Đề tài Mô hình công nghiệp hoá ở Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Phần I: Cơ sở lý luận 2

1. Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.2

2. các mô hình công nghiệp hoá.4

a. Mô hình công nghiệp hoá cổ điển. 4

b. Mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu. 5

c. Mô hình CNH hướng về xuất khẩu (cuối thập kỷ 70). 6

d. Mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế. 8

Phần II: Vấn đề lựa chọn mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 9

2. Công nghiệp hoá theo hướng hội nhập quốc tế – Mô hình tất yếu ở Việt Nam hiện nay. 10

a. Những vấn đề đặt ra. 10

b. Sự lựa chọn mô hình CNH theo hướng hộinhập quốc tế ở nước ta. 13

Phần III: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng hội nhập quốc tế 14

1. Những thuận lợi và khó khăn.14

a. Những thuận lợi. 14

b. Những khó khăn. 15

2. Những giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thành công mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế.16

a. Tiếp tục đổi mới thể chế theo hướng hội nhập quốc tế. 16

b. Thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế. 18

c. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng hội nhập quốc tế. 19

Thay lời kết 21

Danh mục tài liệu tham khảo 22

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4143 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình công nghiệp hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h rập do vậy các nước đang phát triển càng có nhu cầu xây dựng cho mình một nền kinh tế có khả năng phòng ngừa được chiến tranh, ít lệ thuộc vào bên ngoài. Mặt khác, các nước phương Tây tuy buộc phải trao trả quyền độc lập cho các nước đang phát triển nhưng họ chưa từ bỏ ý đồ thực dân đối với các nước đó, không chịu chuyển nhượng công nghệ, không chịu mở cửa thị trường cho các nước đang phát triển, thực thi chính sách duy trì các nước đang phát triển trong vòng lạc hậu. Trong bối cảnh quốc tế trên đây, mô hình CNH thay thế nhập khẩu ra đời như một tất yếu lịch sử. Các nước đang phát triển không thể lựa chọn mô hình CNH theo hướng hướng ngoại được vì không có quốc gia chịu mở cửa cho họ hướng vào. c. Mô hình CNH hướng về xuất khẩu (cuối thập kỷ 70). Chiến lược này ra đời trong điều kiện quốc tế đã cso những biến đổi sâu sắc. Cuộc đấu tranh giải phòng dân tộc của các nước kém phát triển đã làm tan rã toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Các nước đế quốc này không thể chiếm đoạt các nguồn tài nguyên, bóc lột sức lao động, chia nhau thị trường như trước mà các nước này không thể tồn tại được nếu không cung cấp các điều kiện trên. Do vậy các nước phát triển thực sự muốn tìm kiếm những hình thức mới cho mối quan hệ với các nước đang phát triển. Mặt khác các nước đang phát triển đang gặp bế tắc trên con đường thực hiện CNH theo hướng thay thế nhập khẩu, có nhu cầu tìm kiếm 1 mô hình CNH thích hợp. Do đó chiến lược CNH hướng về xuất khẩu ra đời. Điểm mấu chốt của chiến lược CNH theo hướng nhập khẩu là phải có các quốc gia đồng ý mở cửa thị trường, nhập khẩu hàng hoá của các nước kém phát triển và các nước kém phát triển phải đổi mới đủ mức tiếp nhận được vốn và công nghệ mới, sản xuất ra được các hàng hoá đủ tiêu chuẩn tiêu thụ được trên thị trường các nước phát triển. Như vậy sự thay đổi chiến lược của các nước phát triển tạo điều kiện cho các nước kém phát triển thay đổi chiến lược theo. Song do điều kiện chiến tranh lạnh và sự đối đầu giữa các siêu cường rất gay gắt, các nước phát triển lúc đó chỉ thay đổi chiến lược đối với một số nước kém phát triển, nổi bật là một số quốc gia và lãnh thổ Châu á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo. Các nước này đã thực hiện CNH với các nội dung chủ yếu sau: + Miễn hoàn toàn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu cho các ngành phục vụ xuất khẩu, giảm dần thuế nhập khẩu. + Thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô có lợi cho xuất khẩu. + Khuyến khích thu hút các nguồn vốn nước ngoài phục vụ cho xuất khẩu. + Thành lập các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế các khu mậu dịch tự do. Mô hình CNH hướng về xuất khẩu với những nội dung trên đây đã được áp dụng ở nhiều nước nhưng chỉ thu được thành tựu nổi bật ở một số nước Đông á như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapo. Tuy vậy bài học rút ra từ thực tế áp dụng mô hình này lại vô cùng quý giá. Đó là một nước kém phát triển có thể rút ngắn được quá trình CNH đất nước bằng cách tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài trước hết là thị trường, vốn công nghệ. Để thực hiện được định hướng xuất khẩu, phải tiến hành cải cách trong nước theo hướng áp dụng cơ chế thị trường, giảm dần các hàng rào thuế quan và phi quan thuế..... Mặc dù mô hình CNH hướng về xuất khẩu đã thể hiện sức sống hấp dẫn của nó trong đời sống thực tế nhưng nó cũng đã bộc lộ những hạn chế rõ rệt. Mô hình này đã quá chú trọng đến định hướng xuất khẩu, tập trung mọi ưu đãi cho việc phát triển những ngành xuất khẩu, tìm kiếm việc mở rộng thị trường ngoài nước. Đến một thời điểm nào đó, những chấn động của thị trường bên ngoài sẽ tác đọng ngay lập tức đến các quốc gia này. Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động xuất khẩu làm cho các cơ chế hành chính, kinh tế, xã hội vốn có đổi mới không kịp, tạo ra khe hở thể chế để các chứng bệnh xã hội phát triển như bệnh tham nhũng, trốn lại thuế. ở không ít nước đã trở thành quốc nạn. Ngoài ra các định chế thương mại tài chính tiền tệ đang trong quá trình hình thành bất cập với sự phát triển của các quan hệ thương mại đã mở rộng. Trong điều kiện đó các quốc gia kém phát triển đi theo mô hình CNH hướng về xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên thương trường trước các địch thủ hùng mạnh mà lại thiếu các khuôn khổ pháp lý cần thiết để bảo vệ họ. Do có những hạn chế trên đây, một số người đã cho rằng mô hình CNH hướng về xuất khẩu hết thời. Cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính ở các nước Đông Nam á đã diễn ra gay gắt đã làm cho một số người tăng thêm sự mất niềm tin vào mô hình CNH hướng về xuất khẩu. Nếu đặt mô hình CNH hướng về xuất khẩu trong bối cảnh toàn cầu hoá đang tiến triển mạnh mẽ hiện nay thì có thể thấy rằng mô hình đó không thích hợp. Song định hướng xuất khẩu – nội dung chủ yếu của mo hình này không thể xem là lỗi thời, nó sẽ thay đổi trong thời gian tới thích ứng với tình hình quốc tế mới. d. Mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế. Từ những năm 90 đến nay, tình hình thế giới đã thay đổi theo những xu hướng mới. Hoà bình, phát triển đang trở thành xu thế chính, một nền công nghệ mới có tính toàn cầu đang hình thành rõ rệt và trở thành cơ sở cho xu hướng toàn cầu hóa phát triển. Với xu thế toàn cầu tiến triển như hiện nay thì trong vài thập kỷ tới, một thị trường toàn cầu không biên giới có thể sẽ xuất hiện. Tình hình mới này cho phép các quốc gia thực hiện công nghiệp hoá không chỉ hướng về xuất khẩu mà là theo hướng hội nhập khu vực và toàn cầu. Mô hình công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế đang xuất hiện thay thế cho mô hình công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu. Cho đến nay, mô hình này mới đang hình thành, chưa quốc gia nào đã hoàn thành công nghiệp hoá theo mô hình này. Song căn cứ vào điều kiện quốc tế đang thay đổi hiện nay, ta có thể nêu ra những đặc trưng sau đây của mô hình công nghiệp hoá theo hướng hội nhập quốc tế.. Mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế đang hình thành thích hợp với xu thế phát triển của thế giới trogn thế kỷ XXI. Hiện số nước thực hiện mô hình này đang ngày càng tăng lên nổi bật là các nước Đông Nam á. Năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính đã bùng nổ ở Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin và lan sang cả Hàn Quốc gân chấn động nhiều nước khác. Một số người đã cho rằng mô hình CNH của các quốc gia ASEAN đã bộ lộ nhiều bệnh hoạn và hết thời hạn. Đúng là mô hình CNH của các quốc gia ASEAN có những vấn đề của nó như: cơ chế thị trường không hoàn thiện, Nhà nước đã can thiệp quá mức, cứng nhắc vào hoạt động của thị trường đặc biệt là thực thi chính sách cố định tỷ giá... Song mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế không vì thế mà hết tiêu dùng. Ngược lại chính cuộc khủng hoảng này đã hiệu chỉnh được những sai lạc trong chính sách của các quốc gia thực thi mô hình này. Phần II: Vấn đề lựa chọn mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Phải thừa nhận là nước ta đã thực hiện mô hình CNH thay thế nhập khẩu kiểu Xô Viết từ thập kỷ 60 cho tới những năm 80. Mô hình CNH mà nước ta đã áp dụng có đầy đủ những đặc trưng của mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu với mức độ cao hơn và đặc biệt có những dấu ấn “Xô Viết” rất đậm nét như: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng rất cao. Nghị quyết đại hội lần thứ III của Giám đốc năm 1960 xác định: “Điểm mấu chốt trong CNH xã hội chủ nghĩa là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”. Thời kỳ này, kinh tế Nhà nước giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại hầu như chỉ tập trung ở hai hình thức xuất nhập khẩu và vay nợ nước ngoài chủ yếu là Xô Viết. Với một nước khá đông dân, đang thiếu đủ thứ, cần đủ tưứ thì chiến lược CNH đó tất yếu dẫn đến chủ trường xây dựng một nền công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, tham nhiều công trình, ham quy mô lớn, thoát lý điều kiện, khả năng thực tế. Vấn đề sức cạnh tranh của hàng hoá hầu như không được đặt ra nếu không muốn nói là kiêng kỵ vì bị coi là không phù hợp với bản chất kinh tế xã hội chủ nghĩa. Quan hệ kinh tế với bên ngoài chỉ bó hẹp trong các nước xã hội chủ nghĩa theo hướng tranh thủ sự giúp đỡ về công trình thiết bị toàn bộ và vật tư hàng hoá cần thiết, quan hệ hợp tác đầu tư không được đặt ra, sự trao đổi thương mại không theo đúng nghĩa của nó. Vì những lẽ đó, hiệu quả đầu tư rất thấp. Từ 1976 đến 1986, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa là nguồn đầu tư phát triển chủ yếu của nước ta: nguồn viện trợ này lớn hơn tổng nguồn vốn thu hút từ bên ngoài (kể cả nguồn tài trợ chính thức và vồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã được thực hiện) trong 5 năm 1991-1995. Tuy có một số công trình phát huy được tác dụng, chủ yếu là công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nhìn chung, việc sử dụng viện trựo của các nước xã hội chủ nghĩa theo hướng CNH kiểm cũ đạt hiệu quả thấp nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong những năm 1976-1986 chỉ bằng 40% nhịp độ bình quân của 5 năm 1991-1995, cơ cấu kinh tế trong 10 năm không dịch chuyển theo hướng tiến bộ mà ngược lại, tỷ trọng của chủ nghĩa và xây dựng giảm, còn Nông nghiệp lại tăng lên. Xu hướng khép kín, tự cấp tự túc trước đây còn thể hiện trong cơ cấu sản xuất và đầu tư của từng địa phương. Mục tiêu tự túc lương thực đã phá thế mạnh về rừng, cây công nghiệp của nhiều tỉnh miền núi. Các tỉnh và hấu khắp các huyện đều có cơ khí chế tạo với cơ cấu sản phẩm tương tự như nhau: mặt hàng tiêu dùng của các tỉnh cũng khác nhau rất ít. Cơ sở sản xuất cũng có xu hướng khép kín, muốn làm ra sản phẩm từ đầu đến cuối, do đó nhiều thiết bị được sử dụng ở mức thấp và xu thế chuyên môn hoá bị kìm hãm. Kết quả cuối cùng là hiệu quả sản xuất và đầu tư của từng địa phương, từng ngành, từng cơ sở đều thấp. Mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu được áp dụng ở nước ta đã để lại hậu quả nặng nề toàn bộ nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng từ cuối thập kỷ 70, kể từ năm 1986, nhất là từ những năm 90 nước ta đã dần dần thoát khỏi mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu và tìm kiếm cho mình một mô hình CNH thích hợp hơn. 2. Công nghiệp hoá theo hướng hội nhập quốc tế – Mô hình tất yếu ở Việt Nam hiện nay. Như đã trình bày ở phần trên. Đặc trưng nổi bật nhất của thế giới hiện nay là quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động chưa từng thấy trên cả lĩnh vực công nghệ và kinh tế. Trong điều kiện đó đang xuất hiện mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế thay thế cho mô hình CNH theo hướng nhập khẩu. Việt Nam có thể lựa chọn mô hình CNH nào trong tình hình quốc tế hiện nay, đó là nội dung của phần này. a. Những vấn đề đặt ra. Vấn đề trước hết:Cần được trao đỏi là một nước kém phát triển như nước ta có thể tham gia hội nhập quốc tế ngay hay cần có thời gian phát triển nội lực đến một mức độ nhất định nào đó mới có thể tham gia hội nhập quốc tế được. Một số người cho rằng các nước kém phát triển không thể tham gia hội nhập quốc tế ngay được lý do là các nước này yếu kém về mọi mặt, không có các ngành kinh tế để tham gia hội nhập, nếu tham gia hội nhập trong tình trạng yếu kém lạc hậu thì phải gánh chịu những tổn thất. Trong điều kiện đó, các quốc gia kém phát triển cần có thời gian phát triển nội lực, tạo ra những ngành kinh tế đủ sức đua tranh với quốc tế, đồng thời phải xây dựng cho mình một nền kinh tế độc lập, tự chủ (nghĩa là nền kinh tế phải có những ngành chủ chót như cơ khí, luyện kim, hoá chất....) mới có th tham gia hội nhập được. Với cách lập luận này, con đường CNH của các nước kém phát triển dứt khoát phải trải qua mô hình CNH thay thế nhập khẩu. Nhưng nếu những nước kém phát triển áp dụng mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay thì hậu quả sẽ tai hại hơn rất nhiều. Trước mắt là các quốc gia này bị cô lập khỏi một thế giới gồm những quốc gia liên minh chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Các quốc gia này đã tự tách mình ra khỏi thế giới còn lại, tự hạn chế mình trong việc sử dụng những ưu thế của thế giới, tự ép mình vào con đường tự lực cánh sinh CNH. Trong điều kiện hiện nay một quốc gia không tham gia vào các định chế tài chính quốc tế, không cam kết thực hiện những nguyên tắc của tổ chức đó khó có thể vay vốn để CNH, về mặt thương mại còn khó hơn nếu phần lớn các quốc gia cam kết với nhau thực hiện các quan hệ thương mại theo nguyên tắc tự do hoá thì một quốc gia kém phát triển đứng ngoài những cam kết đó sẽ khó có thể len chân vào thị trường tự do đó được. Nói tóm lại nếu các quốc gia kém phát triển áp dụng mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu, rồi mới tham gia hội nhập quốc tế thì trong điều kiện hiện nay các quốc gia đó sẽ bị cô lập. Tình trạng cô lập này sẽ dẫn đến sự tụt hậu xa hơn và sự tụt hậu trong tình trạng cô lập sẽ là nguy cơ tai hại nhất. Vấn đề thứ hai: Là liệu có thể được một nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế hay không? Ta hay xem nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới không thể là một nền kinh tế không có độc lập tự chủ. Năm 1995 tổng GDP của Mỹ là 7233 tỷ USD, xuất khẩu 583 tỷ USD, nhập khẩu 770,9 đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 96 tỷ USD và nhận vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là 60tỷ (Năm 1996 là 85 tỷ USD), nợ nước ngoài của Mỹ là 681 tỷ USD – là con nợ lớn nhất thế giới, tài sản người nước ngoài của Mỹ là 426 tỷ USD đã có thời người Mỹ lo ngại người Nhật mua cả nước Mỹ. Những số liệu trên đây cho thấy mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào bên ngoài cả về thương mại và nguồn vốn ấy thế mà nó vẫn là một nền kinh tế không những độc lập tự chủ mà còn có khả năng chi phối nền kinh tế thế giới. Vậy trong điều kiện ngày nay những tiêu chuẩn gì quy định tính độc lập tự chủ của một nền kinh tế. Vấn đề thứ ba: Là những thách thức đối với quá trình CNH. Mỗi mô hình CNH đều có những thách thức của nó song có thể quy lại hai loại thách thức chủ yếu: Những thách thức từ bên ngoài, do các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hay xung đột chiến tranh khu vực gây ra, những thách thức bên trong do các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường... gây ra. Như đã trình bày ở trên, mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu rút cục đã đưa nền kinh tế quốc gia tới tình trạng cô lập, lệ thuộc. Khi xảy ra những biến động chính trị, kinh tế thế giới thì khả năng ứng phó linh hoạt và khả năng thích ứng của nền kinh tế này rất kém nên dễ bị tổn thất. Mặt khác các nước áp dụng mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu đã phải nhập khẩu các công nghệ cũ, những công nghệ này đã tiêu xài hết nhiều tài nguyên và kèm theo đó là gây ô nhiễm môi trường. Khả năng quản lý kinh tế của các quốc gia này rất kém nên hiệu quả kinh tế thấp, lợi nhuận thu được không nhiều, do vậy khả năng giải quyết các bất bình đẳng xã hội rất hạn chế. Vấn đề thứ bốn: Đặt ra đối với nước ta là CNH theo hướng hội nhập quốc tế co trái với định hướng xã hội chủ nghĩa không? Theo quan niệm của C.Mác, xã hội CSCN là xã hội phát triển cao hơn, tiến bộ hơn xã hội TBCN về tất cả các phương diện và đó là một xã hội toàn cầu, “một thế giới đại đồng” (C.Mác). Đảng cộng sản Việt Nam xem xét xã hội đó là xã hội “dân giầu, nước mạnh, công bằng, văn minh”. Rõ ràng đó là mục tiêu tương lai khá xa, người Trung Quốc cho rằng phải một thế kỷ nữa mới có xã hội CSCN, nước ta xem đó như là một định hướng tiến tới. Các mô hình CNH hướng nội trước đây chủ yếu tận dụng những tiềm năng trong nước và trong nhiều trường hợp dã dối đầu với những lực lượng bên ngoài, do vậy khả năng rút ngắn quảng đường vươn tới xã hội tương lại trên đây chắc chắn là sẽ bị hạn chế, có thể thất bị, cón mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế có khả năng không những tận dụng được những tiềm năng trong nước, mà cả quốc tế, do vậy có nhiều khả năng hơn trong việc rút ngắn con đường đi tới xã hội tương lai. Hơn nữa mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế đã không đối đầu với các thế lực này, cùng họi nhập, xây dựng ra những định chế quốc tế có tính khu vực và toàn cầu, tạo dựng ra các nấc thang quá đ tiến tới một xã hội toàn cầu, “một thế giới đại đồng như C.Mác đã dự đoán. Do vậy mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế hoàn toàn không trái gì với định hướng xã hội chủ nghĩa, mà thực sự là một mô hình thích hợp nhất với định hướng xã hội chủ nghĩa. b. Sự lựa chọn mô hình CNH theo hướng hộinhập quốc tế ở nước ta. Từ sự phân tích trên dây cho thấy rõ ràng nước ta không thể có một sự lựa chọn nào khác hơn là lựa chọn mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có những bước đi nhằm chuyển hướng nền kinh tế nước ta. Năm 1986, Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra một bước chuyển đổi quan trọng lần đầu tiên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được công nhận ở nước ta. Ba chương trình kinh tế trọng điểm được xác định đó là chương trình lượng thực, thực phẩm, chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Có thể xem đây là những bước chuyển đổi dầu tiên thoát khỏi mô hình CNH theo hướng thay thế nhập khẩu kiểu Xô Viết. Với chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nước ta chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế hàng hoá, từ một nền kinh tế do kinh tế quốc doanh thống trị sang nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh chỉ giữ vai trò chủ đạo chứ không phải thống trị. Ba chương trình kinh tế trên đã dần dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang chú trọng phát triển các ngành Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và hướng về xuất khẩu. Tư tưởng hội nhập quốc tế lúc này chưa xuất hiện. Tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước ta thông qua luật đầu tư nước ngaòi – mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoài của Việt Nam. Năm 1993, Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế (ìM) tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức tham gia ASEAN và cam kết hoàn thành thực hiện các nghĩa vụ của AFTA đến năm 2006. Việt Nam đã xin gia nhập APEC và được chấp nhận chính thức vào năm 1998, Việt Nam và đã xin gia nhập tổ chức thương mại thế giớí (WTO) và đã có vòng đàm phán xin gia nhập vào tháng 7/1998 Đại hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định tư tưởng hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Với những bước đi và quyết định quan tọng trên đây Việt Nam đã cam kết thực hiện quá trình hội nhập quốc tế. Do vậy, mô hình CNH ở Việt Nam đã được lựa chọn ở nước ta là mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế chứ không thể là mô hình nào khác. Vấn đề đặt ra hiện nay không phải là vấn đề lựa chọn mô hình nữa, mà là việc thực hiện mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế như thế nào. Phần III: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng hội nhập quốc tế 1. Những thuận lợi và khó khăn. a. Những thuận lợi. Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH theo hướng hội nhập quốc tế, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực chính sách đối ngoại nói chung cũng như trong chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Nổi bật là ta đã thựchiện chính sách “làm bạn với tất cả các nước”, “đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đã tham gia vào các tổ chức ASEAN, APEC, đàm phán để gia nhập WTO, có các quan hệ hợp tác tốt với WB, IMF, ADB và EU” . Việt Nam cũng có các quan hệ hợp tác hữu nghị tốt với Nhật Bản, cải thiện quan hệ hữu nghị tốt hơn với Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với Mx và đang đàm phán để ký hiệp định thương mại ... đồng thời với những thay đổi chung trên đây, nước ta cũng đã thực hiện sự đổi mới trong các chính sách thương mại, đầu tư ... nhằm tháo gỡ cởi bỏ bớt những rào cản, những hạn chế đối với các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta như: Ban hành luật đầu tư nước ngoài, ban hành các chính sách bãi bỏ, giảm thuế xuất nhập khẩu, cho phép các nhà kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu, thành lập các khu chế xuất, các khu công nghiệp... Những đổi mới quan trọng trên dây đã đưa đến những thành tựu nổi bật. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao từ năm 1991 đến 1997 đạt bình quân trên 20%, tốc độ thu hút FDI đạt bình quân trên 50%, hiện nay Việt Nam đang trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Chính những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế đối ngoại đã góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Trong hơn 10 năm qua, mức tăng GDP bình quân hơn 8%/năm, trong đó tất cả các khu vực sản xuất Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng cao, nạn lạm phát được kiềm chế. Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế đời sống xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhiều công ăn việc làm mới được tạo ra. Tình hình an ninh, chính trị ổn định, niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ngày càng được khôi phục và củng cố. Những thành tựu trên cho thấy công cuộc công nghiệp hoá theo hướng hội nhập quốc tế đã được thực tiễn kiểm chứng là đúng đắn. Công cuộc đổi mới là hợp lòng dân, là đúng xu thế phát triển khách quan của thời đại. Những thành tựu trên cũng khẳng định những thuận lợi căn bản của nước ta trong quá trình từng bước hội nhập quốc tế và khu vực. b. Những khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên. Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong tiến trình hội nhập quốc tế. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam khi bước vào hội nhập là nền kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, chênh lệch lớn không chỉ so với các nước công nghiệp mà ngay cả với các nước có trình độ phát triển chưa cao trong khu vực. Tính cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, các cơ chế của một nền kinh tế thị trường còn đang trong giai đoạn hình thành, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh và khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất và dịch vụ còn yếu. Cơ cấu và phương thức phân bổ nguồn lực trong các ngành kinh tế có xu hướng khuyến khích, tập trung vào các ngành được bảo hộ cao. Một trong những lực cản lớn nhất cho công cuộc CNH , HĐH theo hướng hội nhập quốc tế của nước ta chính là sự phát triển của mô hình cũ. Sức ỳ này thể hiện trước hết ở một số chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách thuế quan của nước ta tuy đã có đổi mới nhiều, nhưng cho đến nay vẫn là một chính sách bảo hộ khá cao sản xuất trong nước với các hàng rào đa dạng như mức thuế nhập khẩu còn cao, bình quân khoảng 15-20%, các biện pháp phi thuế quan còn áp dụng nhêìu như: Các bệnh cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu..v..v.. chính sách tỷ giá hối đoái về cơ bản chưa do thị trường quy định mà vẫn do Nhà nước áp đặt với thiên hướng nâng cao giá đồng nội tệ. Chính sách thuế quan cũng với chính sách tỷ giá trên thực tế đã tạo ra một môi trường duy trì khuynh hướng thay thế nhập khẩu, tạo ra một sức ỳ lớn cho nền kinh tế nước ta. Mặt khác các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước như không phải thuê đặt mặt bằng kinh doanh, được ưu tiên vay vốn Ngân hàng, thua lỗ được Nhà nước bảo trợ.... cũng khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo hướng thay thế nhập khẩu là có lợi nhất, ít phiền toái nhất. Những điều trình bày trên đây cho thấy tuy Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế nhưng những khó khăn đặt ra vẫn còn rất nhiều vấn đề cấp bách hiện nay là khắc phục những sức ỳ, khó khăn trên và chuyển mạnh hơn sang mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế. Nếu để sức ỳ của mô hình cũ tiếp tục tác động kéo dài thì nền kinh tế nước ta chắc chắn sẽ phải chịu những tổn hại không đáng ra phải nhập khống, đồng thời bỏ qua hoặc đầu tư không thoả đáng vào những lĩnh vực mà nước ta có nhiều lợi thế so sánh, có thể có hiệu quả cao, có thể tham gia giành thắng lợi thị trường quốc tế. Mặt khác các hàng rào thương mại hiện nay của nước ta đang bỏ hộ sự tồn tại của các cơ sở sản xuất lạc hậu, làm ăn yếu kém, do vậy sẽ đẩy nền kinh tế của nước ta tiếp tục tụt hậu xa hơn với các quốc gia trong khu vực. 2. Những giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thành công mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế. Nếu nước ta thực hiện đầy đủ các cam kết của AFTA thì đến năm 2006, mức thuế nhập khẩu đối với các hãng công nghiệp chế biến từ các nước thành viên APEC. Nước ta đang đàm phán xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), và những định ché của tổ chức này cũng quy định nước ta phải sớm bãi bỏ hàng rào phi quan thuế và định ra một thời hạn giảm dần mức thuế nhập khẩu, cam kết thực hiện thương mại không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng... Những cam kết trên đây cho thấy biên giới kinh tế của nước ta trong vòng 20 năm tới đây sẽ được mở rộng trước tiên tới các nước ASEAN, sau đó đến các nước APEC, và sau nữa là đến các nước trên cùng sẽ mở rộng tới nước ta. Trong bối cảnh đó, cần có những đảm bảo gì để thực hiện thành công mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế? Tiếp tục đổi mới thể chế theo hướng hội nhập quốc tế. Trong hơn 10 năm qua kể từ năm 1986, nước ta đã đổi mới các thể chế hành chính, kinh tế, xã hội theo hướng kinh tế thị trường mở cửa và đã mang lại những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Song phải thừa nhận là đang còn tồn đọng nhiều vấn đề, thẻ chế của nước ta tuy đã có tình thị trường nhưng trên nhiều phương diện vẫn chưa thích hợp, thậm chí còn mâu thuẫn với xu hướng hội nhập quốc tế để hội nhập quốc tế có kết quả, cần phải đổi mới thể chế theo các hướng sau đây: - Đổi mới thể chế thuế quan, hải quan, xuất nhập cảnh theo hướng bãi bỏ dần hàng rào phi thuế quan, giảm dần thuế nhập khẩu, bãi bỏ thuế xuất khẩu (trừ một số ít sản phẩm). - Đổi mới thể chế đầu tư theo hướng thống nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34580.doc
Tài liệu liên quan