Sự phát triển của các công ty cổ phần và công ty TNHH đã thực hiện sự góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân huy động ngày càng nhiều nguồn lực cho sụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng qui mô của kim ngạch xuất khẩu.
Để khắc phục những thiếu sót theo em nhà nước ta cần phải
Thiết lập môi trường thuận lợi về thể chế xã hội để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa
Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện mới như có những chính sách bảo hộ đối với các công ty tư nhân trong nước trước sức ép của việc hội nhập và phát triển với các nước.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
17 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình công ty TNHH và Công ty cổ phần đối với nền kinh tế nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Kinh nghệm lịch sử cho thấy đối với những nước mà có nền kinh tế kém phát triển, từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất hàng hoá lớn (như nước ta) thì chủ trương phát huy cao nội lực đồng thời tranh thủ nguồn ngoại lực chỉ có thể thực hiện được khi sử dụng đa dạng các hình thức kinh tế cụ thể mà kinh tế tư nhân là một nhân chứng rõ nhất. Nổi bật trong nền kinh tế tư nhân ở những nơi phát triển là hai mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần. Tuy nhiên hai nhân tố này còn khá mới mẻ ở Việt Nam đặc biệt là công ty cổ phần. Trong một vài năm trở lại đây nhà nước ta đang từng bước cổ phần hoá doanh nghiệp đồng thời cũng có nhiều chính sách khuyên khích đối với việc thành lập các công ty TNHH. Qua đó có thể thấy vai trò của công ty TNHH và công ty cổ phần đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Vậy với tư cách là một sinh viên thì tìm hiểu về hai mô hình công ty này có thể nói là một điều tất nhiên". Từ suy nghĩ này em đã quyết định chọn đề tài "Mô hình công ty TNHH & Công ty cổ phần đối với nền kinh tế nước ta". Hy vong rằng qua bài tiểu luận này em sẽ rút ra được nhiều bài học cho bản thân.
chương I
khái niệm đặc điểm và cách góp vốn
I. Khái niệm
Công ty TNHH và công ty cổ phần đều có kinh nghiệm chung giống nhau là:
1. Sự giống nhau
+ Là một loại hình doanh nghiệp trong đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
+ Các thành viên có thể là cá nhân tham gia với tư cách thành viên tổ chức tham gia với tư cách thành viên.
+ Đều là công ty pháp nhân. Pháp luật qui định công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại:
- Một loại có nhiều thành viên (từ 2 - 50)
- Một loại chỉ có một thành viên công ty vẫn là pháp nhân
2. Sự khác nhau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là một công ty đối nhân trong khi công ty cổ phần là một công ty đối nhân và đối vốn.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu còn công ty cổ phần thì được. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng
3. Cách góp vốn Công ty TNHH : (Có hai thành viên trở lên)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn huy động vốn của thành viên của các thành viên theo nguyên tắc góp vốn một lần, góp ngay, góp đủ. Công ty trách nhiệm hữu hạn không huy động vốn từng đợt theo phương thức phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn huy động vốn các thành viên theo bằng tiền, vàng hoặc bằng tài sản. Số tiền, vàng đưa vào cônh ty phải được tiến hành đúng thủ tục pháp luật. Số tài sản góp vốn phải được định giá đúng qui định pháp luật.
- Thành viên góp vốn đủ và đúng hạn được công ty cấp giấy chưng nhận phần vốn góp.
Nếu chưa góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là số nợ của thành viên đối với công ty.
- Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn của mình, có quyền chuyển nhượng phần góp vốn đã góp cho các thành viên khác, có quyền chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu thành viên không mua hoặc không mua hết.
- Nếu thành viên bị chết, mất tích, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải áp dụng các chế định của Luật dân sự về quyền thừa kế, người giám hộ .... để đảm bảo quyền của thành viên đó về phần vốn của họ.
- Công ty có thể huy động vốn bằng cách tăng cường góp vốn mỗi thành viên(góp thêm) hoặc kết nạp thêm thành viên mới(nếu chưa đủ 50 thành viên).
- Chủ sở hữu công ty có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn của công ty cho tổ chức, cá nhân khác nhưng nếu có hai thành viên trở lên thì hoạt động theo Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
4. Công ty cổ phần:
a. Cách huy động vốn và các loại cổ phiếu:
* Cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.
- Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn bất cư luc nào theo yêu cầu của cổ đông hoặc trong các tài liệu ghi trong cổ phiếu.
- Cổ phần ưu đãi khác theo điều lệ công ty.
- Công ty cổ phần còn huy động vốn bằng việc phát hành các loại trái phiếu theo qui định của pháp luậ.
- Việc mua cổ phần, trái phiếu có thể mua bằng tiền, vàng. ngoại tệ tự do chuyển đổi giá trị quyền sử dụng đất, gía trị quyền sử dụng trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài liệu khác qui định trong điều lệ công ty và phải thanh toán ngay một lần.
a.Tổ chức quản lý công ty cổ phần
- Đại hội cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết(các cổ đông không có quyền biểu quyết như ưu đãi cổ tức, cổ tức ưu đãi hoàn lại không được tham gia Đại hội cổ đông) là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần, cơ quan bầu ra, bãi nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên ban giám soát.
Đại hội cổ đông họp mỗi năm 1 lần.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty quyết địng mọi vấn đề hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Hội đồng Quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty. Chủ tịch Hội đồng Quản trị có thể kiêm giám đốc ( hoặc tổng giám đốc) công ty.
- Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về những nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Ban kiểm soát công ty cổ phần là cơ quan kiểm tính hợp lý, hợp pháp của hoạt động kinh doanh trong công ty. Tất cả các công ty cổ phần có trên 11 cổ đông đều phải có ban kiểm soát từ ba đến năm thành viên, trong đó ít nhất phải có thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm trưởng ban, trưởng ban phải là cổ đông.
Chương II
Thành lập đăng ký kinh doanh, tổ chức và quản lý công ty trách TNHH và công ty cổ phần:
I./ Quyền thành lập của công ty TNHH và công ty cổ phần
1. Quyền thành lập:
Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp thuộc 4 loại hình (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, ) trừ một số trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang dùng tài sản và công quỹ Nhà Nước để thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị.
- Cán bộ, công chức đang làm việc.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng đang đương chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc đơn vị công an.
- Cán bộ lãnh đạ, quản lý doanh nghiệp trong Nhà nước.
- Người chưa thành niên nhưng hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang tranh chấp hành án phạt tù hoặc bị toà án tước quyền kinh doanh.
- Những người chủ chốt của bốn loại hình doanh nghiệp đã bị phá sản.
2.Chuyển vốn đã cam kết cho doanh nghiệp:
- Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, những người cam kết góp vốn vào công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vồn cho công ty.
Nếu tài sản góp vốn là tiền, vàng, ngoại tệ thì phải lập biên bản giao nhận đúng thủ tục pháp luật.
Nếu tài sản góp vốn là động sản, bất động sản thì phải được địng gía theo đúng thủ tục và thẩm quyền mà pháp luật đã qui định. Động sản bất động sản đều phải có giấy tờ hợp pháp.
Tài sản, vốn liếng của doanh nghiệp tư nhân huy động vào kih doanh không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.
3. Các điều kiện về việc thành lập công ty TNHH và công ty cổ phần
Vốn là cơ sở vật chất, tài chính để công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh, là tiền tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.
Luật Công ty sữa đổi qui định, vốn đầu tư ban đầu của Công ty(vốn điều lệ) không được thấp hơn vốn pháp định. mức vốn tối thiểu mà pháp luật qui định, đối với ngành, nghề qui mô mà công ty lựa chọn để kinh doanh.
Ngoài những điều kiện nói trên. Luật còn ghi nhận: cá nhân, tổ chức có quyền tham gia thành lập Công ty phải có các điều kiện sau đây mới thành lập được công ty:
- Có mục tiêu, ngành nghề kinh doanh rõ ràng, có phương án kinh doanh ban đầu, có trụ sở giao dịch.
- Người quản lý điều hành hoạt động kinh doanh phải có trình độ chuyên môn tương ứng mà pháp luật đòi hỏi đối với một ngành, nghề.
4. Thủ tục thành lập công ty TNHH và công ty cổ phần
a. Dự thảo điều lệ Công ty:
- Giấy chứng nhận của công chứng Nhà nước, hoặc nếu ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương chưa có phòng công chứng Nhà nước, thì có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về giá trị tài sản là hiện vật:
- Giấy xác nhận của Ngân hàng nơi nhận gửi các tài sản là kim khí, đá quý, và tiền của các sáng lập viên để góp thành lập công ty.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp địa điểm làm trụ sở.
5. Đăng ký kinh doanh:
a. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Sau khi được ký giấy phép thành lập và công ty đã tiến hành họp toàn thể thành viên hoặc Đại hội đồng thành lập để thông qua Điều lệ Công ty và các thủ tục cần thiết khác. Công ty đến uỷ ban kế hoạch Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (cùng Tỉnh với UBND đã cấp giấy phép thành lập) để đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh mà công ty phải có:
- Giấy phép thành lập công ty (bản chính + một bản sao kèm theo danh sách sáng lập viên.
- Điều lệ của công ty đã được toàn thể thành viên hoặc Đại hội đồng thành lập thông qua (5 bản) kèm theo biên bản cuộc họp toàn thể thành viên hoặc Đại hội đồng thành lập.
- Danh sách Hội đồng quản trị, kiểm soát viên, Ban giám đốc hoặc biên bản phân công đảm nhiệm các chức trách quản lý vầ kiểm soát( trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có số thành viên không quá 11 người) (5 bản)
- Giẫy chứng nhận trụ sở giao dịch của công ty. Nếu là nhà riêng của thành viên thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu của người đó bản cam kết của người đoa cho
- Công ty sử dụng trụ sở giao dịch. Nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà của Công ty có xác nhận của cơ quan công chứng. Giấy tờ này đều phải có bản chính.
- Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu thường trú của sáng lập viên(nếu ơr nông thôn thì phải có giấy xác nhận hộ khẩu thường trú do công an huyện cấp).
- Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch. Nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà của Công ty có xác nhận của cơ quan công chứng. Các giấy tờ này đều phải là bản chính.
- Giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú của các sáng lập viên(nếu ở nông thôn thì phải có giấy xác nhận hộ khẩu thường trú do công an huyện cấp).
b. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thủ tục va mẫu giấy qui định.
- Sau 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải giải quyết xong. Nếu chưa đồng ý cho đăng ký thì phải báo cáo bằng văn bản cho người xin đăng ký, nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung hồ sơ giấy tờ.
- Trong vòng 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo địa phương hoặc báo trung ương liên kết trong 3 số báo theo nội dung qui định của luật.
6.Tổ chức và quản lý công ty TNHH và công ty cổ phần:
a. Đối với công ty TNHH:
- Việc tổ chức và điều hành công ty TNHH được thực hiện thông qua các cơ quan của nó khác với công ty cổ phần, công ty TNHH có hệ thống cơ quan quản lý tuỳ thuộc vào số lượng thành viên công ty. Tổ chức công ty TNHH được chia làm 2 phần:
* Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có:
- Hội đồng thành viên
- Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc)
Nếu có trên 10 thành viên thì có thêm Ban kiểm soát.
- Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của công ty, mỗi năm họp một lần, quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi miễn Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc), kế toán trưởng và cán bộ quan trọng của công ty.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên được bầu trong số các thành viên, có thể kiêm giám đốc(hoặc Tổng giám đốc), nhiệm kỳ là 3 năm, sau đó hội đồng thành viên bầu lại.
- Giám đốc(hoặc Tổng giám đốc) là người điều hành công việc hàng ngày của công ty, ký kết hợp đồng kinh tế. tuyển dụng công nhân, giải quyết mọi công việc của công ty theo pháp luật và điều lệ của công ty.
Nếu điều lệ của công ty không được quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty (hoặc tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật.
Phần 2: Công ty TNHH 1 thành viên
Tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên hội đồng quản trị và giám đốc hoặc chủ tịch công ty và giám đốc.
a. Công ty cổ phần:
Việc điều hành công ty cổ phần đặt dưới quyền của 3 cơ quan: Đại hội đồng quản trị, hội đồng quản trị, kiểm soát viên giám đốc.
- Đại hội cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết(các cổ đông không có quyền biểu quyết như ưu đãi cổ tức, cổ tức ưu đãi hoàn lại không được tham gia Đại hội cổ đông) là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần, cơ quan bầu ra, bãi nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên ban giám soát.
Đại hội cổ đông họp mỗi năm 1 lần.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty quyết địng mọi vấn đề hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Hội đồng Quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty. Chủ tịch Hội đồng Quản trị có thể kiêm giám đốc ( hoặc tổng giám đốc) công ty.
- Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về những nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Ban kiểm soát công ty cổ phần là cơ quan kiểm tính hợp lý, hợp pháp của hoạt động kinh doanh trong công ty. Tất cả các công ty cổ phần có trên 11 cổ đông đều phải có ban kiểm soát từ ba đến năm thành viên, trong đó ít nhất phải có thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm trưởng ban, trưởng ban phải là cổ đông.
b. Tổ chức lại công ty
* Chia công ty:
Công ty TNHH, công ty cổ phần, có thể chia thành một số công ty cung loại. Khi các công ty mới đăng ký kinh doanhvà bát đầu hoạt động thì công ty cũ ngừng hoạt động. Các công ty mới gánh các nghĩa vụ của công ty cũ.
* Tách công ty
Công ty TNHH, Công ty cổ phần có thể tách một bộ phận để lập công ty mới cùng loại. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty mới (gọi là công ty tách) bắt đầu hoạt động. Cả công ty mới (công ty được tách) bắt đầu hoạt động. Cả công ty mới(công ty được tách) và công ty cũ (công ty bị được tách) đều phải liên đới giải quyết các nghĩa vụ cũ.
* Hợp nhất công ty
Các công ty cùng loại đều có thể hợp nhất với nhau theo sự thoả thuận bĩnh đẳng. Sau khi đã đăng ký kinh doanh, công ty mới sát nhập bắt đầu hoạt động thì các công ty cũ ngừng hoạt động.
* Sát nhập công ty
Một hoặc nhiều công ty cùng loại có thể sắp sát nhập vào công ty cùng loại khác. Công ty bị sát nhập ngừng hoạt động, công ty nhận hoạt động theo tổ chức mới sau khi đăng ký kinh doanh.
* Chuyển công ty
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển thành công ty cổ phần hoặc ngược lại.
Sau khi đã đăng ký kinh doanh lại, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại, công ty mới chuyển đổi bắt đầu hoạt động.
Công ty TNHH một thành viên có thể chuyển một phần vốn của mình cho một tổ chức hoặc cá nhân khác và đăng ký trở thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty TNHH một thành viên có thể chuyển toàn bộ vốn tài sản của mình cho cá nhân vaf đăng ký trở thành doanh nghiệp tư nhân.
Chương III
Sự giống và khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần về phá sản và giải thể
Về điểm này thì không có sự khac nhau lắm giữa công ty TNHH và công ty cổ phần
I. Về phá sản của công ty cổ phần và công ty TNHH
1. Quyền và nghĩa vụ chủ yếu:
Tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, Công ty dưới sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản. Giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Cung cấp đầy đủ các bằng chứng và tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Toà án và chịu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các bằng chứng, tài liệu cụ thể đó.
Được xây dựng phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại doanh nghiệp tư nhân. Công ty để đưa ra Hội nghị chủ nợ quyết định.
Kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ, không phải trả lãi các khoản nợ.
Khiếu nại về các quyết định của Toà án tương tự như chủ nợ.
Sau khi quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, phát luật cấm doanh nghiệp tư nhân, Công ty mắc nợ tiến hành các việc như sau:
Cất dấu, tẩu tán tài sản:
Cầm, cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán tài sản của doanh nghiệp nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán
Thanh toán bất kỳ khoản nợ không có đảm bảo nào:
Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ
Tạo nguồn đảm bảo cho các khoản nợ vốn không được bảo đảm.
Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp.
2. Tài sản phá sản:
Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có doang nghiệp.
Tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh, liên kết với cá nhân doanh nghiệp hoặc tổ chức, doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt.
Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn
Các quyền về tài sản (như quyền sở hữu công nghiệp quyền sử dụng đất....)
3.Về giải thể
Công ty chỉ có thể giải thể trong các trường hợp sau:
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ Công ty
Hoàn thành mục tiêu đã định
Mục tiêu của Công ty không thể thực hiện được nữa hoặc không còn có lợi
Công ty bị lỗ 3/4 số vốn điều lệ hoặc đang gặp khó khăn không thể vượt qua
Có các yêu cầu chính đáng của nhóm thành viên đại diện 2/3 số vốn điều lệ
Việc giải thể của Công ty trong trường hợp nào đều phải được sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ.
kết luận
Sự phát triển của các công ty cổ phần và công ty TNHH đã thực hiện sự góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân huy động ngày càng nhiều nguồn lực cho sụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng qui mô của kim ngạch xuất khẩu.
Để khắc phục những thiếu sót theo em nhà nước ta cần phải
Thiết lập môi trường thuận lợi về thể chế xã hội để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa
Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện mới như có những chính sách bảo hộ đối với các công ty tư nhân trong nước trước sức ép của việc hội nhập và phát triển với các nước.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
Cò hình thức phù hợp để đào tạo bồi dưỡng khuyến khích chủ doanh nghiệp làm ăn giỏi, nâng cao kỹ năng làm việc cho người lao động
Trên đây là những suy nghĩ chủ quan của một số sinh viên rất mong sự góp ý của các thầy cô. Xin chân thành cảm ơn.
Sách tham khảo
- Giáo trình luật doanh nghiệp - Trường đại học Quản lý và kinh doanh
- Thành lập, tổ chức hoạt động, phá sản và giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần
- Một số báo kinh doanh và pháp luật
mục lục
Trang
lời nói đầu 2
Chương I sự giống và khác nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần về khái niệm đặc điểm và cách góp vốn
chương II 7
chương III 14
kết luận 16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0612.doc