Đề tài Mặt tích cực và tiêu cực của thị trường chứng khoán tại Việt Nam

 

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM. 1

II. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 2

1. Khuyến khích dân chúng tiết kiệm và hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư. 2

2. Thị trường chứng khoán là một công cụ giúp nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội. 3

3. Là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài. 3

4. TTCK lưu động hoá các nguồn vốn trong nước. 4

5. TTCK là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá. 4

6. TTCK kích thích các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. 4

III. NHỮNG MẶT TIÊU CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH. 4

1. Yếu tố đầu cơ: 5

2. Mua bán nội gián. 5

3. Bán cổ phiếu ngoài thị trường chứng khoán. 5

4. Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc về hoạt động của một đơn vị kinh tế. 5

5. Liên tục mua vào một loại cổ phiếu nào đó ở giá cao và bán ra ở giá thấp với mục tiêu làm ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu để đầu cơ. 5

IV. TTCK Ở VIỆT NAM KHÓ KHĂN THUẬN LỢI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 6

1. Thuận lợi 6

2. Khó khăn. 6

3. Một số giải pháp trước mắt. 7

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mặt tích cực và tiêu cực của thị trường chứng khoán tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẶT TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM. Việt Nam là một nước đang phát triển chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chúng ta đã đạt một số kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng so với khu vực và thế giới chúng ta vẫn là một nước chậm phát triển. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vốn cho sản xuất là vô cùng cần thiết và không thể thiếu. Tiềm năng kinh tế của ta có, lực lượng lao động dồi dào đang ngày càng có tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực, chúng ta hoàn toàn có khả năng phát triển nhanh hơn nữa. Vấn đề đặt ra là làm sao có vốn để đầu tư khai thác những tiềm năng sẵn có ấy phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay.Hiện nay dễ nhận thấy có hai nguồn vốn cơ bản mà chúng ta đang tập trung khai thác đó là vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước. Vốn từ nước ngoài có nhiều ưu điểm hơn nữa nó còn đi liền với công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó vốn từ nước ngoài cũng có những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, chúng ta phải đối mặt với lạm phát gia tăng và nguy cơ khủng hoảng về tài chính giống như một số nước Đông Nam á trước đây. Thứ hai, các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể sẽ lấn át thành phần kinh tế nhà nước khiến chúng ta lệ thuộc về kinh tế từ đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị Vốn đầu tư trong nước: Trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay Đảng ta đã xác định dựa vào nguồn lực trong nước là chính do vậy vốn đầu tư trong nước được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây là nguồn vốn có giới hạn nhưng không nhỏ. Làm sao thu hút được nguồn vốn này vào đầu tư ? Chúng ta đã phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế trong xã hội nhưng có lẽ vẫn là chưa đủ vì trong dân chúng còn rất nhiều các khoản nhàn rỗi như tiết kiệm, các quỹ tiết kiệm, quy bảo hiểm... Trong khi rất nhiều tổ chức cá nhân và doanh nghiệp thì lại rất cần vốn, đi vay các ngân hàng thì không được vì không có gì thế chấp mặc dù dự án là rất khả thi. Quan hệ tín dụng không được phổ biến ở Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy thị trường chứng khoán là công cụ rất tốt để huy động tối đa các khoản nhàn rỗi đưa vào phát triển. Nó phù hợp với tâm lý muôn hình muôn vẻ của các thành phần trong xã hội, sẽ là bà đỡ cho các dự án khả thi và các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đã được hơn một năm tuy quy mô của thị trường còn nhỏ hẹp, khối lượng cổ phiếu giao dịch còn ít và chưa đại diện cho các nghành kinh tế trọng điểm, vai trò tác động đến nền kinh tế còn hạn chế song nó đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam II. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 1. Khuyến khích dân chúng tiết kiệm và hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư. Thị trường chứng khoán sẽ đưa cho dân chúng những công cụ mới đa dạng, phong phú phù hợp với từng loại đói tượng có tâm lý và suy nghĩ riêng. Cả một hệ thống gồm hàng loạt các loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau của nhiều ngành kinh tế, người có vốn có thể tự mình lựa chọn, hoặc thông qua những nhà tài chính chuyên môn lựa chọn những hình thức thích hợp nhất. Mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng khoán lợi nhuận thu được hàng nămchỉ là một phần của lợi ích. Phần quan trọng hơnlà mệnh giá cổ phiếu gia tăng do công ty tự tích luỹ, và giá chứng khoán trên thị trường cao hơn mệnh giá do uy tín của công của công typhát hành. Ngoài ra còn là việc thực hiên quyền kiểm soát công ty... Đó chính là những tác nhân kích thích ý thức tiết kiệm trong dân chúng. Ngoài ra trong hoạt động của xã hội luôn có những loại quỹ có vốn bằng tiền như bảo hiểm, quỹ phúc lợi tập thể, và các loại quỹ tương trợ khác. Một phần vốn của quỹ này được gửi vào ngân hàng để thực hiện việc thanh toán. Số còn lại quan trọng hơn nhiều, những nhà quản lý quỹ luôn tìm cách làm cho số vốn của họ được sinh lợi nhiều nhất nhưng lại phaỉ an toàn và phải có tính tạm thời... thị trường chứng khoán có khả năng giải quyết các yêu cầu đó. Mỗi người trong xã hội chỉ có một lượng tiền nhỏ, nhưng kết hợp lại sẽ thành một lượng lớn khổng lồ. Số tiền này được tập trung qua thị trường chứng khoán để đưa vào công cuộc đầu tư có tính sản xuất. Nhờ thị trường chứng khoán, với công cụ cổ phiếu có mệnh giá rất nhỏ và cổ phiếu quỹ đầu tư, đại đa số dân chúng đều có thể tham gia được vào công cuộc đầu tư bằng số vốn ít ỏi của mình. Chẳng hạn một sinh viên cũng có thể tham gia vào thị trường chứng khoán với vài trăm nghìn mà ngươì thân cho bằng cách mua một vài cổ phiếu cua một công ty nào đó. Với hàng nghìn người như vậy sẽ tạo ra một số tiền rất lớn phục vụ đàu tư sản xuất. Hoạt động của thị trương tài chính và khả năng mang lại lợi nhuận của nó đã khiến người ta thấy nắm giữ tiền mặt và những tài sản khác là rất vô lý. 2. Thị trường chứng khoán là một công cụ giúp nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước nào cũng có nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái trước hết phụ thuộc vào các chính sách và các biện pháp can thiệp của nhà nước. Ngân sách nhà nước càng lớn thì các chương trình phát triển kinh tế xã hội càng dễ thành công.Để có vốn cho chi tiêu của nhà nước, nhà nước thực hiện chính sách thuế. Thuế là biện pháp quan trọng nhất để tạo nên ngân sách nhà nước. Nhưng thông thường tiền thu từ thuế không đủ cho chi tiêu, do đó phải có nguồn thu khác, đó là trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương...một hình thức vay tiền của dân. Không có thị trường tài chính thì nhà nước cũng phát hành được trái phiếu nhưng việc phát hành sẽ khó khăn và tính lỏng của trái phiếu sẽ rất thấp. 3. Là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài. Về khả năng thu hút vốn đầu tư của TTCK. Không có thông tin đầy đủ chính xác thì dù có thừa vốn nhà đầu tư cũng không giám đầu tư. TTCK hoạt động trên nguyên tắc công khai nghĩa là mọi đối tượng tham gia phải công khai hoá và cập nhật toàn bộ những thông tin có liên quan đến giá trị chứng khoán và công khai khả năng tài chính trong các giao dịch mua bán chứng khoán. Như vậy TTCK sẽ khắc phục được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không trung thực cho cả hai phía. Về khả năng kiểm soát vốn đầu tư vốn nước ngoài của TTCK. Đầu tư thông qua thị trường chứng khoán tức là đầu tư mua bán trên thị trường có tổ chức.Trong mỗi loại chứng khoán theo luật định sẽ có một phần được bán cho người nước ngoài. Chẳng hạn khống chế một tỷ lệ nhất định mà cá nhân tổ chức có thể mua nhằm chống sự tham gia quản lý và kiểm soát công ty. Đó là ưu điểm cơ bản của phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua TTCK. TTCK còn là tấm gương phản chiếu chất lượng của hoạt động kinh doanh vì giá cổ phiếu phản ánh tình hình hoạt động của công ty. Sự tăng nhu cầu vào một loại chứng khoán nào chứng tỏ công ty đó đang hoạt động tốt. 4. TTCK lưu động hoá các nguồn vốn trong nước. Các cổ phiếu, trái phiếu tượng trưng cho một số vốn đầu tư được mọi người mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán. Người có vốn không sợ vốn của họ bị ‘đông’ trên thị trường vì khi cần họ có thể bán lại các cổ phiếu, trái phiếu của họ và mua các loại cổ phiếu, trái phiếu của công ty khác. Trong thị trường chứng khoán vốn luôn được luân chuyển để tài trợ cho các dự án đầu tư khác nhau. Qua đó nó làm cho mọi nguồn vốn trở nên lưu động hơn. 5. TTCK là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá. Cổ phần hoá là quá trìnhchuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, quá trình đó đòi hỏi phải có TTCK bởi lẽ công ty cổ phần và TTCK là như hình với bóng. Nừu không có TTCK thì vốn đầu tư qua cổ phiếu sẽ kém lỏng hơn rất nhiều, như vậy sẽ khó khăn cho việc khát hành. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác với mục tiêu chủ yếu là thu hút những nguồn vốn trong tay quần chúng vào đầu tư. Do vậy TTCK là điều kiện tiền đề cật chất cho quá trình cổ phần hoá. 6. TTCK kích thích các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Nhờ có TTCK mà các doanh nghiệp mới có thể đem bán, phát hành cổ phiếu trái phiếu của họ. Ban quản lý TTCKchỉ chấp nhận các cổ phiếu, trái phiếu của các công ty đủ tiêu chuẩn: Kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, kinh doanh có lợi và người ta cũng chỉ mua cổ phiếu của công ty thành đạt và có uy tín. Như vậy những nhà quản lý các doanh nghiệp phải tính toán làm ăn đàng hoàng. Hơn nữa TTCK buộc các doanh nghiệp phải công bố công khai các bản báo cáo cân đối tài chính do đó công chúng có thể đánh giá hoạt động của công ty. III. NHỮNG MẶT TIÊU CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH. TTCK có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn vào đầu tư nhưng nó cũng có những mặt tiêu cực. đó là: 1. Yếu tố đầu cơ: Đầu cơ là một yếu tố có tính toán của những ngưòi chấp nhận rủi ro. Họ có thể mua cổ phiếu hôm nay và hy vọng ngay mai giá cả sẽ tăng dể bán ra thu chênh lệch. Yếu tố đầu cơ dễ gây ảnh hưởng dây chuyền làm cho giá cổ phiếu có thể tăng hay giảm giả tạo.Sự cấu kết giữa nhiều người sẽ tạo ra sự khan hiếm hay thừa thãi giả tạo làm cho giá cổ phiếu lên xuống đột ngột. Nói chung luật về TTCK không cấm đầu cơ nhưng cấm cấu kết dưói mọi hình thức. Đây là vấn đề rất phức tạp ở Việt Nam. Trước hết là do TTCK mới thành lập luật vềTTCK còn nhiều điều còn đang bàn cãi. Tiếp đó là mới chỉ có một số it người tham gia vào TTCK với số lượng lớn do đó rất đễ câu kết với nhau. Đây là vấn đề rất khó phát hiện và giải quyết. 2. Mua bán nội gián. Một cá nhân nào đó lợi dụng việc nắm được những thông tin nội bộ của đơn vị kinh tế để mua hoặc bán cổ phiếu của đơn vị đó một cách không bình thường nhằm thu lợi riêng cho mình ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu đó trên thị trường. Mua bán nội gián được coi là vi phạm quyền lợi chung vi sử dụng nguồn thông tin từ bên trong. 3. Bán cổ phiếu ngoài thị trường chứng khoán. Nếu việc mua bán này được tự do thực hiện sẽ gây hậu quả khó lường. Vì bộ phận quản lý sẽ không thể nào biết được việc chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần của một đơn vị nào đó. Mọi sự mua bán từ bên ngoài có khả năng tạo áp lực cho các nhà đầu tư khác, thậm chí dẫn đến việc không chế hay thay đổi lãnh đạo của đơn vị. Vì vậy hầu hết các TTCK đều quy định mỗi mua bán cổ phiếu đã đăng ký với TTCK phải được thực hiện thông qua TTCK. 4. Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc về hoạt động của một đơn vị kinh tế. 5. Liên tục mua vào một loại cổ phiếu nào đó ở giá cao và bán ra ở giá thấp với mục tiêu làm ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu để đầu cơ. Những mặt tiêu cực đó có thể hạn chế và khắc phục bằng việc ban hành một số hệ thống luật lệ hoàn chỉnh, và có sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán quốc gia. IV. TTCK Ở VIỆT NAM KHÓ KHĂN THUẬN LỢI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 1. Thuận lợi Nền kinh tế đã ra khỏi khủng khoảng với mức tăng trưởng cao và liên tục trong vài năm năm liên tiếp gần đây. Yếu tố này đã kích thích sự tăng lên về nhu cầu tư, nhất là đầu tư dài hạn. Người đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào các mục đích sinh lợi khác nhau, trong đó có các chứng khoán trên thị trường. Mặt khác, trước khi hình thành thị trường chứng khoán hoàn chỉnh chung ta đã có một số công cụ tài chính ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng và các thị trường vốn ngắn hạn khác Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là chúng ta có sự giúp đỡ của một số nước,một số tổ chức quốc tế, các công ty chứng khoán nước ngoài quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt. 2. Khó khăn. Do thị trường chứng khoán là thể chế kinh tế mới mẻ, chúng ta chưa có chưa có kinh nghiệm thực tiễn, nên trong giai đoạn đầu vận hành không thể tránh khỏi những khiếm khuyết quy mô thị trường còn nhỏ bé, số lượng công ty niêm yết còn quá ít, số lượng chứng khoán và giá trị còn thấp chưa xứng với khả năng và điều kiện phát triển của nền kinh tế. Nhiều công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa hào hứng tham gia do còn ngần ngại. Họ chưa nhận thức đầy đủ lợi ích của việc niêm yết hay còn e ngại kiểm toán công khai hoá thông tin, thay đổi cơ cấu sở hữu... Quan hệ cung-cầu cổ phiếu mất cân đối, nhu cầu đầu tư của công chúng lớn, gây áp lực lên giá làm giá chưng khoán tăng liên tục ( có trường hợp tăng 600% như cổ phiếu của HAP) và xu hướng này này còn có khả năng tăng cao gâu nguy cơ tiềm tàng về sụt giá chứng khoán. Trong khi đó trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu có khối lượng niêm yết khá lớn thì lại kém sôi động. Điều này cho thấy trái phiếu chính phủ chưa hấp dẫn các nhà đầu tư mặc dù nó có độ an toàn cao. Thu nhập của người dân cònthấp, tỷ lệ tiết kiệm và tiêu dùng còn quá chênh lệch. Thói quen tiêu dùng lãng phí còn rất phổ biến. Tình hình lạm phát còn chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn. Hệ thống pháp lý về thị trường chứng khoán tới nay vẫn chưa hoàn chỉnh. Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp còn rất chậm chạp, cầm chừng, số lượng cổ phần không đáng kể so với yêu cầu đề ra. 3. Một số giải pháp trước mắt. Phải tạo ra ngày càng nhiều hang hoá với nhiều chủng loại đảm bảo tiêu chuẩn chất lượngđể lưu thông và buôn bán trên thị trường. Do vậy bên cạnh việc khuyến khích các tổ chức niêm yết bằng các công cụ đòn bẩy như thuế, phí...Nhà nước nên có những chế tài mạnh mẽ hơn nữa đối với những tổ chức đã đủ điều kiện niêm yết. Từng bước xem xét tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà nước đối với những công ty đã niêm yết mà không cần phải nắm giữ cổ phần chi phối hoặc có thể chuyển qua cổ phiếu ưu đãi biểu quyết. Để hạn chế những mặt tiêu cực của TTCK việc xây dựng TTCK phải đồng thời với việc nghiên cứu cho ra đời những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của TTCK tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho sự hoạt động và phát triển của TTCK ở Việt Nam. Chúng ta nên xem việc đào tạo cán bộ nhất là nhưng người trực tiếp điều hành, quảm lý, kinh doanh là chiến lược, nó không chỉ cần thiết cho hiện tại mà còn cho sau này. Có như vậy TTCK Việt Nam mới hy vọng hoạt động có hiệu quả và không ngừng phát triển. Tránh và ngăn chặn đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cũng như phát hiện kịp thời sự thao túng của các đối tác nước ngoài khi họ tham gia vào TTCK ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0666.doc
Tài liệu liên quan