Đề tài Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương

Đến nay, Bình Dương đã tạo việc làm cho gần 700.000 lao động , trong đó hơn 570.000 là

ngoài tỉnh; nhu cầu tuyển dụng hàng năm ở Bình Dương từ 40.000 - 50.000 LĐ. Trong thời

gian qua, Bình Dương rất quan tâm chú trọng, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng các cơ sở

dạy nghề trên địa bàn tỉnh dạy nghề đáp ứng theo nhu cầu DN và thị trường LĐ, chỉ đạo các

trường thành lập bộ phận, trung tâm giới thiệu việc làm và quan hệ với DN, tổ chức hội thảo

chuyên đề: “Dạy nghề đáp ứng nhu cầu DN và thị trường LĐ”. Qua hội thảo giúp Sở Lao

động - Thương binh & Xã hội tạo cầu nối giữa nhà trường và DN, tổ chức ký kết hợp đồng

đào tạo giữa nhà trường và DN và nắm bắt được những ý kiến góp ý từ phía DN để các cơ

sở dạy nghề từng bước điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của DN.

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất 29 lượng, quản lý lao động khoa học, đã góp phần nâng cao tinh thần hợp tác, nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc. Tâm lý của người lao động chưa thật sự ổn định, tình trạng biến động lao động diễn ra tương tự qua các năm: số lao động tăng thêm và số lao động giảm đi gần như tương đương. 3.2.2.2 Lao động: Năm 2009, khoảng 46.500 lao động được giải quyết việc làm (Nghị quyết 35.000 - 40.000 lao động); tỷ lệ qua bồi dưỡng, đào tạo nghề đạt 60% (Nghị quyết đến năm 2010 đạt 45%). Hình 3.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Bình Dương 2009 Đến nay, Bình Dương đã tạo việc làm cho gần 700.000 lao động , trong đó hơn 570.000 là ngoài tỉnh; nhu cầu tuyển dụng hàng năm ở Bình Dương từ 40.000 - 50.000 LĐ. Trong thời gian qua, Bình Dương rất quan tâm chú trọng, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh dạy nghề đáp ứng theo nhu cầu DN và thị trường LĐ, chỉ đạo các trường thành lập bộ phận, trung tâm giới thiệu việc làm và quan hệ với DN, tổ chức hội thảo chuyên đề: “Dạy nghề đáp ứng nhu cầu DN và thị trường LĐ”. Qua hội thảo giúp Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tạo cầu nối giữa nhà trường và DN, tổ chức ký kết hợp đồng đào tạo giữa nhà trường và DN và nắm bắt được những ý kiến góp ý từ phía DN để các cơ sở dạy nghề từng bước điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của DN. Hầu 30 hết các học sinh tốt nghiệp từ các trường nghề như: Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore, Cao đẳng Nghề Công Nghệ và Nông lâm Nam bộ, Trung cấp Nghề Bình Dương... đều tìm kiếm được việc làm, trong đó 80% làm việc trong các KCN và được các DN đánh giá đạt về kỹ thuật chuyên môn, chuyên ngành đào tạo. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, hiện có hơn 230 doanh nghiệp đăng ký với nhu cầu tuyển dụng gấp gần 20 ngàn lao động để phục vụ sản xuất. Dự kiến, năm nay các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển hơn 40 ngàn lao động. Quý I/2010, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương đã hồi phục sản xuất-kinh doanh, có nhiều đơn đặt hàng nên nhu cầu cần tuyển dụng lao động rất lớn. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động lại khó khăn, nhất là lao động phổ thông. Để thu hút lao động, một số công ty đưa ra những chính sách đãi ngộ, đào tạo nghề cho lao động, trả lương và phụ cấp trong thời gian học việc, có chỗ ở miễn phí, xe đưa đón và các chế độ khác. Ghi nhận tại sàn việc làm lần thứ 18 mới diễn ra tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cho thấy, thị trường lao động ở Bình Dương đang rất sôi động, nhiều doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch song rất ít doanh nghiệp tuyển được lao động ưng ý. Hiện nay Toàn tỉnh Bình Dương có trên 11.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước được cấp phép, trong đó có gần 2.000 dự án nước ngoài. Số dự án đó đã thu hút 650.000 CNLĐ, trong đó khoảng 70% là lao động nhập cư. Trước thực trạng đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến CNLĐ, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tuy nhiên, Phần lớn CNLĐ đều xuất thân tại các vùng nông thôn trong cả nước, nhìn chung trình độ mọi mặt đều thấp. Theo khảo sát trong 1.000 CNLĐ ở 40 doanh nghiệp cho thấy, trình độ học vấn của CNLĐ đến từ các vùng nông thôn phổ biến ở trình độ các lớp cấp II, chiếm tỷ lệ 63,2%; trình độ từ lớp 10 đến 12 đạt tỷ lệ 28,4%; trình độ ở cấp I chiếm tỷ lệ 8,2%; mù chữ tỷ lệ 0,2%. Đáng lưu ý, số CNLĐ chưa qua đào tạo nghề chiếm 70%. 31 Hình 3.3: Trình độ người lao động Bình Dương Sự nhận thức về chính trị, pháp luật và kiến thức hiểu biết về xã hội còn nhiều hạn chế. Trước thực tế này, công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật, nhất là Luật Lao động, Luật Công đoàn được các cấp Công đoàn đặc biệt quan tâm và coi đây là nội dung công tác được tiến hành thường xuyên, dưới nhiều hình thức, biện pháp. Hiện tại thị trường lao động của tỉnh vẩn đang thiếu hụt trầm trọng cả về lao động phổ thông lẫn lao đông đã có tay nghề. Các nhà máy sản xuất trong tỉnh đang gặp phải tình trạng khó khăn vì thiếu hụt nguồn lao động. đây là một bài toàn nan giải cần có sự hợp tác của cá ngành các cấp của tỉnh. 32 Hình 3.4: Mức độ đào tạo lao động của Bình Dương và một số tỉnh qua khảo sát của VCCI Trong quí 1/2010, các KCN tỉnh Bình Dương đã thu hút được trên 6.000 lao động làm việc, trong đó, lao động trong nước là 5.500 người, nâng tổng số lao động đang làm việc trong các KCN Bình Dương đến nay là 196.977 người, tăng 2,8% so với đầu năm và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2009. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 77,14%, tổng số lao động nữ chiếm 59%. Lao động người Bình Dương là 14.923 người, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 7,5% trong tổng số lao động các KCN, lao động nữ người Bình Dương là 8.272 người, chiếm 7,1% tổng số lao động nữ trong các KCN, đa số là lao động phổ thông. Cũng trong quí I/2010, BQL các KCN Bình Dương đã cấp mới 662 giấy phép lao động cho người nước ngoài, nâng tổng số lao động nước ngoài đang làm việc có giấy phép lao động là 2.554 người, đạt 79,1% trên tổng số chuyên gia đang làm việc tại các KCN; gia hạn 25 giấy phép lao động nước ngoài. Tính đến nay, lao động người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN là 3.836 người, tăng 492 người (14,7%) so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, chuyên gia là 3.229 người. 33 tỷ lệ lao dộng 8% 2% 90% lao động bình dương chuyên gia nước ngoài các tình khác Hình 3.5: Tỷ lệ lao động tại Bình Dương phân theo địa phương Lao động có hợp đồng từ 1 năm trở lên là 180.689 người, chiếm 91,73% trên tổng số lao động làm việc tại các KCN, tăng 12.927 người (tăng 12,31%) so với cùng kỳ năm 2009, trong đó hợp đồng gia hạn dưới 1 năm là 18.266 người, có thời hạn 1-3 năm là 108.505 người và không xác định thời hạn là 53.918 người. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.605.000 đồng/tháng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2009 Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, hiện tỉnh có 6.542 dự án đầu tư trong và ngoài nước đang hoạt động ở 24 KCN. Tình hình cung - cầu lao động thời gian qua tuy có tiến triển nhưng vẫn mang tính “chữa cháy”. Dự báo nhu cầu sắp tới sẽ tăng lên rất lớn, cả về số lượng và chất lượng. Theo đại diện Tập đoàn Siemens VN (KCN Việt Nam - Singapore), vấn đề nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao luôn là một trong những mục tiêu được đơn vị đặt ra trong quá trình phát triển. Do đặc thù lĩnh vực sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao nên doanh nghiệp rất cần đội ngũ kỹ sư trình độ tay nghề tương xứng để tiếp cận, sử dụng công nghệ hiện đại. Thế nhưng, việc kiếm người phù hợp trên địa bàn rất khó nên công ty thường tuyển dụng ở địa phương lân cận như TP.HCM. Tương tự, Công ty Fujikura Việt Nam cũng cho hay, ngoài chính sách 34 giữ chân người lao động, công ty luôn chủ động phát triển nguồn nhân lực cho mình bằng mọi cách nhưng chủ yếu là tự đào tạo. Đại bộ phận lao động nhập cư có tay nghề thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn thấp, chất lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu và sẽ là một cản trở đối với sự phát triển các KCN trong thời gian tới. Về tác phong lao động: Phần lớn lao động nhập cư là những người xuất thân từ nông thôn nhiều vùng trong cả nước (đông nhất là miền Trung và Tây Nam Bộ), chưa được đào tạo về kỹ năng, kỷ luật lao động công nghiệp, còn mang nặng tâm lý người sản xuất nhỏ, tác phong tiểu nông, tuỳ tiện. 3.2.2.3 Giáo dục dạy nghề Bình Dƣơng: Tuy có những sự khó khăn về khan hiếm nguồn nhân lực có trình độ nhưng các trường vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Những khó khăn về nguồn nhân lực của Bình Dương do nhiều nguyên nhân: Việc đầu tư xây dựng trường nghề còn quá chậm; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu và yếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn bất cập; việc xã hội hóa trong đào tạo còn hạn chế cả quy mô lẫn ngành nghề. Hiện tỉnh có 10.000 sinh viên đang theo học các trường đại học nhưng mỗi năm chỉ 2.000 người trở về công tác... Hệ thống các cơ sở nghề chính quy: Hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh trong các năm gần đây, từ 18 cơ sở năm 2001 lên 40 cơ sở năm 2008. Tính đến tháng 10/2010, tỉnh có 42 cơ sở dạy nghề: Bảng 3.4: Hệ thống mạng lưới dạy nghề theo hình thức đào tạo TT Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cao đẳng nghề 5 12 2 Trung cấp 8 19 3 Trung tâm dạy nghề 12 28,5 4 Cơ sở có đăng ký dạy nghề 17 40,5 Tổng 42 100 Nguồn: Quy hoạch dạy nghề Bình Dương đến năm 2020 35 Chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề có bước chuyển biến, ngành nghề đào tạo từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, quy mô dạy nghề được mở rộng. Trong năm học 2009-2010, các cơ sở dạy nghề đã đào tạo được 32.019 học viên, đạt kế hoạch đề ra, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó, đào tạo nghề 45%. Các ngành nghề đào tạo thu hút được nhiều người học như Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, Quản trị mạng, Tin học văn phòng, Thiết kế đồ họa, Điện tử công nghiệp….Các cơ sở dạy nghề cũng không ngừng đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ giáo viên để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu dạy và học. Các cơ sở đào tạo cao đẳng nghề và trung cấp nghề còn ít so với số lượng các cơ sở đào tạo sơ cấp. Chính sách của tỉnh đã thu hút được các nhà đầu tư trong nước tham gia đào tạo, nhưng chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài để khai thác những yêu thế về vốn và trình độ quản lý, cũng như chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Các cơ sở dạy nghề của tình chủ yếu phân bố tại các khu công nghiệp, tại Thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Do đó, sẽ ảnh hưởng cơ hội học nghề của lực lượng lao động ở các huyện phía Bắc. Bên cạnh các trung tâm dạy nghề, tỉnh còn có các trung tâm bảo trợ và giáo dục lao động xã hội, trường giáo dưỡng tham gia đào tạo nghề ở trung tâm cộng đồng. Cơ sở dạy nghề không chính quy: Ngoài các trung tâm, cơ sở dạy nghề nói trên, còn có hình thức dạy nghề tại nhà, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ như: tiệm may mặc, sửa xe gắn máy, uốn tóc, cơ khí, đóng bàn ghế-đồ gỗ,…Hình thức đào tạo này góp phần đáng kể giải quyết việc làm trong lao động tự do không có điều kiện tham gia trường, lớp bài bản. Các điều kiện đảm bảo phát triền đào tạo (1) Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống dạy nghể dân lập: đa số có mặt bằng nhỏ bé, chật hẹp, phần lớn là nhà ở của chủ hoặc thuê mướn. Thông thường mặt bằng của các cơ sở này khoảng 200-300m2. 36 Diện tích mặt bằng bình quân tại 1 cơ sở dạy nghề của nhà nước: 24510m2/cơ sở, bình quân: 25,9m2/1 học viên. Chỉ tiêu này tương đối tốt để đảm bảo không gian học cho học viên. Diện tích các phòng học bình quân: 969m2/cơ sở, bình quân 1 học viên: 1,02m2. Diện tích các phòng thực hành: 1267m2/cơ sở, bình quân 1 học viên: 1,34m2 ( Nguồn: Quy hoạch nhân lực Bình Dương, 2020) (2) Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy: Tổng số cán bộ nhân viên trong các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bình Dương có khoảng 1735 người, trong đó có 90% số giảng viên đạt chuẩn. Đội ngũ giảng viên có trình độ trên đại học chiếm 12,8%, trình độ cao đẳng và đại học chiếm 62,4%, trình độ từ trung cấp trở xuống còn lớn, chiếm 24,8%. Năng lực của đội ngũ giảng viên: số giảng viên đạt loại khá trở lên chiếm 87%, giáo viên đạt loại trung bình trở xuống chiếm 13%. Số cán bộ quản lý đạt loại khá trở lên chiếm khoảng 97%, loại trung bình chiếm 3%. Về nhóm tuổi của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý: số cán bộ giảng viên, cán bộ quản lý trên 51 tuổi chiếm 11%, từ 40 tuổi trở xuống chiếm 68,5%. Lực lượng giảng viên và cán bộ quản lý của tỉnh là đa số trẻ, nhưng nếu 5-10 năm nữa, nếu không có sự bổ sung thì sẽ thiếu hụt và mất cân đối. (3) Chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo Tình hình chung hiện nay, các cơ sở dạy nghề thường sử dụng chương trình giảng dạy đã phát hành theo quy định của bộ, ngành chức năng, của nước ngoài, của trường khác…chiếm khoảng 40%. Giáo viên tự xây dựng chương trình chiếm khoảng 57%, các loại khác chiếm 3% Về giáo trình giảng dạy: các cơ sở dạy nghề khu vực Nhà nước chủ yếu sử dụng các giáo trình chính thống, các đơn vị dạy nghề dân lập sử dụng các giáo trình tự soạn là chủ yếu hoặc sách giáo khoa do các trường khác biên soạn. 37 Do chưa có đầy đủ các chương trình, giáo trình chuẩn do Tổng cục thống kê ban hành, trang thiết bị còn hạn chế, dẫn đến chất lượng chưa đảm bảo, chưa đồng đều, nội dung đào tạo còn lạc hậu, chưa cập nhật với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Phương pháp đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu công cụ trực quan, hoặc thực hành chưa nhiều. Cơ cấu chương trình dạy nghề Về mức độ phù hợp của các môn học có mức độ tốt trở lên chiếm 40%, còn 20% chương trình chưa phù hợp. Về thời lượng các môn học có mức độ tốt trở lên chiếm khoảng 67% và mức độ trở xuống chiếm 33%. Về cơ cấu học lý thuyết và thực hành của các môn học mới đạt độ tốt trở lên chiếm 70%, mức độ trung bình trở xuống chiếm 30% Về mức độ cập nhật kiến thức của các môn học đạt tốt trở lên chiếm 63,4%, đạt trung bình trở xuống chiếm 36,6% (Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Bình Dương 2011- 2020) Đối tượng tuyển sinh đào tạo Trong tổng số học viên tham gia học nghề có khoảng 8,5% học viên dài hạn, học viên ngắn hạn chiếm khoảng 91,5%. Về đối tượng tuyển sinh: học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở chiếm 51,3% và đối tượng khác như lao động làm việc tại các khu công nghiệp chiếm 23%, lao động nông thôn chiếm 17,5%, đối tượng khác chiếm 8,2%. Con số này phản ánh hệ thống dạy nghề chưa thu hút được đối tượng học viên là học sinh trung học. Năng lực đào tạo 38 Bảng 3.5: Quy mô đào tạo của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Ngành nghề Số lượng học viên (người) Tỷ lệ (%) Sư phạm 1000 4,28 Ngoại ngữ, du lịch 236 1,01 Các ngành nghề xã hội khác 6366 27,23 Cơ khí 932 3,99 Kỹ thuật nông, lâm nghiệp, thủy sản 570 2,44 Chế tạo, vận hành máy móc thiết bị 4335 18,54 Tin học, viễn thông 4990 21,34 Xây dựng 220 0,94 Y dược 2730 11,68 Nghề truyền thống của địa phương 380 1,62 Lĩnh vực khoa học tự nhiên khác 1620 6,93 Kinh tế 2666 10,24 Tổng 26045 100 Nguồn: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Dương, 2008 Các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã đăng ký dạy khoảng 12 ngành nghề. Ngoài ra chưa tính các hình thức dạy nghề truyền thống tại nhà, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, cũng như hệ thống dạy nghề của các doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo đa ngành, nhưng thực tế mới một số ngành tin học viễn thông: 21,34%, chế tạo vận hành máy móc thiết bị: 18,54%, y dược: 11,68%, kinh tế: 10,24%. Nhìn chung cơ cấu đào tạo thường theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vốn đầu tƣ cho đào tạo nghề Trong giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo nghề như sau: Chương trình mục tiêu: 15 tỷ đồng Ngân sách đầu tư trang thiết bị dạy nghề: 33 tỷ đồng Ngân sách đầu tư cho các cơ sở dạy nghề công lập: 125 tỷ đồng Đánh giá thực trạng năng lực về tào đạo nghề: Theo số liệu thống kê, kết quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tỷ lệ đào tạo nghề của tỉnh năm 2005 đạt: 38%, năm 2009: 55%, năm 2010 đạt 60%. 39 Để đạt được những kết quả nhưng vậy là nhờ sự nỗ lực của chính quyền tỉnh, của người dân, của doanh nghiệp, nhà trường trong công tác xã hội hóa đào tạo nghề. Công tác đào tạo nghề đã có những đóng góp tích cực đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề vừa bảo đảm chặt chẽ, đúng theo quy định của nhà nước, vừa tạo ra một cơ chế chính sách thông thoáng để khuyến khích các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân tham gia vào đào tạo nghề. Tuy vẫn còn hạn chế trong việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo… Xu hướng đào tạo nghề đang hình thành theo hướng đa dạng hóa, vừa đào tạo nghề ngắn hạn, vừa dài hạn, liên kết giữa các trường,…Nội dung và chương trình đào tạo đã đáp ứng nhu cầu tại chỗ của địa phương, từng bước mở rộng hình thức đào tạo công nhân cho các tỉnh lân cận. Hệ thống mạng lưới dạy nghề đã được xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế và cá nhân tham gia, chiếm khoảng 47%. Tuy nhiên, so với yêu cầu còn chưa đáp ứng được thực tế phát triển của Bình Dương. Nguyên nhân là do: Hệ thống mạng lưới dạy nghề của Tỉnh còn quá ít về số lượng và yếu về chất lượng so với dân số và yêu cầu đào tạo. Trang thiết bị thiếu và lạc hậu, nội dung chương trình giảng dạy chưa phù hợp, không theo kịp yêu cầu của các doanh nghiệp, đội ngũ giảng dạy trình độ chưa cao. Hệ thống mạng lưới dạy nghề phân bố chưa thật sự hợp lý nhưng bước đầu tập trung ở các thị xã và khu công nghiệp của tình nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt. Cơ sở dạy nghề quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng một số ngành đã phát triển nhanh, đặc biệt là ngành tin học, may, thêu, cơ khí,…Tuy nhiên, cơ cấu đào tạo dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp. 40 Qui mô và ngành nghề đào tạo hàng năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và chưa xứng với vai trò của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các cơ sở dạy nghề nhà nước được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng, nhưng vẫn chưa chú trọng đầu tư vào máy móc, trang thiết bị. Các cơ sở dạy nghề dân lập chưa quan tâm hiều đến hạ tầng công cộng, chưa đáp ứng được nhu cầu của từng ngành nghề. Nội dung giảng dạy vẫn còn lậu hậu, chưa đáp ứng và bắt kịp với tình hình thực tế. Phần lớn đội ngũ giảng viên còn trẻ, thiếu về số lượng cũng như chất lượng, ít có cơ hội cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ sư phạm. Vì thế, Bình Dương xác định nguồn nhân lực là một trong những nhân tố có tính quyết định. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã tập trung vào công tác đào tạo nhằm phục vụ tốt yêu cầu của các nhà đầu tư. Vì vậy Bình Dương vừa xây dựng, vừa hợp tác liên kết để xây dựng phát triển các dự án giáo dục và đào tạo 3.3 Các thuận lợi của Bình Dƣơng để thu hút nhân tài 3.3.1 Cơ sở hạ tầng cứng: 3.3.1.1 Hệ thống giao thông, mạng lƣới viễn thông, điện, nƣớc Với vi ̣ trí điạ lý thuâṇ lơị , Bình Dương dần trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước. Cơ sở ha ̣tầng ở đây đa ̃có sư ̣chuyển biến khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quyết định số 81/2007/QĐ - TTg phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2015 - 2020" vào ngày 5.6.2007. 41 Hình 3.6: Phối cảnh thành phố mới Bình Dương Theo quy hoac̣h, kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà chủ yếu là giao thông phát triển đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa. Chuẩn bị kết nối hệ thống Metro (tàu điện ngầm) từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi Thủ Dầu Một vào sau năm 2020. Mạng lưới tỉnh lộ và huyện lộ sẽ kết nối với các trục giao thông và các đường vành đai nhằm kết nối giao thông thông suốt tới các khu, cụm công nghiệp và các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp. Phát huy hiệu quả các tuyến đường sắt trên địa bàn. Đối với giao thông đường thuỷ tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh. 3.3.1.2 Cấp điện, cấp nƣớc: 42 Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình 24%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011- 2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400 GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 - 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau 2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm 2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 - 97% hộ nông thôn được dùng điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020. 3.3.1.3 Thông tin liên lạc: Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mật độ điện thoại năm 2010 đạt 42 máy/100 dân, năm 2015 đạt 50 máy/100 dân và năm 2020 đạt 60 máy/100 dân; tăng nhanh số người được sử dụng mạng internet. (Quy hoạch Bình Dương đến 2020) Hệ thống bưu chính viễn thông: 100% cơ sở thông tin với kỹ thuật số hóa và tổng đài kỹ thuật số; các dịch vụ điện thoại, fax, telex, gentex, truyền dẫn số liệu tự động hóa hai chiều đạt tiêu chuẩn quốc tế; hệ thống cáp quang đã được xây dựng ở thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và các khu công nghiệp; năm 2002 đạt 13,8 máy điện thoại/100 dân. 3.3.1.4 Thiết kế kiến trúc đô thị Kiến trúc đô thị là một vấn đề quan trọng, không chỉ đối với những thành phố lớn mà còn có y nghĩa với các tỉnh lẻ. Sức hút tìm tàng ngày càng được xác định rõ ràng hơn là sự quay về các giá trị và tính hấp dẫn xưa cũ. Quy hoạch đô thị ngày càng gia tăng kết hợp với tư tưởng chủ đạo về tiếp thị điểm đến. Chất lượng của cuộc sống và môi trường trở nên được chú thường xuyên hơn như là một yeu tố thu hút. Với khẩu hiệu “ thành phố thân thiện, điểm đến cho mọi người” thành phố mới Bình Dương đã được xây dựng. 43 Theo quy hoạch 1/500, Khu đô thị mới Bình Dương sẽ bao gồm các hạng mục: 1. Khu trung tâm hành chính tập trung của Thành phố Bình Dương, tạo thành nét mới trong việc cải cách quản lý hành chính nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho người dân. 2. Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao. 3. Trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán. 4. Văn phòng cho thuê, nhà hàng – khách sạn cao cấp. 5. Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học. 6. Các khu phục vụ cộng đồng như: quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện. 7. Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện ngầm, hệ thống liên lạc… Khu đô thị mới sẽ là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn tỉnh. Một trung tâm đô thị hiện đại, năng động, bền vững với đầy đủ các loại hình phát triển phục vụ cho khoảng trên 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc. Để thực hiện theo quy hoạch trên, Becamex IDC đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hệ thống giao thông công cộng được kết nối dễ dàng với các tỉnh, thành lân cận, đồng thời tổ chức tiếp thị mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp trong và ngoài nước có uy tín, kinh nghiệm, kỹ thuật, tiềm lực tài chính tham gia đầu tư các hạng mục thứ cấp vào Khu đô thị. Khi hoàn thành xây dựng, khu đô thị mới này sẽ trở thành một thành phố thương mại, công nghệ và dịch vụ, đáp ứng được các mục tiêu sau: Thành phố mới phát triển dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế đô thị hiện đại thân thiện với môi trường. Cung cấp những dịch vụ tốt nhất. 44 Mô hình phát triển dựa trên các ý tưởng thiết kế mới và công nghệ mới nhằm thu hút các loại hình dịch vụ mới công nghệ cao. 3.3.1.5 Cải thiện cơ sở hạ tầng Kiến trúc đô thị có thể mang lại giá trị độc đáo cho một địa phương, cơ sở hạ tầng tạo khả năng thu hút cho kiến trúc đó. Duy trì chất lượng cuộc sống và hỗ trợ cho hiệu suất kinh tế, một địa phương đòi hỏi cơ sở hạ tầng được phát triển và bảo quản. Thiếu cơ sở hạ tầng sẽ hạn chế sự lưu chuyển của người dân, hàng hóa và thông tin, do đó ngăn cản sự phát triển của kinh tế. Ngày 13-11-2009, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Pháp được tổ chức tại Hà Nội nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Pháp François Fillon tới Việt Nam, tỉnh Bình Dương đã ký kết hợp đồng nghiên cứu quy hoạch đô thị hóa và mạng lưới giao thông cho TX.TDM với Tập đoàn AREP Ville (Pháp) dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Pháp François Fillon, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng. Hợp đồng được ký giữa tỉnh Bình Dương và Tập đoàn AREP Ville của Pháp có trị giá 710.000 euro (tương đương trên 1 triệu USD). 3.3.1.6 Cơ sở dịch vụ: khách sạn, nhà hàng Khi đến bất kỳ địa điểm một địa nào, nơi lưu trú, nghỉ chân cũng là mối quan tâm hàng đầu của du khách. Dưới đây là một số khách sạn nổi tiếng do Vnnavi chọn lọc sẽ làm cho bạn yên tâm hơn khi đến với tỉnh Bình Dương. Với các hình thức giải trí đồng bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMarketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf
Tài liệu liên quan