MARKETING TRỰC TIẾP QUA TRUYỀN HÌNH 1
VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM. 1
I. BẢN CHẤT CỦA MARKETING TRỰC TIẾP QUA TRUYỀN HÌNH. 1
1) Marketing trực tiếp. 1
2) Những công cụ của marketing trực tiếp: 3
a.Marketing bằng catalog: 3
b.Marketing bằng thư trực tiếp: 4
c.Marketing qua điện thoại: 5
d.Marketing đáp ứng trực tiếp trên truyền hình: 5
e.marketing đáp ừng trực tiếp trên truyền thanh, tạp chí và báo: 6
f.Mua hàng qua điện tử: 6
g.Mua hàng bằng máy: 6
3) Đặc điểm và lợi thế của marketing trực tiếp trên truyền hình. 7
a) Đặc điểm. 7
b) Lợi thế và bất lợi của marketing trực tiếp trên truyền hình. 8
c) Thực tiễn áp dụng marketing trực tiếp ở một số nước. 10
II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MARKETING TRỰC TIẾP TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM. 13
1) Thực trạng marketing trực tiếp và bán hàng trên truyền hình ở Việt Nam. 13
a) Mức độ sử dụng marketing trực tiếp. 13
b) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm của marketing trực tiếp ở Việt Nam. 13
2) Những điều kiện để áp dụng marketing trực tiếp và bán hàng trên truyền hình ở Việt Nam. 13
a) Điều kiện về công nghệ. 13
b) Luật pháp. 14
c) Kinh tế. 14
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM. 15
3) Đối với các doanh nghiệp kinh doanh. 15
4) Đối với các đài truyền hình. 15
5) Chính sách quản lý vĩ mô. 15
16 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Marketing trực tiếp qua truyền hình và khả năng áp dụng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trò thứ yếu trong hệ thống khuyến mãi của mình. Các phòng quảng cáo, kích thích tiêu thụ và lực lượng bán hàng được nhận phần lớn kinh phí khuyến mãi và ra sức bảo vệ ngân sách của mình (mặc dù có một phần nào đó trong các ngân sách đó được sử dụng cho marketing trực tiếp). Nhiều công ty quảng cáo vẫn chưa cung ứng dịch vụ marketing trực tiếp, bởi vì họ chưa quen với hình thức dịch vụ mới này hay vì tin rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách xây dựng và triển khai những chiến dịch quảng cáo. Tuy vậy hầu hết những công ty quảng cáo lớn đều đã chuẩn bị những điều kiện để thực hiện marketing trực tiếp và đang ngày càng cung ứng cho khách hàng của mình những phương tiện truyền thông phong phú hơn.
Trải qua nhiều năm, thuât ngữ marketing trực tiếp đã được hiểu theo những nghĩa mới. Lúc đầu nó chỉ là một hình thức marketing trong đó sản phẩm hay dịch vụ được chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà không sử dụng một người trung gian nào. Theo nghĩa này những công ty sử dụng nhân viên bán hàng để bán hàng trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng hay tổ chức ra những của hàng bán lẻ của nhà máy đều là sử dụng marketing trực tiếp. Sau này thuật nhữ đó được dùng để chỉ marketing thực hiện qua bưu điện, tức là marketing bằng catalog hay marketing bằng thư trực tiếp. Khi điện thoại và các phương tiện truyền thông khác được sử dụng nhiều trong việc chào hàng trực tiếp cho khách hàng, thì marketing trực tiếp đã được Hiệp Hội Marketing trực tiếp (DMA) định nghĩa lại như sau:
Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác của marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại đo được và/hay việc giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào.(1)
Trong định nghĩa này điều quan trọng là marketing được thực hiện nhằm thu được một phản ứng đáp lại đo được, thường là một đơn đặt hàng của khách hàng. (Có thể gọi là marketing đơn hàng trực tiếp).
Ngày nay nhiều người sử dụng marketing trực tiếp đã thấy rằng nó đang đóng một vai trò ngày càng lớn hơn (có thể gọi là marketing quan hệ trực tiếp). Những người làm marketring trực tiếp này sử dụng các phương tiện quảng cáo trả lời trực tiếp để bán hàng và tìm hiểu về một khách hàng có tên và đặc điểm chuyên môn đã được nhập vào cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thường xuyên và ngày càng phong phú hơn. Điều quan trọng là thiết tập được những mối quan hệ ưu tiên với khách hàng. Các hãng hàng không, khách sạn và các doanh nghiệp khác đang thiết lập những mối quan hệ vững chắc với khách hàng thông qua những chương trình thưởng vì có tần suất sử dụng cao và những khách hàng cũ và những khách hàng triển vọng nào có nhiều khả năng nhất, mong muốn và sẵng sàng mua sản phẩm hay dịch vụ đó. Nếu họ thành công, thì họ sẽ tranh thủ được mức độ hưởng ứng cao hơn nhiều đối với các biện pháp khuyến mãi của mình.
Những công cụ của marketing trực tiếp:
a.Marketing bằng catalog:
Hình thức này được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển, các doanh nghiệp áp dụng hình thức này gửi catalog tới khách hàng hay các hộ gia đình qua đường bưu điện. Việc gửi catalog để vun đắp một thị trường trong tầng lớp trung lưu, lớp trên cho những hàng hoá giá cao, thường là loại nhập ngoại như quần áo tắm, đồ trang sức thời thượng, mỹ phẩm và thực phẩm tươi sống. Một số công ty lớn cũng đã mua hay thành lập những chi nhánh nhận đặt hàng qua bưu điện.Trong nghề bán hàng theo catalog qua bưu điện có hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ thường phát hành những catalog trong những lĩnh vực hàng chuyên ngành, như hàng điện tử tiêu dùng, trang phục của phụ nữ, đồ gia dụng, v.v…. Những công ty bán hàng theo catalog này dẫn đầu trong việc phát triển chủng loại sản phẩm hấp dẫn và minh hoạ chúng bằng ảnh màu rất đẹp. Họ đảm bảo số điện thoại miễn phí trong 24 giờ một ngày, thanh toán bằng thẻ tín dụng và gửi hàng sớm. Sự thành công của việc bán hàng theo đơn đặt hàng qua bưu điện phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của công ty quản lý văn thư và các danh sách khách hàng, kiểm soát chặt chẽ lượng hàng dự trữ, cung ứng háng có chất lương và tạo ra được một hình ảnh đặc biệt về việc đem lại lợi ích cho khách hàng. Một số công ty bán hàng theo catalog đã tạo đặc điểm nổi bật cho mình bằng cách bổ sung tư liệu hay thông tin về mình vào catalog, gửi mẫu hàng kèm theo, trang bị đường dây nóng đặc biệt để giải đáp các câu hỏi, gửi quà biếu cho những khách hàng tốt nhất và dành một số phần trăm lợi nhuận cho những công việc từ thiện. Có một vài công ty bán hàng theo catalog tương đối thành công đã mở những cửa hàng bán lẻ để thu hút những khách hàng hiện có của mình và những khách hàng mới sang những kênh kinh doanh khác với mình. Có những công ty bán hàng theo catalog lại thí điểm catalog bằng băng video để gửi cho những khách hàng tốt nhất và những khách hàng triển vọng nhất của mình.
b.Marketing bằng thư trực tiếp:
Marketing bằng thư trực tiếp là một hoạt động kinh doanh rất lớn. Những người làm marketing trực tiếp gửi qua bưu điện những thư chào hàng, tờ quảng cáo, tờ gấp và những hình thức chào hàng khác. Có một số người làm marketing trực tiếp đã gửi thư qua bưu điện băng ghi âm, băng ghi hình, thậm chí cả đĩa mềm của máy tính. Nội dung trong đĩa mềm đó cho phép người tiều dùng đọc phần thông tin thuyết phục. Nói chung người làm marketing trực tiếp hy vọng bán được sản phẩm hay dịch vụ, thu thập hay tuyển chọn được những danh sách khách hàng cho lực lượng bán hàng, thông báo những tin tức lý thú, hay gửi quá biều để cảm ơn những khách hàng trung thành. Những tên này được chọn trong danh sách do công ty lập hay danh sách mua của những người môi giới danh sách địa chỉ qua thư. Những người môi giới này có thể bán những danh sách mua của ngững người môi giới danh sách địa chỉ gửi thư. Những người môi giới này có thể bán những danh sách theo bất kỳ yêu cầu đặt hàng nào, những khách hàng cực ký giàu có, những người có nhà lưu động, những người yêu thích nhạc cổ điển, v.v... Những người làm marketing trực tiếp thường mua một danh sách khách hàng tiềm ẩn đã chọn lọc theo yêu cầu rồi gửi thư thăm dò cho họ để xem mức độ phản ứng đáp lại có khá cao hay không. Gửi thư trực tiếp đang ngày càng phổ biến vì nó cho phép đảm bảo tính chọn lọc cao của thị trường mục tiêu, có thể tiếp cận từng cá nhân, linh hoạt và cho phép tiến hành trắc nghiệm và lượng định kết quả sớm. Tuy chi phí trên một ngàn người được tiếp cận cao hơn so với các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng những người được tiếp cận là những khách hàng có triển vọng hơn nhiều.
c.Marketing qua điện thoại:
Marketing trực tiếp qua điện thoại đã trở thành công cụ chủ yếu của marketing trực tiếp. Marketing qua điện thoại đã được phát triển vào cuối những năm 1960 khi bắt đầu có dịch vụ điện thoại khu vực nội khu và ngoại khu (WATS). Có thể một hệ thống marketing qua điện thoại đã được tự động hoá hoàn toàn. Ví dụ, những hệ thống máy quay số tự động và phát thông điệp đã ghi (ADRMP) có thể quay số, phát thông điệp quảng cáo và tiếp nhận đơn đặt hàng của những khách hàng quan tâm trên một máy giải đáp hay chuyển cú gọi đó cho một tổng đài. Marketing qua điện thoại ngày càng được sử dụng nhiều trong marketing tư liệu sản xuất cũng như trong marketing hàng tiêu dùng.
d.Marketing đáp ứng trực tiếp trên truyền hình:
Cả truyền hình mạng lẫn truyền hình cáp ngày càng trở thành phương tiện phục vụ marketing trực tiếp. Truyền hình được sử dụng theo hai cách để bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Cách thứ nhất thông qua quảng cáo đáp ứng trực tiếp. Người làm marketing đáp ứng trực tiếp phát những chương trình truyền hình, thường từ 60 đến 120 giây, giới thiệu thuyết phục về một sản phẩm và cho khách hàng số điện thoại miễn phí đặt hàng. Quảng cáo đáp ứng trực tiếp rất phù hợp với tạp chí, sách, các thiết bị gia dụng nhỏ, đĩa hát và băng, quyên góp và nhiều sản phẩm khác. Một phương thức marketing trên truyền hình nữa là các kênh mua hàng tại nhà, trong đó toàn bộ chương trình truyền hình hay toàn bộ kênh được dành cho việc bán hàng và dịch vụ, trên kênh đó người làm chương trình cung cấp đủ các chủng loại mặt hàng với giá rẻ, và người xem sẽ gọi điện tới một điện thoại cố định để tham khảo và đặt hàng, trả tiền qua chuyển khoản và hàng được mang tới tận nhà. Đây là một hình thức hết sức tiên tiến và rất phù hợp với thời đại hiện nay.
e.marketing đáp ừng trực tiếp trên truyền thanh, tạp chí và báo:
Các tạp chí, báo và hệ thống truyền thanh cũng được sử dụng để chào hàng đáp ứng trực tiếp cho khách hàng. Những người nghe hay đọc về một loại sản phẩm nào đó sẽ quay số điện thoại miễn phí để đặt mua hàng.
f.Mua hàng qua điện tử:
Mua hàng điện tử có hai hình thức. Thứ nhất là videotex, tức là một hệ thống hai chiều nối máy thu hình của khách hàng với ngân hàng dữ liệu của người bán bằng cáp hay đường điện thoại. Dịch vụ videotex gồm một catalog sản phẩm đã máy tính hoá của người sản xuất, người bán lẻ, ngân hàng, các tổ chức du lịch lữ hành, v.v… Người tiêu dùng sử dụng máy thu hình bình thường có trong bị một bàn phím đặc biệt nối hệ thống đó bằng cáp hai chiều. Hình thức thứ hai là sử dụng các máy tính các nhân có modem qua đó người tiêu dùng quay số gọi dịch vụ. Với cách tính tiền thuê tháng hay lần sử dụng những dịch vụ này cho phép người tiêu dùng đặt mua hàng của ngững người bán lẻ địa phương hay cả trong nước, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các ngân hàng địa phương, mua vé máy bay, đặt chỗ khách sạn và hẹn trước việc thuê xe, mau những tin chính và xem phim, cũng như gửi đi thông điệp của mình cho người khác.
g.Mua hàng bằng máy:
Có mốt số công ty đã thiết kế “ máy đặt hàng cho khách” (khác dịch vụ máy bán hàng tự động) và đặt cùng tại các cửa hàng, sân bay và những nơi khác. Ví dụ công ty Florsheim Shoe Company ở Mỹ đã trang bị máy này cho một số cửa hàng của mình, tại đó khách hàng bán kiểu giầy mình muốn mua (thường hay thể thao), màu sắc và ni số. Trên màn hình hiện ra kiểu giầy của Florsheim theo đúng yêu cầu đó. Nếu kiểu giày đó trong kho không còn thì khách hàng có thể quay số điện thoại có gắn ngay tại đó và nạp thông tinh về thẻ tính dụng của mình và địa chỉ giao giầy. Một ứng dụng khách nữa như Hosts USA là những kiosk đặt tại các sân bay. Khách du lịch nhìn trên màn hình lời thuyết minh của các loại sản phẩm, như tặng phẩm cho giám đốc, tặng phẩm cho bạn bè, tặng phẩm cho trẻ em, rượu mạnh. Khách du lịch chạm vào màn hình để chỉ loại hàng mà mình quan tâm. Trong phạm vi loại hàng đó, giả dụ người đó thích một cái cặp Samsonite, trên màn hình sẽ hiện lên hình ảnh giới thiệu ích lợi của cặp Samsonite. Nếu khách hàng muốn đặt mua nó thì chỉ cần sờ vào màn hình một lần nữa để chỉ rã mình muốn gói hàng hay không và có ghi rõ tên người tặng hay không, giao hàng trong ngày hôm nay hay giao hàng bình thường. Sau khi hiện hình đó sẽ có tiếng chuông và khách sẽ đưa thẻ tính dụng của mình vào khe trả tiền. Như vậy là đã hoàn tất việc mua bán và sau đó sản phẩm sẽ được gửi đến địa chỉ đã định.
Đặc điểm và lợi thế của marketing trực tiếp trên truyền hình.
Đặc điểm.
Như đã nói ở phần trên thì mareting trực tiếp trên truyền hình có hai hình thức là thông qua hai công cụ trên truyền hình: quảng cao đáp ứng trực tiếp và kênh bán hàng tại nhà. Vì vậy để tìm hiểu đặc điểm của marketing trực tiếp trên truyền hình chúng ta đi tìm hiểu qua đặc điểm của hai công cụ này.
Trước tiên về công cụ quảng cáo đáp ứng trực tiếp: Quảng cáo trên truyền hình hiện nay không còn xa lạ với mọi người dân chúng ta, lúc đầu thì số lượng ti vi trên đầu người rất ít, nhưng chỉ khoảng chưa đầy một thập niên từ những năm 90s của thế kỷ 20 cho tới những năm đầu thế kỷ 21 này ti vi gần như đã là một phương tiện giải trí, hay phương tiện tiếp cận thông tin không thể thiếu trong mỗi gia đình. Và cũng theo sự phát triển đó ngành truyền hình cũng dần phát triển với sự đa dạng của các chương trình trên truyền hình, đặc biệt từ khi VTV tách ra thành VTV1, VTV2, VTV3 – một kênh giải trí và thông tin thể thao thì đã có sự phong phú trong các chương trình giải trí dành cho khán giả truyền hình, và đi liền với nó nghành quảng cáo trên truyền hình đã phát triển rất mạnh. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, quảng cáo phát triển mạnh tới mức bất cứ khi nào bạn chỉ dành khoảng 30’ ngồi bên cạnh chiếc ti vi trên kênh VTV3 thì chắc chắn bạn sẽ được xem khoảng 5’ dành cho quảng cáo, với một số lượng các chương trình quảng cáo lớn như vậy nhưng quảng cáo đáp ứng trực tiếp thì chỉ mới xuất hiện từ khoảng năm 2002 với một số chương trình quảng cáo với thời gian khoảng từ 30 – 60 phút. Quảng cáo đáp ứng trực tiếp có đặc điểm là đó là một chương trình quảng cáo khà dài nó giới thiệu khá kỹ lưỡng về công ty, chủng loại sản phẩm và đặc tính các sản phẩm mà công ty cung cấp, đặc biệt trong chương trình thì nhà sản xuất sẽ cung cấp số điện thoại dạng đường dây nóng, và khi khách hàng xem chương trình quảng cáo song, có nhu cầu muốn mua sản phẩm thì có thể đặt hàng trực tiếp nhà sản xuất sản phẩm mình muốn mua qua số điện thoại đó.
Còn về công cụ thứ hai đó là kênh bán hàng tại nhà: thì công cụ này tuy đã xuất hiện khá lâu ở các nước phát triển nhưng nó chưa xuất hiện ở Việt Nam. Đó là một công cụ bán hàng khá tiện lợi liên kết rất tốt giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng mà giảm thiểu được hệ thống trung gian bán buôn và bán lẻ. Kênh bán hàng tại nhà là một kênh truyền hình mà 24/24 nó chỉ cung cấp những chương trình giới thiệu về những chủng loại sản phẩm với mức giá của nhà sản xuất, kênh này cung cấp rất đầy đủ các chủng loại sản phẩm đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của khách hàng. Công cụ này hết sức phù hợp với những người nội trợ ở nhà mà không muốn đi ra khỏi nhà để mua sắm, hay bạn muốn mua được những sản phẩm mới ra mà chưa có trên hệ thống kênh phân phối bán lẻ, và đặc biệt nhất là bạn có thể mua những món hàng với mức giá của nhà sản xuất. Với những chương trình trên kênh này nhà sản xuất phải đặt hàng cho hãng đảm nhiệm kênh quảng cáo đó làm chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đó cho khách hàng xem, thường các chương trình này được phát trực tiếp qua kênh đó. Trong chương trình có cung cấp số điện thoại của hãng đảm nhiệm kênh quảng cáo đó và khi người tiêu dùng muốn mua thì đặt hàng qua số điện thoại trên và thanh toán bằng thẻ tín dụng, sản phẩm sẽ được mang đến tận nhà cho khách hàng.
Lợi thế và bất lợi của marketing trực tiếp trên truyền hình.
Như với những đặc điểm vừa nêu ở trên thì ta có thể thấy một số lợi thế của marketing trực tiếp trên truyền hình là:
Nó có thể giúp cho người tiêu dùng không nhất thiết phải đến tận siêu thị hay của hàng bán buôn, bán lẻ mới mua được sản phẩm, khách hàng có thể ngồi tại nhà và gọi điện cho trung tâm dịch vụ khách hàng của công ty và đặt hàng khi đó sản phẩm sẽ được chuyển tới địa chỉ mà khách hàng yêu cầu. Điều này thể hiện rõ cho từ “trực tiếp” của công cụ này.
Nó giúp cho khách hàng có nhiều sự chọn lựa để phù hợp với mình hơn mà không phải mất công đi lại nhiều, và cũng không hề gây ra sự khó chịu khi mà hình thức mua hàng tại cửa hàng gây ra như khi bạn kén chọn quá nhiều mà không mua thì có thể sẽ không hề dễ chịu khi đi ra khỏi cửa hàng.
Nó làm giảm bớt chi phí cho kênh phân phối của nhà sản xuất khi muốn tung sản phẩm ra thị trường. Tránh việc bị tăng giá do người phân phối, người bán lẻ tự ý làm, mà đó không phải là sự mong muốn của người sản xuất.
Nó làm cho lượng tiền mặt trên thị trường giảm đi điều đó là một cụ làm giảm bớt sự lạm phát tiền mặt. Sự lạm phát tiền mặt xảy ra khi mà lượng tiền mặt trên thị trường nhiều hơn lượng tiền mặt mà thị trường cần để mua sắm trao đổi một khối lượng hàng hoá mà thị trường cần, khi đó nó làm cho phải mất một lượng tiền lớn hơn bình thường mới mua được một lượng hàng nhất định, tức là khi đó giá trị của đồng tiền giảm người ta nói khi đó tiền mặt bị mất giá hay lạm phát xảy ra. Do hình thức thanh toán của công cụ này là qua chuyển khoản. Khàch hàng không còn phải mang một cục tiền đi mới mua được sản phẩm nữa, mà có thể chỉ cần cung cấp thông tin về tài khoản của mình, và lượng tiền mua sản phẩm được thanh toán bằng chuyển khoản thông qua ngân hàng. Khi đó làm cho lượng tiềm mặt lưu thông trên thị trường giảm đi rất nhiều.
Đồng thời nó cũng làm cho doanh thu của nghành truyền hình tăng lên góp phần làm tăng GDP lên khá nhiều. Do chi phí cho các chương trình quảng cáo trên truyền hình cũng không hề thấp.
Tuy với những ưu điểm nói trên thì marketing trực tiếp trên truyền hình cũng không phải không có những nhược điểm:
Nó chỉ thực hiện được khi mà hình thức thanh toán bằng chuyển khoản đã phát triển, truyền hình cũng phải phát triển và đồng thời ngành vận chuyển cũng đã phát triển.
Nó làm cho khách hàng khó cảm nhận được sản phẩm khi mà chỉ xem sự miêu tả trên truyền hình và không thực sự được tận mắt nhìn thấy và trực tiếp chạm vào sản phẩm.
Đối với kênh bán hàng trực tiếp tại nhà thì đòi hỏi khách hàng phải là những người thường xuyên xem truyền hình, và công cụ này không hề phù hợp với những người bận tối mắt tối mũi với công việc hàng ngày.
Thực tiễn áp dụng marketing trực tiếp ở một số nước.
Marketing trực tiếp cũng là một hình thức tiếp thị phổ biên và đang rất phát triển tại thị trường Australia. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng có thể xem xét đay như một cơ hội, một hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năm, một thình thức quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ của mình tại thị trường này. Theo hiệp hội Marketing trực tiếp Australia, hình thức kinh doanh này đạt doanh số 6,8 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng khoảng 7 - 8%/năm. Các con số của Uỷ ban Tư vấn Kinh tế Thương mại Australia (CEASA) cũng cho thấy, chi phí cho các hoạt động marketing trực tiếp tăng mạnh (15,6% tương đương với khoảng 4,3 tỷ USD – năm 1999). Hoạt động marketing trực tiếp tại Australia hiện nay đã vượt ra khỏi khuôn khổ của các phương pháp tiếp thị truyền thống sau hàng thập kỷ thực hiện dòng phương tiện thông tin đại chúng vào quảng cáo. Lĩnh vực này đòi hỏi có những sự ứng dụng nhanh chóng của công nghệ và kỹ thuật hỗ trợ khác. Telemarketing – Hay còn gọi là tiếp thị từ xa bằng điện thoại là một trong những mảng phát triển nhanh nhất của hình thức Marketing trực tiếp tại Australia. Các tổ chức tàI chính, đặc biệt là hệ thống các ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ tàI chính khác là những đơn vị sử dụng hình thức này một cách phổ biến nhất. Hình thức tiếp cận khách hàng này phổ biến trong tất cả các lĩnh vực tại Australia, kể cả các tổ chức từ thiện. Thông thường, Telemarketing được thực hiện sau khi đã gửi catalogs, thư chào hàng, hoặc sau hội chợ triển lãm. Năm 1999, chi phí cho các tàI liệu quảng cáo, tatalogue tăng 7%, thư chào hàng 9,9%, và triển lãm 11,9% so với năm 1998. Theo ngành Bưu chính Australia, hình thức gửi thư trực tiếp đang rất được ưa chuộng vì số lượng thư gửi tăng lên một cách kỷ lục.
Còn ở Hàn Quốc. Hiệp hội thương mại điện tử và marketing trực tiếp Hàn Quốc 16/11/2004 báo cáo con số tăng đáng kể trong doanh thu trong quý 3 so với cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội thương mại điện tử và marketing trực tiếp, 15 thành viên nòng cốt của hội đã cho biết tổng số doanh thu của các công ty này đã tăng 26,11% so với năm trước, đạt 1,02 nghìn tỉ won (tương đương 933,3 triệu USD) trong giai đoạn từ thàng 7 đến tháng 9 vừa qua. Doanh thu của các cửa hàng buôn bán giao dịch qua mạng Internet cùng với doanh thu bán đấu giá đã tăng hơn 70%, trong đó Lotte.com và Shinsegae.com đã đạt mức tăng 30%. Qua đó ta thấy được hiệu quả của việc áp dụng công cụ marketing trực tiếp đã làm doanh thu của các hãng tăng rất nhiều.
Tại Xingapo thì hoạt động marketing trực tiếp đã bắt đầu từ 12 năm trước, và hiện nay được tiến hành thong qua thư trực tiếp qua điện thoại, và bán hàng qua vô tuyến. Việc bán hàng qua vô tuyến được thực hiện 4 năm qua và đang phát triển rất nhanh. Có nhiều công ty tư vấn đầy sáng tạo, trung bình khoảng 10 - 20 nhân viên, đang cung cấp dịch vụ tư vấn, nghiên cứu thị trường, danh sách thư, dịch vụ in ấn và bưu điện. Một vài công ty đang cung cấp dịch vụ Marketing trực tiếp qua điện thoại và tham gia bán hàng trực tiếp trên vô tuyến. Những sản phẩm đặc thù được bán qua phương pháp Marketing trực tiếp trong đó có hàng tiêu dùng như quà tặng, mỹ phẩm, thuốc bổ, văn phòng phẩm, thiết bị tập thể dục, đồ gia dụng, túi sách và phụ kiện. Những mặt hàng có giá thấp hơn 50 USD rất phổ biến, và giá hiến khi vượt quá 200 USD. Qua đó ta thấy hình thức Marketing trực tiếp đã xuất hiện khá lâu ở Xingapo, và nó chủ yếu áp dụng đối với những mặt hàng có giá trị không cao, đặc biệt hình thức bán hàng qua vô tuyến đã bắt đầu phát triển ở đây.
ở Trung Quốc, sự bùng nổ các cửa hàng bán lẻ và gia tăng cạnh tranh giữa những ngườig bán lẻ ở Trung Quốc đang làm cho ngành công nghiệp quảng cáo ở Trung Quốc thậm chí còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. Theo hiệp hội quảng cáo quốc gia Trung Quốc (trực thuộc Cục Thương mại Công nghiệp Nhà nước) tổng chi phí cho quảng cáo đã lên tới 8,7 tỷ USD vào năm 2000, tăng 17% so với năm 1999. Trung Quốc có khoảng 70. 747 công ty kinh doanh quảng cáo, bao gòm hơn 380 doanh nghiệp nước ngoài. Các công ty quảng cáo nước ngoàI bị giới hạn cổ phần ở mức 51% trong các doanh nghiệp kinh doanh. Hầu như tất cả các công ty quảng cáo lớn trên thế giới đều có mặt ở Trung Quốc. Quảng cáo trên ti vi chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thị trường quảng cáo ở Trung Quốc. Số lượng người xem ti vi thường xuyên của Trung Quốc chiếm tới 84% trong tổng số 1,2 tỷ dân nước này. Các mặt hàng chủ yếu được quảng cáo trên ti vi là các vật dụng vệ sinh, thực phẩm, dược phẩm, rượu, và hàng điện tử gia dụng. Các đàI truyền hình ở các thị trường lớn (Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải) luôn yêu cầu các nhà quảng cáo đặt chỗ và trả tiền trước từ 2 đến 10 tháng. Sự phát triển nhanh chóng của quảng cáo làm tăng lợi ích trong việc sử dụng “Thương mại điện tử” ở Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc vẫn còn là một nước đang phát triển, nhu cầu sử dụng công nghệ cao đã thâm nhập với nhiều dạng thương mại điện tử Chính Phủ (e-government) hay giữa các doanh nghiệp (B2B). Chính phủ đã tìm kiếm sử dụng công nghệ ở nhiều mức độ để thông báo cho công chúng về luật, thuế quang và những thủ tục đơn giản hoá, và các hàng kinh doanh đang bắt đầu chào hàng, bán hàng và liên hệ trên mạng. Thêm vào đó, Marketing trực tiếp và bán hàng trên mạng đã bắt đầu manh nha bất chấp về khó khăn về vấn đề sử dụng thẻ tín dụng hay phân phối. SAIC ở Bắc Kinh và Thượng HảI đã bắt đầu quá trình cấp giấy phép nhằm tạo ra một “thị trường hớp lý và có thể tin cậy”. Vào tháng 5/2000, gần 30 công ty Internet đã được cấp giấy phép kinh doanh bán hàng qua mạng.
Thực trạng và khả năng áp dụng marketing trực tiếp trên truyền hình ở Việt Nam.
Thực trạng marketing trực tiếp và bán hàng trên truyền hình ở Việt Nam.
Mức độ sử dụng marketing trực tiếp.
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm của marketing trực tiếp ở Việt Nam.
Những điều kiện để áp dụng marketing trực tiếp và bán hàng trên truyền hình ở Việt Nam.
Điều kiện về công nghệ.
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, thì điều kiện cở bản nhất để hình thức này có thể thực hiện được là giao dịch qua thẻ tín dụng. Vì khi hình thức marketieng trực tiếp phát triển đòi hỏi là mua hàng qua đặt hàng từ xa như qua mạng, qua gọi điện tới người cung ứng, và hình thức thanh toán là qua thẻ tín dụng, người mua sẽ cung cấp thông tin về thẻ của mình cho người bán hàng và mọi việc thanh toán đều giải quyết qua ngân hàng, tài khoản của người mua sẽ bị trừ đi số tiền tương ứng với giá trị của sản phẩm mà họ đặt hàng. Hình thức thanh toán này đang bắt đầu phát triển ở Việt Nam, hầu như tất cả các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đều đã cung cấp dịch vụ thẻ ATM gửi và rút tiền tự động, và các trạm rút tiền tự động cũng đã được xây dựng khá nhiều và chủ yếu ở Hà Nội. Đây là một lợi thế khá tốt cho việc phát triển hình thức marketing trực tiếp. Đồng thời thủ tục để làm thẻ ATM cũng rất đơn giản, khách hàng chỉ mất 100 000đ để sở hữu một tàI khoản trong ngân hàng.
Và để hình thức bán hàng trên truyền hình phát triển và có thể thực hiện được thì cũng không thể không nói tới sự phát triển của ngành truyền hình và quảng cáo. Khi muốn bán hàng trực tiếp trên truyền hình thì như đã nói ở trên có hai hình thức bán hàng trực tiếp trên truyền hình là quảng cáo đáp ứng trực tiếp và kênh bán hàng tại nhà, thì như đã nói có thể có một kênh chuyên để dành cho quảng cáo những mặt hàng bán trực tiếp, khi đó truyền hình phải khá phát triển có đủ kênh cung ứng có nhu cầu đó và đặc biệt là truyền hình cáp, hay truyền hình kỹ thuật số đây là phương tiện tốt nhất để cung cấp kênh bán hàng này. Từ khi bước sang thế kỷ 21 đây được coi là kỷ nguyên của công nghệ thông tin thì kỹ thuật số đã rất phát triển nó được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như máy chụp hình kỹ thuật số…và bây giờ mọi thông tin đều có thể số hoá. Sự phát triển của kỹ thuật số tạo điều kiện cho truyền hình kỹ thuật số phát triển nhanh chóng. Từ 2 năm trở lại đây truyền hình kỹ thuật số rất phát triển với chi phí rẻ, giá thành lắp đặt lại không cao nên tạo điều kiện cho rất nhiều gia đình chuyển từ sử dụng hình thức truyền hình vô tuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0202.doc