 75,0 15 Pepsi 61,3
6 Tiffany 73,8 16 Starbucks 60,0
7 Louis Vuitton 72,5 17 Prada 58,8
8 Bang & Olufsen 71,3 18 Caterpillar 57,5
9 Nokia 70,0 19 Guinness 56,3
10 Harley-Davidson 68,8 20 Rolls-Royce 55,0
Hình 2: Danh sách các công ty áp dụng thành công sensory marketing
Nguồn: Millward Brown và Martin Lindstrom, “Brand Sense Studies” ,2005
39
Tại Việt Nam, các hình thức tiếp thị tấn công vào giác quan người tiêu dùng vốn đã
tồn tại từ lâu. Ra chợ mua rau quả, người mua luôn lựa chọn hàng có màu sắc tươi mới.
Đi qua một cửa hàng bánh với mùi thơm ngọt ngào hấp dẫn, người qua đường không thể
không dừng lại để thoả mãn tính tò mò. Tiếng còi toe toe báo hiệu xe kem đến và lũ trẻ
chạy ra bâu lấy chiếc xe…Kinh tế thị trường phát triển, trên thị trường Việt Nam xuất
hiện nhiều hình thức bán hàng mới, tuy nhiên kênh phân phối bán lẻ truyền thống vẫn tồn
tại và đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân. Marketing dựa trên giác quan
được áp dụng trên thị trường này khá nhiều, nhằm tạo sự khác biệt giữa những sản phầm
tương đối đồng nhất. Mặc dù việc tấn công vào giác quan người tiêu dùng ở thị trường
này chỉ là bột phát, dựa vào kinh nghiệm và cảm tính là chủ yếu tuy vậy nó lại tương đối
hiệu quả, do tác động vào những nhu cầu cần thiết nhất của người sử dụng(như kích thích
sự thèm ăn thông qua màu sắc tươi mới, thông qua mùi thơm quyến rũ…).
Việc áp dụng Marketing dựa trên giác quan tại các kênh bán lẻ hiện đại cũng đã được
triển khai, tuy vậy chưa gặt hái được nhiều hiệu quả. Nguyên nhân đầu tiên là do các
doanh nghiệp nước ta còn thiếu hệ thống kiến thức về phương thức Marketing này. Các lí
luận về Marketing dựa trên giác quan mới được công bố rộng rãi trong vài năm gần đây
trên thế giới. Nguyên nhân thứ hai là do sự thiếu đầu tư cho quỹ nghiên cứu thị trường
cũng như phát triển chiến lược Marketing. Theo kết quả của công ty nghiên cứu thị
trường TNS, tổng chi nghiên cứu thị trường của Việt Nam tính trên đầu người chỉ đạt
0,12 USD, là mức thấp nhất trong 60 quốc gia được điều tra. Điều tra cũng cho thấy tổng
chi quảng cáo trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 2,4 USD thuộc vào hàng thấp
nhất trong các nước. Trong khi đó các nước lân cận Việt Nam như Malaysia, Thái Lan,
Philipin hay Trung Quốc có chi phí nghiên cứu thị trường gấp từ 2,5 đến 10 lần Việt
Nam. Cụ thể Malaysia: 1,25USD/người/năm, Thái Lan 0,6USD, Philippines 0,38USD và
Trung Quốc là 0,3USD. Cũng theo điều tra này, tổng doanh số nghiên cứu thị trường
riêng tại châu á đã lên tới khoảng 2,6 tỷ USD trong đó Nhật Bản đã chiếm tới 45%,
40
Trung Quốc và úc chiếm 30%, 17 nước còn lại có cả Việt Nam tổng chi chưa đến 400
triệu USD; trong đó Việt Nam chiếm chưa đến 2,5% trong số đó[18].
Marketing dựa trên giác quan vốn là một chiến lược tinh tế. Chiến lược này rất khó
để lượng hoá cũng như cụ thể hoá. Tâm lí và sở thích người tiêu dùng là nội dung tiên
quyết quyết định phương hướng của chiến lược. Nếu không nghiên cứu thị trường, hoặc
nghiên cứu thị trường một cách sơ sài, doanh nghiệp sẽ không thể có một tầm nhìn đứng
đắn phát triển chiến lược. Tuy vậy, từ thực trạng nghiên cứu thị trường của các doanh
nghiệp tại Việt Nam, có thể thấy việc đưa Marketing dựa trên giác quan vào thực tiễn vẫn
còn bột phát, chưa hình thành hệ thống lí luận trên cơ sở nghiên cứu thị trường. Cũng như
vậy, Ngân sách dành cho hoạt động phát triển Marketing thông thường chỉ đạt 1-5%. Với
ngân sách eo hẹp như vậy, doanh nghiệp thường gặp khó khăn để thực hiện đồng bộ
chiến lược Marketing. Do đó, khi đi vào thực tế, các chiến lược vấp phải nhiều khó khăn
và không đạt được nhiều hiệu quả như kì vọng.
Nếu như trên thế giới, nhóm công cụ tác động lên thị giác chiếm khoảng 70% trong
số các công cụ tác động lên giác quan thì ở Việt Nam, con số này còn lớn hơn. Nhóm các
công cụ tác động lên thính giác và khứu giác xếp tiếp sau, tuy nhiên vẫn chưa được sử
dụng nhiều, dù khoa học đã chứng minh, việc tác động lên khứu giác hoặc thính giác gây
một ấn tượng mạnh hơn so với tác động lên thị giác. Các công cụ tác động lên vị giác và
xúc giác thì ít hẳn, và ngoại trừ để nhấn mạnh chất lượng sản phẩm, ta gần như không bắt
gặp các công cụ này trong cuộc sống hàng ngày. Để hiểu hơn về tình hình sử dụng
Marketing dựa trên giác quan trên thị trường Việt Nam, ta sẽ lần lượt nghiên cứu về tình
hình sử dụng từng nhóm công cụ tác động lên thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và
vị giác.
II. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SENSORY MARKETING THEO CÁC GIÁC QUAN TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Các công cụ tác động lên thị giác
41
Cũng như các doanh nghiệp trên thế giới, các công cụ tác động đến thị giác cũng
được sử dụng phổ biến nhất trong marketing dựa trên giác quan ở Việt Nam. Các công cụ
tác động đến thị giác trong marketing dựa trên giác quan của con người được sử dụng
nhiều nhất trong lĩnh vực: quảng cáo, thiết kế không gian bán hàng và đặc biệt là thiết kế
bao bì sản phẩm.
1.1. Nhóm công cụ tác động lên sản phẩm
- Áp dụng công cụ thiết kế bao bì
Ngành công nghiệp thiết kế bao bì ở Việt Nam đã và đang hòa nhịp thế giới. Trên thế
giới công nghiệp thiết kế bao bì được khởi đầu bởi sự kiện Jack Daniel (loại rượu
whiskey thượng hạng cuả Mỹ , xuất phát từ vùng đất Tennessee) năm 1985 tung ra kiểu
dáng chai rượu Whiskey hình vuông. Từ đó vai trò của bao bì không chỉ dừng lại ở
những giá trị sử dụng như bảo vệ sản phẩm, cung cấp thông tin về hàng hóa … mà nó đã
nâng lên ở những tầm cao mới gắn liền với chiến lược xây dựng thương hiệu.
Còn ở Việt Nam, hơn hai mươi năm về trước bao bì thường chỉ có tác dụng bảo vệ
sản phẩm ví dụ như những bao nylon sơ sài đựng mỳ tôm, hay những chai dầu bồ kết đen
tuyền, ….. Nhiều năm sau đó, cùng với sự mở cửa nền kinh tế và sự phát triển của
marketing mix, hoạt động thiết kế bao bì cũng được đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên nó cũng
chỉ dừng lại ở cấp độ là công cụ bảo vệ sản phẩm.
Năm 1995, với sự gia nhập của hàng loạt tập đoàn tiêu dùng hàng đầu thế giới như
Unilever, Procter & Gamble (P&G), Coca-Cola, Nestle … số lượng sản phẩm tiêu dùng
trên thị trường bắt đầu có sự gia tăng theo cấp số nhân. Ví dụ như trong lĩnh vực sữa bột,
nếu trước kia người Việt Nam chỉ biết đến sản phẩm của Vinamilk thì hiện nay trên thị
trường có tới hơn 300 loại sản phẩm sữa do các công ty trong nước sản xuất và nhập khẩu
[19].Cũng trong thời gian này, thị trường bán lẻ cũng phát triển; do vậy đặt ra cho các
thương hiệu phải tạo ra được sự khác biệt cho sản phẩm của mình từ tính cách thương
hiệu đến hình dáng, màu sắc, chất lượng sản phẩm, … Tất cả những điều này đòi hỏi phải
được thể hiện trên bao bì bởi đây là yếu tố đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy khi tiếp xúc
với sản phẩm. Bao bì lúc này đảm nhiệm thêm vai trò là công cụ tạo ra sự khác biệt, sau
là công cụ bán hàng, công cụ truyền thông.
42
Bước vào năm 2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, đặt các doanh
nghiệp trước thách thức của một “cuộc chiến bao bì”. Việc thiết kế bao bì nhằm thu hút
sự chú ý của khách hàng cũng được một số doanh nghiệp áp dụng nhưng không nhiều và
hiệu quả không cao.
Nhìn chung thị trường bao bì Việt Nam hiện nay có thể chia thành bốn nhóm cung
cấp dịch vụ là:
Các công ty thiết kế bao bì có yếu tố nước ngoài
Các công ty quảng cáo nước ngoài có cung cấp dịch vụ thiết kế bao bì
Các công ty quảng cáo trong nước, có cung cấp dịch vụ thiết kế bao bì
Các đơn vị thiết kế nội bộ tại doanh nghiệp.
Xét về mặt nhận thức đầy đủ các chức năng của bao bì sản phẩm này có thể chia các
doanh nghiệp thành ba nhóm:
Nhóm đầu tiên là các tập đoàn nước ngoài và một số công ty trong nước có thương
hiệu mạnh như Vinamilk, Kinh Đô, Công ty cổ phần Hàng Gia dụng Quốc tế ICP ,…và
một nhóm nhỏ khá thú vị, đó chính là các công ty, cửa hàng thương hiệu rất nhỏ kinh
doanh trong lĩnh vực nghệ thuật, thời trang. Số ít các doanh nghiệp này đã sớm nhận thức
đầy đủ về vai trò của thiết kế bao bì sản phẩm và có sự đầu tư đúng mức khi thực hiện
chuyên nghiệp hoá hoạt động này. Họ sẵn sàng thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp
một dự án làm mới bao bì…
Tập đoàn Uniliver có nhóm thiết kế bao bì ở bộ phận thực phẩm của Uniliver đã được
thành lập cách đây 20 năm. Nhờ đó mà tập đoàn Uniliver sở hữu một số những thương
hiệu hàng đầu trong ngành thực phẩm.
Khi Vinamilk muốn cũng cố thương hiệu nhóm sản phẩm sữa của mình, họ đã bỏ
dòng sữa bắn tung toé trên cái ly và em bé liếm môi đầy thích thú mà quay lại sử dụng
hình ảnh sữa thật dễ đi vào trí nhớ của người tiêu dùng hơn – là dùng hình ảnh quang
cảnh núi Thuỵ Sĩ đầy nắng và trong xanh nơi có những con bò trên đồng cỏ xanh mướt.
Nhìn hình ảnh này có thể liên tưởng đến sữa Vinamilk mang lại cuộc sống tươi đẹp.
Việc tung ra sữa tươi Vinamilk “nguyên chất trăm-phần-trăm” không những tạo ra sự
khác biệt màu sắc và hình ảnh so với nhóm cạnh tranh mà còn là sự liên tưởng đến màu
43
sắc và hình ảnh biểu trưng chất lượng, đó là sự tinh khiết và mùi vị tuyệt vời. Kết quả
tung ra bao bì sữa tươi nguyên chất 100% mới của Vinamilk đã được sự hưởng ứng nhiệt
liệt từ phía người tiêu dùng và đạt doanh số bán vượt trội.
Nhóm thứ hai, số lượng đông hơn nhóm một, cũng bắt đầu ý thức sự thay đổi về
vai trò thiết kế bao bì sản phẩm. Tuy nhiên công việc thiết kế bao bì còn chưa được
chuyên nghiệp hoá. Những doanh nghiệp này thường tìm đến các công ty hay các đại lý
hoạt động trong lĩnh vực thiết kế để xây dựng bộ phận nhận diện thương hiệu, trong đó
có bao bì. Công việc tiếp theo khi doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới, mẫu mã bao bì
mới… được thực hiện bởi đơn vị thiết kế nội bộ (In house design). Hiện nay, có rất nhiều
các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nhiều lĩnh vực như bao bì, nhãn mác, logo
… Ví dụ như: công ty CP Tạo mẫu - In & Sản xuất bao bì Viễn Đông (Vien Dong J.S.C),
công ty Bao Bì Việt Nam, công ty quảng cáo truyền thông Sao Kim, …
Nhóm thứ ba, là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm số lượng đông nhất. Phần
lớn trong số này vẫn chưa coi bao bì là công cụ xây dựng thương hiệu mà đơn giản chỉ là
bảo vệ sản phẩm. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp từ nhóm này thường tìm đến những
đơn vị thiết kế có mức chi phí càng rẻ càng tốt, nếu thiết kế kiêm thực hiện sản xuất bao
bì lại càng được ưu tiên lựa chọn. Do chưa tính giá đúng vai trò của thiết kế bao bì nên
thị phần của doanh nghiệp này cũng chiếm rất nhỏ, thương hiệu không được người tiêu
dùng đánh giá cao. Tuy nhiên đây lại là thị trường tiềm năng nhất cho các công ty thiết
kế.
- Công cụ thiết kế kiểu dáng hay thiết kế tạo dáng
Trên thị trường, hàng hóa không ngừng tăng lên về số lượng và kiểu dáng mẫu
mã. Nếu trước đây các doanh nghiệp chưa đầu tư thích đáng cho thiết kế kiểu dáng thì
hiện nay cuộc cạnh tranh tranh giành khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp ngày
càng chú trọng đến vấn đề này.
Không ít các doanh nghiệp đã tiến hành thiết kế lại kiểu dáng sản phẩm của mình
hay tạo ra các kiểu dáng mới độc đáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Ví dụ như
năm 2005 Coca-Cola đưa ra mẫu chai Fanta Fun độc đáo. Đây là loại chai với kiểu dáng
vui mắt và tạo cho sản phẩm Fanta thêm vẻ hấp dẫn và sành điệu, tạo ra phong cách trẻ
44
trung, năng động đặc trưng của nhãn hiệu Fanta, phù hợp với giới trẻ Việt Nam. Đặc biệt,
phần thân chai được thiết kế tối ưu và vừa tay làm tăng sự thoải mái khi sử dụng sản
phẩm.
Hình 3: Mẫu chai Fanta
Nguồn: website của cocacola
Kiểu dáng của chai sữa dưỡng thể trắng da Nivea dựa trên vẻ đối tượng sử dụng.
Với sản phẩm dưỡng trắng cho nam, chai đựng có vẻ ngoài cứng cáp, chắc chắn. Trong
khi mẫu chai cho nữ lại mềm mại và uyển chuyển, đầy nghệ thuật.
Hình 4: Mẫu chai sữa tắm cho nam (trái) và nữ (phải)
45
Nguồn: www.nivea.com
Hiện nay nước tương Tam Thái Tử (của công ty Cổ phần Công nghiệp- Thương
mại Masan, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng Chin-su) có bán ở tất cả các chợ, cửa hàng
bán lẻ trên toàn quốc với kiểu dáng chai hoàn toàn mới và độc đáo nhất thị trường. Tam
Thái Tử có những ưu thế vượt trội so với các sản phẩm cùng loại khác có trên thị trường
về nắp đậy rất đẹp và được thiết kế thông minh để đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm
bên trong; bao bì với hình ản món ăn ngon cực kỳ bắt mắt.
Hình 5: Mẫu chai nước mắm Tam Thái Tử
Nguồn: www.chinsufood.com
Nước hoa Miss Sài Gòn của công ty Mỹ phẩm Sài Gòn. Vỏ chai Miss Sài Gòn
được thiết kế hết sức đặc biệt. Đó là kiểu dáng mềm mại của một cô gái với tà áo dài
truyền thống của Việt Nam. Nắp của chai nước hoa giống với chiếc nón lá của người phụ
nữ. Lúc đầu vỏ hộp của sản phẩm không phù hợp với kiểu dáng chai bên trong và không
thể hiện được chất lượng sản phẩm. Sau đó vỏ hộp cũng được thiết kế lại cho phù hợp
đồng thời tôn tạo kiểu dáng chai. Vỏ hộp cũng phảng phất hình ảnh một cô gái với tà áo
dài truyền thống của Việt Nam. Điều này nhằm tôn nét thanh thoát của vỏ chai chứ không
đối kháng với nó. Vỏ hộp cũng được thiết kế theo hai màu chai nước hoa.
46
Hình 6: Mẫu chai nước hoa Miss Saigon Elegance
Nguồn: www.saigoncosmestics.com
Ngoài ra còn rất nhiều các mặt hàng khác thường xuyên có sự thay đổi trong kiểu
dáng và mẫu mã sản phẩm hay tạo ra những kiểu dáng mới. Đặc biệt là các sản phẩm
trong lĩnh vực thời trang.
- Công cụ thiết kế về màu sắc của bản thân sản phẩm và màu sắc, kiểu chữ trên bao
bì sản phẩm.
Cũng giống như các công cụ khác, công cụ màu sắc cũng ngày được chú trọng trong
quá trình thiết kế. Các doanh nghiệp khi dùng các màu sắc cũng càng chú ý đến ý nghĩa
mà màu sắc ấy mang lạ cho khách hàng. Ví dụ như màu xanh nước biển của Pepsi tượng
trưng cho màu hiện đại và bình yên.
1.2. Nhóm công cụ tác động lên không gian nền
Thiết kế không gian bán hàng là một hình thức khá mới mẻ nhưng cũng được áp dụng
khá nhiều ở Việt Nam hiện nay. Thiết kế không gian bán hàng ở Việt Nam trong những
năm gần đây chủ yếu hướng tới giới trẻ - năng động và cá tính. Thiết kế không gian trong
47
những cửa hàng này thường có màu sắc trẻ trung, hiện đại, cách thức trang trí ngộ
nghĩnh, sáng tạo, được giới trẻ yêu thích.
H2M Coffee (497/6C Sư Vạn Hạnh Phường 12 Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh)– Quán
cafe đáng yêu như cổ tích. Quán được thiết kế dựa vào kiến trúc của các vườn hoa Châu Âu cổ
điển.
Hình 7: Một góc quán café H2M
Nguồn www.kenh14.vn
Thiết kế nội thất khá đặc biệt, quán có bốn lầu và mỗi tầng đều có một phong cách
khác nhau, và một mùa trong năm. Tầng trệt là mùa xuân với thật nhiều cây cỏ, hoa lá kết
hợp hài hòa. Nhiều chậu hoa be bé xếp dọc bờ tường và cả trên bàn khách, nhìn vào là
biết ngay không khí của mùa xuân đang lan tràn khắp căn phòng. Tầng hai, tầng ba và
tầng bốn lần lượt được thiết kế theo phong cách các mùa hạ, thu và đông. Điểm nhấn
quan trọng nhất là các loại hoa biểu tượng của các mùa được vẽ khắp căn phòng dưới bàn
tay điêu luyện của người họa sĩ. Nó cũng là điểm quan trọng nhất trong H2M coffee, vì
nó giúp khách hàng cảm nhận được đúng hương vị của các loại mùa và còn để cảm nhận
được nét tươi trẻ bên trong căn phòng.
Gloria Jean’s Coffee là thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới được đưa vào hoạt động
2 quán tại TPHCM và Hà Nội. Không gian quán được thiết kế đơn giản nhưng vẫn toát
48
lên nét sang trọng và hiện đại. Bàn ghế của quán sử dụng tông màu cà phê như ấm cúng
hơn hẳn bởi ánh sáng màu vàng nhạt phát ra tử chiếc đèn.
Hình 8: Quán Gloria Jean’s Coffee ( Hà Nội)
Nguồn: www.google.com
Ngoài thiết kế không gian năng động, trẻ trung, một hướng thiết kế nữa cũng được
các nhà hàng hướng đến. Đó là thiết kế những cửa hàng theo phong cách truyền thống
pha chút hiện đại. Làng ẩm thực (Số 8 - ngõ 88 - Trần Quý Cáp - Hai Bà Trưng - Hà
Nội) có không gian được thiết kế theo không gian gần gũi với người Việt mà cũng rất
hiện đại, sang trọng: Nếu như khu đại sảnh, phòng VIP mang phong cách hiện đại, lịch
sự, phù hợp cho những bữa tiệc hội nghị, thì khu ẩm thực ngoài trời lại đem tới cảm giác
thoải mái bởi lối bài trí đơn giản, dân dã, với khung tre vách nứa và màu nâu truyền
thống làm chủ đạo.
Các cửa hàng Phở Vuông có thể xem là một ví dụ điển hình trong việc thiết kế không
gian bán hàng độc đáo. Mặc dù được đặt vị trí tại các đường phố đông đúc, sầm uất
nhưng khi bước chân vào những cửa hàng Phở Vuông, khách hàng đều cảm nhận ngay
49
một không gian yên tĩnh và thoải mái để thưởng thức một tô phở Hà Nội truyền thống.
Các đồ dùng như thực đơn, khay đựng, bát đĩa, đèn tường, đèn trần… cho đến các họa
tiết trang trí trên mặt bàn đều được thiết kế hình vuông. Bao trùm không gian của nhà
hàng là màu xanh ngọc chủ đạo tạo cảm giác mát mẻ, thoáng đãng.
Ngoài ra còn rất nhiều các đị
1.3. Về công cụ thiết kế logo
Các doanh nghiệp trên thị trường ngày nay đã chú trọng vào việc tạo ra được một
logo thật ý nghĩa, ấn tượng khiến người tiêu dùng có khả năng ghi nhớ được thương hiệu.
Mỗi doanh nghiệp khi thiết kế đều muốn tạo ra một logo biểu trưng đặc sắc nhất cho hình
ảnh các doanh nghiệp.
Một ví dụ tiêu biểu là logo của Công ty Viễn thông Viettel
• Nhìn logo Viettel, chúng ta thấy có sự chuyển động liên tục, xoay vần vì
hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tính
logic, luôn luôn sáng tạo, đổi mới liên tục.
• Khối chữ Viettel đặt ở giữa thể hiện quan điểm phát triển, tầm nhìn thương
hiệu Viettel, luôn lấy con người làm trọng tâm trong sự phát triển, luôn quan tâm đến
khách hàng. Chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng
lòng của các thành viên trong công ty, chung sức xây dựng một mái nhà chung Viettel.
• Về màu sắc, logo được cấu tạo từ ba màu: xanh, vàng đất và trắng. Màu
xanh thiên thanh biểu hiện cho màu của trời, màu của khát vọng vươn lên, màu của
không gian sáng tạo. Màu vàng đất là màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu, đón nhận.
Màu trắng là nền của chữ Viettel, thể hiện sự chân thành, thẳng thắn. Sự kết hợp giao hòa
giữa trời, đất và con người “Thiên thời – địa lợi – nhân hòa” theo những quan điểm của
triết học và cũng gắn liền với lịch sử, định hướng của công ty thể hiện cho sự phát triển
vững bền của thương hiệu Viettel.
50
Hình 9: Logo Viettel
Nguồn: www.viettel.vn
Hay như Logo của Vinaphone được thiết kế theo hướng tinh giản, hiện đại, mềm mại
và chỉ sử dụng một màu xanh đặc trưng của công nghệ viễn thông hiện đại (màu Cyan
100%). Về mặt hình khối, biểu tượng (icon) mới được tạo nên bởi sự liên kết mềm mại
nhưng chặt chẽ từ 3 đơn nguyên lấy cảm hứng từ hình ảnh của nước trong triết lý phương
Đông – uyển chuyển nhưng đầy sức mạnh, với hướng chuyển động không ngừng vươn
xa, tư tưởng năng động, tính lan toả và sức mạnh kết nối của VinaPhone.
Hình 10: Logo Vinaphone
Nguồn:www.vinaphone.com.vn
1.4. Nhóm công cụ tác động lên quảng cáo.
Các công cụ marketing dựa trên giác quan của con người tác động đến thị giác được
ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực quảng cáo đặc biệt là quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Đặc biệt là quảng cáo có kết hợp thêm các công cụ tác động vào âm
thanh. Những quảng cáo truyền hình thành công nhất đều có một điểm nhấn sáng tạo đó
51
là thu hút sự chú ý của khán giả và nhiều quảng cáo truyền hình thành công vì đã gây xúc
động cho người Việt hoặc mang đậm tính hài hước.
Ngày 7/05/2010, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố 10 quảng cáo thành
công nhất trên các kênh truyền hình của Việt Nam dựa vào cuộc khảo sát được thực hiện
qua Internet trong 12 tháng trước đó. Nghiên cứu được thực hiện ở 12 ngành hàng khác
nhau bao gồm các lĩnh vực như đồ uống, ô tô, chất tẩy rửa, đồ điện, tài chính, thực phẩm,
các sản phẩm chăm sóc tóc và da, xe máy, viễn thông với hơn 100 nhãn hiệu sản phẩm
lớn nhỏ qua hơn 140 quảng cáo truyền hình (TVC). Cuộc khảo sát trực tuyến (nhằm vào
các khách hàng mục tiêu của mỗi lọai sản phẩm) do Cimigo tiến hành đã thu được 22.000
đánh giá cho hơn 140 TVC.
Trong đó có: mẩu quảng cáo của Vinamilk có hình ảnh bong bóng với thông điệp
uống sữa Vinamilk để đóng góp 6 triệu ly sữa cho trẻ em khắp Việt Nam. Mẩu quảng cáo
thứ 2 dùng hình ảnh các chú bò nhảy múa để quảng cho sữa tươi nguyên chất của
Vinamilk. Hình ảnh chú bò thân thiện trong quảng cáo sữa của Vinamilk được coi là
quảng cáo truyền hình thành công nhất tại Việt Nam. Các quảng cáo truyền hình đứng kế
tiếp là dầu đậu nành Simply, bia Heineken, bột giặt Omo, bột ngọt Ajinomoto, nước giải
khát Coca-Cola, bột nêm Knorr, kem đánh răng Close Up và quảng cáo của Beeline về
chương trình khuyến mãi giá cước Big Zero.
Hình 11: Quảng cáo Vinamilk- đàn bò nhảy múa
52
Nguồn: www.vinamilk.com.vn
Ngoài ra ở Việt Nam hiện nay cũng rất phát triển hình thức quảng cáo thông qua
brochure, băng rôn, panno, áp phích ….với những cách kết hợp màu sắc và kiểu chữ đa
dạng và bắt mắt.
Tháng 6/2009, mẩu quảng cáo ngoài trời cho sản phẩm kem dưỡng da chống nhăn
Olay, của tập đoàn Procter&Gamble, đã đoạt giải Đồng của Liên hoan quảng cáo quốc tế
Cannes. Sự sáng tạo của tác phẩm thể hiện qua hình ảnh nắp hộp kem Olay được “tạo
dáng” trông như chiếc bàn ủi, với câu khẩu hiệu ngắn gọn: Olay xóa mọi nếp nhăn. Một
tháng sau đó, Procter&Gamble lại thực hiện tiếp một quảng cáo ngoài trời khác cho nhãn
hàng nước xả vải Downy Hoa Hồng, bằng việc trải 1.420 mét thảm nhựa in hình hoa
hồng trong khuôn viên chợ Bến Thành trong vòng 10 ngày, gây ấn tượng với người dân
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các công cụ tác động lên khứu giác
Có tác dụng gấp 5 lần so với các công cụ tác động lên thị giác và 18 lần các công cụ
tác động thính giác, tuy vậy việc sử dụng các công cụ tác động lên khứu giác còn có
nhiều hạn chế. Đây là hiện trạng chung của thế giới và cũng là hiện trạng chung trên thị
trường Việt Nam.
2.1. Nhóm công cụ tác động lên sản phẩm
Tại Việt Nam, công cụ tác động lên khứu giác được sử dụng tương đối đặc biệt trên
các thị trường bán lẻ truyền thống. Trên thị trường này, các công cụ vốn đã xuất hiện từ
lâu, nhưng hoàn toàn là bột phát, “hữu xạ tự nhiên hương”. Mùi hoa thơm khiến người
qua đường dừng lại mua, mùi bánh rán hấp dẫn kích thích đói bụng… Những mùi thơm
khiến người qua đường khó có thể quay lưng lại do nó đánh vào các nhu cầu thiết thực
nhất và cơ bản nhất của con người.
Nhóm công cụ tác động lên sản phẩm có thể chia thành hai loại:
- Khi mùi hương là giá trị cốt lõi của sản phẩm:
Nhắc đến mùi hương là giá trị cốt lõi của sản phẩm không thể không nhắc đến sản
phẩm nước hoa. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, sản phẩm nước hoa là vô cùng đa
53
dạng. Những tên tuổi lớn của làng nước hoa thế giới như Giorgio Armani, Lancome,
Chanel, Calvin Klein….hiện cũng đã có mặt tại Việt Nam, mang lại cho phụ nữ Việt
Nam thêm nhiều lựa chọn với nhiều mùi hương khác nhau. Nhắc đến nước hoa trên thị
trường Việt Nam, cũng không thể không kể đến các sản phẩm nước hoa của công ty mĩ
phẩm Sài Gòn- công ty sản xuất mĩ phẩm lớn nhất tại Việt Nam- như Miss SaiGon , Miss
VietNam, Cindy, Fantasy, Zues, Spring,... Trong đó, nước hoa Miss SaiGon Elegance là
tặng phẩm được dùng làm quà cho các nguyên thủ cấp cao tại Hội Nghị Thượng đỉnh
APEC diễn ra tại Hà Nội vào năm 2006.
Đối với các sản phẩm mà mùi hương là giá trị cốt lõi khác như lăn khử mùi, nước xịt
phòng….thị trường vẫn thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Trên thị trường này, doanh
nghiệp Việt Nam chưa có tiếng nói.
- Khi mùi hương không phải giá trị cốt lõi của sản phẩm
Đầu thập niên 90, khi Việt Nam mới đổi mới, sản phẩm trên thị trường còn khan
hiếm, chưa đa dạng. Do lúc này các doanh nghiệp nước ngoài còn dè dặt trong việc đầu
tư vào Việt Nam, sản phẩm trên thị trường nghèo nàn cả về mẫu mã, kiểu dáng, cũng như
mùi vị. Khách mua hàng gặp khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm phù hợp nhu cầu
của mình, hay mua hàng nhưng chưa hề ưng ý với sản phẩm. Cho đến nay, bộ mặt của thị
trường đã hoàn toàn đổi khác. Đặc biệt trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nơi thị trường có
khả năng tiêu thụ lớn, thị trường phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, và cả mùi hương
nhằm tạo ra sự khác biệt cho chính sản phẩm, xây dựng chỗ đứng riêng cho doanh
nghiệp. Chẳng hạn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sensory marketing ( marketing dựa trên giác quan) từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại việt nam.pdf