Trong các đặc khu, Thâm Quyến là thành phố phát triển nhất trong lĩnh vực công nghiệp. Toàn thành phố có 34 ngành công nghiệp, hơn 1000 mặt hàng công nghiệp, trong đó ít nhất hơn 30 loại có sản lượng đứng đầu cả nước. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố còn thi hành hàng loạt chính sách nhằm khuyến khích các xí nghiệp mậu dịch gia công chuyển thành loại hình gia công xuất khẩu kỹ thuật cao. Sự phát triển nhanh chóng của mậu dịch gia công trong các ngành sản xuất kỹ thuật cao đã tạo động lực tốt, góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành hàng. Hiện nay, công nghệ thông tin đang đóng vai trò là ngành công nghiệp mũi nhọn ở Thâm Quyến. Ngành công nghiệp này đã tạo cơ sở để hình thành nên một tổng thể gồm 4 ngành lớn: máy tính điện tử và phần mềm, thông tin liên lạc, kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật nghe nhìn. Năm 1998, giá trị sản xuất của ngành công nghệ thông tin đạt 90 tỷ USD. Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã làm cho nhu cầu về thiết bị điện tử nguyên chiếc tăng lên rõ rệt. Hiện có hơn 1500 xưởng sản xuất máy tính nguyên chiếc, sản lượng hàng năm lên đến 20.000 chiếc.
100 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt lớn nhất giữa ĐKKT và những vùng kinh tế khác là hệ thống các chính sách ưu đãi được áp dụng trong ĐKKT. Những chính sách này chủ yếu liên quan đến các vấn đề về thuế, thị trường hàng hoá, thị trường lao động và tiền lương, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý ngoại hối, phân chia thu nhập tài chính, thị trường đất đai
4.1. Chính sách ưu đãi về thuế:
Đây là chính sách được quy định cụ thể và rõ ràng nhất trong hệ thống các chính sách ưu đãi của ĐKKT, bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư vào ĐKKT của các nhà đầu tư. Theo quy định của chính phủ Trung Quốc, các doanh nghiệp hoạt động trong đặc khu phải nộp: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế bất động sản, thuế công thương nghiệp, thuế ô tô và tàu thuỷ. Còn đối với công nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp này, họ phải nộp thuế thu nhập cá nhân tuỳ theo mức lương của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế trên đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi, mà chỉ có một số loại thuế sau được áp dụng chế độ này:
a, Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng cùng một chế độ thuế dù là nó nằm trong ĐKKT hay nằm trong các khu kinh tế khác. So với các doanh nghiệp nhà nước phải chịu mức thuế thu nhập là 55%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ phải chịu mức thuế suất 33%. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp này hoạt động trong ĐKKT thì sự ưu đãi dành cho họ là 15%. Đây là khung thuế suất được áp dụng ở Hồng Kông vào thời điểm hoạch định các chính sách tài chính cho ĐKKT. Mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách là không làm bất lợi các nhà đầu tư vào Trung Quốc so với Hồng Kông, đồng thời vẫn đảm bảo thu ngân sách cho nhà nước.
Đối với doanh nghiệp có trên 70% sản phẩm xuất khẩu thì còn được hưởng mức thuế ưu đãi hơn nữa. Những doanh nghiệp nước ngoài sẵn có từ trước khi thành lập đặc khu được giảm thuế suất từ 33% xuống còn 24%, riêng các doanh nghiệp có áp dụng công nghệ cao được hưởng thuế suất 15%.
b, Thời hạn miễn - giảm thuế:
Các doanh nghiệp tại các ĐKKT được hưởng những ưu đãi về thuế mà các doanh nghiệp ở các vùng khác không được hưởng. Trước khi ban hành luật thuế đầu tư nước ngoài mới vào tháng 4/1991, kỳ miễn giảm thuế của các xí nghiệp liên doanh nước ngoài được hưởng là 5 năm, với các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là 3 năm. Với các xí nghiệp tại các ĐKKT có thời hạn kinh doanh từ 10 năm trở lên, được áp dụng thời hạn miễn thuế chung là 5 năm theo công thức “2 cộng 3”, tức là được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có lãi và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dịch vụ, thương nghiệp thì kỳ miễn giảm thuế là 3 năm theo công thức “1 cộng 2”. Trong các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư, doanh nghiệp được miễn thuế 5 năm và giảm 50% thuế cho 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, sau khi ban hành Luật thuế đầu tư nước ngoài mới, thời hạn miễn giảm thuế không còn là một ưu đãi của đặc khu cho các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài nữa.
Ngoài mức thuế ưu đãi chung cho các đặc khu, mỗi đặc khu lại có các chính sách ưu đãi đặc biệt riêng. ở Thâm Quyến, các xí nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, sau khi hết thời gian miễn giảm thuế, nếu tổng trị giá hàng xuất khẩu của xí nghiệp được cơ quan thuế xác nhận lớn hơn 70% tổng trị giá hàng được sản xuất ra thì họ tiếp tục được giảm 10% thuế thu nhập phải nộp của năm đó; và nếu đó là xí nghiệp sản xuất sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao thì họ tiếp tục được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm tiếp theo. Tuy nhiên, một xí nghiệp chỉ được hưởng 1 trong 2 hình thức trên.
Các xí nghiệp đầu tư xây dựng phát triển hải cảng và cầu tàu với thời hạn đăng ký hoạt động trên 15 năm sẽ được miễn thuế thu nhập trong 5 năm đầu kể từ khi có lợi nhuận và được giảm thuế thu nhập cho 5 năm tiếp theo.
Hàng hoá do xí nghiệp đầu tư nước ngoài nhập khẩu để làm gia công tái xuất sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi một công ty ngoại thương, xí nghiệp đầu tư nước ngoài hoặc một xí nghiệp, công ty Trung Quốc nhập khẩu nguyên phụ liệu để thực hiện hợp đồng giao cho một xí nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất hàng gia công xuất khẩu thì những đơn vị này không phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu đó nếu họ xuất trình “Giấy chứng nhận nguyên liệu nhập khẩu để làm gia công xuất khẩu”.
Thâm Quyến cũng có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các ngân hàng nước ngoài: miễn thuế công thương cho các ngân hàng này từ năm 1980 đến năm 1995. Ngoài ra, các ngân hàng còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nếu lãi suất cho vay bằng lãi suất Liên ngân hàng quốc tế.
ở ĐKKT Sán Đầu, nếu người Trung Quốc cư trú ở nước ngoài đầu tư về nước thì sẽ được miễn thuế thêm 1 - 2 năm và giảm thêm 1 – 2 năm nữa so với những người nước ngoài khác. Ví dụ như Hoa Kiều được miễn thuế 3 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, còn người nước ngoài được miễn thuế từ 1 – 2 năm, giảm 50% trong 2 – 3 năm tiếp theo. Sau thời hạn đó, Hoa Kiều lại được giảm 20% so với thuế suất thông thường của người nước ngoài.
c, Hoàn thuế:
Các nhà đầu tư nước ngoài nếu được các cơ quan thuế xác nhận đã sử dụng lợi nhuận thu được để tái đầu tư vào Trung Quốc với thời hạn hoạt động trên 5 năm sẽ được hoàn lại 40% thuế thu nhập đã nộp cho khoản tái đầu tư đó, và nếu khoản tái đầu tư này dùng để thành lập xí nghiệp mới hoặc mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu của xí nghiệp cũ hoặc thành lập các xí nghiệp có kỹ thuật tiên tiến với thời hạn hoạt động trên 5 năm thì có thể được xem xét để hoàn lại toàn bộ số thuế thu nhập đã nộp cho các khoản tái đầu tư.
Đặc khu Hạ Môn còn đưa ra chính sách ưu đãi mới về hoàn thuế, áp dụng từ 01/07/1997 cho những hàng hoá do các xí nghiệp đầu tư nước ngoài và các cơ sở của nó thành lập sau 01/01/1994 sản xuất, theo đó các khoản thuế phải nộp khi xuất khẩu thành phẩm, xí nghiệp được khấu trừ tất cả các khoản thuế đã nộp khi nhập khẩu, khi mua nguyên vật liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá (gồm trị giá FOB nhân với các loại thuế suất) và thuế hoàn giảm. Nếu thuế xuất khẩu không đủ bù đắp thuế đã nộp khi nhập khẩu và mua nguyên liệu vật tư thì xí nghiệp tiếp tục được khấu trừ từ khoản thuế phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm ở trong nước. Nếu số thuế nộp khi tiêu thụ hàng trong nước cũng không đủ bù đắp các khoản thuế đã nộp thì xí nghiệp có thể làm đơn xin hoàn thu thuế tại cơ quan thuế vụ hữu quan. Từ 01/01/1999, chính sách khấu trừ thoái thu trên sẽ được áp dụng cho các hàng xuất khẩu của xí nghiệp đầu tư nước ngoài thành lập trước ngày 31/12/1993 (kể cả khi dự án được phê chuẩn sau 31/12/1993) nếu được cơ quan thuế vụ kiểm tra và chấp nhận.
d, Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các vùng khác ngoài ĐKKT phải chịu mức thuế suất 10%, còn đối với các doanh nghiệp trong đặc khu được miễn hoàn toàn khoản thuế này.
e, Các khoản thu nhập khác: như lợi nhuận được chia, lãi suất, tiền thuê hay bán bản quyền nhận được của các doanh nghiệp nước ngoài trong ĐKKT, mà những doanh nghiệp này không có cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc thì chỉ chịu thuế suất 10% thay vì chịu mức 20% so với các khoản thu tương tự từ các vùng khác trong nước.
f, Kỳ chuyển lỗ:
Các doanh nghiệp được phép chuyển lỗ kinh doanh năm trước để trừ vào lợi nhuận của 5 năm tiếp theo trước khi tính vào thuế thu nhập.
Có thể tổng hợp các ưu đãi về thuế trên đây thành bảng sau:
Bảng 1 - Những ưu đãi về thuế tại các Đặc khu kinh tế
Phân loại
Doanh nghiệp
ngoài đặc khu
Doanh nghiệp
trong đặc khu
Thuế thu nhập (TTN)
thống nhất
33%
15%
TTN với doanh nghiệp xuất khẩu trên 70% sản lượng sản xuất ra
15%
10%
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
10%
0%
TTN cho các doanh nghiệp không có cơ sở
ở Trung Quốc
20%
10%
Thời hạn
miễn giảm thuế
2 năm (50% cho
3-5 năm tiếp theo)
2 năm (50% cho
3-5 năm tiếp theo)
Nguồn: Trung Quốc 20 năm đổi mới mở cửa-
Nguyễn Huy Quý - Viện KHXH&NV- 2000
g, Thuế xuất nhập khẩu:
Chính sách thuế xuất nhập khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp trong đặc khu thay đổi theo thời gian, được điều chỉnh cùng với những biến động của tình hình đầu tư. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải nộp thuế xuất nhập khẩu đối với thiết bị sản xuất, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, linh kiện hoặc vật dụng khác cho nhu cầu của bản thân xí nghiệp. Với nguyên liệu, bán thành phẩm được nhập khẩu để gia công cho nước ngoài thì không thu thuế nhập khẩu. Trong thời gian 1995-1997, Trung Quốc không miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, linh kiện và nguyên vật liệu. Nhưng từ đầu năm 1998, do đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm nên chính sách miễn thuế nhập khẩu lại được thực hiện. Cụ thể ở Thâm Quyến như sau:
Các máy móc thiết bị và nguyên liệu thô do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước 31/3/1996 nhập khẩu bằng nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của xí nghiệp sẽ được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan đến nhập khẩu cho đến khi nhập khẩu xong.
Từ 01/01/1998, các máy móc thiết bị nhập khẩu nằm trong danh mục các loại hàng phục vụ các dự án cải tiến, nâng cao thiết bị kỹ thuật được giảm và miễn thuế (phê chuẩn trước 31/3/1996), sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng áp dụng cho hàng nhập khẩu. Các đơn vị thực hiện dự án sẽ phải làm các thủ tục miễn giảm thuế với hải quan địa phương.
Từ 01/01/1998, máy móc thiết bị do các xí nghiệp đầu tư nước ngoài và xí nghiệp đầu tư trong nước (các xí nghiệp này được thành lập trong khoảng thời gian từ 01/4/1996 đến 31/12/1997) nhập khẩu, và máy móc thiết bị nhập khẩu để phục vụ các dự án do chính phủ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ hoặc cho vay (các dự án này được phê duyệt trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/1997) sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng áp dụng cho hàng nhập khẩu. Việc miễn thuế này không áp dụng cho loại máy móc thiết bị nhập khẩu thuộc “Danh mục hàng hóa phục vụ các dự án đầu tư trong nước không được miễn thuế nhập khẩu”. Các đơn vị thực hiện dự án sẽ phải làm các thủ tục miễn giảm thuế với hải quan địa phương.
Để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc áp dụng chế độ thoái thu thuế giá trị gia tăng đã nộp, tức áp dụng mức thuế VAT đầu ra 0% cho hàng xuất khẩu. Đối với những mặt hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu để hạn chế.
h, Thuế gián thu:
Các doanh nghiệp trong đặc khu cung cấp, trao đổi sản phẩm cho nhau hoặc bán cho người tiêu dùng trong đặc khu đều không phải nộp thuế gián thu. Nếu bán ra ngoài đặc khu thì phải vẫn phải nộp thuế. Cùng với các chính sách thuế chung áp dụng cho tất cả các đặc khu, mỗi đặc khu đều có những quy tắc thuế đặc biệt riêng để vừa có thể tận thu, vừa có thể khuyến khích được các nhà đầu tư. Chẳng hạn như ở đặc khu Sán Đầu, đây là quê hương của rất nhiều người Hoa ở Hồng Kông, Ma Cao. Chính quyền nơi đây đã có biện pháp thuế đặc biệt dành cho các nhà đầu tư Hoa kiều. Quy định này cho phép các nhà đầu tư Hoa kiều được hưởng thời gian miễn thuế là 3 năm và thời gian giảm thuế là 4 năm với mức giảm 50%. Sau 7 năm miễn giảm thuế, các nhà đầu tư Hoa kiều còn có thể được giảm tiếp 20% so với mức thuế thông thường. Mức hoàn thuế cho các khoản tái đầu tư của Hoa kiều cũng cao hơn quy định chung (50% so với 40%).
i, Một số loại thuế khác:
- Thuế bất động sản nhà cửa:
Theo quy định của đặc khu Thâm Quyến, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế bất động sản nhà cửa cho 3 năm đầu kể từ ngày họ được quyền sở hữu toà nhà đó (sau khi xây xong hoặc sau khi mua, thuê nhà). Thuế suất là 1,3% tính trên 70% trị giá toà nhà hoặc 12% trị giá tiền thuê toà nhà.
- Thuế xây dựng và thuế bảo dưỡng duy tu thành phố:
Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong đặc khu phải nộp thuế xây dựng và thuế bảo dưỡng duy tu thành phố. Mức thuế suất của cả 2 loại thuế này là 1% trị giá hợp đồng.
4.2. Chính sách hàng hoá và thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Các sản phẩm sản xuất ra trong ĐKKT sẽ được tiêu thụ trong các thị trường sau:
Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Đưa vào tiêu thụ trong thị trường nội địa.
Tiêu thụ ở chính trong đặc khu.
Nhà nước Trung Quốc luôn khuyến khích và yêu cầu các nhà sản xuất trong đặc khu nâng cao hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm của mình thông qua các biện pháp hành chính và kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu trên 70% sản phẩm sản xuất ra sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 5% so với mức hiện hành (giảm từ 15% xuống còn 10%). Bên cạnh đó có một tỷ lệ nhất định hàng hoá được chuyển vào tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, những mặt hàng khi nhập vào thị trường nội địa phải chịu thuế nhập khẩu như nhập từ thị trường nước ngoài. Một phần hàng hoá được tiêu thụ tại chính đặc khu và phần này không phải chịu thuế.
Giá cả của hàng hoá trong các ĐKKT được xác định bởi thị trường, không hề có sự tham gia của các biện pháp quản lý giá hàng hoá và dịch vụ. Hàng hoá sản xuất trong đặc khu được bán ở giá miễn thuế, các mặt hàng nhập khẩu thì chỉ chịu 50% mức thuế nhập khẩu thông thường.
4.3. Chính sách về lao động và tiền lương:
Trong mỗi ĐKKT đều có văn phòng Nhà nước chuyên trách về bố trí việc làm và các công ty dịch vụ lao động. Doanh nghiệp có thể thông qua các trung tâm này hoặc thông qua thị trường lao động để tuyển dụng lao động. Theo quy định của các ĐKKT, doanh nghiệp hoạt động trong đặc khu có quyền tuyển dụng lao động lành nghề và cán bộ quản lý từ bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Trung Quốc. Việc tuyển dụng của các doanh nghiệp trong đặc khu phải được thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động. Mức lương, hình thức trả lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm lao động và các khoản bao cấp khác sẽ được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Sau khi doanh nghiệp và người lao động ký kết hợp đồng lao động thì phải tập hợp báo cáo lên ngành chủ quản cấp trên. Lao động được tuyển dụng vào làm việc tại đặc khu sẽ được cấp thẻ ra vào đặc khu. Ngoại trừ các nhân viên đã từng làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước ở Hạ Môn và Hải Nam trước đây, hầu hết đội ngũ lao động có tay nghề trung bình trở xuống đều được thuê theo hợp đồng ngắn hạn từ 2 - 3 năm. Số lao động này không được cấp quyền cư trú cố định (cấp hộ khẩu) trong các ĐKKT.
Doanh nghiệp được quyền tự kỷ luật, sa thải, đuổi việc công nhân và người lao động theo các quy định của luật pháp và các quy định trong hợp đồng lao động. Ngược lại, người lao động cũng được tự do chuyển công tác khi kết thúc hợp đồng hoặc trong thời hạn hợp đồng với sự chấp thuận của chủ lao động. Trong trường hợp này, người lao động thường phải hoàn trả lại công ty các chi phí đào tạo cho công ty. Khi một trong hai bên người lao động hoặc chủ lao động tự quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì phải thông báo cho bên kia trước 1 tháng và thủ tục giải quyết phải được thông báo cho các cơ quan hữu quan.
Thời gian làm việc thông thường không quá 8 giờ/ ngày và 40 giờ/ tuần. Mỗi tuần công nhân được nghỉ ít nhất 1 ngày. Giờ làm thêm tối đa là 3 giờ/ ngày và 36 giờ/ tháng. Lương làm thêm đối với các ngày trong tuần tối thiểu bằng 150% ngày lương, 200% đối với ngày cuối tuần và 300% đối với ngày lễ.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong đặc khu, nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu, các doanh nghiệp tự quy định và trả lương theo thoả thuận phù hợp với giá cả thị trường về sức lao động theo nguyên tắc “Thấp hơn Hồng Kông, cao hơn các khu vực khác trong nước”. Quy định này của Nhà nước vừa tạo điều kiện để các nhà đầu tư có thể tuyển dụng được lực lượng lao động theo yêu cầu về chất lượng và số lượng, đồng thời có thể nâng cao thu nhập cho người lao động làm việc trong đặc khu, giải quyết một phần tình trạng thiếu việc làm mà vẫn đảm bảo ưu thế trong cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tiền lương luôn thay đổi tuỳ theo từng loại xí nghiệp và công việc. Mức lương trung bình trong đặc khu cao gấp 2,5 - 3 lần so với các nơi khác ngoài đặc khu. Tuy nhiên, nếu tính riêng trong đặc khu thì mức lương của các doanh nghiệp nước ngoài trả cho người lao động lại cao hơn của các doanh nghiệp nhà nước khoảng 25%.
Các doanh nghiệp hoạt động tại ĐKKT phải tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm lao động giống như các xí nghiệp của Trung Quốc. Mức trích nộp khoảng 20% – 30% tổng quỹ lương. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp là liên doanh, 100% vốn nước ngoài hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí, do không có các quy định thống nhất trên phạm vi cả nước nên khi đi khỏi đặc khu, người lao động được nhận một lần toàn bộ số tiền hưu trí cấp cho họ theo thời gian làm việc.
4.4. Chính sách ưu đãi về thủ tục xuất nhập cảnh:
Hiện nay, các ĐKKT đã bắt đầu thực hiện việc nới lỏng thủ tục cấp thị thực nhập cảnh vào đặc khu. Các đặc khu có quyền cấp thị thực nhập cảnh tạm thời cho người nước ngoài đến đầu tư tại đặc khu, thân nhân của họ hoặc khách du lịch tới tham quan khảo sát đặc khu (3 ngày đối với Thâm Quyến, 5 ngày đối với Chu Hải, 15 ngày đối với Hải Nam). Các nhà đầu tư nước ngoài, thân nhân của họ và các nhân viên quản lý có thể đề nghị gia hạn hoặc được cấp nhiều lần visa nhập cảnh vào đặc khu. Nói chung, thủ tục rất đơn giản, thuận tiện, visa có thể được cấp ngay tại cửa khẩu sân bay đến mà không cần phải xin phép hoặc đăng ký trước.
4.5. Chính sách ngoại hối:
Quy định của chính phủ cho phép song song lưu hành đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (NDT) và đồng đô la Hồng Kông (HKD). Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể thanh toán bằng đồng NDT hoặc ngoại tệ, nhưng việc trả lương cho công nhân viên và nộp thuế cho Nhà nước bắt buộc phải thực hiện bằng đồng NDT.
Các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng ngoại tệ phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý ngoại hối trong một thời gian nhất định (ở Hạ Môn là 60 ngày) kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp này được tự quyết định lựa chọn vay ngoại tệ ở ngân hàng nào: các ngân hàng Trung Quốc, các ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc, hay ngân hàng nước ngoài. Khi tiến hành vay, họ phải đăng ký với cơ quan quản lý ngoại hối 4 bản hợp đồng vay tiền trong vòng 15 ngày kể từ ngày hợp đồng được đăng ký.
Tỷ giá giữa đồng NDT và ngoại tệ được hình thành dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường. Trước năm 1994, trong các ĐKKT tồn tại hai loại tỷ giá, một tỷ giá hình thành tại các trung tâm giao dịch ngoại tệ, còn tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quy định. Sau năm 1994, với mục đích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự do trao đổi ngoại tệ ở một mức tỷ giá thoả thuận, tỷ giá được sử dụng duy nhất tại đặc khu là tỷ giá theo quan hệ cung cầu thị trường.
Ngoài những ưu đãi trên, Nhà nước còn tạo điều kiện để các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh hoặc liên doanh với các ngân hàng Trung Quốc để hoạt động trong ĐKKT. Các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh trên các lĩnh vực cho vay, nhận gửi, chuyển tiền (chủ yếu phục vụ người nước ngoài làm việc trong đặc khu chuyển tiền về nước), thu hút ngoại tệ, cấp tín dụng cho các hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán đối ngoại, chiết khấu hối phiếu bằng ngoại tệ, trao đổi ngoại tệ.
4.6. Chính sách phân chia thu nhập tài chính:
Việc phân chia thu nhập tài chính giữa Nhà nước với bộ máy quản lý ĐKKT được thực hiện theo cơ chế có lợi cho đặc khu. Trong 5 năm đầu, toàn bộ thu nhập tài chính được để lại địa phương cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích chung. Điều đó đã có tác dụng trấn an và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Đến hết năm 1994, chính phủ quyết định áp dụng cơ chế tài chính nộp theo quota: hàng năm, sau khi hoàn thành khoản nghĩa vụ xác định với Nhà nước, đặc khu được toàn quyền sử dụng phần còn lại. Từ năm 1995 đến nay, áp dụng thống nhất cơ chế phân chia thu nhập tài chính giữa Nhà nước và đặc khu bình thường như với các địa phương khác.
4.7. Chính sách đất đai:
Theo luật pháp Trung Quốc, đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và chịu sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, tại các ĐKKT, nhà đầu tư được mua quyền sử dụng đất trong một thời hạn nhất định. Luật đất đai áp dụng cho các ĐKKT chủ yếu trên 3 khía cạnh: thủ tục cấp giấy phép sử dụng đất, giới hạn của quyền sử dụng đất và khả năng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phí sử dụng đất và thời hạn của quyền sử dụng đất đó.
Việc chuyển giao quyền sử dụng đất có thể được thực hiện theo ba phương thức:
1, cấp quyền sử dụng đất cho các công ty Trung Quốc để dùng làm phần vốn góp trong liên doanh;
2, đấu thầu sử dụng đất;
3, bán đấu giá.
Quyền sử dụng đất có thể đem bán, cho thuê, thế chấp hoặc chuyển nhượng để lấy tiền như các loại tài sản phi vật chất khác. Nhà nước không can thiệp vào giá chuyển nhượng mà chỉ điều tiết thông qua thuế giá trị gia tăng khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đặc khu Hải Nam có quy định mức thuế khi chuyển giao đất như sau:
Bảng 2 - Quy định về mức thuế khi chuyển giao đất tại ĐKKT Hải Nam
Trị giá gia tăng
(được xác định trên trị giá mua và các chi phí liên quan tới khu đất mà người chuyển nhượng đã bỏ ra)
Thuế suất
(tính trên trị giá gia tăng)
dưới 100%
10%
100% - 150%
15%
150% - 200%
20%
200% - 250%
25%
250% - 300%
30%
trên 300%
35%
Nguồn: Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và ĐKKT – 1998
Viện nghiên cứu Kinh tế thế giới
Bên cạnh việc mua quyền sử dụng đất, người sử dụng đất còn phải trả một khoản lệ phí sử dụng đất hàng năm tuỳ theo quy định của từng đặc khu. Mức phí này cao hay thấp tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, vị trí đất, tỷ lệ phần xây dựng khoảnh đất đó và thời gian sử dụng đất. Tại đặc khu Thâm Quyến, trong khoảng thời gian kể từ khi người sử dụng đất có “Hợp đồng sử dụng đất” cho đến khi kết thúc phần xây dựng được quy định cụ thể trong hợp đồng sử dụng đất, người sử dụng được giảm 50% mức phí. Nếu vì lý do nào đó khiến cho tiến độ xây dựng bị chậm lại, không hoàn thành được theo đúng kế hoạch, thì người sử dụng đất có thể được các cơ quan chức năng xem xét giảm phí sử dụng đất thêm một lần nữa nhưng thời gian giảm không được quá 1 năm. Đối với các dự án đầu tư có kỹ thuật hiện đại thì Uỷ ban khoa học kỹ thuật Thâm Quyến có thể xem xét và đồng ý cho giảm phí sử dụng đất 50% trong năm đầu. Những dự án đầu tư có kỹ thuật đặc biệt cao có thể được xem xét miễn thu toàn bộ phí sử dụng đất.
Ngoài những quy định trên, tất cả các đặc khu đều áp dụng giới hạn về thời gian đối với quyền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, song tối đa không quá 70 năm. Thực tế thời hạn sử dụng đất gắn liền với thời hạn của liên doanh. Khi hết hạn, người sử dụng đất có thể xin gia hạn quyền sử dụng đất, tức là xin mua tiếp quyền sử dụng đất trong thời gian tiếp theo căn cứ vào giá cả thị trường vào thời điểm đó và phải được sự phê chuẩn của chính quyền đặc khu. Quy định tại Thâm Quyến và Hạ Môn về thời hạn sử dụng đất như sau:
Bảng 3 - Thời hạn sử dụng đất theo mục đích sử dụng
tại ĐKKT Thâm Quyến và ĐKKT Hạ Môn
Mục đích sử dụng
Thời hạn sử dụng (năm)
Thâm Quyến
Hạ Môn
Công nghiệp
40
50
Thương mại, giao thông, dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí
50
40
Bất động sản
70
70
Nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá
60
_
Du lịch
30
40
Các ngành khác
30
50
Nguồn: Tổng hợp từ cuốn “Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và ĐKKT - 1998” và một số tài liệu khác - Viện nghiên cứu kinh tế thế giới.
II. Thực trạng hoạt động của các Đặc khu kinh tế ở Trung Quốc.
1. Hoạt động đầu tư trong các Đặc khu kinh tế:
Trong quá trình hoạt động hơn 20 năm qua, số vốn đầu tư đổ vào các ĐKKT không ngừng tăng lên xét cả về tổng số vốn đăng ký và số vốn thực hiện. Có thể tổng hợp kết quả về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của cả 5 đặc khu như sau:
Bảng 4 - Vốn đầu tư nước ngoài tại các Đặc khu kinh tế
Năm
1980
1985
1990
1995
2000
Tổng vốn đăng ký (tỷ USD)
0,37
4,05
10,75
45,11
51,8
Tổng vốn thực hiện (tỷ USD)
0,05
1,07
3,89
17,12
23,15
Nguồn: Tổng hợp từ Thông tin phục vụ lãnh đạo (Bộ tài chính) số 5/1998: “Mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc và khả năng áp dụng vào Việt Nam” - Bạch Minh Huyền; và Tạp chí 国际经济合作 - Hợp tác kinh tế quốc tế 8/2001.
Thâm Quyến là đặc khu dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài trong số 5 ĐKKT. Năm 1994, thành phố Thâm Quyến đã ký kết mới 2232 hạng mục đầu tư, với số vốn sử dụng là 2,99 tỷ đôla, trong đó vốn sử dụng thực tế là 1,37 tỷ đôla, tăng 55,4% so với năm trước, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 5%. Cũng năm này, ĐKKT Hạ Môn thu hút được 692 hạng mục vốn đầu tư nước ngoài, với số vốn 1,87 tỷ đôla, vốn sử dụng thực tế là 1,24 tỷ đôla, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước (3).
(3) Nguồn: Quá trình mở cửa đối ngoại của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa – Nguyễn Thế Tăng – Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 1997.
Trong vài năm trở lại đây, trước sự biến động của tình hình kinh tế thế giới, kinh tế các nước phát triển có phần chững lại, luồng vốn đầu tư từ các nước này sang các nước đang và chậm phát triển cũng vì thế mà giảm đi. Thêm vào đó là sự xuất hiện của xu hướng đầu tư mới: